Nếu ví dụ về luật không thực hiện công

Có phải mọi trường hợp đều được chia nghĩa vụ thành nhiều phần để thực hiện không hay phải thực hiện toàn bộ một lần.

Câu hỏi:

Xin chào Luật sư, tôi muốn hỏi Luật sư là khi thực hiện nghĩa vụ thì có phải lúc nào tôi cũng được chia nghĩa vụ đó ra nhiều phần để thực hiện không hay phải thực hiện nghĩa vụ một lần và toàn bộ ạ?

Trả lời:

Với câu hỏi của bạn Luật sư tư vấn dân sự của Luật Hoàng Phi xin được trả lời như sau:

Theo quy định tại Điều 290 Bộ luật Dân sự 2015 về Thực hiện nghĩa vụ phân chia được theo phần:

“1. Nghĩa vụ phân chia được theo phần là nghĩa vụ mà đối tượng của nghĩa vụ có thể chia thành nhiều phần để thực hiện

2. Bên có nghĩa vụ có thể thực hiện từng phần nghĩa vụ, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”

Nếu ví dụ về luật không thực hiện công

 Có phải nghĩa vụ nào cũng chia được theo phần để thực hiện hay không?

Qua điều luật trên có thể thấy pháp luật dân sự ghi nhận cho các bên nguyên tắc thỏa thuận thực hiện nghĩa vụ, thực hiện nghĩa vụ theo phương thức một lần hay nhiều lần. Tuy nhiên, không phải mọi quan hệ nghĩa vụ đều có thể phân chia thành nhiều giai đoạn để thực hiện mà muốn thực hiện nghĩa vụ dân sự theo phương thức chia nhỏ thành nhiều giai đoạn thì pháp luật quy định, đối tượng của quan hệ nghĩa vụ đó phải thỏa mãn các điều kiện sau:

Đối tượng của nghĩa vụ có thể chia thành nhiều phần để thực hiện. Với tinh thần này, nghĩa vụ được xác lập có thể thực hiện theo từng phần, từng giai đoạn phải dựa vào đối tượng của nghĩa vụ đó: (i) Nếu là vật, vật đó phải tồn tại dưới dạng chia được tức là sau khi chia nhỏ vật đó thành nhiều phần, tính năng, công dụng của nó vẫn được đảm bảo tương ứng với giá trị sử dụng vốn có. Lúc này, các bên có thể thỏa thuận thực hiện nghĩa vụ thành từng phần.

Ví dụ, A bán cho B 1000 tấn gạo chuyển từ Hà Nội vào Bình Thuận trong khoảng một thời hạn nhất định. Nếu không có thỏa thuận khác, A sẽ phải vận chuyển một lần để chuyển giao cho B. Tuy nhiên, A và B có thể thỏa thuận vận chuyển số gạo thành nhiều lần; (ii) Nếu là công việc, công việc này cũng phải tồn tại ở tình trạng có thể thực hiện thành nhiều công đoạn khác nhau.

Ví dụ, A thuê B gia công 1000 bộ bàn ghế, các bên có thỏa thuận khi hoàn thành 100 bộ bàn ghế, B sẽ phải giao cho A. Trong tình huống này, việc gia công 1000 bộ bàn ghế là công việc B phải thực hiện mang lại quyền và lợi ích cho A. Tuy nhiên, B hoàn toàn có thể chia nhỏ công việc thành nhiều lần, nhiều giai đoạn phù hợp với sự thỏa thuận của các bên để thực hiện. Tính chất của loại quan hệ nghĩa vụ này vẫn không có gì thay đổi. A vẫn phải trả tiền thuê B gia công 1000 bộ bàn ghế và B vẫn phải thực hiện công việc gia công 1000 bộ bàn ghế mang lại lợi ích cho A.

Khi các bên không có thỏa thuận khác, bên có nghĩa vụ có thể thực hiện từng phần nghĩa vụ. Đây là nguyên tắc của pháp luật giúp xác định cách thức thực hiện nghĩa vụ của bên mang nghĩa vụ trước bên có quyền. Việc chia nhỏ từng phần của đối tượng nghĩa vụ (tài sản hoặc công việc) có thể là quyền của bên mang nghĩa vụ. Miễn là, tất cả đối tượng (tài sản hoặc công việc) của quan hệ nghĩa vụ vẫn được bên mang nghĩa vụ đảm bảo mang lại quyền, lợi ích cho bên có quyền.

Với các quy định và phân tích ở trên thì bạn có thể thấy rằng không phải mọi loại nghĩa vụ bạn đều có thể chia theo phần để thực hiện. Việc thực hiện nghĩa vụ theo phần căn cứ vào thỏa thuận của bạn với bên có quyền. Đồng thời tài sản, công việc là đối tượng của nghĩa vụ phải chia phần được để thực hiện. Nếu là công việc, tài sản không chia được thì trường hợp đó bạn phải thực hiện nghĩa vụ toàn bộ là một lần. Ví dụ như bán một chiếc xe máy, bạn không thể chia đôi xe máy để giao cho bên mua mà phải giao cả chiếc xe vào giao một lần.

