Nghị quyết xác định chỉ tiêu về hỗ trợ dự án khởi nghiệp sáng tạo của thanh niên như thế nào

27/08/2022 13:04

Nghị quyết xác định chỉ tiêu về hỗ trợ dự án khởi nghiệp sáng tạo của thanh niên như thế nào

Tiếp tục phát triển phong trào, những ngày qua, các Huyện, Thị, Thành Đoàn đã lần lượt mở các lớp tập huấn khởi nghiệp cho thanh niên địa phương. 

Chị Lê Minh Thư, Bí thư Huyện Đoàn Châu Thành cho biết, giữa tháng 8/2022 Ban Thường vụ Huyện Đoàn đã phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu khoa học và Sản xuất dịch vụ thuộc Trường Đại học Trà Vinh mở lớp tập huấn khởi nghiệp cho thanh niên nông thôn năm 2022.

Tại lớp tập huấn, trên 140 cán bộ, ĐVTN đến từ 14 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Châu Thành được báo cáo viên đến từ Trung tâm Khuyến nông của tỉnh cung cấp những kiến thức, kỹ năng về khởi nghiệp như: kỹ thuật nuôi bò sinh sản (chọn giống bò sinh sản, biểu hiện khi bò lên giống, phương pháp phối giống, chăm sóc và nuôi dưỡng, phòng bệnh cho bò; kỹ thuật phòng, chống bệnh viêm da nổi cục trên trâu bò. Nhằm phát huy tối đa hiệu quả của lớp tập huấn, trong quá trình truyền đạt của báo cáo viên, các ĐVTN tham gia đã thảo luận, trao đổi nhiều vấn đề có liên quan. Trong đó, nhiều thanh niên đã cùng báo cáo viên chia sẻ những thuận lợi, khó khăn và các vấn đề còn băn khoăn trong quá trình chăn nuôi...

Nghị quyết xác định chỉ tiêu về hỗ trợ dự án khởi nghiệp sáng tạo của thanh niên như thế nào

Huyện Đoàn Trà Cú chọn hình thức tập huấn online để phổ biến kiến thức khởi nghiệp cho ĐVTN trên địa bàn huyện.

Theo chị Lê Minh Thư, đây là hoạt động có ý nghĩa thiết thực giúp ĐVTN nông thôn trên địa bàn huyện Châu Thành có thêm những ý tưởng, kiến thức sáng tạo về lĩnh vực nông nghiệp, nhất là trong chăn nuôi. Từ đó ĐVTN có thể xác định hướng đi riêng cho bản thân. Bên cạnh, những kiến thức từ lớp tập huấn sẽ tiếp tục ươm mầm và nuôi dưỡng các ý tưởng khởi nghiệp để ĐVTN có thể biến những ý tưởng thành hiện thực.

Trước huyện Châu Thành, 03 địa phương: thị xã Duyên Hải, thành phố Trà Vinh và Trà Cú, Đoàn thanh niên của 03 đơn vị này cũng phối hợp với Trung tâm Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp, Trường Đại học Trà Vinh tổ chức các lớp tập huấn kiến thức khởi nghiệp cho thanh niên.

Tại đây, trên 320 ĐVTN và học sinh được Thạc sĩ Nguyễn Văn Vũ An, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp giới thiệu nhiều kiến thức như: khởi nghiệp là như thế nào, điều kiện cần và đủ để khởi nghiệp, những khó khăn gặp phải khi khởi nghiệp... Bên cạnh, Thạc sĩ Nguyễn Văn Vũ An đã giới thiệu với học viên tham dự tập huấn một số mô hình khởi nghiệp thành công của sinh viên Trường Đại học Trà Vinh sau khi tốt nghiệp ra trường.

Quan điểm của Đề án khởi nghiệp tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2020 - 2022 và định hướng đến năm 2025 là phát huy tính sáng tạo, dám nghĩ, dám làm dựa trên nền tảng kinh tế - xã hội thực tế của địa phương; khai thác triệt để nguồn lực sẵn có, năng động tiếp cận nguồn lực từ các nhà đầu tư trong và ngoài nước nhằm thúc đẩy hệ sinh thái khởi nghiệp phát triển bền vững, theo tinh thần “Trà Vinh chung sức và đồng hành khởi nghiệp”.

