Nguyên nhân mắc cầu chì

Cầu chì tiếp tục là một trong những thiết bị được sử dụng phổ biến trong hệ thống điện. Vậy cầu chì là gì? Cấu tạo và nguyên lý làm việc thế nào? Cùng tìm hiểu thông tin qua bài viết dưới đây nhé.

Cầu chì là gì?

Dành cho ai chưa biết cầu chì là gì: Cầu chì được biết đến là một thiết bị bảo vệ mạch điện bằng cách làm đứt mạch. Thiết bị này có chức năng phòng tránh các nguy cơ cháy nổ, chập điện do hiện tượng quá tải gây ra.

Nguyên nhân mắc cầu chì
Ký hiệu cầu chì trong mạch điện

Cầu chì (fuse) sẽ được lắp trên hệ thống điện và nối trực tiếp vào giữa dây dẫn điện với các thiết bị điện. Nhờ có cấu tạo đơn giản, kích thước nhỏ gọn cùng giá thành rẻ nên cầu chì được ứng dụng rộng rãi trong các hệ thống điện.

Xem thêm: Cách kiểm tra aptomat hỏng, bị nhảy, bị cháy đơn giản nhất

Tìm hiểu cấu tạo của cầu chì

Như đã nói ở trên, cầu chì có cấu tạo khá đơn giản, trong đó bộ phận quan trọng nhất của cầu chì chính là một dây chì mắc nối tiếp với hai đầu dây dẫn trong mạch điện. Các thành phần còn lại bao gồm: nắp cầu chì, hộp giữ cầu chì, các chấu mắc... 

Nguyên nhân mắc cầu chì
Cầu chì nhỏ gọn, cấu tạo đơn giản

  • Phần tử ngắt mạch: Là bộ phận quan trọng của cầu chì, có giá trị điện trở suất rất nhỏ. Bộ phận này có chức năng cảm nhận giá trị dòng điện chạy qua nó. Phần tử ngắt mạch thường được làm bằng bạc, đồng... ở dạng dây tiết diện tròn hoặc dạng băng mỏng. 

  • Thân cầu chì: Bộ phận này cần đảm bảo độ bền về cơ khí và điều kiện dẫn nhiệt, chịu được sự thay đổi đột ngột mà không bị hỏng. Chính vì thế, phần thân của cầu chì thường được làm bằng chất liệu thủy tinh, ceramic (sứ gốm) hoặc các chất liệu có tính chất tương đương.

  • Vật liệu lấp đầy: Với nhiệm vụ bao quanh phần tử ngắn mạch bên trong thân cầu chì. Bộ phận này vừa có khả năng hấp thụ năng lượng do hồ quang sinh ra vừa phải đảm bảo cách điện khi xảy ra tình trạng ngắn mạch. Chính vì vậy, vật liệu lấp đầy thường được làm bằng silicat ở dạng hạt. 

  • Các đầu nối: Có nhiệm vụ cố định cầu chì trên thiết bị đóng ngắt mạch điện.

Nguyên lý làm việc cầu chì

Cầu chì khi có dòng điện bình thường, nhiệt lượng sinh ra không làm nóng chảy dây nhưng khi quá dòng dây này sẽ nóng chảy, hồ quang phát sinh sẽ bị dập tắt khiến mạch điện bị ngắt. 

Nguyên nhân mắc cầu chì
Nguyên lý hoạt động của cầu chì

Quá dòng càng lớn thì ngắt mạch càng nhanh. Quan hệ giữa thời gian ngắt mạch của cầu chì và dòng điện đi qua nó được gọi là đặc tính bảo vệ của cầu chì. Nếu chỉ xét thời gian nóng chảy của dây chảy sự chênh lệch thời gian giữa đặc tính chảy và đặc tính bảo vệ của cầu chì chính là thời gian hồ quang bị dập tắt.

Xem thêm: Ngắn mạch là gì? Nguyên nhân và cách kiểm tra ngắn mạch an toàn

Các loại cầu chì thông dụng hiện nay

Có rất nhiều loại cầu chì được sử dụng phổ biến hiện nay. Có thể phân loại chúng dựa theo các yếu tố sau:

Nguyên nhân mắc cầu chì
Các loại cầu chì phổ biến trên thị trường

  • Theo môi trường hoạt động: Cầu chì cao áp, cầu chì hạ áp, cầu chì nhiệt...

  • Theo cấu tạo: Cầu chì loại hở, loại hộp, loại ống, loại vặn...

  • Theo trực quan: Cầu chì sứ, cầu chì ống, cầu chì nổ, cầu chì tự rơi...

  • Theo phạm vi sử dụng: cầu chì trên động cơ, cầu chì trên các thiết bị điện tử, điện dân dụng…

  • Phân loại theo chức năng: Cầu chì điện 1 chiều, cầu chì điện 3 pha (xoay chiều), cầu chì cách ly…

Công dụng của cầu chì là gì?

Cầu chì dùng để làm gì? Cầu chì có tác dụng gì trong mạch điện? Đây đều là những câu hỏi được người dùng thắc mắc và quan tâm.

Nguyên nhân mắc cầu chì
Cầu chì được dùng nhiều trong các mạch điện dân dụng

  • Cầu chì thường được dùng để bảo vệ cho các đường dây dẫn, thiết bị điện, động cơ điện, máy biến áp, mạch điện điều khiển, mạch điện thắp sáng…

  • Cầu chì dùng nhiều lần thường được ứng dụng rộng rãi trong các mạch điện dân dụng, các đường dây tải điện. 

