Nhà quản trị ngày này như thế nào cần làm gì để phát triển bền vững

"Phương thức kinh doanh bền vững hỗ trợ chúng tôi cải tiến liên tục và luôn chủ động trong các hoạt động đầu tư."

- Don Anderson, Giám đốc Phát triển bền vững tại Blackstone

Mua năng lượng thông minh hơn

Sử dụng năng lượng hiệu quả

Các chuyên gia về tính bền vững và năng lượng của chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ bạn xây dựng chiến lược bền vững ngay hôm nay.

Liên hệ với chúng tôi

<!-- Start SmartBanner configuration --> <meta name="smartbanner:title" content="mySchneider"> <meta name="smartbanner:author" content="Schneider Electric SA"> <meta name="smartbanner:price" content="Miễn phí"> <meta name="smartbanner:price-suffix-apple" content=" - On the App Store"> <meta name="smartbanner:price-suffix-google" content=" - Google Play"> <meta name="smartbanner:icon-apple" content="//lh3.googleusercontent.com/lAVirntKlp63vbntUZvOkMvZI8fE4rIoA5Lwif9M09VxzFhcWE21sTDYqJqOqIPqg4m4=w300-rw"> <meta name="smartbanner:icon-google" content="//lh3.googleusercontent.com/lAVirntKlp63vbntUZvOkMvZI8fE4rIoA5Lwif9M09VxzFhcWE21sTDYqJqOqIPqg4m4=w300-rw"> <meta name="smartbanner:button" content="Lượt xem"> <meta name="smartbanner:button-url-apple" content="http://m.onelink.me/e5bff3e5"> <meta name="smartbanner:button-url-google" content="https://app.appsflyer.com/com.schneider.qrcode.tocase?pid=Web&c=Smart_app_bannerVN"> <meta name="smartbanner:enabled-platforms" content="android"> <!-- End SmartBanner configuration --> <link rel="stylesheet" href="[PublicationUrl]/assets-re1/css/smartbanner.min.css" /> <script type="text/javascript" src="[PublicationUrl]/assets-re1/js/smartbanner.min.js"></script>

Tắt chế độ trợ năng Chế độ trợ năng đang bật

Mục đích của công ty – Quản trị HĐQT – Lãnh đạo và Nguồn nhân lực – Mô hình hoạt động – Văn hoá công ty. Năm yếu tố liên quan-tới-con người này là chìa khóa dẫn đến thành công của một chiến lược ESG. Nội dung được lý giải chi tiết sau đây:

ESG và tính bền vững là trọng tâm của thành công dài hạn. 

Mọi người đều đang nói về môi trường, xã hội và quản trị – hay còn được biết đến nhiều hơn với tên gọi ESG. Các chủ đề mới và cập nhật nhất về những thách thức, cả tranh luận lẫn thảo luận ngày nào cũng được xuất hiện trên các câu chuyện mới, các bài đăng trên Blog, những diễn đàn đầu tư và trên các báo cáo được phát hành.

Bài viết này là phần đầu tiên của loạt bài gồm nhiều phần, trong đó, chúng tôi tập trung tới những con người mang tính chất quan trọng trong chiến lược ESG của bạn, bao gồm các yếu tố: mục đích, quản trị công ty, lãnh đạo và nguồn nhân lực, mô hình hoạt động và văn hóa công ty.

Tính bền vững là gì?

Tính bền vững nằm ở việc kết hợp tạo ra giá trị trong các chiến lược kinh doanh phục vụ lợi ích lâu dài của tất cả các bên liên quan. Chiến lược bền vững tổng hợp, củng cố các tác động môi trường, xã hội và các tác động khác lồng ghép vào các quyết định kinh doanh vận hành quan trọng.

ESG là gì?

ESG là viết tắt của Môi trường, Xã hội, Quản trị và được đánh giá hiệu suất thông qua bộ tiêu chí phát triển cho việc thống kê và báo cáo. Đánh giá ESG dựa trên thống kê những tác động đến môi trường và xã hội và hiệu quả quản trị công ty trong việc quản lý các tác động đó.

Đã đến lúc cần có phương án tập trung vào con người để tiếp cận với ESG và tính bền vững

Chúng tôi tin rằng yếu tố con người chính là chìa khóa để mang lại ESG thành công và các kết quả bền vững.

Các thành viên hội đồng quản trị và ban quản lý ngày càng công khai các cam kết bền vững, truyền cảm hứng tới tất cả mọi người cùng với những báo cáo đầy tham vọng được chuẩn bị kỹ lưỡng về những mục tiêu cần đạt được.

