Nguyên nhân nào làm gián đoạn hô hấp ở người

Một loại ngạt được gọi là "vật lý" hoặc "cơ học." Nó xảy ra khi một lực hoặc vật giữ hơi thở lại. Rất nhiều tai nạn có thể dẫn đến hiện tượng này như khi bị thức ăn hoặc một vật thể kẹt trong đường thở và ngăn không khí đi vào phổi. Người cao tuổi có nhiều khả năng xảy ra tình trạng này, đặc biệt là những người sống một mình, đeo răng giả hoặc gặp khó khăn khi nuốt. Trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi cũng có tỷ lệ mắc nghẹn cao hơn vì những thứ chúng bỏ vào miệng. Bệnh tật hoặc chấn thương, như suy tim, gãy cổ hoặc phản ứng dị ứng khiến đường thở bị sưng và đóng, cũng có thể gây ngạt vật lý.

  • Ngạt thở. Nó khác với nghẹt thở. Ngạt thở xảy ra khi một thứ gì đó bạn ăn hoặc uống "đi xuống đường ống sai" và đi vào đường thở hoặc phổi của bạn. Đuối nước là loại khát vọng phổ biến nhất.
  • Làm nghẹt thở (smothering) xảy ra khi một vật nặng che mặt hoặc ngực và ngăn hơi thở. Nó cũng xảy ra khi chúng ta ở một nơi bị hết oxy như ở trong một không gian kín, kín gió.
  • Siết cổ. Nếu một sợi dây hoặc dây thừng hoặc vật khác đủ dài để đi quanh cổ ấn vào đường thở, nó sẽ chặn không khí đi vào phổi.
  • Sốc thuốc. Opioids ảnh hưởng đến hơi thở. Khi dùng một liều quá cao, nó có thể làm chậm nhịp thở của dẫn đến mức cơ thể không nhận đủ oxy.

Một loại ngạt khác được gọi là "ngạt hóa chất." Trong loại này, một hóa chất giữ oxy tiếp cận các tế bào. Hóa chất có thể gây ngạt bao gồm:

  • Carbon monoxide. Đây là một loại khí không màu, không mùi xuất phát từ việc đốt các loại nhiên liệu khác nhau. Nếu hít vào quá nhiều, khí sẽ tích tụ trong cơ thể và thay thế oxy trong máu.
  • Cyanide giữ cho các tế bào không lấy oxy và dẫn đến nguy cơ bị ngộ độc xyanua nếu hít phải khói trong đám cháy hoặc khi tiếp xúc với một số hóa chất công nghiệp hoặc làm việc trong các công việc như khai thác mỏ hoặc gia công kim loại.
  • Hydrogen sunfua. Khí này có mùi như trứng thối. Nó có thể đến từ nước thải, phân lỏng, suối nước nóng lưu huỳnh và khí tự nhiên. Nếu hít vào quá nhiều, nó có thể ngăn oxy đi vào tế bào, giống như cyanide.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là một trong những bệnh viện không những đảm bảo chất lượng chuyên môn với đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm, hệ thống trang thiết bị công nghệ hiện đại mà còn nổi bật với dịch vụ khám, tư vấn và chữa bệnh toàn diện, chuyên nghiệp; không gian khám chữa bệnh văn minh, lịch sự, an toàn và tiệt trùng tối đa.

Khách hàng có thể trực tiếp đến hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc để thăm khám hoặc liên hệ hotline tại đây để được hỗ trợ.

Có nhiều phương pháp hô hấp nhân tạo khác nhau và tùy trường hợp mà người cấp cứu sẽ lựa chọn một phương pháp thích hợp và hiệu quả nhất.

