Nguyên tắc và phương hướng của chính sách đối ngoại

Câu hỏi xoay quanh văn 11

Soạn văn 11 tập 1 ngắn nhất

Soạn văn 11 tập 2 ngắn nhất

Bài soạn văn lớp 11 siêu ngắn

Giải công dân 11 cực chất

Câu hỏi xoay quanh Địa lý 11

Soạn công dân 11 cực chất

Giải môn Đại số và Giải tích lớp 11

Giải môn Giáo dục công dân lớp 11

Chính sách đối ngoại có vai trò chính đó là chủ động tạo ra mối quan hệ quốc tế thuận lợi để đưa nước ta hội nhập với thế giới; góp phần tạo điều kiện thuận lợi để phát triển đất nước, nâng cao vị thế nước ta trên trường quốc tế. Vậy Chính sách đối ngoại là gì? Chính sách đối ngoại có vai trò gì?  Khách hàng quan tâm vui lòng theo dõi nội dung bài viết để có thêm thông tin hữu ích.

Chính sách đối ngoại là gì?

Chính sách đối ngoại tiếng Anh là: “Foreign policy”.

Chính sách đối ngoại còn được gọi là chính sách ngoại giao, bao gồm các chiến lược do nhà nước lựa chọn để bảo vệ lợi ích của quốc gia mình và đạt được các mục tiêu trong môi trường quan hệ quốc tế. Vì lợi ích quốc gia là tối quan trọng, các chính sách đối ngoại được chính phủ thiết kế thông qua các quy trình ra quyết định cấp cao.

Chính sách đối ngoại nhắm đến các chủ thể bên ngoài phạm vi của hệ thống chính trị trong nước, nhằm đạt được những mục tiêu khác nhau, phù hợp với lợi ích của quốc gia đó. Mục tiêu định hướng ban đầu của chính sách đối ngoại là mở rộng tầm ảnh hưởng của quốc gia trong quan hệ quốc tế.

Hiểu một cách đơn giản hơn thì Chính sách đối ngoại Ɩà tập hợp tất cả các chiến lược mà quốc gia này sử dụng trong quá trình ngoại giao với các quốc gia và tổ chức quốc tế trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, quân sự, văn hóa – xã hội… nhằm đạt được những mục tiêu phát triển đất nước.

Ví dụ về chính sách đối ngoại

– Thực hiện chủ trương mở rộng quan hệ hợp tác nhiều mặt, song phương ѵà đa phương với các quốc gia ѵà vùng lãnh thổ.

– Tiến hành đàm phán và ký kết nhiều hiệp định, thoả thuận quan trọng như Hiệp định Thương mại song phương Việt Nam – Hoa Kỳ; Hiệp định về biên giới trên bộ; Hiệp định về phân định Vịnh Bắc Bộ; Hiệp định nghề cá với Trung Quốc,…

– Tham gia ngày càng hiệu các tổ chức kinh tế, chính trị trên thế giới như ASEAN, Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu á -Thái Bình Dương,…

– Giữa năm 2019, Việt Nam đã hoàn tất việc ký kết Hiệp định Thương mại tự do với Liên minh châu Âu (EVFTA) và sau đó cuối năm 2020 là với Vương quốc Anh (UKVFTA), hai đối tác lớn và quan trọng hàng đầu đối với bất kỳ quốc gia nào.

Nguyên tắc chính sách đối ngoại

Chính sách đối ngoại do cơ quan nhà nước là Đảng, chính phủ, các cơ quan nhà nước đề ra các chủ trương, hoạt định chiến lược, ban hành chính sách và thực hiện những chính sách đã đề ra. Ngoài ra còn có các cơ quan, tổ chức xã hội phối hợp với các cơ quan nhà nước thực hiện.

Chính sách đối ngoại được tiến hành theo những nguyên tắc nhất định và bắt buộc để đảm bảo tính khoa học, tính nhất quán, đồng thời đảm bảo được tối đa lợi ích của đất nước, của quốc gia. Cụ thể đó là:

– Tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau. Nguyên tắc này đòi hỏi nước ta tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của các nước khác, đồng thời nêu cao tinh thần độc lập tự chủ trong quan hệ quốc tế và làm thất bại những hành động can thiệp của các thế lực thù địch vào công việc nội bộ nước ta.

