Ngộ độc thuốc diệt ốc bươu vàng

Theo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh (Sở NN và PTNT), để chủ động ngăn chặn cỏ dại và ốc bươu vàng bảo vệ tốt sản xuất vụ xuân 2020, các địa phương và nông dân cần tập trung làm đất kỹ, thu dọn hết cỏ dại, san phẳng ruộng và làm cỏ sớm. Sau khi cấy từ 10-15 ngày và bón thúc lần 1, kết hợp làm cỏ sục bùn bằng tay hoặc cào răng lược, đồng thời giữ mực nước trong ruộng thích hợp ở thời gian sau khi lúa mới cấy đến đẻ nhánh có tác dụng hạn chế cỏ dại rất tốt. Khi sử dụng các loại thuốc hoá học cần lựa chọn thuốc trừ cỏ có hiệu lực cao nhưng ít độc hại với người và môi trường. Không sử dụng thuốc cấm, thuốc ngoài danh mục được phép sử dụng. Đối với lúa sạ, sử dụng các loại thuốc nhóm tiền nảy mầm, thuốc có tính an toàn cao. Đối với lúa cấy, chủ yếu sử dụng các loại thuốc tiền nảy mầm và hậu nảy mầm sớm. Để bảo đảm phát huy hiệu quả của thuốc nên sử dụng thuốc đúng nồng độ và liều lượng theo hướng dẫn ghi trên bao bì thuốc; không phun tăng liều, chồng lối; không phun thuốc trừ cỏ khi nhiệt độ dưới 150C hay mực nước trong ruộng lớn (ngập đỉnh sinh trưởng của lúa). Sau khi xử lý thuốc cần giữ mực nước đều từ 1-3cm trong 3-5 ngày để tăng hiệu lực trừ cỏ của thuốc. Thực hiện tốt các biện pháp an toàn khi sử dụng thuốc trừ cỏ. Đối với ruộng có nhiều cỏ đuôi phụng cần xử lý bằng thuốc có hoạt chất Cyhalofop-butyl; đối với ruộng có nhiều cỏ lồng vực nên sử dụng thuốc có hoạt chất Quinclorac. Thuốc trừ được cả cỏ đuôi phụng và cỏ lồng vực có các loại: Linhtrơ 200EW, Topshot 60OD, Pitagor 550WP, Topmost 60OD… Thuốc trừ cỏ rất dễ gây ngộ độc ảnh hưởng đến cây trồng nên bà con hạn chế sử dụng thuốc, không lạm dụng thuốc trừ cỏ để diệt cỏ trên bờ ruộng, ven đường tránh ảnh hưởng đến cây trồng, con người và môi trường; chỉ dùng thuốc cho những ruộng có tiền sử nhiều cỏ, thường xuyên mất nước. 

Đối với ốc bươu vàng sử dụng biện pháp thủ công bằng cách tạo các rãnh nhỏ xung quanh ruộng, khi tháo nước, dồn ốc tập trung xuống rãnh để thu gom; cắm cọc rải rác trong ruộng để ốc leo lên đẻ trứng sau đó thu trứng để diệt; dùng lưới mắt cáo bằng kim loại, lưới nilon có lỗ nhỏ hoặc phên chặn trước cửa ruộng, mương máng, cống dẫn nước vào ruộng... để ngăn ốc từ bên ngoài xâm nhập vào ruộng lúa, đồng thời dễ thu gom diệt ốc. Các biện pháp thủ công cần được tiến hành thường xuyên trong suốt vụ. Ốc thu gom được đem tiêu hủy hoặc nghiền nát, ngâm ủ dùng làm phân bón cho cây trồng hoặc thức ăn chăn nuôi. Cụ thể áp dụng biện pháp sinh học là thả vịt vào mương máng, ruộng lúa đã cứng cây hoặc sau khi thu hoạch để vịt ăn ốc con. Nếu dùng thuốc hóa học, chỉ dùng khi mật độ ốc cao, ốc tuổi nhỏ không thể bắt bằng tay, khi phun thuốc cần hoành triệt không cho nước trong ruộng chảy ra mương máng trong 3 ngày. Không phun thuốc gần khu vực nuôi trồng thủy sản. Ưu tiên sử dụng thuốc nhóm hoạt chất Metaldehyde an toàn cho cây trồng và ít độc đối với động vật thuỷ sinh. Diệt ốc bươu vàng phải mang tính chất cộng đồng, tự giác, thường xuyên, đúng phương pháp. Thuốc trừ ốc bươu vàng rất độc đối với động vật thủy sinh nên việc diệt trừ ốc bươu vàng được khuyến cáo dùng biện pháp thủ công là chính. 