3.1. Phương pháp hô hấp nhân tạo và xoa bóp tim ngoài lồng ngực

Phương pháp hô hấp nhân tạo này còn có tên gọi là khác là hà hơi thổi ngạt và đa số phải kết hợp với ép tim ngoài lồng ngực. Các bước thực hiện như sau:

  • Đặt nạn nhân nằm ngửa ở nơi thoáng đãng, nới rộng quần áo và dây thắt lưng.
  • Bảo đảm đường thở thông thoáng bằng cách lấy hết dị vật trong mũi miệng, để đầu nạn nhân hơi ngửa (đặt đệm dưới cổ). Nếu bệnh nhân tăng tiết đàm nhớt, nôn ói thì cần phải lau, hút sạch bằng một miếng vải đưa vào miệng bệnh nhân.
  • Có thể thổi ngạt trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua một miếng vải mỏng đặt trên miệng bệnh nhân.
  • Tiến hành hà hơi thổi ngạt: Một tay bịt mũi, một tay kéo hàm xuống dưới để mở miệng nạn nhân. Sau đó hít hơi thật sâu rồi ngậm chặt miệng nạn nhân và thổi hết hơi.
  • Quan sát lồng ngực bệnh nhân có di chuyển lên xuống trong lúc thổi ngạt hay không và tiến hành lặp lại liên tục.
  • Tần số hà hơi thổi ngạt đối với người lớn và trẻ em trên 8 tuổi là khoảng 20 lần/phút. Đối với trẻ dưới 8 tuổi khoảng 20 - 30 lần/phút.
  • Nếu phát hiện bệnh nhân vừa ngừng thở kèm theo ngưng tim thì phải tiến hành xoa bóp tim ngoài lồng ngực kết hợp với hà hơi thổi ngạt. Tần suất vừa ép tim vừa thổi ngạt là 30:2 (30 lần ép tim thì thổi ngạt 2 lần)

Tiến hành phương pháp hô hấp nhân tạo: Người thực hiện đặt 2 bàn tay lên lưng nạn nhân ngay phía trên khung chậu, xòe 2 bàn tay ra.

Lý thuyết10 Trắc nghiệm 24 FAQ


Trong bài  này các em sẽ được tìm hiểu về hô hấp nhân tạọ từ đó biết cách sơ cứu người bị nạn đồng thời tự bảo vệ bản thân trước các nguyên nhân gây nguy hiểm cho bản thân về vấn đề hô hấp.

ADSENSE

YOMEDIA

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Nguyên nhân làm gián đoạn hô hấp

1.2. Hô hấp nhân tạo

2. Tổng kết bài 23 Sinh học 8

2.1. Trắc nghiệm 

3. Hỏi đáp Bài 23 Chương 4 Sinh học 8 

 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Nguyên nhân làm gián đoạn hô hấp:

Có hhững nguyên nhân làm gián đoạn hô hấp như: Đuối nước, điện giật, lâm vào môi trường thiếu không khí hay có nhiều khí độc.

1.1.1. Đuối nước

  • Tác hại: Nước tràn vào phổi ngăn cản sự trao đổi khí ở phổi.
  • Xử lí: Đưa nạn nhân ra khỏi vùng đuối nước.

Nguyên nhân nào làm gián đoạn hô hấp ở người

1.1.2. Điện giật

  • Tác hại: Gây co cứng các cơ hô hấp làm gián đoạn quá trình thông khí ở phổi.
  • Xử lí: Tìm vị trí cầu dao điện để ngắt nguồn điện, tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện.

Nguyên nhân nào làm gián đoạn hô hấp ở người

1.1.3. Môi trường thiếu không khí hay có nhiều khí độc

  • Tác hại: Thiếu oxi cung cấp cho cơ thể, cản trở quá trình trao đổi khí.
  • Xử lí: Đưa nạn nhân ra khỏi khu vực đó.

Nguyên nhân nào làm gián đoạn hô hấp ở người

1.2. Hô hấp nhân tạo:

Trong cuộc sống hàng ngày đôi khi  gặp phải những trường hợp nạn nhân bị ngưng thở, ngưng tim vì một lý do nào đó như đuối nước, ngạt, điện giật... Trước khi chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế, có thể duy trì sự sống cho nạn nhân hay giúp đỡ nạn nhân bằng những động tác sơ cứu.

