Nghệ thuật xây dựng nhân vật chính của nhà văn trong truyện ngắn Lão Hạc

*LÃO HẠC

Tài năng nghệ thuật của nhà văn Nam Cao qua truyện ngắn “Lão Hạc” : + Là một người xuất thân từ nông thôn, Nam Cao rất am hiểu cuộc sống của người nông dân chân lấm tay bùn, ông thấu hiểu nỗi khổ cực của người nông dân, chính vì thế, qua các sáng tác của mình,ông đã thành côngở mảng đề tài này. Truyện ngắn Lão Hạc là một điển hình. - Nghệ thuật kể chuyện: nét đặc sắc nhất là cách kể chuyện của nhà văn, thông qua lời kể của một nhân vật được chứng kiến câu chuyện ( Ông giáo ) làm cho câu chuyện giàu tính chân thực. . . - Nghệ thuật xây dựng tính cách nhân vật: thông qua ngoại hình và nhất là miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật rất thành công. Nhân vật chính (Lão Hạc) được miêu tả và nhìn nhận qua nhiều nhân vật khác (qua ông giáo, Binh Tư, qua vợ ông giáo . . . ) - Nghệ thuật xây dựng tình huống truyện: từ những sự việc tưởng như rất vụn vặt, tác giả đã tạo ra sự hấp dẫn của câu chuyện qua các tình huống truyện : từ việc lão Hạc bán con chó vàng,lão Hạc nhờ ông giáo trông coi giúp mảnh vườn, lão Hạc xin bả chó đến cái chết thêthảm của lão Hạc ... - Tính triết lí của câu truyện: nhiều câu văn, đoạn văn giàu tính triết lí về cuộc sống, về con người, đến nay vẫn còn nguyên giá trị: 0,5 điểm

“ Chao ôi ! Đối với những người ở xung quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi…toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương…”Truyện ngắn Lão Hạc đã thể hiện sinh động tài năng nghệ thuậtcủa Nam Cao -ông xứng đáng là một nhà văn xuất sắc trong trào lưu văn học hiện thực trước Cách mạng thángTám 1945.

"Hằng năm cứ vào cuối thu ....hôm nay tôi đi học"

1)Đoạn văn trên trích trên văn bản nào?tác giả?xác định thể loại văn bản 

2)Chỉ ra những phương thức biểu đạt đc sử dụng trong đoạn văn 

3)Tìm các cụm C-V lm thành phần chính trong câu in đậm

a) Buổi mai hôm ấy,1 buổi mai đầy sương thu và gió lạnh,mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp

b)Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi,vì chính trong lòng tôi đag có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học

4)câu "Hằng năm cứ vào cuối thu....của buổi tựu trường" gợi cho em cảm xúc gì?

5)Tìm và nêu tác dụng của biện pháp tu từ đc sử dụng trong câu văn sấu:"Tôi quên thế nào đc những cảm giác trong sáng ấy...... giữa bầu trời quang đãng"

6) Chỉ ra nội dung chính của ngữ điệu trên 

7) Từ ngữ điệu trên hãy vt 1 đoạn văn kể về kỉ niệm ngày đầu tiên đi học của bản thân

Ý kiến nào nói đúng nhất về nghệ thuật xây dựng nhân vật chính của nhà văn trong truyện ngắn Lão Hạc?

A. Đặt nhân vật vào những tình huống trớ trêu để tự bộc lộ mình

B. Để cho các nhân vật khác nhận xét về nhân vật chính

C. Để nhân vật chính đối thoại với các nhân vật khác để bộc lộ mình

D. Kết hợp cả 3 ý kiến trên

Các câu hỏi tương tự

Ý kiến nào nói đúng nhất về nghệ thuật xây dựng nhân vật chính của nhà văn trong truyện ngắn Lão Hạc?

A. Đặt nhân vật vào những tình huống trớ trêu để tự bộc lộ mình

B. Để cho các nhân vật khác nhận xét về nhân vật chính

C. Để nhân vật chính đối thoại với các nhân vật khác để bộc lộ mình

D. Kết hợp cả 3 ý kiến trên

Câu 2: Giá trị nội dung và nghệ thuật truyện ngắn Lão Hạc


Nghệ thuật:

  • Sử dụng ngôi kể thứ nhất, người kể là nhân vật hiểu, chứng kiến toàn bộ câu chuyện và cảm thông với LH.
  • Nghệ thuật phân tích tâm lí già dặn, kể chuyện chân thực, màu sắc trữ tình đan xen triết lí sâu sắc.
  • Xây dựng được nhân vật có tính cá thể hóa cao

Nội dung

  • Tác phẩm phản ánh hiện thực số phận người nông dân trước CMT8 qua tình cảnh của lão Hạc: nghèo túng, không có lối thoát, phải chọn cái chết để bảo toàn tài sản cho con và không phiền hà hàng xóm.Qua đó thẻ hiện tấm lòng yêu thương, trân trọng đối với người nông dân trong xã hội của nhà văn Nam Cao.
  • Cảm thông, trân trọng, ngợi ca vẻ đẹp tiềm ẩn của người nông dân trong cảnh khốn cùng vẫn giàu lòng tự trọng.


Trắc nghiệm ngữ văn 8: bài Lão Hạc

Câu hỏi: Đặc điểm nghệ thuật nổi bật trong truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao là gì?

