Nhà bếp được chia thành máy khu vực

Nhà bếp được chia thành máy khu vực
5 chức năng chính 1 căn bếp cần phải có:

KV-A.KHU VỰC CẤT GIỮ ĐỒ KHÔ

Đây là nơi cất giữ thực phẩm như mỳ, gạo, sữa, đồ hộp,… được để trong hệ thống ngăn kéo âm giúp bạn quan sát đồ dễ dàng, sử dụng nhanh chóng, hiệu quả.

- Mở rộng không gian lưu trữ

Các nghiên cứu cho thấy rằng hầu hết các gia chủ khi tu sửa lại kệ bếp đều mong muốn mở rộng không gian cất giữ thực phẩm. Đó là lý do tại sao mà việc xác định nhu cầu lưu trữ trong giai đoạn lập kế hoạch xây kệ bếp mới rất quan trọng.

KV-B. KHU VỰC ĐỂ BÁT, DĨA,…

Nơi cất giữ bát, dĩa, cốc, các đồ hộp nhựa đựng thức ăn và nhiều vật dụng làm bếp khác. Những đồ dùng này được sử dụng thường xuyên mỗi ngày. Chúng ta nên sắp xếp chúng ở những ngăn kéo của tủ bếp dưới, điều này đem lại sự tiện lợi và nhanh chóng

-Khu vực yêu cầu sự tiện nghi, thoải mái

Đây là khu vực chiếm 1/3 không gian bếp. Do đó cho dù các vật dụng này được cất giữ trong tủ bếp trên hay tủ bếp dưới, điều quan trọng vẫn phải lưu ý tới mức độ sử dụng để khi sử dụng được thoải mái, tiện dụng nhất. Ngoài ra vị trí kế tiếp trong kệ bếp sẽ là khu vực chậu rửa, vì như thế sẽ rút ngắn khoảng cách và thời gian khi sử dụng, sửa sạch rồi cất chúng vào trong tủ.

KV-C. KHU VỰC CHẬU RỬA

Bồn rửa và máy rửa chén là trung tâm của khu vực vệ sinh trong bếp. Đây là vị trí hoàn hảo để rửa các vật dụng và lưu trữ rác thải.

-Tận dụng không gian lưu trữ.

Khoảng không gian phía dưới bồn rửa thường bỏ trống hoặc hoàn toàn không sử dụng đến. Thật lãng phí nếu bạn không tận dụng hết những khoảng không gian này. Hãy mở rộng không gian lưu trữ bằng cách đặt những ngăn kéo phía dưới bồn rửa. Ngoài ra nếu bạn sử dụng thêm các thành phần chia trong hệ thống ngăn kéo thì việc quan sát và lấy đồ dùng sử dụng sẽ tối ưu.

KV-D.KHU VỰC CHUẨN BỊ

Đây là khu vực lưu trữ những vật dụng trong bếp như dao, kéo, các loại thiết bị dùng điện, gia vị cũng như các vật dụng chế biến thức ăn.

- Đủ chỗ cho việc chuẩn bị

Khu vực chuẩn bị là nơi dành cho hoạt động chính trong bếp, nơi bạn có thể chuẩn bị các món ăn. Khu vực này nên đặt giữa khu vực chậu rửa và nấu nướng sẽ tối ưu nhất. Ngoài ra, các ngăn kéo cho khu vực này được đặt ở tủ bếp dưới làm cho các thao tác bếp núc nhanh chóng và tiện dụng hơn.

KV-E. KHU VỰC NẤU

Đây là trái tim của mỗi căn bếp. Xung quanh khu vực này để các bếp ga, bếp lò nướng, lò vi sóng, máy hút mùi,…. Các dụng cụ dùng để nấu nướng như nồi, niêu, xoong, chảo,.. cũng được sắp xếp ở đây.