Thế nhưng các tổ chức lại thiếu đi chi tiết hóa khi đưa ra tài liệu báo cáo về ESG và tính bền vững tổng thể này.

Ví dụ như, làm thế nào để tổ chức hoạch định được các mục tiêu ESG và tính bền vững? Cách tiếp cận chính xác với ESG và tính bền vững ra sao? Hay là liệu có kế hoạch thay đổi cụ thể hoặc một khuôn khổ ESG nào không và nếu có thì ai sẽ là người thực hiện?

Theo các nghiên cứu của chúng tôi đã chỉ ra nguyên nhân của việc thiếu chi tiết hóa ở đây như sau: Khoảng 70% những nỗ lực chuyển đổi đều thất bại bởi vì yếu tố quan trọng trong chuyển đổi thành công lại thường bị bỏ qua.

Theo nghiên cứu gần đây Korn Ferry cho thấy lãnh đạo cấp cao và văn hóa tổ chức – chỉ là hai trong số 50 yếu tố khả thi – minh chứng cho tỉ lệ hơn một phần ba sự khác biệt cho việc một tổ chức có thành công khi chuyển đổi hay không. Thật thú vị, đây lại là những yếu tố chúng ta hiếm khi thấy đề cập trong các cam kết về tính bền vững.

Đã đến lúc cân nhắc cách tiếp cận tập trung vào yếu tố con người hơn đối với ESG và chiến lược bền vững. Quan trọng là phải làm thế nào để làm việc miệt mài với các nhà khoa học môi trường nhằm tìm ra con đường dẫn đến mục tiêu. Nhưng nếu không đồng thời tìm cách đưa mọi người cùng đi chung một con đường, thì mọi nỗ lực của bạn chắc chắn sẽ là không đủ.

Các tổ chức cần trả lời năm câu hỏi chi tiết về ESG và tính bền vững dưới đây.

Chúng tôi xét tới 5 vấn đề liên quan tới con người về ESG và tính bền vững cần có đáp án.

1. Với chúng ta, doanh nghiệp bền vững quan trọng như thế nào? Tại sao phải thực hiện bền vững, nỗ lực để đáp ứng đối tượng nào? Biên độ thời gian và làm sao để đánh giá thành quả?

Tổ chức hoạt động có định hướng là những tổ chức thành công hơn.

Nghiên cứu của Korn Ferry cho thấy rằng các công ty được điều hành có định hướng đạt tỷ lệ tăng trưởng kép hàng năm là 9,85% so với 2,4% của S&P 500 nói chung. Vì vậy, khi chúng tôi trao đổi với khách hàng về việc phát triển văn hóa bền vững và kinh doanh bền vững, câu hỏi đầu tiên chúng tôi luôn hỏi họ là “Tại sao bạn muốn xây dựng một doanh nghiệp bền vững?”

Không dễ để trả lời câu hỏi này nhưng phải đưa ra đáp án. Bởi lẽ nếu đã có thể lý giải rõ ràng ai hay điều gì thúc đẩy nhu cầu thay đổi thì ta đã có thể biến thành những hành động và đòn bẩy cần thiết để thành công.

Hành động: xác định mục tiêu tạo dựng một doanh nghiệp bền vững. 

Công ty DTE Energy – , một công ty năng lượng đa dạng có trụ sở tại Detroit, đã cam kết đạt được mức phát thải carbon và khí nhà kính ròng bằng 0 vào năm 2050.

Những tháng gần đây, các giám đốc điều hành chú trọng ưu tiên tinh chỉnh và truyền đạt định hướng mục đích của công ty sao cho phù hợp với các mục tiêu bền vững tiêu biểu của công ty. Mục đích làm mới của công ty chính là “Chúng tôi nâng cao cuộc sống bằng năng lượng của chính mình”. Diane Antishin, Phó Chủ tịch phụ trách Nhân sự kiêm Giám đốc Đa dạng & Hòa nhập của DTE Energy, giải thích: “Khát vọng của chúng tôi là trở thành công ty tốt nhất trên thế giới và phục vụ toàn cầu tốt nhất. Bởi vậy, mục tiêu ý tưởng này là thể hiện quan điểm về những gì chúng tôi đóng góp và thực hiện để thúc đẩy tiến trình và xã hội.

Cách tiếp cận thông minh của DTE Energy được đúc kết từ nhiều năm nghiên cứu của Korn Ferry: để thực sự thay đổi thành công, các nhà lãnh đạo cần tổng hợp thống nhất mục đích được thúc đẩy và duy trì xuyên suốt trong mọi người ở tổ chức.

2. Cần phát triển Hội đồng quản trị như thế nào để giám sát, kích hoạt và hỗ trợ truyền tải ESG và chiến lược bền vững trong công ty? 

Các vấn đề liên quan đến ESG đang ngày càng là mối quan tâm trong hội đồng quản trị.

Các bên liên quan là tổ chức lớn, cố vấn ủy quyền, cơ quan quản lý và đơn vị đánh giá ESG đang đưa hồ sơ về rủi ro và tính bền vững của các công ty vào việc kiểm tra kỹ lưỡng hơn bao giờ hết. Khi được yêu cầu cung cấp sự giám sát và hỗ trợ cần thiết, các hội đồng quản trị phải có được báo cáo thông tin ESG. Chỉ khi đó, họ mới có thể hành động và thực hiện các thay đổi khi cần thiết.

Việc cùng đưa một quy trình báo cáo bền vững và ESG hiệu quả cần có sự cân nhắc và chuẩn bị cẩn trọng. Đội ngũ quản lý cần quyết định phương pháp và cách thức như thế nào. Hội đồng quản trị phải có cách đánh giá công tác quản lý và đảm bảo đồng bộ với các giá trị của tổ chức, mục tiêu ESG và cần tìm ra cách đánh giá công việc của ban quản lý cũng như đảm bảo công việc đó phù hợp với các giá trị, mục tiêu ESG và mục tiêu tổng thể của tổ chức.

Các câu hỏi khác về ESG và chiến lược bền vững cần được trả lời chi tiết bao gồm:

  • Hội đồng quản trị có nên bổ sung các thành viên mới có kinh nghiệm về ESG không?
  • Các thành viên HĐQT có cần đào tạo tốt hơn về các vấn đề liên quan đến ESG không?
  • Có cần một ủy ban mới để giám sát các vấn đề về ESG và tính bền vững (hoặc một ủy ban hiện tại có thể đảm nhận công việc này) không?

Đây là những câu hỏi chúng tôi thường thấy từ các tổ chức.

Những câu hỏi này đều liên quan và cần được trả lời. Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng câu hỏi quan trọng nhất đối với các hội đồng quản trị là: Làm thế nào để đảm bảo tổ chức đặt ESG vào tiêu chí cấp bách trong chiến lược kinh doanh toàn diện của mình?

Chúng tôi cho rằng hầu hết các tổ chức nên xác định các phương pháp đưa ESG vào cơ cấu văn hóa và mô hình hoạt động của mình. Và hội đồng quản trị nên tích hợp các vấn đề quan trọng về ESG trong công tác giám sát và hỗ trợ chiến lược, rủi ro doanh nghiệp.

Hành động: Tăng cường hành vi tích cực ở cấp điều hành

Số lượng các công ty áp dụng chỉ số ESG là một phần trong các chương trình khuyến khích hàng năm và/hoặc dài hạn đã bùng nổ trong những năm gần đây.

Chỉ 5 năm trước, hầu hết các tập đoàn đều không biết đến thông lệ này. Ngày nay, 44% S&P 500 sử dụng một hoặc nhiều chỉ số ESG trong các kế hoạch khuyến khích cho ít nhất một thành viên trong nhóm điều hành của họ.

Ở Hoa Kỳ, những người áp dụng sớm có xu hướng tập trung vào sự đa dạng và hòa nhập. Còn các công ty châu Âu lại thiên về các mục tiêu môi trường. Dù bằng cách nào đi chăng nữa, việc sử dụng các số liệu trong các biện pháp khuyến khích điều hành chỉ có khả năng tăng lên. Trong tương lai, chúng ta có thể hy vọng ESG và tính bền vững sẽ có ảnh hưởng lớn đến cách các nhà lãnh đạo cấp cao trong việc lập kế hoạch ưu tiên hàng năm và đảm nhận trách nhiệm của mình cùng những người liên quan.

3. Làm thế nào để chúng ta thu hút, phát triển và duy trì được các nhà lãnh đạo, nguồn nhân lực và các kỹ năng cần thiết để thúc đẩy ESG, chiến lược bền vững và kết quả? 

