Nguyên nhân dẫn đến chảy máu cam

Tìm hiểu chung

Chảy máu cam là gì? 

Chảy máu cam (chảy máu mũi) là tình trạng chảy máu từ phía trong mũi. Mũi có chứa nhiều mạch máu nằm ở sát bề mặt phía trước và sau mũi, những mạch máu này rất mỏng manh. Vì vậy, khi có một sự tác động mạnh lên vách mũi (ngoáy mũi, xì mũi,...) sẽ làm vỡ ra gây chảy máu. Đôi khi chảy máu cam còn là hệ quả của bệnh lý khác như tăng huyết áp, dùng thuốc chống đông máu,...

Chảy máu cam có 2 loại:

  • Chảy máu cam mũi trước: Thường xảy ra ở trẻ em, xảy ra khi những mạch máu phía trước mũi bị vỡ. Tình trạng này phổ biến và không nghiêm trọng, người bệnh có thể tự điều trị tại nhà.
  • Chảy máu cam mũi sau: Phổ biến hơn ở người lớn, xảy ra khi những mạch máu phía sau hoặc sau trong mũi bị vỡ. Những mạch máu này thường lớn hơn và nằm sau trong mũi gần cổ họng. Tình trạng này dẫn tới máu chảy nhiều, có thể chảy xuống phía sau cổ họng. Chảy máu cam mũi sau là tình trạng nguy hiểm và cần được chăm sóc y tế.

Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của chảy máu cam

Dấu hiệu của chảy máu cam là mũi chảy máu từ nhỏ giọt tới chảy mạnh.

Biến chứng có thể gặp khi mắc bệnh chảy máu cam

Chảy máu cam thường không phải là bệnh lý nguy hiểm. Thông thường, người bệnh sẽ tự hết sau một thời gian. Tuy nhiên nếu tình trạng này xảy ra nhiều lần với lượng máu nhiều có thể dẫn tới thiếu máu.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Bạn cần phải tới gặp bác sĩ nếu gặp những trường hợp sau đây:

  • Máu không cầm sau hơn 15 tới 20 phút;
  • Máu ra quá nhanh hay lượng máu ra quá nhiều;
  • Chảy máu cam kèm theo khó thở;
  • Bị nôn do nuốt phải một lượng máu lớn;
  • Cảm nhận trong cổ họng có máu mặc dù máu mũi đã hết chảy;
  • Chảy máu cam do bị một lực tác động mạnh vào đầu hoặc chấn thương nghiêm trọng như bị té ngã, bị đập vào mặt hoặc mũi,...;
  • Chảy máu cam thường xuyên;
  • Trẻ nhỏ dưới 2 tuổi bị chảy máu cam;
  • Chảy máu cam kèm theo những vết bầm tím khắp cơ thể đây có thể là do bạn bị rối loạn đông máu, bệnh bạch cầu hay có một khối u ở mũi.
  • Chảy máu cam có liên quan tới tình trạng sức khỏe hay sử dụng thuốc.

Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.


Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân dẫn đến chảy máu cam

Nguyên nhân phổ biến nhất của chảy máu cam là do không khí khô, nóng làm cho khoang mũi bị khô và đóng vảy hoặc nứt dẫn tới dễ chảy máu cam khi tác động vào như ngoáy mũi, xì mũi,...

Một số nguyên nhân thường gặp gây chảy máu cam là:

  • Ngoáy mũi;
  • Đưa dị vật vào trong mũi;
  • Cảm lạnh (nhiễm trùng đường hô hấp trên), viêm xoang: Hắt hơi và xì mũi nhiều lần nên dễ gây chảy máu cam hơn;
  • Viêm mũi;
  • Mũi bị chấn thương;
  • Sử dụng thuốc chống đông máu như aspirin, warfarin,..;
  • Chất kích ứng hóa học như khói, bụi bẩn, hóa chất,...;
  • Thường xuyên làm việc ở trên cao: Những nơi này không khí loãng và khô hơn;
  • Vách ngăn mũi bị lệch;
  • Thường xuyên sử dụng thuốc kháng histamine, thuốc thông mũi để điều trị dị ứng, cảm lạnh và những vấn đề khác về xoang.

Một số nguyên nhân hiếm gặp hơn gây chảy máu cam là:

  • Huyết áp cao;
  • Uống rượu;
  • Rối loạn chảy máu;
  • Xơ vữa động mạch;
  • Phẫu thuật mặt và mũi;
  • Polyp mũi;
  • Phụ nữ mang thai.

Nguy cơ mắc phải

Những ai có nguy cơ mắc phải chảy mau cam?

Tất cả mọi người, mọi lứa tuổi đều có thể mắc chảy máu cam. Tuy nhiên, trẻ em trong độ tuổi từ 2 tới 10 và người lớn từ 45 tới 65 tuổi thường dễ mắc hơn các đối tượng khác.

Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải chảy máu cam

Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc chảy máu cam, bao gồm:

  • Không khí khô, nóng;
  • Phụ nữ mang thai;
  • Tiền sử dùng các thuốc chống đông, aspirin, NSAIDs, steroids tại chỗ;
  • Bệnh lý như tăng huyết áp, rối loạn đông máu;
  • Những người dùng thuốc làm loãng máu, chẳng hạn như aspirin hoặc warfarin;
  • Người bị rối loạn đông máu như bệnh von Willebrand, bệnh bạch cầu;
  • Thường tác động mạnh lên mũi như ngoáy mũi, xì mũi,...

