Ngứa tay chân là dấu hiệu của bệnh gì

Bỗng dưng lòng bàn chân, bàn tay cứ ngứa râm ran, càng gãi càng ngứa… Hầu hết nguyên nhân ngứa là do “nước ăn” chân hoặc mắc các bệnh về da.

Tuy nhiên, lòng bàn tay, bàn chân bị ngứa nhiều nơi, ngứa không xác định rõ vị trí, đi kèm với một vài dấu hiệu như vàng da vàng mắt, nước tiểu vàng, mệt mỏi, ăn kém, chảy máu răng, chảy máu cam… có thể là biểu hiện của một số bệnh về gan.

Những bệnh gan có thể gây ra chứng ngứa như:

- Ứ mật

Axit mật là loại chất lỏng được bài tiết trong gan, chảy vào các ống dẫn trong gan giống như nhánh cây rồi đi vào túi mật. Chúng có nhiệm vụ tiêu hóa hấp thu chất béo, điều chỉnh sự cân bằng nồng độ cholesterol, triglyceride, glucose, năng lượng trong tế bào, loại bỏ các chất độc trong gan. Nhưng vì một nguyên nhân nào đó axit mật này bị ứ lại, không chảy được vào gan mà chảy vào máu làm tăng axit mật trong máu kích thích vào đầu tận cùng các dây thần kinh dưới da gây ngứa.

Ứ mật do nhiều nguyên nhân: ứ mật xảy ra ngoài gan do viêm đường mật, khối u đường mật, nang đường mật, hẹp ống mật, sỏi ống mật, u bên ngoài chèn ép đường mật,… Ứ mật xảy ra trong gan là do virus gây viêm gan như viêm gan B hoặc C, do thuốc, bệnh gan do rượu, áp xe gan, dị dạng đường mật trong gan, xơ gan,…

- Xơ gan ứ mật

Nếu sự ứ mật diễn ra lâu dài không được điều trị, các ống dẫn mật bị viêm, phá hủy các tế bào gan, lâu ngày dẫn đến xơ hóa gan, xơ gan.

Xơ gan ứ mật dẫn đến tăng áp lực tĩnh mạch cửa, suy chức năng gan gây nên một số các biến chứng nguy hiểm như: chảy máu đường tiêu hóa, nhiễm trùng, báng bụng, suy thận, hôn mê… Ngoài ra, xơ gan ứ mật còn dẫn đến thiếu vitamin do không hấp thụ được chất béo và các vitamin tan trong chất béo như A, D, E và K, suy dinh dưỡng, loãng xương,...

Ngứa là một triệu chứng phổ biến và điển hình của xơ gan ứ mật trong giai đoạn đầu. Vị trí ngứa thường là lòng bàn tay, bàn chân. Mức độ ngứa thường nặng hơn vào ban đêm. Ngoài ra thường có kèm một số triệu chứng như mệt mỏi, nước tiểu sậm, khô mắt, khô miệng.

- Ngứa do thay đổi nội tiết tố

Trong trường hợp này thường xảy ra ở phụ nữ khi mang thai, do nội tiết tố thay đổi làm ảnh hưởng đến dòng chảy của mật cũng có thể gây ngứa. Ngứa ở phụ nữ mang thai diễn ra trầm trọng hơn ở ba tháng cuối thai kỳ. Ngứa thường ở lòng bàn tay, bàn chân, một số trường hợp ngứa cả bụng, lưng… Tại vị trí ngứa thường không phát ban, không có tổn thương gì đặc biệt.

Cảnh báo:

Bệnh về gan là bệnh diễn tiến rất thầm lặng, triệu chứng lúc đầu thường nghèo nàn, vì vậy nếu những người có nhiều nguy cơ bệnh gan kèm theo ngứa kéo dài, điều trị da liễu không giảm nên khám chuyên khoa gan để có hướng chẩn đoán và điều trị sớm.