Anh Lê Thanh Việt, Bí thư Xã Đoàn Trường Long Hòa, thị xã Duyên Hải cho biết, thời gian qua anh tham gia hợp tác xã dưa lưới tại xã, nhưng kiến thức về làm việc nhóm, về kinh doanh còn rất hạn chế. Được Thạc sĩ Nguyễn Văn Vũ An chia sẻ những kiến thức về khởi nghiệp nói chung và các tiêu chí trong kinh doanh nói riêng, anh Lê Thanh Việt rất tâm đắc. Riêng các mô hình khởi nghiệp được Thạc sĩ Nguyễn Văn Vũ An giới thiệu tại lớp tập huấn đã giúp anh Lê Thanh Việt và các học viên khác lựa chọn để vận dụng vào từng hoàn cảnh thực tế của mình.

Tại huyện Cầu Ngang, anh Võ Hoàng Nam, Bí thư Huyện Đoàn cho biết, thực hiện chương trình đồng hành với thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp, những tháng đầu năm 2022, các cấp độ Đoàn trong huyện tiếp tục duy trì phong trào tiết kiệm tích lũy, góp vốn xoay vòng trong ĐVTN để hỗ trợ nhau phát triển sản xuất. Qua đó, tổng số dư nợ do Đoàn quản lý đến nay đạt trên 49 tỷ đồng, với gần 1.700 hộ vay. Ngoài ra, Ban Thường vụ Huyện Đoàn còn chỉ đạo các cơ sở Đoàn hàng tháng thực hiện mô hình góp vốn xoay vòng, với số tiền 97 triệu giải quyết cho 47 đoàn viên mượn phát triển kinh tế gia đình.

Đặc biệt, thông qua công tác tuyên truyền vận động về phong trào khởi nghiệp, đến nay trên địa bàn huyện Cầu Ngang có nhiều thanh niên khởi nghiệp thành công. Tiêu biểu như mô hình nuôi tôm nước lợ siêu thâm canh công nghệ cao của đoàn viên Nguyễn Minh Toàn tại xã Hiệp Mỹ Đông. Đây là dự án vào vòng bán kết cuộc thi Dự án khởi nghiệp thanh niên nông thôn năm 2022 do Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức. Việc nuôi tôm công nghệ cao sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.

Bên cạnh, đây còn là mô hình quản lý mới góp phần giải quyết về mặt kỹ thuật cho nhu cầu phát triển nhanh nghề nuôi tôm công nghệ đạt hiệu quả kinh tế cao, bền vững, góp phần cùng chính quyền các cấp xây dựng huyện Cầu Ngang đạt chuẩn huyện NTM trong năm 2022.

Bài, ảnh: BT - VA

Audio: NGỌC DIỄM

Chiều 15.6, T.Ư Đoàn tổ chức họp báo công bố cuộc thi Dự án khởi nghiệp sáng tạo thanh niên nông thôn với sự tham dự của Bí thư thường trực T.Ư Đoàn, Chủ tịch T.Ư Hội LHTN Việt Nam Nguyễn Anh Tuấn. 

Cuộc thi do Ban Thanh niên nông thôn T.Ư Đoàn phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu kinh doanh - Hỗ trợ doanh nghiệp (BSA) và Trung tâm Hỗ trợ phát triển thanh niên nông thôn tổ chức, nhằm xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp.

Trao đổi tại chương trình, anh Nguyễn Anh Tuấn cho biết, sau 2 năm triển khai, cuộc thi ngày càng hoàn thiện hơn về phương thức và nội dung, tiêu chuẩn đánh giá thí sinh, ý tưởng dự án.

Năm nay, cuộc thi chú trọng đến các dự án (không dừng lại mức ý tưởng, đề án) có tính khả thi, tính sáng tạo khác biệt, lan tỏa và dẫn dắt. Đồng thời, ban tổ chức cuộc thi liên tục đồng hành hỗ trợ các thí sinh và dự án, ngay từ lúc bắt đầu xây dựng ý tưởng đến khi trao giải và sau trao giải.

Nghị quyết xác định chỉ tiêu về hỗ trợ dự án khởi nghiệp sáng tạo của thanh niên như thế nào

Anh Nguyễn Anh Tuấn chủ trì họp báo

Ảnh Dương Triều

Cuộc thi hướng tới đối tượng đoàn viên, thanh niên có tuổi đời từ 18 - 35; có ý tưởng, đề án sản xuất, kinh doanh về các lĩnh vực: trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, lâm nghiệp, diêm nghiệp, công nghiệp bảo quản, chế biến, làng nghề, thiết bị nông nghiệp, du lịch nông nghiệp, du lịch cộng đồng, công nghệ thông tin phục vụ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.

