Nguyên nhân của cuộc cách mạng tháng 10 Nga năm 1917

Mục lục

  • 1 Nguyên nhân
  • 2 Diễn biến
  • 3 Những diễn biến sau cách mạng
  • 4 Đánh giá
  • 5 Ghi chú
  • 6 Chú thích
  • 7 Xem thêm
  • 8 Tham khảo
  • 9 Liên kết ngoài

Nguyên nhânSửa đổi

Sau Cách mạng Tháng Hai, tình hình nước Nga tồn tại song song hai chính quyền đó là: chính phủ lâm thời của giai cấp tư sản và các xô viết đại biểu công nhân và binh lính. Sau khi nắm được chính quyền, chính phủ lâm thời đã không giải quyết những vấn đề đã hứa trước đó như vấn đề ruộng đất của nông dân, việc làm cho công nhân, tình trạng thiếu lương thực và nhất là quyết theo đuổi chiến tranh đế quốc đến cùng.

Trái với kỳ vọng của người dân Nga, lãnh đạo chính phủ lâm thời là Alexander Kerensky vẫn muốn nước Nga tiếp tục tham gia Thế chiến thứ nhất để tranh giành quyền lực với Đế quốc Đức và Đế quốc Áo – Hung, bất kể việc đất nước đã trở nên kiệt quệ và thương vong của binh sĩ đã quá lớn (tới giữa năm 1917, gần 2 triệu lính Nga đã tử trận và khoảng 5 triệu bị thương). Tâm lý phản chiến dâng cao trong binh sỹ, người dân ở hậu phương cũng bất bình vì hy vọng có được hòa bình đã tan vỡ.

Trong hoàn cảnh đó, lãnh tụ của Đảng Bolshevik, Vladimir Ilyich Lenin từ Thụy Sĩ trở về nhà ga Phần Lan ngày 3 tháng 4 năm 1917 đã nhận được sự ủng hộ rất lớn của nhân dân Petrograd. Ngày 4 tháng 4 năm 1917, Lenin đọc một bài phát biểu quan trọng có nhan đề "Những nhiệm vụ của giai cấp vô sản trong cuộc cách mạng hiện nay". Bản báo cáo này đã đi vào lịch sử với tên gọi "Luận cương tháng Tư" chỉ ra con đường chuyển từ cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng xã hội chủ nghĩa. Lenin chỉ rõ rằng cần phải chấm dứt tình trạng 2 chính quyền song song tồn tại bằng cách chuyển giao chính quyền về tay các Xô Viết: "Điều độc đáo trong thời sự nước Nga chính là bước quá độ từ giai đoạn thứ nhất của cách mạng là giai đoạn đã đem lại chính quyền cho giai cấp tư sản tiến lên giai đoạn thứ hai của cách mạng là giai đoạn phải đem lại chính quyền cho giai cấp vô sản và cho những tầng lớp nghèo trong nông dân". Về phương pháp đấu tranh, Lenin viết: "Vũ khí ở trong tay nhân dân, không có sự cưỡng bức nào từ bên ngoài đối với nhân dân, đó là thực chất của sự vật. Điều đó cho phép và bảo đảm sự phát triển và hòa bình của cách mạng". Tuy nhiên, Lenin cũng chỉ rõ phải sẵn sàng chuyển sang khởi nghĩa vũ trang một khi hoàn cảnh thay đổi, nếu các Xô Viết bị tấn công.

Đại hội Xô viết toàn Nga lần thứ hai quyết định cách mạng Tháng Mười

Để bày tỏ sự ủng hộ Đảng Bolshevik, Ngày Quốc tế Lao động 18 tháng 4 (1 tháng 5) năm 1917, công nhân Nga biểu tình đòi hòa bình, dân chủ. Trong khi đó, Bộ trưởng Ngoại giao của Chính phủ lâm thời gửi công hàm cho các nước phe Hiệp ước cam kết theo đuổi chiến tranh đến cùng gây sự phẫn nộ trong dân chúng. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Bolshevik, ngày 20 và 21 tháng 4, hàng chục vạn người dân Nga xuống đường biểu tình hòa bình, giơ cao khẩu hiệu "Tất cả chính quyền về tay Xô Viết", "Hòa bình, ruộng đất, bánh mì". Những cuộc biểu tình này làm cho Chính phủ lâm thời khủng hoảng. Ngày 2 tháng 5 (25 tháng 5) trước áp lực của quần chúng, Bộ trưởng Ngoại giao và Bộ trưởng Chiến tranh phải từ chức. Ngày 5 tháng 5, Chính phủ lâm thời tiến hành cải tổ và thành lập chính phủ liên hiệp tăng thêm số ghế cho các đảng thỏa hiệp.