Chào bác sĩ, tôi tên là Thu. 3 ngày nay bàn chân tôi bỗng nhiên bị ngứa, tôi gãi nhiều đến nỗi trầy cả da nhưng vẫn không thấy đỡ. Tôi không biết vì sao mình lại bị như vậy, mong bác sĩ giải thích giúp tôi và cho tôi lời khuyên, cảm ơn bác sĩ.

Trả lời:

Chào bạn Thu, các bác sĩ của chúng tôi đã nhận được câu hỏi của bạn. Bạn đang gặp phải tình trạng ngứa bàn chân. Bạn có thể liên hệ bác sĩ tư vấn theo số 1900 1246. Để giúp bạn có thể hiểu rõ hơn về triệu chứng mình đang mắc phải và có phương hướng điều trị phù hợp, chúng tôi xin đưa ra một số thông tin như sau:

1. Ngứa bàn chân là gì

2. Biểu hiện của triệu chứng ngứa bàn chân là gì

3. Nguyên nhân gây ra ngứa bàn chân là gì

4. Ngứa bàn chân được điều trị như thế nào

5. Làm thế nào để phòng ngừa ngứa bàn chân

6. Khi nào nên đi khám bác sĩ

==

Tư vấn và khám bệnh:

✍ Bác sĩ  Nguyễn Hoàng Bình- BV Chợ Rẫy

☎ Gọi điện tư vấn: 19001246

==

Ngứa là một thuật ngữ y khoa gây ra bởi cảm giác khó chịu ở da khiến chúng ta muốn cào gãi vùng da đó. Ngứa có thể xảy ra bất cứ vùng da nào. Tuy nhiên bàn chân là một vị trí đặc biệt dễ bị tổn thương bởi vì người ta thường ra mồ hôi chân do mang nhiều loại giày dép khác nhau. Nhiều tình huống có thể dẫn đến ngứa chân, bao gồm tiếp xúc với:

  • Ẩm ướt
  • Môi trường khô dẫn đến da khô
  • Bị kích thích khi đi chân đất
  • Nhiễm trùng do vi khuẩn, vi rút, ký sinh trùng, hoặc nấm

Mặc dù ngứa bàn chân thường không phải là nguyên nhân đáng lo ngại, nhưng chúng có thể là biểu hiện của các tình trạng bệnh về da hoặc thậm chí là bệnh nội khác. Biết được những triệu chứng nào bạn nên lo lắng và không nên lo lắng có thể giúp bạn giải tỏa được căng thẳng khi bị ngứa bàn chân.

Ngứa bàn chân sẽ khiến bạn muốn cào gãi vùng da đó. Những thay đổi trên da sau đây có thể kèm theo cảm giác ngứa:

  • Bóng nước
  • Vết nứt, vùng da hở
  • Mảng khô giống như vảy
  • Ngứa
  • Ban
  • Đỏ
  • Sưng
  • Đốm trắng

Cũng có thể không có sự thay đổi bề mặt da khi có ngứa bàn chân.

Biểu hiện của triệu chứng ngứa bàn chân

Ngứa bàn chân có thể xuất phát từ một số nguyên nhân, bao gồm:

Bệnh tật

Ngứa bàn chân do bệnh lý có thể liên quan đến sự tăng sản xuất chất dẫn truyền thần kinh serotonin. Vì lý do này, các bác sĩ có thể chỉ định thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRI) để điều trị ngứa. Các tình trạng bệnh gây ngứa bàn chân bao gồm:

  • Bệnh lí ở gan
  • Chứng cholestasis, làm giảm sự lưu thông mật trong ống mật
  • Ung thư
  • Bệnh thần kinh ngoại biên, một tình trạng thường gặp có liên quan đến đái tháo đường
  • Bệnh đa hồng cầu nguyên phát 
  • Bệnh thận
  • Bệnh tuyến giáp
  • Ngứa thai nghén trong thời kỳ mang thai (có thể có hoặc không kèm theo chứng cholestasis)

Bệnh lý về da

Các bệnh lý về da gây ngứa bàn chân bao gồm:

Tiếp xúc với chất gây kích thích

Một số chất gây kích thích, thuốc để điều trị bệnh khác có thể gây ra phản ứng bên trong hoặc trên cơ thể. Các thuốc được biết là có thể gây ngứa toàn bộ cơ thể và bàn chân bao gồm opioid hoặc thuốc ngủ, như morphine sulfate, thuốc ức chế men chuyển, và statin.