Để phòng trừ cỏ dại và diệt ốc bươu vàng an toàn, hiệu quả, Sở NN và PTNT đề nghị Phòng NN và PTNT, Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp các huyện, thành phố chỉ đạo Ban Nông nghiệp các xã, thị trấn, các HTX dịch vụ nông nghiệp và hộ nông dân thực hiện theo đúng hướng dẫn của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh./.

Văn Đại

Cỏ dại và ốc bươu vàng (OBV) là đối tượng dịch hại nguy hiểm đối với cây trồng nói chung, cây lúa nói riêng. Cỏ dại làm giảm đáng kể năng suất do cạnh tranh với cây trồng về ánh sáng, nước và dinh dưỡng; đồng thời là ký chủ trung gian của sâu, bệnh hại và là nơi trú ẩn của chuột. 

Để chủ động ngăn chặn cỏ dại và OBV bảo vệ sản xuất vụ mùa năm 2020, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (Sở NN và PTNT) hướng dẫn một số biện pháp phòng trừ như sau: Đối với cỏ dại, cày lật đất ngay sau khi gặt; làm đất kỹ, thu dọn hết cỏ dại, san phẳng ruộng. Tiến hành làm cỏ sớm, sau cấy 7-10 ngày bón phân thúc lần 1 kết hợp làm cỏ sục bùn bằng tay hoặc cào răng lược. Giữ mực nước trong ruộng thích hợp ở thời gian sau khi lúa mới cấy đến đẻ nhánh để hạn chế cỏ dại. Sử dụng thuốc trừ cỏ có hiệu lực cao nhưng ít độc hại đối với người và môi trường; không sử dụng thuốc cấm, thuốc ngoài danh mục cho phép. Đối với lúa sạ, sử dụng các loại thuốc nhóm tiền nảy mầm, thuốc có chất an toàn cao. Đối với lúa cấy, sử dụng các loại thuốc tiền nảy mầm và hậu nảy mầm sớm. Sử dụng thuốc đúng nồng độ và liều lượng theo hướng dẫn ghi trên bao bì; tuyệt đối không phun tăng liều, phun chồng lối; không phun thuốc khi mực nước trong ruộng lớn (ngập đỉnh sinh trưởng của lúa), không phun thuốc vào lúc nắng gắt hay có gió to, sắp hoặc sau mưa. Sau khi xử lý thuốc, cần giữ mực nước đều từ 1-3cm trong 3-5 ngày để tăng hiệu lực trừ cỏ; không để ruộng khô, nứt nẻ hoặc ngập úng gây chết lúa. Thực hiện tốt các biện pháp an toàn khi sử dụng thuốc trừ cỏ. Đối với ruộng có nhiều cỏ đuôi phụng cần xử lý bằng thuốc có hoạt chất Cyhalofop-butyl (Linhtrơ 200EW, Anstrong 10EC, Pitago 550WP, Push® 330EC, Slincesusamy 200EC…). Đối với ruộng có nhiều cỏ lồng vực nên sử dụng thuốc có hoạt chất Quinclorac (Ankill A 40WP, Topsuper 560WP, Pitagor 550WP...). Thuốc trừ cỏ rất dễ gây ngộ độc, ảnh hưởng đến cây trồng nên phải chú ý hạn chế sử dụng thuốc, không lạm dụng thuốc trừ cỏ để diệt cỏ trên bờ ruộng, ven đường tránh ảnh hưởng đến cây trồng, môi trường và con người; chỉ dùng thuốc cho những ruộng có tiền sử nhiều cỏ, thường xuyên mất nước. 