Ngày 18 tháng 6 (1 tháng 7), phái Menshevik và Đảng Xã hội Cách mạng đã âm mưu tổ chức một cuộc biểu tình quần chúng để biểu dương lực lượng nhưng phái Bolshevik đã tham gia cuộc biểu tình này và biến nó thành cuộc biểu tình ủng hộ đường lối Bolshevik với các khẩu hiệu: "Đả đảo chiến tranh", "Tất cả chính quyền về tay các Xô Viết".

Vladimir Lenin, lãnh tụ đảng Bolshevik

Ngoài mặt trận, Cuộc tổng tấn công của Kerensky, một chiến dịch tổng tấn công lớn của quân Nga theo lệnh của chính phủ lâm thời vào liên quân Đức, Áo-Hung đã thất bại nặng nề với 60.000 binh lính Nga bị bắt hoặc bị giết, hơn 200.000 bị thương. Tin thất bại gây sự căm phẫn và bất bình rất lớn trong nhân dân Nga.

Ngày 3 tháng 7, hơn 500.000 nhân dân Petrograd xuống đường biểu tình đòi chuyển giao chính quyền về tay Xô Viết nhưng Chính phủ lâm thời đã từ chối và ra lệnh cho binh lính bắn vào đoàn biểu tình, làm hơn 1.000 người chết và 2.000 người bị thương. Sau đó, Chính phủ Lâm thời tiến hành đàn áp và bắt các đảng viên Bolshevik. Các nhà in và nhà báo bị cấm đưa tin về vụ đàn áp. Chính phủ ra lệnh truy nã Lenin để đưa ra tòa, các đơn vị cách mạng bị tước khí giới hoặc bị đẩy ra mặt trận. Từ đó, trong tháng 7, tình trạng hai chính quyền song song tồn tại kết thúc với thắng lợi thuộc về giai cấp tư sản.

Trước tình hình đó, từ ngày 26 tháng 7 đến 3 tháng 8, Đảng Bolshevik đã họp đại hội VI để đánh giá tình hình và vạch ra sách lược đấu tranh. Đại hội chỉ rõ phải chuẩn bị chuyển sang khởi nghĩa vũ trang để giành chính quyền. Đại hội cũng chủ trương tạm thời rút bỏ khẩu hiệu "Tất cả chính quyền về tay Xô Viết" còn Lenin rút về hoạt động bí mật. Về phái chính phủ lâm thời, chính phủ liên hiệp đưa Alexander Kerensky, lãnh tụ đảng Xã hội Cách mạng lên làm thủ tướng. Kornilov Affair, một viên tướng cũ của chế độ Nga hoàng, được sự đồng ý của Kerensky đưa quân đội về Petrograd để thiết lập lại trật tự. Nhưng khi đưa quân về thủ đô, Kornilov quyết định gây bạo loạn để lật đổ chính phủ lâm thời, giành lấy chính quyền cho mình.

Ngày 25 tháng 8, Kornilov tuyên bố thiết quân luật ở Petrograd, giải tán chính phủ Kerensky và lập chính phủ do mình cầm đầu. Dưới sự lãnh đạo của Lenin, Đảng Bolshevik đã kêu gọi và tổ chức công nhân và nhân dân bảo vệ thủ đô Petrograd. Công nhân đường sắt phá hoại ngầm các đoàn tàu chuyên chở quân của Kornilov. Các đội Cận vệ đỏ - lực lượng vũ trang của công nhân được nhanh chóng thành lập ở các nơi. Công nhân vũ trang canh giữ bảo vệ các nhà máy và nhà ga xe lửa. Nhờ sự tuyên truyền giải thích của những người Bolshevik và công nhân, các đơn vị quân đội của Kornilov đã kháng lệnh, từ chối tiến về thủ đô và bắt giữ các sĩ quan. Tướng Kornilov bị bắt giam.