Bác sĩ sẽ điều trị ngứa bàn chân theo từng loại nguyên nhân. Đối với phản ứng dị ứng, tránh tiếp xúc các sản phẩm gây phản ứng dị ứng có thể giúp giảm ngứa.

Các phương pháp điều trị có thể làm giảm ngứa bao gồm:

  • Thuốc kháng histamin H1 có thể giúp làm giảm ngứa. Thuốc kháng histamine có thể làm giảm đau và có các tác dụng phụ không an toàn. Người lớn tuổi có thể cần phải tránh sử dụng chúng.
  • Nếu bạn mắc bệnh bàn chân lực sĩ, thuốc xịt hoặc kem kháng nấm có thể có ích. Nhiễm nấm mạn tính có thể cần điều trị kháng nấm theo bác sĩ.
  • Thuốc chống ngứa tại chỗ, thuốc làm mềm da như thuốc mỡ và kem steroid có thể giúp làm giảm ngứa trên bề mặt da.
  • Ngoài ra, thuốc kê toa như SSRIs, gabapentin, hoặc thuốc chống trầm cảm ba vòng có thể có lợi ở một số bệnh nhân.

Các thói quen chăm sóc chân có thể giúp giảm ngứa và phòng ngừa một số nguyên nhân, chẳng hạn như nhiễm nấm. Bạn nên mang giày chống thấm nước, chẳng hạn như dép xỏ ngón khi trong phòng tắm tập thể hoặc phòng tập gym. Bạn cũng có thể sử dụng các biện pháp chăm sóc bàn chân sau đây:

  • Không mang giày và vớ cho đến khi bàn chân của bạn khô hoàn toàn.
  • Rửa chân thường xuyên bằng xà phòng nhẹ, chú ý rửa kĩ các vùng giữa các ngón chân và bôi kem dưỡng ẩm sau khi tắm xong.
  • Mang vớ bằng cotton hoặc vớ len.
  • Mang giày được thông khí tốt, chẳng hạn như những có lỗ lưới giúp chân luôn khô ráo.

Nếu bạn thường phải mang giày bít thường xuyên và hay đổ mồ hôi chân, thoa một chút phấn hoặc bột chống nấm trước khi mang vớ hoặc giày có thể giúp bạn cải thiện tình trạng.

Hãy đi khám bác sĩ nếu ngứa bàn chân không cải thiện khi đã chăm sóc tại nhà hoặc nếu các triệu chứng trở nên nặng hơn theo thời gian.

Bác sĩ của bạn sẽ hỏi kỹ bệnh sử và tiến hành thăm khám để chẩn đoán nguyên nhân gây ngứa chân. Các câu hỏi họ hỏi bạn có thể bao gồm:

  • Gần đây bạn có bắt đầu sử dụng bất kỳ loại thuốc mới nào không?
  • Bạn có tiếp xúc với bất kỳ chất có khả năng gây kích thích không?
  • Bạn có bất kỳ bệnh mạn tính nào không, chẳng hạn như đái tháo đường hay chàm?
  • Các thành viên trong gia đình, bạn bè, hoặc đồng nghiệp gần đây có những vấn đề gì về da không?

Nếu cần, bác sĩ có thể thực hiện các xét nghiệm bao gồm:

  • Cạo da
  • Nuôi cấy
  • Sinh thiết
  • Xét nghiệm máu

Một số xét nghiệm có thể kiểm tra ngay tại vị trí trong hoặc trên bề mặt da để kiểm tra xem có nhiễm vi sinh vật không.

Bạn Thu nên theo dõi thêm tình trạng của mình. Nếu triệu chứng không thuyên giảm, bạn cần đi khám bác sĩ để xác định nguyên nhân gây ra tình trạng của mình. Bạn có thể liên hệ đặt khám với bác sĩ Hello Doctor theo số điện thoại 1900 1246.