Cuộc thi được tổ chức từ tháng 6 đến tháng 10 tới, với 3 vòng thi: vòng 1 tìm ý tưởng mô hình được tổ chức ở các tỉnh, thành đoàn để lựa chọn 120 ý tưởng, dự án xuất sắc vào vòng 2.

Vòng 2 sẽ hỗ trợ hoàn thiện ý tưởng, xây dựng dự án. Các thí sinh lọt vào vòng 2 sẽ được tập huấn hướng dẫn xây dựng dự án kinh doanh (quản trị nhân lực, đầu tư, đàm phán, quản lý tài chính); hướng dẫn đổi mới sáng tạo phát triển sản phẩm bản địa; kỹ năng trình bày dự án…

\n

Ban giám khảo sẽ lựa chọn ra 30 dự án xuất sắc nhất để tham gia thi vòng 3 (vòng chung kết toàn quốc). Các thí sinh vào vòng 3 sẽ tiếp tục hoàn thiện dự án sáng kiến mô hình kinh tế và nộp về ban tổ chức cuộc thi trước ngày 15.10 để tham gia thi và trao giải vào cuối tháng 10.

Hỗ trợ từ 200 triệu đến 1 tỉ đồng cho dự án khả thi

Giải thưởng của cuộc thi bao gồm: 1 giải nhất, 2 giải nhì, 3 giải ba, 3 giải khuyến khích và các giải phụ. Mỗi giải thưởng bao gồm bằng khen của T.Ư Đoàn và tiền thưởng, với giải nhất là 50 triệu đồng và hỗ trợ nguồn vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm với mức tối đa 1 tỉ đồng; giải nhì tiền thưởng 30 triệu đồng và hỗ trợ nguồn vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm với mức tối đa 500 triệu đồng; giải ba gồm tiền thưởng 15 triệu đồng và hỗ trợ nguồn vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm với mức tối đa 300 triệu đồng.

Giải khuyến khích cũng được nhận 10 triệu đồng tiền mặt và hỗ trợ nguồn vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm để triển khai dự án với mức tối đa 200 triệu đồng. 

Nghị quyết xác định chỉ tiêu về hỗ trợ dự án khởi nghiệp sáng tạo của thanh niên như thế nào

Ban tổ chức thông tin về cuộc thi tại buổi họp báo

Ảnh Dương Triều

Ban tổ chức cho biết, cuộc thi Dự án khởi nghiệp sáng tạo thanh niên nông thôn năm 2020 sẽ tạo điều kiện cho thanh niên nông thôn học hỏi các kiến thức cơ bản về khởi nghiệp, kiến thức về xây dựng kế hoạch sản xuất, kinh doanh; là cơ hội để trải nghiệm và đúc rút kinh nghiệm cho bản thân.

Thông qua cuộc thi sẽ tạo cơ hội để các doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp tiếp cận, nắm bắt kịp thời những ý tưởng hay, sáng tạo và các mô hình kinh doanh tiềm năng, từ đó có thể đầu tư, mở rộng sản xuất, đa dạng hóa ngành nghề cho doanh nghiệp; là cơ hội để doanh nghiệp tìm và thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao; tạo mối liên kết, hình thành chuỗi giá trị.

Qua 2 năm triển khai, đã có 404 ý tưởng, dự án của thanh niên nông thôn tham gia dự thi. Sau các cuộc thi, 20 thí sinh đã được ban tổ chức hỗ trợ vay vốn hơn 4 tỉ đồng từ nguồn Quỹ quốc gia về việc làm, kênh T.Ư; 62 thí sinh đã được học tập các khóa học về kinh doanh, với tổng giá trị 830 triệu đồng; 13 thí sinh được nhận các suất quà tặng hỗ trợ kinh doanh là sản phẩm, công cụ nông nghiệp.

Bên cạnh đó, nhiều thí sinh đã nhận được sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền địa phương về chính sách, nguồn lực, vốn… Các sản phẩm của thanh niên tham gia dự thi được tuyên truyền, quảng bá trên các báo của địa phương và của T.Ư.

Các thí sinh được tham gia và làm diễn giả ở nhiều diễn đàn khởi nghiệp, qua đó góp phần quảng bá sản phẩm, thương hiệu. Ngoài ra, nhiều sản phẩm được xây dựng thương hiệu và đứng vững trên thị trường trong và ngoài nước…

Tin liên quan