Đối với OBV, tạo các rãnh nhỏ xung quanh ruộng, lợi dụng khi tháo nước ốc tập trung chảy theo xuống rãnh để thu gom tiêu diệt. Cắm que cọc rải rác trong ruộng để ốc leo lên đẻ trứng, sau đó thu hủy trứng. Dùng lưới mắt cáo bằng kim loại, lưới ni-lông có lỗ nhỏ hoặc phên chặn trước cửa ruộng, mương máng, cống dẫn nước vào ruộng... để ngăn ốc từ bên ngoài xâm nhập vào ruộng lúa, đồng thời dễ thu gom diệt ốc. Các biện pháp thủ công cần được tiến hành thường xuyên trong suốt vụ. Ốc thu gom đem tiêu hủy hoặc dùng làm phân bón cho cây trồng, nghiền làm thức ăn chăn nuôi. Kết hợp biện pháp sinh học, thả vịt vào mương máng, ruộng lúa đã cứng hoặc sau khi thu hoạch để vịt ăn ốc con. Ưu tiên sử dụng thuốc nhóm hoạt chất Metaldehyde an toàn cho cây trồng và ít độc đối với động vật thuỷ sinh. Diệt OBV phải làm đồng loạt, tập trung, làm thường xuyên và đúng phương pháp. Tuy nhiên thuốc trừ OBV rất độc đối với động vật thủy sinh nên dùng biện pháp thủ công là chính. Nếu phải sử dụng thuốc hóa học thì khi phun thuốc cần hoành triệt kỹ không cho nước trong ruộng chảy ra mương máng trong 3 ngày sau phun; không phun thuốc gần khu vực nuôi thủy sản./.

Văn Đại

Do điều kiện nền nhiệt độ trong tháng 1 năm 2010 cao hơn trung bình nhiều năm, đây là điều kiện thuận lợi cho ốc bươu vàng gia tăng nhanh về số lượng. Ốc bươu vàng là đối tượng dịch hại nguy hiểm đối với lúa xuân mới gieo sạ và cấy ở các tỉnh phía Bắc trong năm nay, đặc biệt là các chân ruộng trũng. Bị ốc hại nặng, cây lúa có thể bị hại 30-50% về mật độ, làm giảm năng suất lúa cuối vụ.

Để diệt trừ có hiệu quả đối tượng dịch hại này, nông dân cần thực hiện đồng bộ một số biện pháp kỹ thuật sau:

Trước khi làm đất, cần vệ sinh đồng ruộng, dọn dẹp sạch cỏ dại ven bờ bao, thu nhặt tiêu hủy ổ trứng ốc, đây là nơi ốc cư trú lây truyền sang vụ sau. Dùng tay hay dùng lưới, ghe cào bắt ốc. Khi gieo sạ, nên đánh rãnh thoát nước, ốc tập trung vào rãnh, dễ dàng bắt ốc bằng tay.

Cắm cọc ở các vùng trũng nhử ốc lên đẻ trứng để tiêu diệt. Khi đưa nước vào ruộng cấy hoặc cho nước vào ruộng lúa đang hồi xanh đẻ nhánh cần phải sử dụng lưới chắn 3 lớp để ngăn chặn ốc xâm nhập.

Dùng mồi để dụ ốc tập trung ăn và bắt, mồi có thể dùng các loại thức ăn ốc thích như: xơ quả mít, dây lá khoai lang, lá cây khoai môn, lá cây dâm bụt, rau diếp, rau xà lách, lá bắp cải… Các loại lá bó thành từng bó để ở góc ruộng, gần bờ sau khi bỏ bả 12-24 giờ dùng rổ, rá xúc cả bả mồi và ốc lên để bắt.