– Tôn trọng lẫn nhau, bình đẳng và cùng có lợi. Các nước trên thế giới dù lớn hay nhỏ đều có quyền sống, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc, phát triển. Nguyên tắc này yêu cầu nước ta phải tôn trọng quyền của các nước và đòi hỏi các nước tôn trọng quyền bình đẳng của Việt Nam. Đồng thời, các nước tôn trọng lợi ích chính đáng của nhau, hợp tác cùng có lợi.

Mục tiêu của chính sách đối ngoại

Đại hội XIII của Đảng đã khẳng định nguyên tắc nền tảng và tư tưởng chỉ đạo của đối ngoại thời kỳ Đổi mới là: Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ vì hoà bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ đối ngoại; là bạn, là đối tác tin cậy và là thành viên tích cực, có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế. Xử lý đúng đắn mối quan hệ giữa độc lập tự chủ và hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng. Ý chí tự lực, tự cường và nội lực là quyết định, cơ bản, lâu dài; nguồn lực bên ngoài là quan trọng.

Mục tiêu của đối ngoại được xác định là: Bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia – dân tộc trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế, bình đẳng, hợp tác, cùng có lợi.

Phương hướng đối ngoại là: Chủ động, tích cực triển khai đồng bộ, sáng tạo, hiệu quả các hoạt động đối ngoại, bao gồm đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước và đối ngoại nhân dân, đối ngoại của các cấp, các ngành, các địa phương.

Nhiệm vụ cơ bản của đối ngoại là: Tiếp tục phát huy vai trò tiên phong của đối ngoại trong việc tạo lập và giữ vững môi trường hoà bình, ổn định, huy động các nguồn lực bên ngoài để phát triển và bảo vệ đất nước, nâng cao vị thế và uy tín của đất nước.

Trên đây là một số chia sẻ của chúng tôi về Chính sách đối ngoại là gì? chính sách đối ngoại có vai trò gì? Khách hàng theo dõi nội dung bài viết, có vướng mắc khác vui lòng phản ánh để chúng tôi hỗ trợ.

Bài 15. Chính sách đối ngoại – Câu 3 trang 118 SGK GDCD lớp 11. Trình bày những phương hướng cơ bản để thực hiện chính sách đối ngoại của Nhà nước ta.

Trình bày những phương hướng cơ bản để thực hiện chính sách đối ngoại của Nhà nước ta.

Nguyên tắc và phương hướng của chính sách đối ngoại

Những phương hướng cơ bản để thực hiện chính sách đối ngoại của Nhà nước ta:

–         Chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời mở rộng hợp tác quốc tế trên lĩnh vực khác. Việt Nam là bạn, đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, tham gia tích cực vào tiến trình hợp tác quốc tế và khu vực

–         Củng cố và tăng cường quan hệ với các đảng cộng sản, công nhân, đảng cánh tả, các phong trào độc lập dân tộc, cách mạng và tiến bộ trên thế giới, mở rộng quan hệ với các đảng cầm quyền.

Quảng cáo

–         Phát triển công tác đối ngoại nhân dân. Tích cực tham gia vào các diễn đàn và hoạt động của nhân dân thế giới, góp phần vào cuộc đấu tranh chung vì hòa bình, dân chủ và tiến bộ xã hội.

–         Chủ động tham gia vào cuộc đấu tranh chung vì quyền con người. Sẵn sàng đối thoại với các nước, cá tổ chức quốc tế và khu vực có liên quan về vấn đề nhân quyền. Kiên quyết làm thất bại các âm mưu, hành động can thiệp vào công việc nội bộ, xâm phạm độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh và ổn định chính trị của Việt Nam.

–         Đẩy mạnh hoạt động kinh tế đối ngoại. Đây là một đòi hỏi khách quan của sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước nhằm phát huy nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.