Alexander Kerensky

Như vậy, Lenin đã phát động quần chúng đánh tan ý định thiết lập chính quyền quân sự của Kornilov, đồng thời phản đối chính sách tiếp tục theo đuổi chiến tranh của chính phủ Kerensky, do đó sau khi cuộc nổi loạn bị dập tắt, uy tín của đảng Bolshevik tiếp tục dâng cao. Những đại biểu Menshevik và Xã hội Cách mạng dần bị các đại biểu Bolshevik thay thế trong các Xô Viết.

Trong khi đó, chính phủ lâm thời của Kerensky tỏ ra yếu kém, bất lực, không thể điều hành nổi đất nước. Từ mùa thu năm 1917, nước Nga đã lâm vào một cuộc khủng hoảng rất trầm trọng. Nền kinh tế đất nước đứng trước thảm họa, sản xuất công nghiệp chỉ bằng 36,4% so với năm trước, nông nghiệp cũng sụt giảm, giao thông vận tải hầu như bị tê liệt. Nạn đói đã xảy ra ở nhiều vùng trong nước, nhất là ở các thành phố. Ngoài mặt trận, quân đội Nga tan rã hàng loạt, quân đội Đức liên tiếp chiếm được nhiều vùng lãnh thổ của Nga. Trong hoàn cảnh đó, người dân Nga cảm thấy rất bất bình với Chính phủ lâm thời.

Ngày 31 tháng 8, Xô viết vùng Petrograd và sau đó ngày 5 tháng 9, Xô viết vùng Moskva đã thông qua các nghị quyết của đảng Bolshevik và chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền. Từ tháng 9, Xô viết nhiều thành phố, nhiều địa phương khác đều có những thay đổi như Xô viết Petrograd. Chỉ trong một thời gian ngắn, đã có trên 250 Xô viết ủng hộ Đảng Bolshevik. Số lượng các Xô viết ở trong nước Nga đã tăng lên nhanh chóng, 600 Xô viết vào tháng 3 đã lên tới 1.600 Xô viết trong tháng Chín.

Tới giữa tháng 9, Lenin nhận định: “Hiện nay, tình thế đã thay đổi khác hẳn. Chúng ta đã giành được đa số trong giai cấp đứng làm đội tiên phong của cách mạng, đội tiên phong của nhân dân và có khả năng lôi cuốn quần chúng theo mình. Chúng ta đã giành được đa số trong nhân dân. Thắng lợi chắc chắn thuộc về chúng ta”. Với sự ủng hộ từ người dân và binh sỹ ở các khu vực lớn, thời cơ để đảng Bolshevik tiến hành Cách mạng đã chín muồi.

Trong tác phẩm Đường Kách mệnh, Nguyễn Ái Quốc đã khái quát tình hình[4]

Answers ( )

  1. Nguyên nhân của cuộc cách mạng tháng 10 Nga năm 1917

    Nguyên nhân bùng nổ cách mạng tháng Mười Nga năm 1917

    – Đầu thế kỉ XX, nước Nga lâm vào tình trạng khủng hoảng, đời sống nhân dân vô cùng khó khăn. Vì vậy, nhân dân ngày càng chán ghét chế độ Nga hoàng thối nát.

    – Thất bại trong cuộc chiến tranh Nga – Nhật (1904 – 1905) càng làm cho nền kinh tế, chính trị, xã hội ở Nga lâm vào khủng hoảng trầm trọng hơn.

    – Từ cuối năm 1904, nhiều cuộc bãi công nổ ra khắp nước Nga với khẩu hiệu “Đánh đổ chế độ chuyên chế”, “Đả đảo chiến tranh”, “Ngày làm 8 giờ”, lớn nhất là phong trào của công nhân, nông dân, binh lính diễn ra trong những năm 1905 – 1907.

  2. Nguyên nhân của cuộc cách mạng tháng 10 Nga năm 1917

    – Sau cách mjang tháng Hai, ở Nga 2 chính quyền song óng tồn tại

    + Xô viết đại biểu công-nông-binh

    + Chính phủ lâm thời tư sản

    – Chính phủ lâm thời vẫn theo đuổi chiến tranh đế quốc

    – Lê-nin và Đảng Bôn-sê-vích chuẩn bị kế hoạch lật đổ chính phủ lâm thời

    => Đầu tháng 10 ko khí bao trùm khắp nước Nga

Cách mạng tháng Mười Nga và sự ảnh hưởng của nó đối với cách mạng Việt Nam

1. Giá tr lch s ca Cách mng tháng Mười Nga

Cách mạng tháng Mười Nga nổ ra cách đây đã hơn 100 năm, nhưng nhân loại yêu chuộng hòa bình trên thế giới hiện nay không bao giờ quên được ý nghĩa và mục đích to lớn của nó. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: giống như mặt trời chói lọi, Cách mạng tháng Mười chiếu sáng khắp năm châu, thức tỉnh hàng triệu, hàng triệu người bị áp bức, bóc lột trên trái đất đứng lên tự giải phóng...