Quây ruộng có ốc, cho vịt vào nhốt không cho ăn mồi trong 1 ngày, vịt sẽ mò bắt hết ốc nhỏ và trứng trong ruộng.

Hiện nay có nhiều loại thuốc hoá học trừ ốc bươu vàng hiệu quả cao, an toàn với tôm cá như: Clodan supe 700WP; Mossade 70WP; Buorbo 8,3BR; Tictack 13,2BR; Dioto 250EC.

Với lúa sạ, sau khi lúa đã mọc 7 ngày, cho nước ngập xâm xấp, phun các loại thuốc hoá học trừ ốc bươu vàng cho lúa với nồng độ và liều lượng theo hướng dẫn của nhà sản xuất in trên bao bì sản phẩm...

Đối với lúa cấy, trước khi cấy hoặc ngay sau khi cấy, tháo cạn xâm xấp nước phun thuốc diệt ốc cho lúa, sau 24 giờ phun thuốc mới cho thêm nước để cấy hay dưỡng lúa.

Nên phun thuốc vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát là lúc ốc bươu vàng hoạt động mạnh nhất để tăng hiệu quả của thuốc.

Không dùng những loại thuốc có độ độc cao, hiện nay đã có nhiều gia cầm (ngan, vịt) và người ăn phải ốc nhiễm thuốc nhưng chưa chết đã bị ngộ độc.

Chế biến ốc bươu vàng thành món ăn ngon và bổ dưỡng: Chọn những con ốc to đường kính khoảng 2cm trở lên không bị nhiễm thuốc bảo vệ thực vật. Ngâm ốc trong nước vo gạo trong 3-6 giờ (cho thêm 1 quả ớt chín giã nhỏ) ốc sẽ nhả bớt nhớt và phân ra ngoài. Rửa sạch ốc nhiều lần, đập vỡ vỏ ốc, bỏ phần ruột, khêu lấy phần thịt. Dùng dấm ăn và muối bóp để ngấm trong 5-10 phút, rửa nhiều lần bằng nước sạch cho hết nhớt, thịt ốc sẽ khô, ráo. Đem thịt ốc đã sơ chế này xào sả ớt hoặc nấu lẫn với chuối, đậu, lá lốt, lá tía tô, tiêu bắc, bột nêm… tuỳ theo khẩu vị từng người thành món ăn bổ dưỡng rất ngon.


Người dân xã Thượng Ấm (Sơn Dương) làm cỏ, sục bùn tạo điều kiện cho lúa non bén rễ, hồi xanh.

Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh thống kê sơ bộ, đã có 242 ha lúa mới cấy bị nhiễm ốc bươu vàng, trong đó có 14 ha bị nhiễm nặng tập trung tại các huyện Sơn Dương, Hàm Yên, Yên Sơn. Riêng đối bệnh nghẹt rễ chưa có số liệu thống kê cụ thể, song nhiều chòm lúa mới cấy của bà con đã có hiện tượng vàng lá.

Tại cánh đồng xã Thái Long (TP Tuyên Quang) dù lúa đã được cấy gần 1 tuần nhưng một số chòm chưa có dấu hiệu hồi xanh, lá lúa non bị vàng dần. Theo bà con nông dân lúa chậm phát triển, đã vậy ốc bươu vàng còn phá hại nên bà con rất lo lắng. Xã Trung Môn (Yên Sơn) lúa non mới cấy của bà con cũng có hiện tượng bị vàng lá. Chị Phạm Thị Chiến, xóm 3, xã Trung Môn cho biết, cũng như những vụ trước ngay khi thu hoạch xong lúa xuân là gia đình tiến hành làm đất chuẩn bị gieo cấy lúa mùa. Tuy nhiên, không hiểu lý do tại sao mạ trước khi cấy rất đẹp sau khi cấy 4 - 5 ngày lá đỏ dần, rễ kém phát triển. 

