Nhà văn chân chính là gì xứ sở cái đẹp

Câu 1 (8,0 điểm)

Văn bản Lỗi lầm và sự biết ơn khép lại với thông điệp: “Hãy học cách viết những nỗi đau buồn, thù hận lên cát và khắc ghi những ân nghĩa lên đá”.

(SGK Ngữ văn 9, NXB Giáo dục, tập một, 2009, tr.160)

Suy nghĩ của em về vấn đề trên.

Câu 2 (12,0 điểm)

“Niềm vui của nhà văn chân chính là được làm người dẫn đường đến xứ sở của cái đẹp”.

Hãy khám phá “xứ sở của cái đẹp” qua văn bản Lặng lẽ Sa Pa (Nguyễn Thành Long, SGK Ngữ văn 9, tập một) và Sang thu (Hữu Thỉnh, SGK Ngữ văn 9, tập hai).

B. HƯỚNG DẪN PHƯƠNG PHÁP LÀM BÀI VÀ ĐÁP ÁN

Câu 1 (8,0 điểm)

Bước 1. Xác định:

  • Vấn đề nghị luận: Học cách bao dung, tha thứ và biết ơn (học cách viết những nỗi đau buồn, hận thù lên cát và khắc ghi những ân nghĩa lên đá).
  • Phương pháp luận: giải thích, chứng minh, bình luận.
  • Tư liệu: trong đời sống thực tế.

Bước 2. Xác lập ý:

  • Vì sao chúng ta phải học cách viết những nỗi buồn đau, hận thù lên cát và khắc ghi án nghĩa lên đá?
  • Khẳng định bức thông điệp là một bài học về lẽ sống
  • Bàn bạc mở rộng vấn đề, liên hệ thực tế
  • Bài học cho bản thân

Bước 3. Viết bài

Mở bài. Dẫn dắt và nêu vấn đề nghị luận

  • Trong cuộc sông lòng bao dung, tha thứ và biết ơn sâu sắc là một lẽ sống đẹp của con người.
  • Hãy học cách viết những nỗi đau buồn, hận thù lên cát và khắc ghi ân nghĩa lên đá.

Thân bài

  • Vì sao ta phải học cách viết những nỗi đau buồn, hận thù lên cát và khắc ghi ân nghĩa lên đá?

+ Học cách viết những nỗi đau buồn, hận thù lên cát, nghĩa là học cách bao dung, tha thứ cho ai đó đã gây cho ta những đau buồn, tổn thương về lòng tự trọng hay những tai họa, bất hạnh trong cuộc đời.

+ Học cách khắc ghi ân nghĩa lên đá là học cách biết ghi lòng tạc dạ với những ai đã quan tâm, giúp đỡ. đem lại sự may mắn. niềm hạnh phúc, nhất là khi ta gặp rủi ro, bất hạnh, hoàn cảnh éo le trong cuộc sông.

=> Biết xóa, biết quên nhanh những buồn đau và hận thù, biết bao dung, độ lượng và biết ơn sâu sắc với người đã cứu giúp mình. Đó là lẽ sông đẹp của mồi người, là truyền thông đạo lí quý báu của dân tộc.

  • Lòng bao dung tha thứ và lòng biết ơn sâu sắc là lẽ sông đẹp nhưng thực tế không phải ai cũng dễ dàng làm được điều đó. Vì trong ta, ai cũng có tính hẹp hòi, ích kỉ, dễ lãng quên. Nếu không học cách ứng xử và rèn luyện thường xuyên thì khó có thể làm được.

+ Cuộc sông muôn hình vạn trạng, phức tạp khôn lường, mâu thuẫn luôn xảy ra. Ai cũng có thể mắc lỗi bất cứ lúc nào. Nếu ta không đặt mình vào họ để cảm thông, bỏ qua, hay mở rộng lòng khoan dung tha thứ với người làm cho ta đau khổ, bất hạnh thì chính ta càng thấy bất hạnh hơn. Ta tha thứ cho họ vừa cảm hóa được họ, giúp họ biết án năn hối lỗi, mà chính ta cũng thấy nhẹ nhõm, thanh thản trong lòng, tinh thần không u uất, nặng trĩu, ta không còn nảy sinh thói trả thù, lòng độc ác. Nếu ta ôm hận và tìm cách dáp lại thì chính ta dã dưa cả ta và họ vào vòng luẩn quẩn của cái ác. Tác hại sẽ không nhỏ cho cá nhân, gia dinh và cả cộng đồng, xã hội (nêu dẫn chứng trong thực tế).

+ Nhà Phật dạy: “Oán thù nên cởi không nên buộc”, bởi lòng bao dung nhân ái vẫn luôn là món quà cứu nhân độ thê cho kẻ mắc vào tội lỗi. Ta tha thứ cho họ củng chính là tha thứ cho ta, và khi ta mắc lỗi, người khác cũng sẽ độ lượng với ta. Vôn-te từng nói: “Sự khoan dung là liều thuốc duy nhất để chữa những lỗi lầm đang làm bại hoại con người khắp vũ trụ”. Những lời dạy, những ý kiến hay quả là lời vàng ý ngọc, thật chí lí đối với mỗi người (nêu dẫn chứng trong thực tế).