Ngày 25 tháng 10 năm 1917, theo lịch cũ của nước Nga (tức ngày 7/11/1917) đã ghi nhận ngày thắng lợi của cách mạng xã hội chủ nghĩa vĩ đại đầu tiên ở nước Nga (được gọi là Cách mạng tháng Mười). Cách mạng tháng Mười được đánh dấu là một sự kiện vĩ đại nhất của thế kỷ XX, đánh dấu cột mộc mới trong lịch sử phát triển của nhân loại; đánh dấu sự ra đời của một thời đại mới - thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội.

Với thắng lợi của Cách mạng tháng Mười, lần đầu tiên trong lịch sử, chủ nghĩa xã hội từ ước mơ, lý tưởng ngàn đời của nhân dân lao động bị áp bức, bóc lột, từ lý luận khoa học và cách mạng của giai cấp công nhân trở thành hiện thực trên đất nước Nga Xô viết. Sau thắng lợi đó, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Liên bang Xô Viết ra đời (gọi tắt là Liên Xô), bắt tay vào xây dựng chế độ xã hội mà ở đó giai cấp công nhân và nhân dân lao động là người làm chủ xã hội.

Lịch sử cũng ghi nhân sự ra đời và phát triển của chủ nghĩa tư bản đã đem lại bước tiến mới, tiến bộ trên các lĩnh vực khoa học - công nghệ, kinh tế - xã hội cả ở trình độ và quy mô phát triển so với các xã hội trước đó. Tuy nhiên, xét đến cùng bản chất những giá trị đó không thể thoát khỏi bản chất của xã hội có giai cấp, có áp bức, bóc lột, bất công. Những lợi ích đó chỉ phục vụ cho một thiểu số giai cấp, còn đại bộ phận nhân dân lao động vẫn khổ cực. Dân chủ trong xã hội tư bản chỉ là hình thức. Các dân tộc lạc hậu trên thế giới vẫn là mồi ngon cho chủ nghĩa tư bản. Vì vậy, nhân loại vẫn muốn xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn.

Sau ngày cách mạng thành công, chính quyền Liên bang Xô Viết đã ra sắc luật xoá bỏ phân biệt đẳng cấp, chức vị, dân tộc chỉ còn một tên chung công dân của Nhà nước Xô Viết. Đầu tháng 1 năm 1918, chính quyền Liên bang Xô Viết đã ban hành sắc luật khẳng định: mục tiêu của nhà nước là xoá bỏ chế độ người bóc lột người, xoá bỏ giai cấp, đem lại quyền bình đẳng cho toàn nhân dân. Vậy từ một nước phong kiến lạc hậu và trì trệ, Liên Xô đã vươn lên thành siêu cường thứ hai trên thế giới. Lịch sử ghi nhận để trở thành một nước công nghiệp, nước Anh cần 200 năm; nước Mỹ cần 120 năm; nước Nhật Bản mất 40 năm. Trong khi đó Liên Xô chỉ cần 18 năm đã hoàn thành về cơ bản quá trình công nghiệp hóa, đây là quá trình công nghiệp hóa nhanh nhất trong lịch sử nhân loại.

