Nguyễn thị kim ngân là con gái của ai

Chủ tịch Quốc hội chúc Cô Bảy Huệ trường thọ để tiếp tục chứng kiến sự phát triển của đất nước Việt Nam, Quốc hội Việt Nam.

Sáng 25/11, tại xã Mỹ Qưới, thị xã Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã tham dự Lễ khánh thành Nhà lưu niệm và mừng đại thọ 100 tuổi bà Ngô Thị Huệ (cô Bảy Huệ) - phu nhân cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh, một trong 10 nữ đại biểu Quốc hội khóa đầu tiên của nước ta, là người con ưu tú tỉnh Sóc Trăng.

Nguyễn thị kim ngân là con gái của ai
 Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và đồng chí Ngô Thị Huệ

Công trình Nhà lưu niệm bà Ngô Thị Huệ tại cơ sở cách mạng xã Mỹ Quới, thị xã Ngã Năm được xây dựng trên diện tích hơn 127m2 với tổng kinh phí là 1,5 tỷ đồng. Nhà lưu niệm được bố trí bàn thờ Bác Hồ, trưng bày hình ảnh các lãnh đạo Tỉnh ủy Sóc Trăng qua các thời kỳ; hình ảnh các chiến sĩ cách mạng xã Mỹ Quới; hình ảnh, hiện vật gia đình và hoạt động cách mạng của Cô Bảy Huệ.

Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhấn mạnh, Nhà lưu niệm của bà Ngô Thị Huệ có ý nghĩa trong giáo dục truyền thống anh hùng cách mạng cho thế hệ trẻ tiếp sau. Nhà lưu niệm không chỉ gắn cuộc đời, sự nghiệp cách mạng của một người phụ nữ Nam Bộ tiêu biểu vào thời kỳ đầu cách mạng Việt Nam mà còn gắn với truyền thống anh hùng của những người con ưu tú của tỉnh Sóc Trăng qua các thời kỳ.

Công trình chứa đựng tấm lòng và sự tri ân to lớn của cấp ủy, chính quyền địa phương, các tổ chức, cá nhân dành cho Cô Bảy Huệ và nhân dân xã Mỹ Quới.

Chủ tịch Quốc hội hy vọng, sẽ có nhiều người khi đến đây về thăm nhà lưu niệm. Và thật có ý nghĩa nếu có nhiều học sinh, nhiều thế hệ trẻ, thanh niên, thiếu niên đến đây để tìm hiểu học tập về truyền thống yêu nước quê hương cách mạng xã Mỹ Quới, thị xã Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân ghi nhận công lao to lớn, tỏ lòng biết ơn sâu sắc và cảm phục sự hi sinh của gia đình bà Ngô Thị Huệ đối với cách mạng nước ta.

Nhân dịp đại lễ mừng thọ 100 tuổi bà Ngô Thị Huệ, Chủ tịch Quốc hội chúc Cô Bảy Huệ trường thọ để tiếp tục chứng kiến sự phát triển của đất nước Việt Nam, Quốc hội Việt Nam.

Dịp này, Văn phòng Chủ tịch nước, quỹ bảo trợ trẻ em đã trao 200 suất quà cho học sinh nghèo hiếu học và 20 suất quà cho mẹ Việt Nam anh hùng và các gia đình chính sách của xã Mỹ Qưới, thị xã Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng./.

Theo VOV.VN


Nhảy đến nội dung

Lý lịch nữ Chủ tịch Quốc hội đầu tiên Nguyễn Thị Kim Ngân

Thứ Năm, 09:33, 31/03/2016

Bà Nguyễn Thị Kim Ngân sinh ngày 12/4/1954

Quê quán: Xã Châu Hòa, Giồng Trôm, Bến Tre

Dân tộc: Kinh

Chức vụ: Chủ tịch Quốc hội.

Ngày vào đảng: 9/12/1981

Trình độ học vấn: Thạc sỹ kinh tế; Cử nhân chính trị

Nguyễn thị kim ngân là con gái của ai
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân

Bà Nguyễn Thị Kim Ngân đã từng giữ các chức vụ: Giám đốc Sở Tài chính tỉnh Bến Tre, Thứ trưởng Bộ Tài chính, Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương, Thứ trưởng Thường trực Bộ Thương mại, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá IX đến khoá XII. Tại kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XIII, bà được bầu là Phó Chủ tịch Quốc hội.

Tại hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI), bà Nguyễn Thị Kim Ngân được bầu vào Bộ Chính trị và tiếp tục trúng cử Ban Chấp hành Trung ương, được bầu vào Bộ Chính trị tại Đại hội lần thứ XII của Đảng./.

TIỂU SỬ TÓM TẮT CHỦ TỊCH QUỐC HỘI
NGUYỄN THỊ KIM NGÂN

Nguyễn thị kim ngân là con gái của ai

Họ và tên: Nguyễn Thị Kim Ngân

Tên thường gọi: Nguyễn Thị Kim Ngân

Ngày sinh: 12/04/1954

Quê quán: xã Châu Hòa, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre

Ngày vào Đảng: 09/12/1981

Ngày chính thức: 09/12/1982

Giới tính: Nữ

Dân tộc: Kinh

Tôn giáo: Không

Trình độ được đào tạo:

+ Giáo dục phổ thông: 12/12

+ Chuyên môn nghiệp vụ: Cử nhân chuyên ngành tài chính- ngân sách nhà nước

+ Học hàm, học vị: Thạc sĩ kinh tế

+ Lý luận Chính trị: Cử nhân chính trị

+ Ngoại ngữ: Tiếng Anh C

Khen thưởng: Huân chương Lao động Hạng Nhất, Hạng Nhì, Hạng Ba

Chức vụ:

- Ủy viên Bộ Chính trị khóa XI, XII

- Ủy viên Trung ương Đảng khóa IX, X, XI, XII; Bí thư Trung ương Đảng khóa XI

- Chủ tịch Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam

- Đại biểu Quốc hội khoá: XII, XIII, XIV

- Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh Bến Tre nhiệm kỳ: 1991-1995

Nơi làm việc: Nhà Quốc hội, số 1 đường Độc Lập, Ba Đình, Hà Nội

Nơi ứng cử đại biểu Quốc hội: TP. Cần Thơ

Đại biểu chuyên trách: Trung ương

Từng là một cô giao liên nhỏ, sống trong lòng địch nhưng không hề sợ hãi, hằng ngày vẫn giúp mẹ vận chuyển thuốc để phục vụ cho cơ sở cách mạng. Đó là hình ảnh của cô Nguyễn Thị Kim Hữu – em gái của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân.

Nguyễn thị kim ngân là con gái của ai
Cô Kim Hữu bên chiếc máy may của má Sáu

Khi chương trình “Như chưa hề có cuộc chia ly” phát sóng ở số 14, dư luận rất cảm động với câu chuyện “chị em Bộ trưởng đi tìm ân nhân – bác sĩ Đề” (thời điểm bà Nguyễn Thị Kim Ngân giữ chức Bộ trưởng Bộ LĐTBXH). Lúc ấy, mọi người mới biết đến bà Sáu Sanh – mẹ Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã có những đóng góp thầm lặng cho cách mạng vào những năm tháng kháng chiến. Bà là người thu gom thuốc kháng sinh, bông băng y tế… phục vụ cho cách mạng khu vực miền Tây. Cũng nhờ đó mà biết đến vị bác sĩ Đề, mặc dù là cán bộ quân y của quân đội ngụy, nhưng lại giúp đỡ và hỗ trợ rất nhiều cho bà Sáu Sanh trong những chiến công thầm lặng này. Và cũng biết thêm về 2 cô giao liên nhỏ là Chủ tịch Quốc hội Kim Ngân và cô Kim Hữu, người vận chuyển chính những lô hàng thuốc vượt qua mặt địch một cách ngoạn mục để đến kịp đến với vùng chiến khu cho quân giải phóng. Để rồi sau bao nhiêu năm, nhớ lời di huấn của má lúc qua đời, họ vẫn cố gắng để đi tìm lại ân nhân của mình.

35 năm trước, đóng vai là những đứa trẻ hồn nhiên vô tư tuổi ăn, tuổi lớn, cô Kim Hữu và Chủ tịch Kim Ngân hay sang nhà bác sĩ Đề chơi. Sau đó, 2 chị em được chở về nhà trên chiếc xe Vespa màu trắng của bác sĩ Đề. Ít ai để ý rằng, mỗi lần đi chơi về 2 chị em lúc nào cũng xách theo một hũ mắm. Gọi là hũ mắm nhưng thực ra trong đó đựng toàn thuốc kháng sinh – thứ quý giá giúp bộ đội không bị nhiễm trùng vết thương, nhanh chóng khỏi bệnh để tiếp tục cầm súng chiến đấu.

Cô giao liên Kim Hữu ngày ấy mới 13 tuổi nhưng đã rất thành thạo trong việc đem các hũ thuốc đi giao cho các đầu mối ở Bến Tre. Cứ khoảng một tuần, sau khi má Sáu Sanh gom đủ thuốc là cô Kim Hữu lại lên đường. Có lúc thì đi một mình, có khi được bác Đề chở bằng xe máy. Người qua đường nhìn vào cứ tưởng cô bé này khó gần cái mặt cứ đăm đăm, mà đâu biết rằng cô Kim Hữu đang phải cảnh giác cao độ để phát hiện cảnh sát. Bến đò Bình Đại hoặc Hồng Vũ ngày ấy, thường xuất hiện một cô bé hay tới từ rất sớm, nhưng lại luôn lên sau cùng. Ít ai ngờ đó là chiến thuật của cô bé 13 tuổi Kim Hữu đến sớm giấu những bình thuốc xuống ghế của khách, rồi lên bờ ngồi đợi khi nào khách đông lại xuống và chỉ cảm thấy an toàn mới mang thuốc lên để đi giao. Và cứ như thế suốt những năm kháng chiến, cô giao liên nhỏ Kim Hữu đã vận chuyển được rất nhiều y, dược phẩm cho bộ đội ta lúc bấy giờ.

Cô giao liên nhỏ ngày ấy giờ đã 63 tuổi, vẫn sống ở ngôi nhà tại thành phố Mỹ Tho. Mặc dù, chị em phải xa cách khi Chủ tịch Quốc hội vì công tác phải sống ở Hà Nội nhưng cô Kim Hữu vẫn muốn gắn bó với ngôi nhà ghi dấu biết bao kỉ niệm của gia đình từ cái thời má Sáu mở tiệm may để làm căn cứ nuôi cách mạng đến giờ. Ấy vậy mà, không hiểu tại sao, mấy ngày nay trên mạng xã hội lại đồn thổi, thêu dệt chuyện cô là 1 trong 9 người bỏ trốn rồi mất tích tại chuyến công du ở Hàn Quốc của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, khiến người dân, chòm xóm hàng ngày vẫn tiếp xúc với cô cảm thấy khó hiểu, thế mà vẫn có không ít người vẫn tin như thật.

Thu An