- Việc sắp xếp ngay tầm tay

Các dụng cụ nấu nướng mà dùng thường xuyên thì nên đặt gần bếp để cho thao tác bếp được thuận tiện và nhanh nhất. Nếu đủ không gian lưu trữ thì các dao kéo dùng trong nấu nướng cũng nên cất giữ ở đây. -Để có một gian bếpđẹpđúngtheo 5 khu vực hoạt động trong không gian bếp còn tùy thuộc vào rất nhiều về cấutrúc,diện tích bếp, bố cục, tính thẩm mỹ…

Bạn vui lòng chờ trong giây lát...

Trong kiến trúc hiện đại, phòng bếp không được phân chia tách bạch giữa khu vực nấu nướng và không gian ăn uống, một phần do diện tích hạn chế, phần khác là do xu hướng thiết kế chung của nhà ở hiện nay nhằm tạo sự linh hoạt và thuận tiện trong công tác chế biến và sắp xếp bàn ăn nhanh gọn. Chính vì vậy, cụm từ “bếp ăn” có nghĩa bao hàm tất cả những sinh hoạt thường nhật diễn ra trong đó.

Nhà bếp được chia thành máy khu vực

Bếp ăn là một phần quan trọng trong sinh hoạt gia đình

Nhà bếp được chia thành máy khu vực
 

Khi không có nhu cầu giải trí, quầy bar trở tận dụng là ốc đảo sắp đồ ăn tiện lợi

Cách thức phân chia không gian phòng bếp ở các dạng nhà phố, biệt thự hay chung cư không khác nhau là mấy, chủ yếu theo hình thức nơi nấu nướng và bàn ăn liên thông với nhau hoặc nếu có cũng chỉ tách bạch chức năng bằng vách ngăn nhẹ không gây bất tiện trong giao thông đi lại. Với phòng bếp đủ rộng để đặt quầy bar, khi không có nhu cầu giải trí chúng được tận dụng là ốc đảo sắp đồ ăn tiện lợi.

Nhà bếp được chia thành máy khu vực

Hệ thống tủ bếp đa năng và hiện đại

Nhà bếp được chia thành máy khu vực
 

Bàn ăn được ngăn cách với phòng khách bằng vách ngăn nhẹ

Chọn vị trí đặt bàn ăn, nên chú ý đặt ở nơi có nhiều ánh sáng, góc view đẹp và đủ sự thoải mái khi sinh hoạt. Chú ý không đặt quá gần bếp nấu bởi mùa hè sẽ tạo cảm giác nóng, khó chịu khi ăn, cũng không nên đặt sát phòng khách, sẽ bất tiện khi có khách đến đúng bữa.

Nhà bếp được chia thành máy khu vực

Vị trí bàn ăn nên đặt ở nơi có nhiều ánh sáng và góc view đẹp

Nhà bếp được chia thành máy khu vực

Sắp xếp đồ dùng nhà bếp sẽ tạo một không gian thoải mái, sạch sẽ cho gia đình

Đồ dùng trong nhà bếp chiếm một vị trí quan trọng, quyết định nhiều đến sự thuận tiện của công việc bếp núc nên sắp xếp chúng ra sao cho phù hợp với diện tích cũng như tính mỹ thuật của tổng thể phòng bếp. Bồn rửa, tủ bếp đặt sát tường, những giá treo bằng inox hay gỗ trên cao vừa là giải pháp tiết kiệm không gian, vừa tạo sự gọn gàng, khoa học.

Bếp trong ngôi nhà không đơn thuần là nơi nấu nướng của người nội trợ mà còn là không gian sum họp của gia đình trong những bữa ăn đầm ấm.

Không hài lòng bài viết

1.854 lượt xem

Có mấy khu vực hoạt động trong nhà bếp ? Cho biết cách sắp xếp thích hợp ?

Đề bài

Có mấy khu vực hoạt động trong nhà bếp ? Cho biết cách sắp xếp thích hợp ? 

Lời giải chi tiết

* Có 5 khu vực:

+ Cất, giữ thực phẩm;

+ Sửa soạn thực phẩm;

+ Thái, rửa thực phẩm;

+ Nấu nướng;

+ Bày, dọn thức ăn.

* Sắp xếp nhà bếp hợp lý là: bố trí các khu vực làm việc trong bếp thuận lợi cho người nội trợ để công việc được triển khai gọn gàng và khoa học.

+ Tủ cất giữ thực phẩm nên đặt gần cửa ra vào nhà bếp.

+ Bàn sơ chế nguyên liệu đặt ở khoảng giữa tủ cất thực phẩm và chỗ rửa thực phẩm.

+ Bếp đun đặt vào một góc của nhà bếp.

+ Cạnh bếp đun nên đặt kệ nhỏ để các loại gia vị dùng cho việc nấu nướng và bàn để thức ăn vừa chế biến xong.

Loigiaihay.com

Xuất bản ngày 25/12/2018 - Tác giả: Giangdh

Giải câu 2 trang 20 sách giáo khoa công nghệ lớp 9 phần nấu ăn chỉ ra có 5 khu vực hoạt động trong nhà bếp, đó là: Cất giữ thực phẩm; nấu nướng; bày dọn thức ăn

Câu hỏi

Có mấy khu vực hoạt động trong nhà bếp ? Cho biết cách sắp xếp thích hợp?

  • Xem lại: Câu 1 trang 20 sgk Công nghệ 9

Trả lời

- Có 5 khu vực hoạt động trong nhà bếp, đó là: Cất giữ thực phẩm; nấu nướng; bày dọn thức ăn; sửa soạn thực phẩm; thái, rửa thực phẩm;…

- Cách sắp xếp thích hợp:

  • Tủ cất giữ thực phẩm (hoặc tủ lạnh) nên đặt gần cửa ra vào nhà bếp;
  • Bàn sơ chế nguyên liệu đặt ở khoảng giữa tủ cất thực phẩm và chỗ rửa thực phẩm;
  • Bếp đun đặt vào một góc của nhà bếp;
  • Cạnh bếp đun nên đặt kệ nhỏ để các loại gia vị dùng cho việc nấu nướng và bàn để thức ăn vừa chế biến xong.

- Chú ý:

  • Nên đặt bồn rửa ở khoảng giữ tủ cất thực phẩm và bếp đun.
  • Tủ chức thức ăn, bếp và nới dọn thức ăn được tạo thành một tam giác đều để tiện việc đi lại, di chuyển và ít tốn thời gian. Nếu nhà bếp quá hẹp nên đặt thẳng hàng.
  • Để nối lền các khu vực làm việc nêu trên, cần có những tủ, ngăn chứa tất cả những đồ dùng cần thiết; những tủ này có thể dài hay ngắn tùy theo nhà bếp rộng hay hẹp.
  • Chiều cao của tất cả tủ, bồn rửa phải vừa tầm tay, trung bình 80 cm, chiều rộng khoảng 60 cm.
  • Bề mặt của tủ, bồn rửa nên làm bằng nhôm hay gạch men hoặc đá mài cho dễ lau chùi.

--------

Tham khảo thêm lời giải bài tập sách giáo khoa Công nghệ lớp 9 khác tại doctailieu.com

Chia khu, thiết kế bếp sao cho khoa học là một phần quan trọng trong chú ý khi chuẩn bị setup bếp nhà hàng. Hãy cùng cokhiviendong.com tìm hiểu cách phân chia các khu vực trong bếp nhà hàng sao cho khoa học nhất nhé!

Nhà bếp được chia thành máy khu vực

Các khu vực “nên” có trong bếp nhà hàng

Tại sao lại là các khu vực “nên” có trong bếp nhà hàng? Bởi lẽ, không phải nhà hàng nào cũng đủ diện tích hay đủ các nguồn lực để phân biệt thành từng khu vực riêng biệt. Nhưng nếu có thể thiết kế, xây dựng được càng nhiều khu vực quan trọng thì các nhà hàng vẫn nên làm. Dưới đây là một số khu vực “nên” có trong bếp:

  • Khu lưu trữ hàng hóa, thực phẩm
  • Khu sơ chế
  • Khu chế biến
  • Khu rửa, làm sạch
  • Khu ra hàng
  • Khu dành cho nhân viên

Nhà bếp được chia thành máy khu vực

Cách phân chia các khu vực trong bếp nhà hàng

1. Khu vực lưu trữ hàng hóa, thực phẩm

Một khu vực quan trọng khi thiết kế bếp nhà hàng cần phải được nhắc đến đầu tiên chính là nơi bảo quản thực phẩm. Là khu vực quan trọng, có chức năng bảo quản thực phẩm, các loại hàng hóa để phục vụ việc chế biến trong bếp nhà hàng chính vì thế khu vực này phải được thiết kế rộng rãi gọn gàng, có vị trí hợp lý, thuận tiện trong việc lấy thực phẩm.

Hiện nay, kho lưu trữ hàng hóa, thực phẩm tại các nhà hàng nhỏ thường được giảm diện tích một cách đáng kể. Sở dĩ như vậy là bởi vì ngoài các loại thực phẩm cần bảo quản nơi khô ráo như: gạo, bột, các loại củ quả dễ mọc mầm… thì các loại rau củ quả, thực phẩm sử dụng một vài ngày hay bảo quản đông lạnh thường được để trong các loại tủ lạnh công nghiệp hay bàn mát, bàn đông.

Nhà bếp được chia thành máy khu vực

Các thiết bị bảo quản kể trên, nếu như thiết kế ngay tại khu vực sơ chế nên bạn có thể tiết kiệm được một khoảng diện tích, không gian khá lớn trong bếp.

2. Khu sơ chế

Các thiết bị như: chậu rửa công nghiệpkệ inox để đồ, máy cắt rau củ quả, dao thớt các loại, thùng rác,… Lưu ý rằng hãy bố trí các giá để, chậu rửa, vị trí treo các loại dao vừa tầm với các nhân viên trong bếp, điều này sẽ đảm bảo cho việc thuận tiện lấy các đồ vật khi cần, ngoài ra cũng có thể đảm bảo an toàn hơn cho mọi người trong bếp.

Nhà bếp được chia thành máy khu vực

Các vật dụng được sử dụng cũng nên là những thiết bị chuyên dụng như: chậu rửa nên là loại chậu rửa inox công nghiệp chất lượng cao, có lòng chậu rộng hơn, lớn hơn, dầy dặn, chắc chắn, đa dạng về số hố rửa, sẽ giúp tăng hiệu suất công việc, đảm bảo được tuổi thọ cao.

Và điều quan trọng nhất là hãy sắp xếp vị trí của chúng một cách khoa học, vừa không gây cản trở, khó khăn, bất tiện vừa giúp tăng hiệu suất công việc của những nhân viên trong bếp nhé!

3. Khu chế biến

Là nơi quan trọng bậc nhất trong số các khu vực trong thi công bếp nhà hàng quyết định đến sự thành công của mỗi món ăn nên việc sắp xếp vị trí hay việc lựa chọn các thiết bị chuyên dụng để phục vụ nấu nướng luôn được các nhà hàng ưu tiên hàng đầu. Tùy vào đặc điểm, mục đích, không gian của mỗi nhà hàng mà khu bếp nấu cũng được đặt ở nhiều vị trí khác nhau. Dưới đây là 3 mô hình bếp nhà hàng áp dụng nhiều nhất.

Khu chế biến đặt ngay chính giữa

Với thiết kế kiểu ốc đảo, bếp đặt ở vị trí chính giữa sẽ tạo điều kiện trao đổi, truyền đạt, order, giám sát. Với kiểu thiết kế này, bạn phải đảm bảo rằng không gian bếp của bạn đủ lớn, đủ rộng, chính vì thế nếu bạn là chủ một nhà hàng nhỏ thì hãy nên cân nhắc kĩ trước khi áp dụng thiết kế này.

Nhà bếp được chia thành máy khu vực

Khu bếp nấu đặt theo dây chuyền

Nếu như bạn muốn tìm một giải pháp phục vụ nhanh cho việc khách tại nhà hàng của bạn quá đông thì đây là một kiểu thiết kế khá phù hợp đấy! Với cách bố trí này, các thiết bị bếp công nghiệp sẽ được bố trí theo hàng dọc với khu khu sơ chết ở vị trí đầu tiên, tiếp theo là khu chế biến và cuối cùng là khu ra hàng.

Nhà bếp được chia thành máy khu vực

Việc sắp đặt theo dây chuyền sẽ giúp tiết kiệm được một khoảng không gian bếp khá lớn. Tuy là một giải pháp giúp nhà hàng của bạn có thể phục vụ nhanh hơn nhưng nếu số lượng thức ăn trên menu quá nhiều thì kiểu thiết kế này cũng không phải là lựa chọn tốt đâu!

Cách bố trí bếp nhà hàng phù hợp sẽ góp phần đem lại sự thành công trong kinh doanh nhà hàng, khách sạn. 

4. Khu rửa và làm sạch

Đây là khu vực tập trung của tất cả các loại bát đĩa, xoong nồi bẩn đã qua sử dụng để tiến hành vệ sinh làm sạch. Tại đây, các thiết bị như: chậu rửa bát công nghiệp, kệ bếp inox, các loại máy hỗ trợ rửa bát khác… Và hãy đảm bảo rằng khu vực trong bếp nhà hàng này phải phân cách hoàn toàn với khu sơ chế, không dùng chậu rửa sơ chế để rửa bát, tránh trường hợp lây nhiễm vi khuẩn chéo.

5. Khu ra hàng

Đây là nơi bạn sẽ đặt, để thức ăn sau khi chúng đã được nấu nướng và trang trí. Với khu vực trong bếp này, chỉ cần những chiếc kệ để thức ăn chắc chắn, sạch sẽ là bạn đã có khu ra hàng khá ổn cho bếp của mình rồi đấy!

Nhà bếp được chia thành máy khu vực

6. Khu vực dành cho nhân viên

Nhiều bếp tại các nhà hàng Việt thường bỏ qua việc thiết kế một khu vực riêng cho nhân viên nhưng tại các nhà hàng đạt chuẩn trên thế giới lại rất coi trọng khu vực này. Đây là khu vực nhân viên dùng để thay đồ, thực hiện các nhu cầu cá nhân, giúp mọi người trong bếp thoải mái hơn. Vì vậy nên khi lựa chọn bản vẽ thiết kế bạn đừng nên bỏ qua khu vực này.

Nhà bếp được chia thành máy khu vực

Trên đây là các khu vực trong bếp nhà hàng nên có, tuy nhiên khi lựa chọn tư vấn thiết kế bếp nhà hàng, bạn hãy cố gắng cân đối giữa không gian bếp với nguồn ngân sách, và hoạt động của nhà hàng của bạn để sao cho mọi thứ có thể cân đối, hài hòa với nhau.

Lưu ý trong cách phân chia các khu vực trong bếp nhà hàng

Ngoài ra, khi lựa chọn các thiết bị sử dụng trong bếp nhà hàng bạn nên lựa chọn những loại được làm từ inox chất lượng cao, phù hợp với môi trường, đặc điểm khu vực bếp. Nếu như bạn đang có ý định thuê một đơn vị thiết kê bếp nhà hàng thì hãy chọn một nơi vừa có thể thiết kế, vừa cung cấp những sản phẩm chất lượng, mẫu mã đa dạng. Điều này sẽ tránh cho bạn việc mua phải các loại hàng nhái, kém chất lượng.

Tham khảo: >>> Đâu là đơn vị có dịch vụ thiết kế bếp nhà hàng tốt nhất hiện nay? <<<

Nhà bếp được chia thành máy khu vực

Với nhiều năm kinh nghiệm cung cấp các sản phẩm thiết bị bếp công nghiệp ra thị trường, Cơ khí Viễn Đông hoàn toàn đủ tự tin có thể cung cấp các sản phẩm chất lượng hàng đầu cho các căn bếp tại các nhà hàng. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi có thể giúp bạn dễ dàng hơn trong việc lựa chọn các khu vực trong bếp nhà hàng cần có!

>>> Tìm hiểu về 3 mẫu thiết kế bếp nhà hàng mới nhất <<<