Nếu không có những chính sách công nghiệp hoá đúng đắn, thì Liên Xô không thể duy trì được nền độc lập chính trị và kinh tế của đất nước, không thể chiến thắng trong chiến tranh thế giới thứ hai. Trên các lĩnh vực văn hoá, xã hội Liên Xô cũng nhanh chóng vươn lên trở thành cường quốc tạo nên những giá trị ưu việt mà không phải quốc gia tư bản nào cũng sánh được. Trước Cách mạng tháng Mười, 2/3 dân số Nga mù chữ. Cuối năm 1980, Liên Xô là một trong những nước có trình độ học vấn cao nhất thế giới với 164 triệu người có trình độ trung học và đại học. Số lượng các nhà khoa học trên các lĩnh vực cũng đứng tốp đầu thế giới. Liên Xô của những thập niên 70 là nước dẫn đầu thế giới ở một số lĩnh vực như: khoa học vũ trụ, luyện kim,... Trong lĩnh vực chinh phục vũ trụ Liên Xô đã có những bước phát triển vượt bậc, mở màn cho kỷ nguyên thám hiểm vũ trụ của xã hội loài người. Năm 1957, Liên Xô là nước phóng thành công vệ tinh nhân tạo vào vũ trụ. Năm 1961, Liên Xô là nước đầu tiên đưa người vào vũ trụ, mở ra kỷ nguyên mới, kỷ nguyên chinh phục vũ trụ. Năm 1959, Liên Xô thử thành công bom nguyên tử, phá vỡ thế độc quyền của Mỹ, trở thành một trong hai cường quốc có sức mạnh quốc phòng to lớn, là cột trụ trong việc ngăn chặn thảm họa phát xít, bảo vệ hoà bình thế giới.

Liên Xô bảo đảm cho quần chúng công nông được hưởng quyền chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, sức khoẻ và rất nhiều quyền khác của con người. Liên Xô là nước đầu tiên trên thế giới quy định ngày làm việc 8 giờ, người lao động được nghỉ một tháng trong năm và vẫn được hưởng lương bình thường. Người dân được đưa đến nơi làm việc bằng phương tiện công cộng, được miễn học phí ở các cấp học cho tới đại học. Người dân được khám phá chữa bệnh miễn phí hoàn toàn....

Những thành quả của Cách mạng tháng Mười và các giá trị xã hội ưu việt do Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa đã mang lại đã những tác động sâu sắc đến tiến trình phát triển của nhân loại. Buộc chủ nghĩa tư bản phải tự điều chỉnh, tô vẽ lại bộ mặt của mình theo hướng nhân văn, tiến bộ hơn. Thành quả của cách mạng tháng Mười, đã góp phần ngăn chặn cuộc chiến tranh tàn ác của chủ nghĩa đế quốc, giảm bớt sự hy sinh cho nhân loại. Vì mục tiêu hòa bình, Đảng Cộng sản và Nhà nước Xô Viết đã động viên và lãnh đạo nhân dân Liên Xô liên minh với nhân dân thế giới tiến hành cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại, bảo vệ chủ nghĩa xã hội, bảo vệ hòa bình thế giới, cứu nhân loại thoát khỏi thảm hoạ phát xít. Trong cuộc chiến tranh thế giới thứ hai nhân dân Liên Xô đã hy sinh hơn 2 triệu người con ưu tú cho nền độc lập, hòa bình.

Dưới ánh sáng soi đường của Cách mạng Tháng Mười và nhà nước Xô Viết, những năm 1945 đến 1970 phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc nổ ra mạnh mẽ ở các châu lục hơn 100 quốc gia trên thế giới, 70% dân số thế giới đã thoát khỏi ách thực dân, đế quốc. Một số quốc gia sau khi giành được độc lập dân tộc đã chọn con đường đi lên chủ nghĩa xã hội.

Đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Tiếng súng đại bác của chiếc tàu Rạng Đông báo hiệu một giai đoạn mới trong lịch sử của loài người nói chung và của các dân tộc bị áp bức nói riêng... Cách mạng tháng Mười đã giáng một đòn sấm sét vào chủ nghĩa đế quốc và đẩy mạnh làn sóng dân tộc ở Châu Á, Châu Phi ”. Thực tiễn lịch sử đã và đang chứng minh hơn một thế kỷ qua những giá trị của Cách mạng tháng Mười Nga vẫn luôn toả sáng, những giá trị tích cực đó luôn được nhân dân yêu chuộng hòa bình, tiến bộ gìn giữ, bảo vệ và phát triển.

2. S nh hưởng sâu sc ca Cách mng tháng Mười đi vi cách mng Vit Nam

Bôn ba tìm đường cứu nước, đến tháng 7 năm 1920 Nguyễn Ái Quốc đã đọc bản Sơ thảo lần thứ nhất Luận cương của Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa. Từ đó, Người xác định cách mạng Việt Nam phải đi theo Cách mạng tháng Mười Nga. Cũng từ thực tiễn của cuộc cách mạng đó, Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đã đúc kết những bài học quý báu của cách mạng Việt Nam trong cách mạng giải phóng dân tộc. Theo Người, Cách mạng Tháng Mười dạy cho chúng ta rằng: muốn cách mệnh thành công thì phải có quần chúng công, nông làm gốc, phải có đảng vững bền, phải bền gan, phải hy sinh, phải thống nhất.

Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Cách mạng Tháng Mười đã thúc đẩy phòng trào giải phóng dân tộc, làm cho nó trở thành làn sóng mãnh liệt trong tất cả các nước phương Đông: Trung Quốc, Ấn Độ, Nam Dương, Việt Nam”. Với cách mạng Việt Nam, Cách mạng Tháng Mười đã cổ vũ nhân dân Việt Nam đứng lên đấu tranh giải phóng dân tộc, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hoà năm 1945, cũng từ đây, tinh thần đoàn kết hữu nghị đặc biệt giữa hai nước Việt Nam - Liên Xô nảy nở và không ngừng được củng cố và phát triển.

Với tinh thần quốc tế vô sản cao cả, Liên Xô đã luôn ủng hộ cuộc cách mạng giành độc lập dân tộc của nhân dân Việt Nam trên mọi mặt trận. Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, Đảng, Nhà nước ta và Nhân dân ta đã nhận được sự giúp đỡ, ủng hộ to lớn về nhiều mặt, nhất là trong các lĩnh vực về quốc phòng – an ninh, khoa học – kỹ thuật, y tế, giáo dục. Những bài học kinh nghiệm chủ yếu của Cách mang tháng mười Nga về vai trò lãnh đạo của giai cấp vô sản; về xây dựng Đảng kiểu mới của giai cấp công nhân; về xây dựng củng cố khối liên minh công nông; về phương pháp bạo lực cách mạng... luôn được Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam vận dụng một cách sáng tạo trong thực tiễn cách mạng.

Hiện nay, lợi dụng sự sụp đổ, tan rã của chế độ xã hội chủ nghĩa của Liên Xô và Đông Âu, các thế lực thù địch tăng cường xuyên tạc, phủ nhận giá trị và ý nghĩa của Cách mạng tháng Mười Nga; của chủ nghĩa hiện thực; của chủ nghĩa Mác - Lênin. Chúng cho rằng Cuộc cách mạng tháng Mười là ý muốn ngông cuồng của Lênin và Đảng Bôn -Sê -Vích Nga, theo đó Liên Xô, các nước xã hội chủ nghĩa là quái thai của chủ nghĩa xã hội. Chủ nghĩa Mác - Lênin cũng chỉ là một học thuyết mới của chủ nghĩa xã hội không tưởng mà thôi. Tất cả các luận điểm đó đều là sai lầm phản khoa học, nhằm chống phá, thủ tiêu và hạ bệ chủ nghĩa Mác - Lênin.

Nhận thức sâu sắc những nguyên nhân và bài học sau các sự kiện chính trị xảy ra ở Liên Xô và các nước Đông Âu, Đảng Cộng sản Việt Nam đã kiên quyết khắc phục những sai lầm, thiếu sót trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Đi theo con đường Cách mạng Tháng Mười, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và chủ tịch Hồ Chí Minh, sự nghiệp cách mạng Việt Nam 90 năm qua đã giành được những thắng lợi to lớn, mang tính bước ngoặt lịch sử.

Tóm lại, đối với chúng ta và nhân dân yêu chuộng hoà bình trên thế giới cuộc cách mạng Tháng Mườilà sự kiện vĩ đại nhất của thế kỷ XX, đánh dấu cột mốc trong lịch sử phát triển của nhân loại hơn một thế kỷ qua. Đó là, bản anh hùng ca của những ai tha thiết với số phận các dân tộc bị áp bức, những nô lệ lầm than trên trái đất, của hòa bình và tiến bộ xã hội. Lý tưởng và giá trị tốt đẹp của Cách mạng Tháng Mười đem lại vẫn tiếp tục dẫn đường cho nhân loại bước tới tương lai./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học, NXB LLCT – Hà Nội – 2015
  2. Hồ Chí Minh toàn tập, tập 12 NXB CTQG, Hà Nội - 2002
  3. https://vi.wikipedia.org

Th.S Văn Thị Hồng - Khoa LLCT-TLGD

Xem tin theo ngày: