Nhà nước và cách mạng xã hội PDF

BÀI GIẢNG TRIẾT CHI TIẾT NHÀ nước và CÁCH MẠNG xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (174.58 KB, 15 trang )

1

1

NHÀ NƯỚC VÀ CÁCH MẠNG XÃ HỘI

Mở đầu:
Lý luận về nhà nước là một trong những vấn đề cơ bản của CNDVLS , mà giai cấp vô
sản và nhân dân lao động phải nhận thức sâu sắc và giải quyết đúng đắn trong cuộc đấu
tranh xoá bỏ mọi sự áp bức, bóc lột, xây dựng xã hội mới. Khi bàn về nhà nước có nhiều
quan điểm khác nhau, thậm chí trái ngược nhau. Trong lịch sử chỉ có triết học Mác nghiên
cứu về nhà nước mới thực sự khoa học. Thế giới hiện nay đang có nhiều biến động phức
tạp, nghiên cứu vấn đề này có ý nghĩa to lớn, cả về lý luận và thực tiễn.
Mục đích:
Trang bị cho ngời học những kiến thức cơ bản về vấn đề nhà nước. Trên cơ sở đó củng
cố thế giới quan, phương pháp luận khoa học và các phẩm chất khác của người cán bộ,
giáo viên hiện nay.
Yêu cầu:

-

Nắm thực chất một số vấn đề cơ bản về nhà nước
Biết vận dụng vào quán triệt quan điểm của Đảng về xây dựng nhà nước trong tình
hình hiện nay .

-

Vận dụng giải thích một số vấn đề thực tiễn và đấu tranh chống những quan điểm
sai trái
Kết cấu: 2 phần


(1) - Nhà nước
(2) - Cách mạng xã hội
Thời gian: 05 tiết
Phơng pháp : Giáo viên chủ yếu sử dụng phương pháp thuyết trình, có kết hợp với
diễn giải, chứng minh và nêu vấn đề.
Tài liệu :

1


2

2

-

Giáo trình triết học chuẩn quốc gia
Văn kiện Đại hội Đảng VI, VII, VIII, IX, X, XI, XII ở các mục về xây dựng hệ
thống chính trị và cải cách hành chính

-

Tác phẩm: “Nhà nước và cách mạng”, Lênin, toàn tập, tập 33
Thư gửi Cu Ghen Man ngày 12/4/1871
Lời tựa tác phẩm : “Góp phần phê phán khoa kinh tế chính trị”, 1859 t.13, tr13-18
Vấn đề xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nớc ta, Giáo sư TS triết
học Hồ Văn Thông, Tạp chí cộng sản 10/96

-


Tính tất yếu của xây dựng nhà nớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa, GS. TS triết học
Trần Đức Tiến, tạp chí Triết học 5/2002

-

Bộ máy nhà nớc ta 54 năm xây dựng trưởng thành, đổi mới- Luật s Nguyễn Văn
Thảo- Tạp chí cộng sản 9/99.

-

Sự thống nhất giữa bản chất giai cấp với tính nhân dân và tính dân tộc của nhà
nước Việt Nam- PSG.TS Nguyễn Văn Tài- Tạp chí Triết học số 8/2005

I. NGUỒN GỐC, BẢN CHẤT NHÀ NỚC
* Khái niệm : Nhà nước là tổ chức quyền lực chính trị của GCTT trong xã hội; nhằm
nhằm bảo vệ trật tự xã hội hiện hành và đàn áp sự phản kháng của các giai cấp khác, bảo
vệ chế độ xã hội mà nó đại diện.
Như vậy, nhà nước không phải là cái gì thần bí khó hiểu, không phải là hiện thân của ý
niệm tuỵêt đối như quan niệm của Hê ghen; không phải là hiện thân của lực lượng siêu tự
nhiên như quan điểm duy tâm tôn giáo … mà là công cụ bạo lực trấn áp, là tổ chức quyền
lực chính trị của GCTT.

-

Là tổ chức: là một hệ thống thống nhất, gồm có bộ máy hành chính và những công

cụ phương tiện vũ lực :

2



3

3

+ Hệ thống pháp luật
+ Các cơ quan: Lập pháp, hành pháp, tư pháp

-

Đây là tổ chức quyền lực chính trị, không phải quyền lực đạo đức (như thời cộng
sản nguyên thủy)

-

Là tổ chức quyền lực chính trị của GCTT, không phải của GCBT( GCBT cũng có
quyền lực chính trị nhưng không có điều kiện tổ chức nhà nước)

-

Mục đích của nhà nước: bảo vệ, duy trì trật tự xã hội hiện hành trong vòng lợi ích
của GCTT, đàn áp sự phản kháng của các giai cấp khác.
1. Nguồn gốc nhà nước
*Quan điểm của chủ nghĩa duy tâm và giai cấp tư sản:

-

Những nhà duy tâm đi tìm nguồn gốc nhà nớc từ lực lợng siêu tự nhiên như thần
linh , thượng đế, ý niệm, ý niệm tuyệt đối…( Hê ghen: Nhà nước là “hiện thực của
ý niệm đạo đức”, là “ hình ảnh và hiện thực của lí trí” )



Ăng ghen: “ NN quyết không phải là một lực lượng được áp đặt từ bên ngoài vào xã
hội . NN cũng không phải là cái hiện thực của ý niệm đạo đức , không phải là hình ảnh
và hiện thực của lý trí như Hê ghen khẳng định” ( Nguồn gốc của gia đình…)

-

GCTS đi tìm nguồn gốc nhà nước từ nhu cầu tất yếu chung của xã hội, để điều hòa
mâu thuẫn giai cấp, giải quyết các vấn đề xã hội, mà không cần biết đó là xã hội gì
( xem Nhà nước và cách mạng )

Lênin: “Theo Mác nếu có thể điều hoà được giai cấp thì nhà nước không xuất hiện và
cũng không thể đứng vững được”( Nhà nước và cách mạng )
Những quan điểm duy tâm, tư sản nói trên thực chất là phủ nhận nguồn gốc đích
thực của nhà nước và đi đến che dấu bản chất giai cấp của nhà nước .
*Quan điểm triết học Mác Lênin
Khẳng định: Sự ra đời của nhà nước là một tất yếu khách quan, ở một giai đoạn
phát triển nhất định của lịch sử. Nhà nớc ra đời có nguồn gốc hiện thực: từ tiền đề kinh tế
và chính trị - xã hội. Xét sâu xa từ kinh tế là chế độ t hữu về TLSX; xét trực tiếp là đối
kháng giai cấp không thể điều hoà. Nói cách khác NN ra đời trên cơ sở sự vận động của
kinh tế và nhu cầu quản lý xã hội.

3


4

4

- Từ khi xuất hiện con người với tính cách là con người xã hội bao giờ cũng tồn tại,


phát triển trong cuộc sống cộng đồng, đòi hỏi mọi thành viên phải tuân theo ý chí chung
của xã hội, do đó tất yếu phải xuất hiện các tổ chức, thiết chế xã hội để điều tiết quan hệ
của các thành viên.
- Trong xã hội cộng sản nguyên thuỷ, trình độ LLSX còn thấp kém, cộng đồng ngời
còn sơ khai, các quan hệ xã hội chưa phát triển phức tạp, tổ chức điều hành xã hội thị tộc,
bộ lạc do dân tự nguyện bầu ra, đại biểu cho lợi ích chung của cộng đồng, quyền lực mang
tính chất xã hội, chưa mang tính chính trị, giai cấp, nhà nước chưa xuất hiện.
- Khi LLSX phát triển đến trình độ nhất định, chế độ chiếm hữu tư nhân về TLSX
xuất hiện thay thế cho chế độ sở hữu chung, xã hội phân chia thành giai cấp .( Điều này đã
được chứng minh ở chủ đề GC và ĐTGC ). Trong xã hội có đối kháng giai cấp, mâu thuẫn
giai cấp ngày càng gay gắt đến mức không thể điều hoà, các quan hệ xã hội phát triển ngày
càng phức tạp, đấu tranh giai cấp là tất yếu, quyền lực xã hội của thị tộc bộ lạc bất lực.
Trong cuộc đấu tranh giai cấp một mất một còn, GCTT với một lực lượng nhỏ không thể
tồn tại trước sức mạnh của quảng đại quần chúng nhân dân, chúng buộc phải tổ chức ra bộ
máy quyền lực chính trị, để tập trung sức mạnh kinh tế, quân sự, pháp luật để duy trì trật
tự bóc lột và đè bẹp sự phản kháng của quần chúng. Công cụ bạo lực, đó là nhà nước- thiết
chế có tiền thân từ những tổ chức phi chính trị xuất hiện ngay trong xã hội thị tộc bộ lạc.
Trong tác phẩm: Nguồn gốc của gia đình của chế độ tư hữu và nhà nước, Ăng ghen
đã luận chứng một cách khoa học sự xuất hiện nhà nước từ chế độ tư hữu về TLSX và đối
kháng giai cấp không thể điều hoà. Trong tác phẩm: Nhà nước và cách mạng Lênin đã bảo
vệ và phát triển tư tởng đó: “ Nhà nước là sản phẩm và biểu hiện của mâu thuẫn giai cấp
không thể điều hoà. Bất cứ ở đâu, hễ lúc nào và chừng nào mà về mặt khách quan những
mâu thuân giai cấp không thể điều hoà được thì nhà nước xuất hiện và ngược laị sự tồn tại
nhà nước chứng tỏ rằng mẫu giai cấp là không thể điều hoà được”
Thực tế lịch sử đã chứng minh, trong xã hội CSNT dựa trên chế độ công hữu về
TLSX, xã hội tồn tại hàng chục vạn năm không có đối kháng giai cấp và không có nhà
nước. Khi chế độ tư hữu về TLSX xuất hiện, giai cấp ra đời ( CHNL) và sau đó nhà nước
xuất hiện. Những nhà nước đầu tiên của lịch sử đó là Aten; Rô Ma; Giéc manh ở thế kỷ
VII-VI TCN
Lu ý: Quá trình hình thành NN trải qua nhiều bước quá độ chuyển tiếp, chứ không


phải hình thành ngay một lúc

4


5

5

Kết luận:

-

Nhà nước chỉ là phạm trù lịch sử, không phải là ngời bạn đường, tồn tại vĩnh viễn
cùng con người. Nó ra đời khi xã hội xuất hiện tiền đề vật chất là chế độ tư hữu về
TLSXvà nó mất đi khi tiền đề đó không còn nữa.

-

Muốn thủ tiêu nhà nước thì phải xoá bỏ nguồn gốc sinh ra nó là chế độ tư hữu về
TLSX và đối kháng giai cấp, xây dựng chế độ CSCN.

-

Đây là vũ khí lý luận sắc bén để phê phán những quan điểm sai lầm, phản động
(như quan điểm của Hê ghen, GCTS, CHCHXL, CNvô chính phủ ..)
2. Bản chất nhà nước

* Các quan điểm ngoài Mác xít
Cho rằng nhà nước không có bản chất giai cấp, mà siêu giai cấp, phi giai cấp, cho


nhà nước là cơ quan điều hòa mâu thuẫn giai cấp (Cauxky…).
Thực chất quan điểm này là phủ nhận bản chất giai cấp để lừa bịp quần chúng nhân dân,
làm chệch hướng mục tiêu đấu tranh giai cấp, bảo vệ nhà nước thống trị bóc lột.
* Quan điểm triết học Mác Lênin
Xem xét bản chất của nhà nước phải xem NN đó do giai cấp nào tổ chức lãnh đạo,
duy trì bảo vệ quyền lợi trớc hết cho giai cấp nào là chủ yếu? Thực hiện dân chủ với ai,
chuyên chính với ai? NN đó phát triển theo định hướng chính trị nào?
Trên cơ sở nghiên cứu nguồn gốc của NN triết học Mác Lênin khẳng định:
Bản chất của nhà nước là công cụ chính trị, nhằm bảo vệ lợi ích của giai cấp
thống trị về kinh tế.
Nhà nước mang bản chất giai cấp sâu sắc, bản chất của một giai cấp duy nhất, giai
cấp tổ chức, sử dụng nó.
Vì:
- Nhà nước ra đời từ xã hội có giai cấp , liên quan đến giai cấp.
- Nhà nước là bộ máy chuyên chính, công cụ bạo lực, trấn áp của GCTT nhắm bảo vệ
địa vị, qyuền lợi của giai cấp thống trị.
Thông qua NN, GCTT thực hiện quyền lực chính trị, hợp pháp hoá ý chí giai cấp
mình thành ý chí NN buộc các giai cấp khác phải tuân theo trật tự phù hợp của GCTT.

5


6

6

Thông qua quyền lực kinh tế, chinha trị, áp đặt hệ tư tưởng của chúng thành hệ tư
tưởng thống trị xã hội...
- Bản chất NN còn biểu hiện ở đặc trưng và chức năng của nó.
=> Cho nên bản chất của nó phải có tính giai cấp.


Ăng ghen: Nhà nước là của một giai cấp có thế lực, giai cấp thống trị kinh tế, nhờ vậy
thành giai cấp thống trị về chính trị.
Lênin: Nhà nước dù hình thức nào cũng là chuyên chính
=>Như vậy: không có nhà nước nào phi giai cấp cũng như của nhiều giai cấp.
Mọi luận điểm cho nhà nước của nhiều giai cấp, nhà nước phi giai cấp hoặc nhà nước
là cong cụ để điều hoà mâu thuẫn giai cấp đều sai lầm
Ý nghĩa phương pháp luận
- Đây là cơ sở khoa học để nhận thức, nghiên cứu các vấn đề về nhà nớc
- Đây là cơ sở để quán triệt quan điểm của Đảng về xây dựng nhà nớc hiện nay
- Đây là vũ khí sắc bén để phê phán các quan điểm sai trái
II. ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA NHÀ NỚC
1 Đặc trưng của nhà nước
Nghiên cứu đặc trng của nhà nước để phân biệt với tổ chức của xã hội thị tộc, bộ
lạc và với các tổ chức chính trị xã hội khác. Khẳng định nhà nước là tổ chức đặc biệt, giữ
vị trí trung tâm trong hệ thống chính trị, tác động toàn diện, mạnh mẽ và có hiệu quả nhất
đối với đời sống xã hội, thể hiện và thực hiện lợi ích của giai cấp thống trị một cách tập
trung nhất.
* Nhà nước có đặc trưng là:
quản lý dân cư trên một lãnh thổ nhất định: có một hệ thống cơ quan quỳên lực
chuyên nghiệp mang tính cưỡng chế đói với mọi thành viên trong xã họi; hình thành bộ
máy thuế khoá đẻ nuôi nhà nước.

-

Đây là sự khác biệt so với các tổ chức của xã hội thị tộc, bộ lạc và các tổ chức
chính trị xã hội khác

-

Quyền lực nhà nước có hiệu lực đối với tất cả mọi thành viên trong biên giới quốc


gia không phụ thuộc vào huyết thống, giới tính và chính kiến

6


7

7

Như vậy, lợi ích quốc gia, dân tộc thống nhất với lợi ích giai cấp thống trị . Lênin:
Đặc trưng cơ bản là phân chia thần dân theo lãnh thổ (So sánh với sự quản lý dân cư thời
nguyên thuỷ)
*Nhà nước có một hệ thống quyền lực công cộng , mang tính chuyên nghiệp, có tính
cưỡng chế , bắt buộc đối với mỗi công dân
Trong xã hội có nhiều loại quyền lực, nhưng chỉ có quyền lực nhà nước mới có những
đặc trưng như: hệ thống quyền lực công cộng ; bắt buộc; cưỡng bức và mang tính chuyên
nghiệp (có hệ thống pháp luật, có cơ quan hành pháp, tư pháp …) các quyền lực khác như
kinh tế, đạo đức…không có như vậy.
Về pháp luật, pháp luật do GCTT đề ra, đó là sự thể chế hoá ý chí của GCTT thành
các điều luật. Ăng ghen: pháp quyền của các ông chỉ là ý chí của các ông nâng lên, chứ
không phải là cái gì khác.
Về tổ chức thực hành quyền lực, đó là hệ thống các cơ quan hành chính từ T.Ư đến địa
phương và quân đội cảnh sát, cơ quan hành pháp. Hoạt động của các tổ chức này bảo đảm
cho quyền lực chính trị, nhà nước được thực thi.
* Nhà nước hình thành hệ thống thuế: Tổ chức này có tính chất phi sản xuất, không trực
tiếp làm ra sản phẩm, cho nên sự tồn tại của nó phải dựa vào thuế. Qua nội dung thuế để
phân biệt nhà nước và các tổ chức quyền lực khác.
Những nội dung trên phản ánh cái chung của mọi nhà nước, đồng thời phản ánh cái đặc
thù giữa nhà nước và các tổ chức quyền lực khác, ngoài ra nó còn phản ánh bản chất giai
cấp của nhà nước.



<<<2.Chức năng của nhà nớc

“Tham khảo”

Chức năng của nhà nước là phơng diện hoạt động của nhà nước.Thông qua hoạt động
mà chức năng nhà nước được thực thi. Mỗi cơ quan nhà nước có cách thức tổ chức và hoạt
động khác nhau, nhng thống nhất với nhau về mục đích. Qua chức năng mà nhà nước thể
hiện vai trò đối với xã hội. Tuy vậy, tuỳ theo cách tiếp cận khác nhau mà chức năng nhà
nước biểu hiện khác nhau.
a, Tiếp cận theo phạm vi tác động của quyền lực NN ở tầm vĩ mô thì NN có
chức năng đối nội và đối ngoại

7


8

8

* Chức năng đối nội: NN thực hiện tư cách chủ thể quyền lực cao nhất trong nớc
nhằm duy trì trất tự xã hội trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội theo lợi ích của GCT
* Chức năng đối ngoại: NN thực hiện tư cách đại biểu cao nhất của quốc gia trong
quan hệ đối ngoại, nhằm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia, vì lợi ích GCTT và cả lợi ích
quốc gia dân tộc
* Mối quan hệ 2 chức năng: Hai chức năng trên là 2 mặt của một thể thống nhất,
đều xuất phát từ lợi ích căn bản của GCTT. Tính chất của chức năng đối nội quyết định
tính chất của chức năng đối ngoại. Chức năng đối ngoại có tác động trở lại mạnh mẽ.
Trong xã hội toàn cầu hoá mối quan hệ này ngày càng mật thiết.
Chú ý: Chú ý đúng mức tính chất giai cấp của chức năng đối ngoại. Hai chức năng


thực hiện tư cách đại biểu và chủ thể cáo nhất của quyền lực NN mang tính hợp hiến.
( Liên hệ: Gần đây một số nhóm phản động lưu vong tự xưng thành lập NN tự trị,
đòi đại diện quốc gia trong quan hệ đối ngoại là không đúng)
b, Tiếp cận từ tính chất của quyền lực chính trị NN có chức năng xã hội và
chức năng thóng trị chính trị giai cấp:
*Chức năng xã hội ( Chức năng công quyền ) Đây là chức năng chung cho mọi nhà
nước, kể cả nhà nước của GCTT và nhà nước của GCVS. Có một thời kỳ trước đây, chúng
ta có nhận thức không đúng là nhà nước của GCTT không có chức năng này thì không phù
hợp. Chức năng này chính là tổ chức, quản lý xã hội phát triển kinh tế …chức năng này do
nhu cầu khách quan của mọi xã hội. Nó tiếp tục, kế thừa chức năng của tổ chức điều hành
công việc từ xã hội CSNT. Mặc dù nó đã khác đi, nhưng về bản chất là như vậy.
Ăng ghen: Nhà nước xuất hiện tựa hồ như đứng trên giai cấp, để các giai cấp
không “ nuốt chửng lẫn nhau”( Nguồn gốc gia đình, của chế độ tư hữu và nhà nớc)
Chức năng này có ý nghĩa tiến bộ, cách mạng khi nhà nước trong tay giai cấp cách
mạng. Ngược lại, giai cấp tổ chức ra nhà nước đã lỗi thời thì chức năng này không còn tiến
bộ nữa ( Lúc đầu GCTS còn là tiến bộ , hoạt động của nhà nước tư sản thúc đẩy lịch sử
phát triển và ngày nay thì ngược lại)
* Chức năng chính trị giai cấp
Là hoạt động của nhà nước trấn áp sự phản kháng của quần chúng nhân dân, và các
giai cấp khác nhằm duy trì trật tự xã hội, củng cố bảo vệ địa vị và lợi ích của giai cấp thống
trị. Chức năng này phản ánh bản chất giai cấp sâu sắc nhất, đồng thời chức năng này thể
hiện đầy đủ nhà nớc là công cụ bạo lực, trấn áp của GCTT.

8


9

9


* Quan hệ giữa hai chức năng
+ Chức năng chính trị giai cấp quyết định chức năng xã hội
Vì: chức năng xã hội phải hướng tới và bảo đảm cho đợc sự thống trị của GCTT; quy
mô và tính chất của chức năng xã hội do chức năng chính trị giai cấp quyết định. Đối với
chức năng xã hội của nhà nước của GCTT chỉ có giới hạn trong khuôn khổ của chế độ bóc
lột. Khi địa vị thống trị bị đe doạ thì chức năng trấn áp đợc thực hiện tuyệt đối
+ Chức năng xã hội góp phần nâng cao hiệu quả chức năng trấn áp.
Vì: mục đích của nhà nước là duy trì xã hội trong trật tự xã hội đó và GCTT, đồng thời
thực hiện cả hai chức năng “đao phủ” và chức năng “thầy tu”. Hai chức năng đó quan hệ
chặt chẽ với nhau. Nhà nước của GCTT chủ yếu là chức năng trấn áp bằng bạo lực, nhưng
vẫn phải thực hiện chức năng xã hội, thực hiện chức năng xã hội để tiếp tục tiếp tục chức
năng trấn áp tốt hơn và nó cũng chỉ như vậy, không bao giờ đẩy chức năng này thành nội
dung chủ yếu, cơ bản.
=> Trên đây là những vấn đề chung nhất, quy luật không chỉ của nhà nước GCTT mà cả
nhà nước của GCVS. Tuy nhiên, mỗi chức năng và quan hệ hai chức năng của nhà nước
VS khác về chất với những nội dung đó của nhà nước của GCTT.
Ý nghĩa:

-

Đây là cơ sở để có nhận thức đúng đắn, khách quan các nhà nước trong lịch sử.
Trên cơ sở đó có quan điểm phê phán, kế thừa phù hợp trong xây dựng nhà nước ta
hiện nay.

-

Chống, khắc phục quan điểm phủ định sạch trơn hoặc rập khuôn máy móc. Ngay
nhà nước tư sản cũng có những yếu tố tiến bộ như; sự hoàn thiện nhà nước pháp
luật; sự tinh giản và hiệu lực bộ máy nhà nước…cần phải kế thừa, còn về bản chất
giai cấp thì phải phê phán.>>>



3. CÁC KIỂU VÀ HÌNH THỨC NHÀ NỚC
( Giới thiệu qua và định hớng nghiên cứu)
1.Kiểu nhà nước
Kiểu nhà nước là khái niệm chỉ bộ máy thống trị của giai cấp nào, tồn tại trên cơ sở
kinh tế nào, tương ứng với HTKT-XH nào .

9


10

10

Thực tế lịch sử XH đã diễn ra 4 kiểu nhà nớc: nhà nớc Nô lệ; nhà nước PK; nhà nớc
TS; nhà nước XHCN.
Chính trong các kiểu nhà nước lại tồn tại các hình thức khác nhau:
2. Hình thức nhà nước
Là khái niệm chỉ cách thức tổ chức và phơng thức thực hiện quyền lực nhà nước
Tương ứng với mỗi kiểu nhà nước là một hình thức và ngay một kiểu cũng có những
hình thức khác nhau.
VD:
-> Nhà nước pk:
+ Tồn tại theo kiểu các cứ PK (mỗi các cứ có một chúa đất, là ông vua trên lãnh thổ
của một các cứ). Chúa các cứ là ông chúa PK nhỏ là chư hầu của chúa PK lớn (ông hoàng
đế )-> đây là chế độ PK phân quyền
+ Nhà nước PK tập quyền
+ Nhà nước PK chuyên chế, hoàng đế có uy quyền tuyệt đối, ý chí của vua là pháp luật
-> Kiểu nhà nước tư sản:
+ Hình thức điển hình của nhà nước tư sản là chế độ cộng hoà đại nghị


+ hình thức nhà nước cộng hoà dân chủ
+ Hình thức quân chủ lập hiến( vua là người đứng đầu nhà nước- bên cạnh vua còn có
nghị viện, có thủ tướng)
Lênin: hình thức của nhà nước tư sản rất nhiều, nhưng chung quy lại đều là nền
chuyên chính tư sản.
=> Nh vậy, kiểu và hình thức nhà nước rất phong phú , đa dạng, cho nên khi xem xét đánh
giá phải lịch sử, cụ thể, không chung chung, phiến diện …
. Lịch sử XH loài người phát triển tất yếu ra đời một kiểu nhà nước tiến bộ, đó là nhà
XHCN
4. Nhà nước xã hội chủ nghĩa:
K/N về NN:
Theo Mác: trong thời kỳ quá độ, nhà nước là nền chuyên chính cách mạng của GC vô
sản( M- ăg, TT, t.19, tr.47, Nxb CTQG,H.1995)
Theo Lênin:

10

tiếp tục bảo vệ và phát triển quan điểm của Mác -Ăngghen. vấn đề NN


11

11

Vấn đề chuyên chính của một GC cho mọi xã hội có GC. Nó còn suốt thời kỳ quá
độ từ CNTB lên chế độ cộng sản chủ nghĩa.
Dấu hiệu của chuyên chính, trong thời kỳ quá độ chuyên chính với những kẻ bóc lột
(với tư cách là một GC)
* Đặc trưng:
Nhà nước xã hộ chủ nghĩa có những đặc trưng giống như nhà nước nói chung ngoài ra còn


có những đặc trưng riêng như:
Nhà nước xã hội chủ nghĩa đặt dưới sự lãnh đạo của đảng CS, không có đảng CS thì
nhà nước không giữ được bản chất của giai cấp công nhân; mặt khác còn bảo đảm tính
nhân của nhà nước
* Hình thức của nhà XHCN:
( nhà nước chuyên chính vô sản tồn tại nhiều hình thức khac nhau)
- Công xã Pari (1871)- NN chuyên chính vô sản kiểu công xã
- Chuyên chính vô sản kiểu Xôviết
- Nhà nước vô sản là nhà nước đặc biệt “nhà nước không còn nguyên nghĩa”, là nhà
nươc “nửa nhà nước”, nhà nước dần dần mất đi
-> Sau khi cơ sở kinh tế, xã hội dể xuất hiện nhà nước và tồn tại của nhà nước mất đi
thì nhà nước sẽ không còn. Con đường mất đi không “thủ tieu” hay “xóa bỏ” mà là tự tiêu
vong
-> Tính đa dạng của nhà nước tuỳ thuộc vào điều kiện, lịch sử cụ thể của thời điểm
xác lập NN ( liên minh GC, KT, CT, truyền thống chính trị của dân tộc)
=> Tuy nhiều hình thức khac nhau, song bản chát của chúng vãn là: chuyên chính
cách mạng của GC vô sản.
* Vận dụng của đảng ta về vấn dề nhà nước và xây dựng nhà nước XHCN trong
thời kỳ quá độ
Vận dụng lý luận về nhà nước của CNM- LN. Đảng ta tiến hành xây dựng NN XHCN
có đầy đủ các nọi dung như NN nói chung và có sự phát triển thêm cho nó phù hợp với
điều kiện của xã hội VN.
- K/N : NN XHCN Việt Nam là tổ chức quyền lực chính trị của GC công nhân và nhân
dân lao động, là công cụ bạo lực chấn áp đối với các lực lượng cản trở công cuộc xây
dựng CNXH của nhân dân ta, nhằm bảo vệ chế độ XHCN

11


12



12

Đảng ta tổ chức nhà nước theo nguyên tắc: nhà nước pháp quyền XHCN, của dân,
do dân, vì dân.
+ Đây là NN thực hiện quyền làm chủ của nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của đảng
+ Dân chủ vô sản là nền dan chủ cao nhất trong lịch sử XH loài người
+ NN là đại biểu để bảo vệ nền dân chủ vô sản
+ Quá trình hoàn thiện NN cũng là quá trình hoàn thiện dân chủ
Lênin cho rằng: dân chủ vô sản gấp hành triệu lần dân chủ tư sản
HCM cho rằng: nước ta là nước dân chủ, bao nhiêu lợi ích đều vì dân, bao nhiêu
quyền lực đều của dân(HCM, TT, T.5, tr.698)
- Chức năng: có sự thống nhất giữa chức năng GC và chức năng XH. Trong khi phải duy
trì hai chức năng, thì trong thời kỳ quá độ NN ta xác định chức năng xây dựng là cơ bản.
- Thời kỳ quá độ nhà nước dặt dưới sự lãnh đạo của đảng và giám sát của quốc hội.
Nhằm làm cho NN thực sự là của dân, do dân, vì dân
-> Thực hiện cải cách hành chính bộ máy NN, ra sức chống tạ nạn quan liêu, tham
nhũng.
II. Cách mạng xã hội
1. Bản chất và vai trò của cách mạng xã hội
* K/N CMXH :
- Theo nghĩa rộng: CMXH là phương thức chuyển từ HTKT-XH lỗi thời lên một
HTKT-XH cao hơn
- Theo nghĩa hẹp: CMXH là lật đổ chế độ chính trị lỗi thời thiết lập chế độ chính trị
tiến bộ hơn
-> Lịch sử phát triển XH loài người đã qua bốn cuộc CMXH từ : CSNT-> CHNL-> PK
-> TBCN-> CNXH
* Tình thế dẫn dến các cuộc CM:
Là do sự chín muồi của mâu thuẫn giữa QHSX- LLSX
Nổi lên bề mặt XH là mâu thuẫn GC đã gay gắt, dẫn đến đấu tranh G/C,


Dẫn đến sự đảo lộn sâu sắc trong nền kinh tế- xã hội của nhà nước đương thời, khiến
cho việc thay thế thể chế chính trị bằng thể chế chính trị khác tiến bộ hơn
=> Với ý nghĩa như vậy, tình thế cách mạng là một trạng thái đặc biệt của điều kiện
khách quan cho phép nổ ra cách mạng

12


13

13

* Hình thức và biện pháp của CMXH:
phải thông qua bạo lực cách mạnh, chỉ có bạo lực cách mạng với đập tan được nhà nước,
chính quyền của G/C thống trị, thì với thay đổi được thể chế chính trị, thay đổi được
HTKTXH.
Bạo lực cách mạng là hành động cách mạng của quần chúng dưới sự alnhx đạo của giai
cấp cách mạng, vượt qua khỏi pháp luật của giai cấp thống trị đương thời, nhằm lật đổ nhà
nước đương thời lạc hậu, để xác lập nhà nước của giai cấp cách mạng đó.
Cách mạng bạo lực không chỉ là sức mạnh của lực lượng vũ trang mà nó còn bao gồm
lực lượng chính trị của quần chúng dưới sự lãnh đạo của G/C cách mạng
* Bản chất của mọi cuộc CM:
-Dù theo nghĩa rộng hay theo nghĩa hẹp thì bản chất của mọi cuộc cách mạng đều
là ván đề giành lấy chính quyền.
-> Bởi vì, khi có chình quyền GC cách mạng với xác lập được nền chuyên chính của
mình, tiến tới với bảo đảm được quyền lực của mình đối với mọi lĩnh vực của đời sống xã
hội.
* Vai trò của CMXH
- Các quan điểm ngoài Mác xít đều phủ nhận vai trò của CMXH, họ cho rằng,
CMXH là sự tàn phá LLSX, làm tan nát giá trị văn hoá


- CNM- LN cho rằng, các cuộc CMXH đều là động lực trực tiếp của tiến bộ XH, và
phát triển XH
Bởi vì, chỉ có cách mạng XH với xoá bỏ được HTKT-XH lạc hậu, mỗi HTKT luôn gắn
với những GC thống trị, những GC này không bao giờ nó từ quyền lợi của nó... cho nên
phải thông qua cách mạng XH...
-> Lịch sử XH loài người đã chứng minh...
Mác cho rằng : Các cuộc CMXH đều là đầu tầu của lịch sử
< Cần phân biệt CMXH- Tiến bộ XH- Cải cách XH>
. CMXH là sự thay thế lẫn nhau của các HTKTXH< thay đổi chế độ XH>
. Cải cách XH nó giống CMXH có sự thay đổi về chất nhất định trong đời sống XH,
song khác nhau ở chỗ CCXH chỉ tạo nên những biến đổi riêng lẻ, bộ phận trong khuôn khổ
chế độ XH đang tồn tại
2. Cách mạng xã hội chủ nghĩa trong thời đại ngày nay

13


14

14

* Cuộc CMXHCN
-> Cuộc CMXHCN nổ ra đó là tất yếu khách quan, bởi vì trong lòng CNTB còn chứa
đựng nhiều mâu thuẫn...HTKT-XH .TBCN đã lỗi thời lạc hậu, đòi hỏi phải thay thế bằng
HTKTXH cao hơn
-> CMXHCN trong thời đại ngày nay, đó là cuộc CM dẫn đến quá độ từ chủ nghĩa tư bản
len chủ nghĩa xã hội
* CMXHCN < còn gọi là CMVS >
-> Cuộc CM VS nổ ra do G/C công nhân lãnh đạo
-> CuộcsanCMVS là cuộc CM triệt để nhất trong lịch sử XH loài người, vì nó xoá bỏ triệt


để chế độ người bóc lột người.
CMVS có đặc trưng
.Mục tiêu giải phóng giai cấp công nhân và toàn thể nhan dân lao động khỏi sự áp bức
bóc lột và bất công.
Vì tất cả các cuộc cách mạng trước đây chỉ là sự thay thế lẫn nhau hình thức người bóc
lột người
. Đối với cách mạng VS việc giành chính quyền mới chỉ là bước đầu còn việc cải tạo xã
hội với là cơ bản ...
.Cách mạng vô sản nhằm xây dựng xã hội mới không còn giai cấp để giải phóng triệt để
con người
. CMVS dẫn đến C C cách mạng và nền CC VS sẽ dẫn đến tự tiêu vong.
Còn cac nền CC trước đây do cách mạng tạo ra và nó bị thủ tiêu cũng bằng cách mạng
* Tình thế cách mạng < theo Lênin >
- G/C thống trị khong thể duy trì nèn thống trị của mình như cũ
- Nỗi thống khổ của G/C bị bóc lột trở nên nặng nề hơn mức bình thường
- Do những nguyên nhân trên dẫn đến tính tích cực của quần chúng trở nên rõ rệt, họ
không thể sống nhẫn nhục hoà bình, mà họ phải hành động
Như vậy, tình thế CM tạo ra do có sự thống nhất giữa điều kiện KQ và nhân tố CQ
- Khi các nước G/C vô sản đã nắm được chính quyền
Thì cuộc CM sẽ thay đổi về nội dung , hình thức biện pháp của cuộc CMXH diễn ra rất
phức tạp, với nội dung hình thức và biẹn pháp mới
- Vận dụng của đảng ta
CMXH trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay

14


15

15



. CMXH được thể hiện trong việc củng cố và xây dựng chính quyền nhà nước
. CMXH được biểu hiẹn là cuộc đấu tranh giữa con đường CNXH và TBCN
. giữa cộng cuộc xây dựng CNXH của nhân dân ta với các thé lực cản trở ...
. Cuộc CMXH trong việc xây dựng công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước...
Kết luận
Nhà nước là vấn đề quan trọng trong cách mạng xã hội nói chung và ở nớc ta nói
riêng. Vấn đề nhà nước cũng nổi lên hàng đầu trong cuộc đấu tranh tư tưởng hiện nay.
Hiện nay có nhiều vấn đề phức tạp trong giải quyết vấn đề dân chủ, sức mạnh trấn áp, tổ
chức xây dựng cho nên chủ nghĩa đế quốc tìm mọi cách xuyên tạc bản chất giai cấp của
nhà nước, bôi nhọ nhà nước XHCN…điều đó càng đặt ra nhiệm vụ nghiên cứu những vấn
đề cơ bản của nhà nước một cách trực tiếp .

15