Bà Nguyễn Thị Phương Dung, Trưởng phòng Bảo vệ thực vật, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh cho biết, bệnh vàng lá trên lúa mới cấy là do lúa bị ngộ độc hữu cơ. Triệu chứng của bệnh, cây lúa có hiện tượng rễ thối đen, lá khô đỏ vàng, cây còi cọc, đẻ nhánh ít, nếu không khắc phục kịp thời khi bị nặng có thể bị chết lụi hàng vạt lớn. Bệnh gây hại trên lúa mùa chủ yếu ở giai đoạn bén rễ, hồi xanh đến đẻ nhánh, làm ảnh hưởng trực tiếp đến sinh trưởng của cây lúa và làm giảm năng suất. Nguyên nhân gây bệnh có thể do điều kiện thời tiết khắc nghiệt (nắng nóng) gây bất lợi cho sinh lý cây lúa; thời gian chuyển mùa vụ quá gấp, đất không được làm sớm, rơm rạ vùi xuống chưa kịp phân hủy sản sinh nhiều chất độc hại đối với cây lúa. Thậm chí là đất ruộng lúa bị thiếu oxy kéo dài với nhiều nguyên nhân khác nhau (tình trạng yếm khí, đất tích tụ nhiều khí độc, ngộ độc hữu cơ, đất úng hoặc quá chặt...) đã làm ảnh hưởng đến sự hô hấp và sinh trưởng của bộ rễ, làm rễ thối đen và không phát triển, khả năng hút chất dinh dưỡng giảm gây tình trạng cây thiếu dinh dưỡng.

Bà con nông dân cần thực hiện các biện pháp phòng, chống kịp thời để bảo đảm vụ mùa đạt kết quả tốt. Những chân ruộng trũng, lầy thụt hoặc đất dộc chua phải cày bừa kỹ, bón vôi bột 15 kg/sào kết hợp với phân chuồng hoai mục và phân lân nhằm hạn chế khí độc có ở trong đất trước khi cấy. Sau khi cấy xong, bà con nên tiến hành làm cỏ, sục bùn sớm để giải phóng độc tố trong đất. Đối với ruộng đã bị nghẹt rễ nặng tuyệt đối không được bón đạm, những ruộng trũng nước, nếu thuận tiện thì tháo kiệt nước, phơi ruộng vài ba ngày, bón thêm vôi bột kết hợp với phân lân, tăng cường làm cỏ sục bùn để giải phóng khí độc trong đất. Kết hợp sử dụng các chế phẩm phun bổ sung dinh dưỡng và giải độc cho lúa như: Gibta, Atonik 1.8SL, HQ-801… pha theo hướng dẫn trên bao bì và phun ướt đều tán lá. Nếu ruộng bị nặng sử dụng thuốc Antracol 70WP pha 25 gam/bình 8 lít nước phun ướt đều tán lá, phun 1 - 2 lần cách nhau 7 - 10 ngày. Khi cây lúa hồi xanh trở lại, ra nhiều rễ mới màu trắng thì tiến hành chăm sóc, bón phân thúc đẻ bình thường.

Theo bà Nguyễn Thị Phương Dung, đối với ốc bươu vàng phải áp dụng triệt để các biện pháp thủ công, hóa học để diệt trừ. Trên những ruộng nhiễm ốc bươu vàng với mật độ trên 3 con/m2 trở lên cần sử dụng một trong các loại thuốc như: Pilot 500WP, VT-Dax 700WP, Clodansuper 700WP,... phun rải thuốc theo hướng dẫn trên bao bì. Ngoài ra, cần chú ý phòng trừ các ổ rầy, sâu cuốn lá, sâu đục thân và diệt chuột bằng các biện pháp kỹ thuật tổng hợp để hạn chế nguồn chuột gây hại khi lúa chuyển sang giai đoạn làm đòng đến thu hoạch.

Video liên quan

Chủ đề