Các nhà lãnh đạo của các tổ chức bền vững cần vừa thực hiện vừa chuyển đổi chứ không đơn giản chỉ là đủ để mang lại kết quả tốt tức thì. Họ phải tập hợp nhân lực bao quanh mục đích và tầm nhìn của tổ chức và trao quyền cho họ để thực hiện các hành động đúng đắn về sau.

Điều này đòi hỏi sự hiểu biết sâu sắc về cách tổ chức kết nối với hệ sinh thái của mình và tác động của tổ chức đối với xã hội – môi trường. Đồng thời, cũng có nghĩa là hoạt động trong một thế giới có ranh giới linh hoạt và các mạng lưới bang thông rộng.

Các nhà lãnh đạo bền vững là các nhà lãnh đạo doanh nghiệp

Mô hình lãnh đạo truyền thống không còn phù hợp với thế giới ngày càng phức tạp và mơ hồ hơn này. Không gian kiểm soát không đủ linh hoạt và yêu cầu công việc thì quá cứng nhắc.

Vậy, phải làm gì để thay thế chúng?

Gần đây, Korn Ferry đã phát hành Cẩm nang Lãnh đạo Doanh nghiệp cung cấp mô hình đa chiều dựa trên nghiên cứu được liên kết trực tiếp với tác động chiến lược. “Nhà lãnh đạo doanh nghiệp” áp dụng tư duy về mục đích, lòng dũng cảm, tự nhận thức, hòa nhập và tư duy tích hợp. Mục đích lãnh đạo cần xây dựng khả năng phục hồi khi đối mặt với sự gián đoạn và thất bại. Những người lãnh đạo doanh nghiệp này tin rằng họ có trách nhiệm và cơ hội vượt ra ngoài lợi ích của bản thân và lợi ích thuộc phạm vi chức năng của mình để tạo ra sự khác biệt đáng kể cho mọi người trong và ngoài doanh nghiệp.

Nghiên cứu đang triển khai của chúng tôi cho thấy tư duy, đặc điểm và động lực tạo nên một nhà lãnh đạo doanh nghiệp tuyệt vời cũng chính là những tư duy, đặc điểm và động lực tạo nên một nhà lãnh đạo bền vững vĩ đại.

Các tổ chức nghiêm túc về ESG và tính bền vững cần phải trau dồi các nhà lãnh đạo doanh nghiệp ở cấp cao nhất.

Năng lực và kỹ năng cần thiết đối với ESG và phát triển bền vững

Năng lực của tổ chức là trọng tâm của mọi công cuộc chuyển đổi bởi chúng biểu hiện tổ chức có khả năng tốt để đạt được chiến lược và kết quả đã đề ra.

Các công ty hình thành năng lực tổ chức thông qua con người vì các kỹ năng và kiến thức của từng cá nhân được chia sẻ rộng rãi cho tất cả mọi người trong một tổ chức. Vì vậy, tổ chức phải tập trung vào việc tìm kiếm nguồn cung ứng, đánh giá và phát triển nhân tài với kiến thức và kỹ năng phù hợp để thay đổi.

5 yếu tố năng lực chủ chốt để kinh doanh bền vững 

Khi nhắc tới ESG và tính bền vững, chúng tôi cho rằng có năm thuộc tính riêng lẻ cho phép các công ty phát triển năng lực của tổ chức mà họ cần.

Những thuộc tính đối với một doanh nghiệp bền vững mà chúng tôi đã xác định được thông qua công việc với khách hàng đó là:

  • Cách tiếp cận phân tích để giải quyết vấn đề
  • Tư duy định hướng giải pháp
  • Khả năng tác động đến sự thay đổi
  • Đồng cảm
  • Tính linh hoạt và khả năng thích ứng

Thuộc tính này hiện đang có xu hướng tăng lên khi các doanh nghiệp trên khắp thế giới cạnh tranh để tìm kiếm những nhân tài mà họ cần để nhanh chóng thích nghi và đổi mới. Do đó, các tổ chức nghiêm túc trong việc thực hiện ESG và các mục tiêu bền vững cần xem xét việc đảm bảo các kỹ năng thông qua một loạt các chiến lược nhân tài bao gồm “xây dựng”, “mua”, “mượn” và “tăng cường”.

4. Tổ chức làm thế nào để triển khai ESG và chiến lược bền vững, bao gồm cơ cấu, công việc và hệ thống nền tảng? 

Hầu hết các công ty sẽ cần phải thay đổi cách thức hoạt động để đáp ứng các mục tiêu về ESG và tính bền vững. Nghĩa là có thể họ cũng cần thay đổi cơ cấu tổ chức?

Tất nhiên, mục tiêu cuối cùng vẫn là đảm bảo các nhà lãnh đạo có thể dẫn dắt một cách hiệu quả, nhân viên có thể làm công việc theo định hướng tốt nhất của mình. Các bên liên quan nhận được giá trị mình mong muốn và khách hàng cùng với cộng đồng được hưởng những kết quả tốt nhất có thể. Câu hỏi đặt ra là cơ cấu tổ chức như thế nào có để giúp ta tiếp cận hầu hết được các mục tiêu đó.

Các yếu tố cần xét đến không chỉ bao gồm tính bền vững và chiến lược ESG của doanh nghiệp mà còn bao gồm các yếu tố khác nhau về con người mà chúng tôi đã chỉ ra. Với nhu cầu về tính bền vững và các nhà lãnh đạo tạo ra ảnh hưởng trên toàn hệ sinh thái và trên toàn thế giới, có khả năng cơ cấu tổ chức sẽ trở nên đồng bộ và liên kết với nhau hơn trong tương lai.

Cho dù có quyết định tái cấu trúc toàn bộ hay không, thì chúng ta vẫn cần phải thay đổi cách thức thực hiện công việc trong tổ chức của mình. Để đáp ứng các mục tiêu bền vững sẽ đòi hỏi các mô hình hoạt động mới, công nghệ mới, kỹ năng mới và cách tiếp cận mới. Nhân viên cần phối hợp theo nhiều cách khác nhau và thực hiện công việc phức tạp hơn. Mô tả công việc và con đường sự nghiệp chắc chắn cũng sẽ thay đổi.

6 câu hỏi chính về ESG và tính bền vững liên quan tới việc chuyển đổi nhân lực

Các tổ chức cần đặt ra sáu câu hỏi chính khi đưa ra quyết định về chuyển đổi nhân lực và chiến lược ESG có tác động ảnh hưởng ra sao.

  1. Để thành công, chúng ta cần những con người như thế nào? Ví dụ, nếu chúng ta muốn chuyển từ nhiên liệu hóa thạch sang sản xuất năng lượng tái tạo, thì sẽ cần đạt được những kỹ năng, thái độ và kinh nghiệm như thế nào?
  2. Chúng ta cần mọi người làm gì? Mô hình hoạt động mới cần thay đổi hoạt động và vai trò như thế nào? — ví dụ: trong trường hợp chúng ta là một nhà sản xuất ô tô đang bắt đầu bước vào con đường điện khí hóa?
  3. Chúng ta cần người làm việc khi nào? Làm sao để cân bằng với nhu cầu về phúc lợi của nhân viên và chiến lược ESG?
  4. Nền tảng và hệ thống chúng ta cần dựa vào đâu?
  5. Tại sao mọi người cần làm việc? Làm thế nào để chúng ta nuôi dưỡng ý thức về mục đích liên quan đến ESG, xét về tác động tích cực mà mọi người có thể có và giá trị mà họ có thể tạo ra?
  6. Chúng ta cần những người làm việc như thế nào? Ví dụ, nếu chúng ta chuyển sang một mô hình tuần hoàn mới, liệu có cần triển khai công việc theo phương thức khác hay không?

Các tổ chức một khi đã am hiểu và xử lý các mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau này một cách đúng đắn thì họ sẽ có thể tạo ra các cách thức làm việc hiệu quả hơn cho tất cả mọi người: doanh nghiệp, nhân viên của họ, cho xã hội và cả thế giới.

5. Làm thế nào để chúng ta tạo ra văn hóa và tư duy phù hợp, thu hút nhân lực và củng cố thái độ đúng đắn?

Văn hóa chính là cách mọi điều được thực hiện trong tổ chức. Văn hóa được tạo ra từ thái độ, chuẩn mực, niềm tin và cách thức mọi người thể hiện ở nơi làm việc, ở những gì họ ưu tiên và ở quyết định họ đưa ra.

Văn hóa đúng đắn là điều cần thiết trong sự thành công của mỗi công cuộc chuyển đổi. Các tổ chức có thể đầu tư nhiều vào các cấu trúc thân thiện ESG, chiến lược nhân lực và mô hình quản trị. Tuy nhiên, nếu không gắn kết từ trái tim tới tư duy và giáo dục đào tạo về các mục tiêu ESG của công ty thì vẫn sẽ không có gì thay đổi.