  • Các cầu chì dùng một lần thì được lắp chủ yếu trong các thiết bị điện như: máy sấy, máy pha cà phê…

Tuy nhiên, đối với các công trình hiện đại, người ta ít dùng cầu chì thay vào đó là sử dụng aptomat với nhiều đặc điểm ưu việt hơn.

Cầu chì là gì? Nguyên tắc mắc cầu chì điện dân dụng. Dây chảy trong cầu chì thường được làm bằng vật liệu gì? Cách mắc cầu chì vào mạch điện.

>>> Xem giá ổn áp LiOA cập nhật mới nhất!

Cầu chì là gì

Cầu chì là một phát minh vô cùng hữu ích của Thomas Edison, được cấp bằng sáng chế năm 1890 tại Mỹ. Hiện nay cầu chì dần được thay thế bằng Aptomat với nhiều đặc tính ưu việt hơn.

Trong tiếng Anh, cầu chì có nghĩa gốc là “tự tan chảy”. Cầu chì thực hiện theo nguyên lý tự chảy hoặc uốn cong để tách ra khỏi mạch điện khi cường độ dòng điện trong mạch tăng đột biến.

Để làm được điều này, điện trở của chất liệu làm dây cầu chì cần có nhiệt độ nóng chảy, kích thước và thành phần thích hợp.

Cầu chì thường dùng để bảo vệ cho đường dây dẫn, máy biến áp, động cơ điện, thiết bị điện, mạch điện điều khiển, mạch điện thắp sáng.

Đặc điểm của nó là đơn giản, kích thước bé, khả năng cắt lớn và giá thành hạ nên được ứng dụng rộng rãi.

Các tính chất và yêu cầu của cầu chì:

+ Cầu chì có đặc tính làm việc ổn định, không tác động khi có dòng điện mở máy và dòng điện định mức lâu dài đi qua.

+ Đặc tính A – s của cầu chì phải thấp hơn đặc tính của đối tượng bảo vệ.

+ Khi có sự cố ngắn mạch, cầu chì tác động phải có tính chọn lọc.

+ Việc thay thế cầu chì bị cháy phải dễ dàng và tốn ít thời gian.

Cấu tạo cầu chì

Cấu tạo chung của một chiếc cầu chì là một dây chì mắc nối tiếp với hai đầu dây dẫn trong mạch điện. Vị trí lắp đặt cầu chì là ở sau nguồn điện tổng và trước các bộ phận của mạch điện, mạng điện cần được bảo vệ như các thiết bị điện…

Các thành phần còn lại bao gồm: hộp giữ cầu chì, các chấu mắc, nắp cầu chì, v.v… được thay đổi tùy thuộc vào loại cầu chì cũng như mục đích thẩm mỹ.

Cầu chì khá đa dạng về chủng loại: cầu chì sứ, cầu chì ống, cầu chì hộp, cầu chì ống, cầu chì hạ áp, cao áp… tùy theo môi trường hoạt động và chất liệu trực quan mà phân loại riêng biệt. 

Cầu chì có thể chia thành hai dạng cơ bản, tùy thuộc vào nhiệm vụ:

+ Cầu chì loại g: Cầu chì dạng này chỉ có khả năng ngắt mạch, khi có sự cố hay quá tải hay ngắn mạch xảy ra trên phụ tải.

+ Cầu chì loại a: Cầu chì dạng này chỉ có khả năng bảo vệ duy nhất trạng thái ngắn mạch trên tải

Nguyên nhân mắc cầu chì
                        Một loại cầu chì thông thường

>>> Các model ổn áp Standa 7,5KVA đời mới giá tốt nhất

Dây chảy trong cầu chì thường được làm bằng vật liệu gì

Cái tên cầu chì đã cho chúng ta câu trả lời rõ ràng nhất! 

Tại sao dây chảy của cầu chì được làm bằng chì?

Dây chảy trong cầu chì được yêu cầu phải là một loại dây kim loại có điểm nóng chảy rất thấp, như thiếc, chì, cacdimi…

Trong đó chì được dùng nhiều hơn cả bởi có điểm nóng chảy thấp nhất. Vì vậy đạt độ an toàn cao nếu hệ thống điện xảy ra sự cố.

Nếu cố tình dùng dây đồng, dây sắt… hay một số loại có nhiệt độ nóng chảy cao làm dây chảy, thì khi có cường độ dòng điện mạch lưu thông, các dây kim loại này không thể nóng chảy được, do vậy không đạt được mục đích tự động ngắt điện, điều này rất dễ gây nguy hiểm.

Tác dụng của cầu chì

Dây cầu chì được tạo thành từ rất nhiều kim loại nóng chảy, đặc điểm lớn nhất của nó là dễ nóng chảy hơn bất kỳ một kim loại nào.

Như vậy, khi đường điện được lắp dây cầu chì nếu không may dây đường điện bị hỏng, nguồn điện quá lớn, dây cầu chì sẽ nóng chảy trước tiên rồi cắt nguồn điện.

Các thiết bị điện, đường dây điện sẽ tránh bị chập mạch, hỏng hóc và cũng đảm bảo an toàn, tránh các tai nạn về điện cho con người 

Vì thế mà cầu chì được ứng dụng rộng rãi trong các mạch điện gia dụng, các đường dây tải điện.

Khi cầu chì bị đứt ( gọi là cầu chì bị cháy), người dùng nên nhanh chóng thay cầu chì mới. Không nên vì tiếc rẻ mà thay dây cầu chì bị đứt bằng các loại dây dẫn điện khác, như đồng, kẽm, thiếc…

Điều này vô cùng nguy hiểm, vì các nguyên liệu này khó nóng chảy, cho nên nguy cơ gây cháy nổ bất ngờ là rất lớn.