Trong trường hợp cần tư vấn thêm, bạn có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI  TƯ VẤN LUẬT MIỄN PHÍ 19006557 để được tư vấn

Câu hỏi: 

Xin chào Luật sư, tôi có một câu hỏi muốn Luật sư giải đáp như sau. Tôi có thỏa thuận với người hàng xóm về việc người hàng

Câu hỏi: 

Xin chào Luật sư, tôi có một câu hỏi muốn Luật sư giải đáp như sau. Tôi có thỏa thuận với người hàng xóm về việc người hàng xóm không được bật nhạc lớn từ 23 giờ đêm đến 6 giờ sáng. Vậy Luật sư cho tôi hỏi là thỏa thuận về việc không được bật nhạc như vậy có được coi là một loại nghĩa vụ và được pháp luật điều chỉnh không? Tôi xin cảm ơn Luật sư.

Trả lời:

Với câu hỏi của bạn Luật sư tư vấn dân sự của Luật Hoàng Phi xin được giải đáp như sau:

Nếu ví dụ về luật không thực hiện công

Có thể thỏa thuận về nghĩa vụ không được thực hiện một công việc không?

Theo quy định tại Điều 281 Bộ Luật Dân sự 2015 về Nghĩa vụ phải thực hiện hoặc không được thực hiện một công việc như sau:

“1. Nghĩa vụ phải thực hiện một công việc là nghĩa vụ mà theo đó bên có nghĩa vụ phải thực hiện đúng công việc đó.

2. Nghĩa vụ không được thực hiện một công việc là nghĩa vụ mà theo đó bên có nghĩa vụ không được thực hiện công việc đó.“

Dựa trên quy định trên, chúng ta có thể thấy rằng khi các bên thỏa thuận hoặc pháp luật quy định nghĩa vụ của một bên là công việc phải thực hiện hoặc không được thực hiện một công việc thì nghĩa vụ đó phải được thực hiện như sau:

Nghĩa vụ phải thực hiện một công việc là nghĩa vụ mà theo đó bên có nghĩa vụ phải thực hiện đúng công việc đó.

Thuật ngữ “công việc” có thể hiểu là một dạng hoạt động cụ thể mà một bên mong muốn xác lập quan hệ nghĩa vụ để bên còn lại thực hiện hoạt động này. Hoạt động này có thể thông qua hoặc không thông qua hành vi cụ thể. Và qua hoạt động này, bên yêu cầu có thể thỏa mãn được các nhu cầu về lợi ích vật chất hoặc lợi ích tinh thần. Do đó, công việc phải thực hiện được hiểu là những hoạt động thể hiện thông qua hành vi cụ thể.

Ví dụ, hoạt động tư vấn pháp lý trong hợp đồng dịch vụ tư vấn pháp lý, hoạt động gửi giữ, gia công, vận chuyển… Như vậy, khi các bên thỏa thuận hoặc pháp luật quy định đối tượng của quan hệ nghĩa vụ là công việc phải thực hiện thì bên có nghĩa vụ phải thực hiện đúng công việc đó.

Nghĩa vụ không được thực hiện một công việc là nghĩa vụ mà theo đó bên có nghĩa vụ không được thực hiện công việc đó.

Công việc không được thực hiện là bên có nghĩa vụ không được thực hiện các hành vi nhất định theo thỏa thuận – tức là thể hiện dưới dạng không hành động.

Khi các bên thỏa thuận về nghĩa vụ mà chủ thể không được thực hiện một công việc để mang lại lợi ích cho bên có quyền thì bên có nghĩa vụ sẽ không được thực hiện công việc đó. Ngược lại, nếu bên có nghĩa vụ thực hiện công việc đó là vi phạm nghĩa vụ, cho nên phải gánh chịu trách nhiệm dân sự. Ví dụ, A và B thỏa thuận cả hai người không được đổ rác ra lối đi chung. Người nào vi phạm bị phạt 200.000đ/ lần vi phạm.

Việc ghi nhận nguyên tắc thực hiện một công việc hoặc không được thực hiện một công việc mang lại lợi ích cho bên có quyền là sự phù hợp của pháp luật để giải quyết các tranh chấp. Vì thực tế, quan hệ dân sự luôn đa dạng và phong phú. Tuy nhiên, đối tượng là công việc phải thực hiện hoặc không được thực hiện thì công việc đó phải được xác định cụ thể và thực hiện được.

Như vậy, theo quy định trên thì việc thỏa thuận không được mở nhạc của bạn và người hàng xóm là thỏa thuận về nghĩa vụ không được thực hiện một công việc. Đây là một loại nghĩa vụ dân sự được pháp luật dân sự ghi nhận và nếu vi phạm thì có thể bị xử lý theo quy định pháp luật hoặc theo thỏa thuận của các bên.

Trong trường hợp cần tư vấn thêm, khách hàng có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT MIỄN PHÍ 19006557 để được tư vấn.