Trả lời:

Tình huống truyện bất ngờ: Khiến cho người đọc cũng đã có lúc hoài nghi lão Hạc như ông giáo, để rồi vỡ òa trong sự thương xót và kính trọng.

Diễn biến tâm lí nhân vật của lão Hạc và ông giáo được miêu tả chi tiết, bất ngờ, có chiều sâu.

Ngôn ngữ của truyện: ngôn ngữ cô đọng, ngôn ngữ đối thoại và độc thoại đầy chất trữ tình mang cả tình cảm, suy nghĩ, tâm trạng của nhân vật.

Nghệ thuật kể chuyện: Câu chuyện được kể theo lời dẫn của nhân vật “tôi” người tham gia trong câu chuyện và chứng kiến sự việc diễn ra. Điều này làm cho câu chuyên thêm chân thật, gần gũi với người đọc, khiến cho câu chuyện đa giọng điệu chứ không đơn điệu.

Cùng Top lời giải tìm hiểu thêm về tác phẩm Lão Hạc nhé!

1. Nội dung tác phẩm Lão Hạc

* Tóm tắt văn bản:

Truyện kể về lão Hạc - một người nông dân nghèo, sống cô độc chỉ có con chó vàng làm bạn. Con trai lão vì nghèo không lấy được vợ đã phẫn chí bỏ làng đi làm ăn xa. Lão Hạc ở nhà chờ con về, làm thuê để sống. Dù đói lão vẫn quyết không bán mảnh vườn và không ăn vào số tiền dành dụm được do thu hoạch từ mảnh vườn; lão giữ cả cho con trai. Sau một trận ốm dai dẳng lão không còn sức đi làm thuê nữa. Không còn đường sinh sống, lão Hạc lặng lẽ đi đến một quyết định quan trọng. Lão bán con chó vàng lão rất mực yêu thương, mang hết số tiền dành dụm được và mảnh vườn gửi cho ông giáo trông coi hộ đặng sau này con trai trở về còn có cái sinh sống. Lão chịu đói ăn khoai và sau đó chế được món gì ăn món ấy. Cuối cùng lão ăn bả chó để tự tử. Ông giáo hiểu ra tất cả, vô cùng đau đớn nghĩ về cái chết của lão Hạc và chiêm nghiệm về cuộc đời.

2. Tìm hiểu chung tác phẩm Lão Hạc

a/Tác giả

- Nam Cao (1915-1951) tên khai sinh là Trần Hữu Tri, quê ở làng Đại Hoàng, phủ Lí Nhân, tỉnh Hà Nam.

- Ông là một nhà văn hiện thực xuất sắc với những truyện ngắn, truyện dài chân thực viết về người nông dân nghèo bị vùi dập và người trí thức nghèo sống mòn mỏi; bế tắc trong xã hội cũ.

b/Tác phẩm

-“Lão Hạc”là một trong những truyện ngắn xuất sắc viết về người nông dân của Nam Cao; đăng báo lần đầu năm 1943.

Bố cục:3 phần

- Phần 1: Từ đầu → cũng xong: Lão Hạc kể chuyện bán chó và nhờ ông giáo hai việc.

- Phần 2: Tiếp theo → đáng buồn: Cuộc sống của lão sau khi bán chó.

- Phần 3: Còn lại: Cái chết của lão Hạc.

Thể loại:Truyện ngắn.

Phương thức biểu đạt:Tự sự, miêu tả, biểu cảm.

Giá trị nội dung:

- Truyện ngắn đã thể hiện một cách chân thực, cảm động số phận đau thương của người nông dân trong xã hội cũ và phẩm chất cao quý tiềm tàng của họ. Đồng thời, truyện còn cho thấy tấm lòng yêu thương, trân trọng đối với người nông dân và tài năng nghệ thuật xuất sắc của nhà văn Nam Cao; đặc biệt trong việc miêu tả tâm lí nhân vật và cách kể chuyện.

Giá trị nghệ thuật:

- Sử dụng ngôi kể thứ nhất, người kể là nhân vật hiểu, chứng kiến toàn bộ câu chuyện và cảm thông với nhân vật chính.

- Nghệ thuật phân tích tâm lí già dặn, kể chuyện chân thực, màu sắc trữ tình đan xen triết lí sâu sắc.

- Xây dựng được nhân vật có tính cá thể hóa cao.

3. Tổng kết

Nội dung

- Tác phẩm phản ánh hiện thực số phận người nông dân trước Cách mạng táng 8 qua tình cảnh của lão Hạc: nghèo túng, không có lối thoát, phải chọn cái chết để bảo toàn tài sản cho con và không phiền hà hàng xóm

- Cảm thông, trân trọng, ngợi ca vẻ đẹp tiềm ẩn của người nông dân trong cảnh khốn cùng vẫn giàu lòng tự trọng.

Nghệ thuật

- Sử dụng ngôi kể thứ nhất, người kể là nhân vật hiểu, chứng kiến toàn bộ câu chuyện và cảm thông với lão

- Nghệ thuật phân tích tâm lí già dặn, kể chuyện chân thực, màu sắc trữ tình đan xen triết lí sâu sắc.

- Xây dựng được nhân vật có tính cá thể hóa cao