1.2.1. Phương pháp hà hơi thổi ngạt:

Khi nạn nhân bị ngưng thở (quan sát thấy lồng ngực nạn nhân không phập phồng), ngay lập tức phải tiến hành hô hấp nhân tạo tại chỗ cho đến khi tự thở được hoặc xác định nạn nhân chắc chắn đã chết thì mới dừng lại.

  • Các bước tiến hành
    • Đặt nạn nhân nằm ngửa, đầu ngửa ra phía sau.
    • Bịt mũi nạn nhân bằng hai ngón tay.
    • Tự hít một hơi đầy lồng ngực rồi ghé môi sát miệng nạn nhân và thổi hết sức vào phổi nạn nhân không để không khí thoát ra ngoài chổ tiếp xúc với miệng.
    • Lắng nghe hơi thở trở ra
    • Thổi liên tục 12-20 lần/phút cho tới khi quá trình tự hô hấp của nạn nhân được ổn định bình thường

Nguyên nhân nào làm gián đoạn hô hấp ở người

  • Lưu ý:
    • Nếu miệng nạn nhân bị cứng không mở được, có thể dùng tay bịt miệng và thổi vào mũi.

1.2.2. Phương pháp ấn lồng ngực:

Khi nạn nhân bị ngưng tim (áp tai vào lồng ngực không nghe tim đập và sờ mạch không thấy mạch đập), ngay lập tức phải tiến hành cấp cứu nạn nhân tại chỗ bằng cách bóp tim ngoài lồng ngực.

  • Cách tiến hành
    • Để nạn nhân nằm trên mặt phẳng cứng, người tiến hành ép tim quỳ gối bên trái nạn nhân.
    • Hai bàn tay chồng lên nhau rồi để trước tim, tương ứng với điểm giữa hai núm vú hoặc khoang liên sườn 4 - 5 bên ngực trái.
    • Từ từ ấn sâu xuống khoảng 1/3 cho đến một nửa bề dày lồng ngực, sau đó nới lỏng tay ra.
    • Người lớn và trẻ em trên 1 tuổi, số lần ép tim trong một phút khoảng 100 lần. Trẻ dưới 1 tuổi, mỗi phút ép tim hơn 100 lần. Trẻ sơ sinh có thể phải ép tim đến 120 lần/phút.

Nguyên nhân nào làm gián đoạn hô hấp ở người

  • Lưu ý:
    • Khi nạn nhân vừa ngưng tim vừa ngưng thở, phải kết hợp cả ép tim với thổi ngạt, cứ 15 lần ép tim lại thổi ngạt hai lần, với trẻ sơ sinh là ba lần ép tim thổi ngạt một lần.
    • Sau khi bệnh nhân tự thở được cần đưa ngay đến cơ sở y tế gần nhất để được điều trị kịp thời.

2. Tổng kết Bài 23 Sinh học 8

Sau khi học xong bài này các em cần:

  • Hiểu rõ cơ sở khoa học của hô hấp nhân tạo.
  • Xác định được trình tự hô hấp nhân tạo.
  • Biết cách và thực hành được phương pháp hà hơi thổi ngạt và ấn lồng ngực.

2.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Sinh học 8 Bài 23 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Nguyên nhân làm gián đoạn hô hấp là gì?

Tất cả các nguyên nhân làm tắc nghẽn đường thở đều làm gián đoạn hô hấp: ví dụ, chết đuối, mắc dị vật, ... Nguyên nhân làm tắc nghẽn đường thở còn có môi trường không có không khí để thở : thiếu O2 hoặc nhiều CO ... Các phương pháp hô hấp nhân tạo: - Hà hơi thổi ngạt.

Hô hấp nhân tạo để làm gì?

Hô hấp nhân tạo tiếng anh artificial respiration, đây phương pháp hỗ trợ người không còn khả năng tự thở vì nguyên nhân nào đó. Phương pháp hô hấp nhân tạo có mục đích làm cho không khí ở ngoài vào phổi và không khí ở trong phổi ra ngoài để cung cấp oxy cho người bệnh.