Phương pháp chẩn đoán và điều trị

Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán chảy máu cam

Để chẩn đoán chảy máu cam bác sĩ sẽ khám lâm sàng và thực hiện một số xét nghiệm để xác định nguyên nhân chảy máu cam.

  • Xét nghiệm công thức máu: Kiểm tra các rối loạn về máu;
  • Thăm khám mũi bằng dụng cụ chuyên biệt;
  • Nội soi mũi;
  • Chụp CT mũi và mặt;
  • Xét nghiệm thời gian throboplatin một phần (PTT): Kiểm tra thời gian đông máu.

Điều này rất quan trọng để có thể tìm ra nguyên nhân gây bệnh để giúp bác sĩ điều trị càng sớm càng tốt.

Phương pháp điều trị chảy máu cam hiệu quả

Điều trị chảy máu cam sẽ tùy thuộc vào loại cũng như nguyên nhân gây chảy máu cam.

Điều trị chảy máu cam mũi trước

Chảy máu cam mũi trước thường không cần phải điều trị y tế, bạn có thể xử lý tình trạng này tại nhà. Cách xử lý chảy máu cam tại nhà:

  • Ngồi thẳng, đầu hơi ngã về phía trước;
  • Bóp chặt mũi và thở bằng miệng trong khoảng 10 - 15 phút tới khi máu chảy ít hoặc ngừng hẳn;
  • Không nên ngả đầu ra phía sau hoặc nằm xuống sẽ làm cho máu chảy vào cổ họng;
  • Khạc nhổ máu trong cổ họng và miệng ra ngoài nếu có thể.

Điều trị chảy máu mũi sau

Liên hệ với bác sĩ ngay lập tức hoặc đến phòng cấp cứu (ER) nếu bạn nghĩ rằng bạn bị chảy máu mũi sau. 

Bác sĩ sẽ thăm khám lâm sàng và thực hiện một số xét nghiệm để chẩn đoán nguyên nhân gây ra tình trạng này. Từ những nguyên nhân gây ra, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.

Điều trị chảy máu cam do dị vật

Bác sĩ sẽ tiến hành loại bỏ dị vật trong mũi.


Chế độ sinh hoạt và phòng ngừa

Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của chảy máu cam

Chế độ sinh hoạt:

  • Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị.
  • Duy trì lối sống tích cực, hạn chế sự căng thẳng.
  • Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị.
  • Thăm khám định kỳ để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh và để bác sĩ tìm hướng điều trị phù hợp trong thời gian tiếp theo nếu bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm.

Chế độ dinh dưỡng:

  • Uống nhiều nước.
  • Ăn uống đầy đủ chất, bổ sung rau củ, trái cây, vitamin,...
  • Tránh ăn thực phẩm cay nóng và nhiều dầu mỡ.

Phương pháp phòng ngừa chảy máu cam hiệu quả

Để phòng ngừa bệnh hiệu quả, bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây:

  • Kiểm soát huyết áp.
  • Không nên sử dụng aspirin nếu bạn thường xuyên bị chảy máu cam.
  • Tránh tiếp xúc với những chất kích ứng mũi như hóa chất, bụi bẩn,...
  • Nếu trẻ thường xuyên bị chảy máu cam hay bổ sung thực phẩm thích hợp, nhất là thực phẩm giàu vitamin C.
  • Hạn chế tác động mạnh vào mũi như ngoáy mũi, đưa vật thể nhọn vào mũi,...
  • Sử dụng nước muối sinh lý để giữ độ ẩm cho mũi.
  • Sử dụng thuốc kháng histamine hoặc thuốc thông mũi ở mức độ vừa phải.

  • Mọi thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng thuốc phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.

Nguyên nhân của chảy máu cam là gì?

Nguyên nhân gây tình trạng này do vỡ nứt mạch máu trong niêm mạc mũi do chấn thương, nhiễm trùng, bất thường mạch máu hoặc các bệnh lý tác động. Thường gặp nhất bệnh nhân bị chảy máu cam do mũi khô khi môi trường không khí xung quanh khô, độ ẩm thấp, đặc biệt vào mùa đông.

Chảy máu cam nhiều là dấu hiệu của bệnh gì?

Chảy máu cam là hiện tượng phổ biến ở bệnh nhân huyết cao. Khi chảy máu cam nhiều có thể do huyết áp đang tăng đột biến, vô cùng nguy hiểm. Các bệnh như xơ cứng động mạch, xơ cứng động mạch huyết áp cao cũng có thể khiến người cao tuổi chảy máu cam.

Tại sao lại chảy máu cam ở người lớn?

Nguyên nhân gây chảy máu cam ở người lớn Có rất nhiều bằng chứng chỉ ra rằng căng thẳng và lo âu là một trong những nguyên nhân gây chảy máu cam ở người lớn. Tuy nhiên cũng có khả năng tình trạng căng thẳng và lo lắng kéo dài sẽ dẫn đến một số hành vi, hay các vấn đề sức khỏe cũng như việc dùng thuốc của bệnh nhân.

Làm thế nào khi bị chảy máu cam?

Nhiều lời khuyên cho rằng khi bị chảy máu cam nên ngả người ra sau để máu không chảy xuống mặt tuy nhiên điều này không hoàn toàn đúng. Cách tốt nhất là hơi nghiêng người về phía trước để ngăn máu chảy xuống cổ họng làm nghẹt thở hoặc nôn mửa ra máu.