Khác với thay đổi đối cấu trúc kinh doanh hoặc mô hình hoạt động, văn hóa không đơn giản để xác định và thực hiện đồng nhất. Rất ít người sẵn sàng thay đổi thái độ và niềm tin chỉ đơn giản bởi quản lý cấp cao nói rằng họ nên làm như vậy. Thay vào đó, các nhà lãnh đạo cần cho mọi người tiếng nói trong việc thay đổi văn hóa, yêu cầu họ đóng góp ý kiến, lắng nghe quan điểm của họ và lôi kéo họ tham gia vào việc lập kế hoạch. Họ cũng cần làm rõ cho mọi người trong tổ chức biết lý do tại sao sự thay đổi lại quan trọng và cách họ đặt vào vị trí tốt hơn để đáp ứng nhu cầu của khách hàng và của xã hội.

Một nền văn hóa bền vững là một nền văn hóa tràn đầy năng lượng

Tin vui rằng mối quan hệ giữa văn hóa và sự bền vững là mối quan hệ hai chiều. Văn hóa không chỉ giúp chúng ta thúc đẩy các hoạt động ESG mà các hoạt động ESG còn hỗ trợ tăng cường sự tương tác giữa các nhân viên mới và nhân viên hiện tại xoay quanh mục tiêu của tổ chức.

3 phương pháp để đảm bảo tính bền vững thúc đẩy sự tương tác

Nếu bạn muốn biến ESG và tính bền vững trở thành đòn bẩy mạnh mẽ thúc đẩy sự tham gia của nhân viên trong tổ chức, thì cần xét tới 3 yếu tố sau đây:

  1. Gắn liền các sáng kiến ESG rõ ràng với sứ mệnh và mục đích của bạn. Các chiến lược bền vững sẽ hấp dẫn hơn khi được tập trung vào các mục tiêu của tổ chức hơn là bị coi như một hoạt động bên lề.
  2. Đảm bảo tính cam kết của tổ chức là xác thực. Lỗ hổng trong các tuyên bố không có tác động lâu dài tới nhân viên và các bên liên quan dù cho bạn chi bao nhiêu tiền cho việc quảng bá và truyền thông đại chúng.
  3. Đưa ra nhiều cơ hội liên tục để nhân viên tham gia, mang lại nhiều lợi ích, giúp củng cố và mở rộng tác động của tổ chức. Cơ hội giúp nhân viên định hướng kết nối công việc với các vấn đề quan trọng đối với bản thân mình. Đồng thời cũng giúp mọi người có cơ hội đạt được mục tiêu nghề nghiệp thông qua việc phát triển các kỹ năng mới và xây dựng mạng lưới bên ngoài tổ chức. Trong cơ sở dữ liệu toàn cầu của Korn Ferry, những cơ hội như vậy xuất hiện liên tục như động lực hàng đầu thúc đẩy sụ tham gia của nhân viên.

Phát triển một tổ chức bền vững và toàn diện về con người ngay hôm nay

Khi chúng tôi đưa ra những lựa chọn cấp tiến để xây dựng một môi trường cho phép con người phát triển tiềm năng, chúng tôi tạo ra các tổ chức có khả năng làm được nhiều việc hơn là chỉ thực hiện các mục tiêu tài chính. Chúng tôi tạo ra các tổ chức cung cấp ba điểm mấu chốt là con người, lợi nhuận và hành tinh.

Trong báo cáo nghiên cứu của Korn Ferry, chúng tôi gọi đây là những tổ chức “hoàn toàn nhân văn”. Chúng tôi tin rằng suy nghĩ và hành động theo cách nhân văn là chìa khóa để đạt được ESG và các mục tiêu bền vững.

Đó chính là các lý giải tại sao việc nhìn xa trông rộng hơn ngoài lĩnh vực khoa học và công nghệ và bắt đầu xem xét nghiêm túc các vấn đề liên quan đến con người ảnh hưởng đến chiến lược ESG của bạn, từ quản trị công ty đến văn hóa công ty, từ phát triển lãnh đạo đến thu hút nhân tài.

Để biết thêm thông tin, hãy đọc phần tiếp theo trong loạt bài này về các vấn đề liên quan đến con người tác động đến quá trình chuyển đổi hiệu quả và lâu dài, với tiêu đề: Con người của bạn: Những động lực thực sự biến đổi khí hậu. 

_____________________________

Bản dịch của VIOD.
Bài gốc tại đây: The 5 ESG and sustainability questions you need to answer (kornferry.com)