Nguyên nhân bí tiểu ở phụ nữ

Ngày viết: 10/06/2021 - Cập nhật ngày 06/10/2022.

Nguyên nhân bí tiểu ở phụ nữ

Chuyên gia tư vấn bệnh lý Lương y: Ngô Trí Tuệ

Lương y vì sức khỏe nhân dân
GĐ Nhà thuốc Đức Thịnh Đường

Khó tiểu, bí tiểu (bí đái) là chứng rối loạn tiểu tiện xảy ra khi bàng quang chứa đầy nước tiểu, buồn tiểu nhưng không đi tiểu được. Bí đường tiểu được bắt gặp nhiều ở nữ giới do quá trình mang thai, sinh nở hoặc nhiều nguyên nhân bệnh lý khác nhau. Để hiểu rõ hơn về nguyên nhân hiện tượng bí tiểu ở nữ giới, hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây.

Nguyên nhân bí tiểu ở phụ nữ

Mắc tiểu mà tiểu không được ở nữ – Những điều cần biết về bí tiểu ở nữ giới

  • 1. Triệu chứng bí tiểu ở nữ giới
    • 1.1. Bí tiểu cấp tính
    • 1.2. Bí tiểu mạn tính
  • 2. Nguyên nhân bí tiểu ở phụ nữ
  • 3. Không đi tiểu được, bí tiểu ở phụ nữ là bệnh gì?
  • 4. Nữ giới bị bí tiểu phải làm sao?
    • 4.1. Điều trị bí tiểu bằng thuốc Tây
    • 4.2. Bài thuốc dân gian trị bí tiểu
    • 4.3. Cách trị khó tiểu tại nhà bằng thuốc Đông y
  • 5. Thuốc trị Đái dầm Đức Thịnh – Xử trí nguyên nhân bí tiểu, không đi tiểu được tận gốc

1. Triệu chứng bí tiểu ở nữ giới

Hiện tượng bí tiểu là khi có cảm giác buồn tiểu, căng tức bàng quang mà không đi tiểu được, đái không ra hoặc bàng quang không được làm rỗng hoàn toàn sau khi đi tiểu. Bí tiểu ở nữ giới khiến chị em khó chịu, bứt rứt và gây ra nhiều phiền toái trong cuộc sống khiến người bệnh ăn không ngon ngủ không yên.

Bí tiểu ở nữ giới được chia thành 2 loại là bí tiểu cấp tính và bí tiểu mạn tính. Triệu chứng của 2 loại bí tiểu này không giống nhau:

1.1. Bí tiểu cấp tính

Bí đái, bí tiểu cấp tính ở nữ giới là hiện tượng đột ngột đi tiểu không được, người bệnh cố rặn tiểu nhưng không ra hoặc chỉ ra vài giọt. Bàng quang không được thải nước tiểu ra ngoài hoặc thải không hết luôn căng tức và đôi khi xuất hiện cơn co thắt.

1.2. Bí tiểu mạn tính

Bí tiểu mạn tính thường gây nên bởi nguyên nhân khi tình trạng khó tiểu kéo dài, nước tiểu bị tồn đọng lâu ngày trong bàng quang ngày càng tăng lên và làm kém đi khả năng tống hết nước tiểu ra ngoài của bàng quang. Hậu quả là bàng quang có thể bị căng giãn quá mức, lâu dần mất khả năng co bóp.

Nguyên nhân bí tiểu ở phụ nữ

Triệu chứng của bí tiểu là căng tức bàng quang đầy nước tiểu nhưng không đi tiểu được

2. Nguyên nhân bí tiểu ở phụ nữ

Nguyên nhân hiện tượng bí tiểu ở nữ giới khá đa dạng, dưới đây là một số nguyên nhân gây bí tiểu phổ biến:

  • Cơ thể mất cân bằng âm dương: Theo lý luận của Y học cổ truyền, cơ thể có phần âm và dương. Bình thường, âm dương sẽ cân bằng. Nhưng khi chúng ta stress kéo dài, thức khuya, ăn nhiều đồ cay nóng, uống nhiều thuốc kháng sinh,… dương khí sẽ hạ hãm, ép xuống thành bàng quang, thu hẹp ống dẫn tiểu gây khó tiểu, bí tiểu, cảm giác tiểu khó khăn như tiểu buốt, tiểu rắt. Thậm chí nếu dương khí ép mạnh quá sẽ gây vỡ mao mạch ở bàng quang gây ra tiểu ra máu. Đây là nguyên nhân hiện tượng bí tiểu ở nữ giới phổ biến nhất, chiếm đến 80% số người bị tiểu khó, bí tiểu.
  • Quá trình mang thai: Thai nhi chèn ép lên bàng quang gây ra tình trạng bí tiểu, khó tiểu.
  • Phụ nữ sa bàng quang: Là hiện tượng xuất hiện khi thành bàng quang và âm đạo yếu đi là cho bàng quang sa trễ ngả về phía âm đạo. Vị trí bất thường của âm đạo làm cho nước tiểu khó được đào thải hết ra khỏi bàng quang gây ra chứng bí tiểu, đi tiểu không ra.
  • Táo bón, nóng trong người: Táo bón cũng là một trong những nguyên nhân không đi tiểu được. Phân cứng trong trực tràng lâu ngày có thể đẩy bàng quang sát vào niệu đạo làm cho niệu đạo bị chèn ép dẫn tới khó đi tiểu.
  • Tác dụng phụ của thuốc trị bệnh: Một số loại thuốc có thể khiến nữ giới bị bí tiểu tạm thời như thuốc chống trầm cảm, thuốc kháng histamin, thuốc giãn cơ, thuốc huyết áp, thuốc chống loạn nhịp tim,…

Nguyên nhân bí tiểu ở phụ nữ

Táo bón lâu ngày có thể đẩy bàng quang sát vào niệu đạo làm niệu đạo bị chèn ép dẫn tới khó đi tiểu ở nữ giới

3. Không đi tiểu được, bí tiểu ở phụ nữ là bệnh gì?

Ngoài các nguyên nhân trên, tình trạng bí tiểu, buồn tiểu nhưng không tiểu được ở nữ có thể là do nguyên nhân bệnh lý gây ra, hay nói đúng hơn bí tiểu là một triệu chứng của nhiều bệnh khác nhau. Cụ thể:

  • Viêm đường tiết niệu: Bao gồm viêm bể thận, viêm nhiễm bàng quang, viêm niệu đạo chủ yếu do vi khuẩn gây ra.
  • Viêm phụ khoa: Viêm âm đạo, nấm âm đạo.
  • Viêm vùng chậu gồm viêm ống dẫn trứng, viêm tử cung, viêm buồng trứng,…
  • Sỏi hoặc dị vật ở bàng quang: Sỏi hoặc cục máu trên thận xuống hoặc hình thành ngay tại bàng quang gây tắc hẹp đường tiểu khiến nữ giới đi tiểu khó khăn, bí tiểu.
  • Các bệnh lý ở hệ thần kinh làm tổn thương dây thần kinh trung ương gồm: Bệnh tủy sống, chấn thương tủy sống, gãy cột sống, u tủy, viêm tủy; viêm não, chảy máu não, viêm màng não; bệnh Parkinson, Alzheimer,…

Nguyên nhân bí tiểu ở phụ nữ

Không đi tiểu được là bệnh gì? – Viêm đường tiết niệu là nguyên nhân gây ra bí tiểu, tiểu buốt, nước tiểu nóng ở nữ giới

4. Nữ giới bị bí tiểu phải làm sao?

Bí tiểu ở nữ giới có nhiều nguyên nhân gây ra, do bệnh lý hoặc do bệnh lý do đó có những cách điều trị khác nhau. Bạn cần đến các cơ sở y tế thăm khám để xác định nguyên nhân chính xác cũng như có phác đồ điều trị phù hợp.

4.1. Điều trị bí tiểu bằng thuốc Tây

Hiện tượng bí tiểu ở phụ nữ có thể do bệnh lý gây ra và cần sử dụng thuốc Tây Y để điều trị bệnh lý đó.

  • Thuốc điều trị viêm đường tiết niệu (chủ yếu là viêm niệu đạo, viêm bàng quang: Ofloxacin, Ciprofloxacin, Tetracycline, Levofloxacin,…
  • Thuốc giảm đau, chống viêm điều trị sỏi tiết niệu (sỏi thận, sỏi bàng quang,…);
  • Thuốc giãn cơ trơn tiết niệu,…

Những loại thuốc này có thể gây ra tác dụng phụ không mong muốn như đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, rối loạn tiêu hóa,…Do đó người bệnh cần đặc biệt thận trọng khi sử dụng và phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ.

Nguyên nhân bí tiểu ở phụ nữ

Trường hợp bị bí tiểu ở nữ giới do bệnh lý gây ra thì người bệnh có thể phải dùng thuốc điều trị

4.2. Bài thuốc dân gian trị bí tiểu

Uống nước gì để dễ đi tiểu? Một số cách chữa bí tiểu dân gian từ cây thuốc nam khi bị nóng trong người, chức năng thận và bàng quang suy yếu như:

Mã đề

Chuẩn bị nguyên liệu: 100g mã đề, 20g rễ cỏ tranh, 20g râu ngô, 20g củ sả, 20g đậu đen.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch tất cả các nguyên liệu trên rồi sắc cùng 1 lít nước
  • Khi thuốc sôi thì vặn nhỏ lửa rồi đun còn khoảng 500ml thì tắt bếp.
  • Chắt lấy nước thuốc uống 2 lần trong ngày, uống sau bữa ăn.

Thực hiện bài thuốc liên tục 10 ngày để thấy chứng bí tiểu được cải thiện đáng kể.

Nguyên nhân bí tiểu ở phụ nữ

Cách chữa không đi tiểu được từ cây mã đề

Rau má

Chuẩn bị nguyên liệu: 10g rau má, 10g rễ cỏ tranh, 15g hoa súng, 15g râu ngô, 10g rau diếp cá

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch các nguyên liệu rồi đem sắc cùng 550ml nước sạch.
  • Khi sôi hạ nhỏ lửa và đun còn khoảng 300ml thì tắt bếp

Lọc lấy nước uống 2 lần trong ngày. Thực hiện 10 ngày liên tục để thấy hiệu quả.

Nguyên nhân bí tiểu ở phụ nữ

Rau má công dụng tiêu nhiệt, giải độc, trị bí tiểu do nóng trong

Bồ công anh

Chuẩn bị nguyên liệu: 15g mỗi loại (bồ công anh, mã đề, rau má, râu ngô, cam thảo dây, mía dò, rễ cỏ tranh).

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch toàn bộ nguyên liệu trên rồi đem sắc cùng 1 lít nước.
  • Sắc đến khi còn 350-400ml thì tắt bếp.
  • Chắt lấy nước thuốc uống trực tiếp trong ngày sau bữa ăn.

Mỗi ngày uống 1 thang và kiên trì khoảng 10 ngày để giúp khắc phục chứng bí tiểu.

Nguyên nhân bí tiểu ở phụ nữ

Bồ công anh trị bí tiểu bằng cách giúp lợi tiểu, thông tiểu và còn giải độc gan

Bí xanh

Gọt vỏ 300g bí xanh, bỏ ruột, rửa sạch rồi ép lấy nước cốt uống trực tiếp. Nếu không uống được trực tiếp thì chị em có thể luộc chín rồi ăn cái và uống nước. Áp dụng cách này liên tục 10 ngày để thanh nhiệt, giải độc, điều trị bí tiểu do nóng trong người.

Những bài thuốc dân gian có tác dụng dược lý chậm nên người bệnh cần kiên trì áp dụng trong thời gian dài mới có hiệu quả.

4.3. Cách trị khó tiểu tại nhà bằng thuốc Đông y

Bên cạnh những cách chữa bí tiểu tại nhà trên thì một số bài thuốc Đông y có tác dụng điều trị tận gốc nguyên nhân gây ra bí tiểu:

Chữa bí tiểu ở nữ giới do sỏi tiết niệu

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • 40g kim tiền thảo
  • 8g đại hoàng 
  • 12g mỗi vị: mộc thông, biên súc, hoạt thạch, sa tiên, cù mạch, sơn chi tử
  • 6g mỗi vị: chích thảo, tam thất

Cách thực hiện: 

  • Cho các vị thuốc vào sắc cùng 250-300ml nước. 
  • Khi sôi hạ nhỏ lửa và sắc đến khi còn 1 bát con thì tắt bếp.
  • Chắt nước uống 3 lần trong ngày sau bữa ăn chính.

Bài thuốc này trị bí tiểu do sỏi tiết niệu, vùng bụng dưới đau tức, đi tiểu ra máu.

Nguyên nhân bí tiểu ở phụ nữ

Kim tiền thảo kết hợp một số vị thuốc khác chữa bí tiểu do sỏi tiết niệu

Chữa bí tiểu do thận hư

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • 12g mỗi vị: thục địa, hoài sơn, xa tiền tử, ngưu tất
  • 8g mỗi vị: phục linh, trạch tả, sơn thù, phục tử chế, đan bì
  • 4g nhục quế

Cách thực hiện:

  • Cho tất cả nguyên liệu vào sắc cùng 3 bát con nước
  • Khi sôi hạ nhỏ lửa và đun tiếp đến khi còn khoảng 1 bát con thì tắt bếp
  • Chắt lấy nước thuốc uống 3 lần trong ngày sau bữa ăn chính

Bài thuốc này trị bí tiểu do thận hư, không khí hóa được bàng quang, bí tiểu kèm tiểu không hết nước, đau lưng mỏi gối, tay chân lạnh.

Nguyên nhân bí tiểu ở phụ nữ

Hoài sơn kết hợp thục địa, xa tiền tử và nhiều vị thuốc khác trị bí tiểu do thận hư yếu

XEM THÊM:

Tất tần tật về chứng bệnh khó tiểu ở nữ giới

Bí tiểu đi tiểu đau bụng dưới – 7 bệnh lý bạn cần chú ý

Bí tiểu là gì? Bí tiểu uống thuốc gì nhanh khỏi?

Nguyên nhân và cách chữa bệnh bí tiểu ở người già an toàn

Cách chữa bệnh bí tiểu do viêm đường tiết niệu

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • 12g mỗi vị: hoạt thạch, sơn chi tử, biên súc, mộc thông, cù mạch, sa tiên
  • 8g đại hoàng
  • 6g chích thảo

Cách thực hiện: 

  • Cho các vị thuốc vào sắc cùng 250-300ml nước. 
  • Khi sôi hạ nhỏ lửa và sắc đến khi còn 1 bát con thì tắt bếp.
  • Chắt nước uống 3 lần trong ngày sau bữa ăn chính.

Nguyên nhân bí tiểu ở phụ nữ

Cù mạch kết hợp hoạt thạch, sơn chi tử, biên súc tác dụng lợi tiểu, trị bí tiểu do viêm đường tiết niệu

5. Thuốc trị Đái dầm Đức Thịnh – Xử trí nguyên nhân bí tiểu, không đi tiểu được tận gốc

Các phương pháp điều trị bí tiểu ở trên chỉ có tác dụng cải thiện triệu chứng nên hiệu quả không lâu dài, dễ tái phát. Bên cạnh đó, sử dụng thuốc Tây y thường có nhiều tác dụng phụ. Do đó, nhiều người hiện nay có xu hướng sử dụng sản phẩm thảo dược để trị tận gốc bệnh một cách hiệu quả, không tác dụng phụ, tiêu biểu là Thuốc trị đái dầm Đức Thịnh.

Đây là THUỐC có nguồn gốc hoàn toàn từ thảo dược quý hiếm với các vị thuốc: Đảng sâm, Tang phiêu tiêu, Quy bản, Phục linh, Cam thảo, Đương quy,… Đây đều là những vị thuốc giúp bổ thận, phục hồi chức năng chế ước bàng quang, điều hòa hệ thần kinh thực vật, cân bằng âm dương cho cơ thể. Nhờ đó, thuốc tác động đến gốc rễ gây ra các chứng rối loạn tiểu tiện, trong đó có bí tiểu.

Thuốc trị Đái dầm Đức Thịnh ra mắt hơn 10 năm, là sự kết hợp giữa bài thuốc tinh hoa cổ phương với dây chuyền hiện đại chuẩn GMP Đông dược được Bộ y tế chứng nhận và cấp phép. Vì thế, Thuốc trị Đái dầm Đức Thịnh được nhiều chuyên gia khuyên dùng và người tiêu dùng tin tưởng lựa chọn trong suốt 10 năm qua.

Nguyên nhân bí tiểu ở phụ nữ

Thuốc trị Đái dầm Đức Thịnh tác động đến gốc rễ gây ra các chứng rối loạn tiểu tiện, xử lý tận gốc bí tiểu

Thuốc được điều chế thành dạng thuốc nước thảo dược, tiện lợi khi sử dụng, tiết kiệm tối đa thời gian và chi phí điều trị. Thuốc tuyệt đối an toàn cho trẻ nhỏ từ 1 tuổi trở lên, phụ nữ mang thai từ 3 tháng trở lên và phụ nữ sau sinh.

Thuốc trị đái dầm Đức Thịnh được nhiều chuyên gia và người dùng đánh giá cao và bình chọn là “SẢN PHẨM, HÀNG HÓA TIN DÙNG NĂM 2011”, “TOP 10 THƯƠNG HIỆU HÀNG ĐẦU VIỆT NAM NĂM 2022”.

Như vậy, bài viết trên đây đã cung cấp thêm những thông tin về nguyên nhân hiện tượng bí tiểu ở nữ giới cũng như cách xử lý an toàn cho chị em. Hãy kết hợp chăm sóc tại nhà, tập luyện điều độ và sử dụng Thuốc trị Đái dầm Đức Thịnh để mau chóng lấy lại sức khỏe nhé!

Nếu bạn còn thắc mắc về chứng bệnh này, muốn tìm hiểu thêm về chương trình khuyến mãi, đặt hàng Thuốc trị đái dầm Đức Thịnh chính hãng, bạn vui lòng truy cập TẠI ĐÂY.

Bài viết này có hữu ích không?