+ Cuộc sông tuy phức tạp nhưng cũng đem lại cho ta nhiều điều tốt đẹp. Đó là những ân huệ, công lao, sự quan tâm, giúp đỡ của mọi người (ông bà, cha mẹ, thầy cô, bạn bè…) mang đến cho ta ngay cả khi ta rất đủ đầy, nếu ta không biết ơn những ân tình ân nghía ấy, ta chính là kẻ vô ơn. Từ vô ơn đến bạc nghĩa, thờ ơ, không tôn trọng, coi thường, lãng quên, thậm chí không có những hành động đền đáp. Tất nhiên đã vô ơn thì thì đâu biết đền đáp và biết làm ơn. Chỉ biết nhận mà không biết cho, chỉ biết hưởng mà không biết xây dựng, công hiến. Đó là thói ích kỉ, vô tình. Nhân dân thường nhắc nhơ nhau: “Ngọt bùi nhớ lúc đắng cay”, “Uống nước nhớ nguồn”, ấy là đạo lí làm người.

Bức thông điệp: Hãy học cách viết buồn đau, thù hận lên cát và khắc ghi (ghi lòng tạc dạ) những ân tình ân nghĩa lên đá là cách ứng xử đẹp trong môi quan hệ giữa người với người nhất là trong xã hội văn minh. Nếu không có điểu đó, xã hội sẽ dẫn đến sự diệt vong.

Kết bài

  • Đe học được cách bao dung, tha thứ cho người và lòng biết ơn. học sinh phải học từ tấm bé, học từ những điểu ứng xử nhỏ nhất.
  • Thói ích kỉ, vô cảm sẽ dẫn đến hẹp hòi. Lời khuyên là vị thuốc quý cho mỗi người hãy học và rèn luyện cho mình có một nhân cách tốt.

Câu 2 (12,0 điểm)

Bước 1. Đọc kĩ đề, xác định:

  • Vấn đề nghị luận: Giá trị thẩm mĩ của tác phẩm văn học đem lại cho người đọc. Khám phá “xứ sở của cái đẹp” qua Lặng lẽ Sa PaSang thu.
  • Phương pháp luận: Giải thích, chứng minh là chủ yếu, kết hợp phân tích – tổng hợp.
  • Tư liệu: Lí luận văn học và hai tác phẩm đã cho.

Bước 2. Xác lập ý:

  • Giải thích khái niệm: nhà văn chân chínhxứ sở của cái đẹp.
  • Chứng minh qua hai tác phẩm Lặng lẽ Sa PaSang thu.
  • Đánh giá chung.

Bước 3. Viết bài

Mở bài. Dẫn dắt và nêu vấn đề nghị luận

  • Nhà văn khi bắt dầu cầm bút luôn tự hỏi mình: Viết cho ai? Viết cái gì? Viết như thê nào? Và đó cũng là sứ mệnh, trách nhiệm của người cầm bút đôi với con người – cuộc sống.
  • Có ý kiến cho rằng: “Niềm vui của nhà văn chân chính là được làm người dẫn đường đến xứ sở của cái đẹp”.
  • Đúng vậy, Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long và Sang thu của Hữu Thỉnh không chỉ đem lại cho ta một nhận thức mà còn dẫn ta đến với xứ sở của cái đẹp văn chương và cái đẹp của cuộc sông.

Thân bài

* Nhà văn chân chính và xứ sở của cái đẹp

  • Nhà văn chăn chính là nhà văn luôn đặt cái đích vào con người – cuộc sông. Đem ngòi bút của mình phục vụ đời sông, có ích cho con người.
  • Xứ sờ của cái đẹp, đó là cái đẹp muôn hình muôn vẻ của cuộc đời mà nhà văn phán ánh trong tác phẩm. Đó là vẻ đẹp trong tự nhiên, trong con người, trong lao động và chiến đấu… mà nhà văn mang tới cho người đọc.

Vẻ đẹp ấy không chỉ thể hiện ở nội dung mà còn ở hình thức tác phẩm. Hình thức tác phẩm đẹp là khả năng xây dựng được những hình tượng nghệ thuật sinh động, độc đáo, hấp dẫn. Là khả năng kết cấu tác phẩm chặt chẽ, hợp lí. Là nghệ thuật sử dụng ngôn từ điêu luyện… Nội dung, hình thức tác phẩm đẹp không chỉ đem lại cho người đọc những rung cảm tham mĩ mà còn làm cho con người thêm mến yêu cuộc sông, thêm khao khát hưởng tối những gì dẹp đẽ, tốt lành nhất của cuộc đời.

Cho nên, niềm vui của nhà văn chán chính là được làm người dẫn dường cho bạn đọc đến với xử sở của cái đẹp. “Cái đẹp sẽ cứu vớt con người” (Đốt-xtôi-ép-xki).

*Xứ sở của cái đẹp trong “Lặng lẽ Sa Pa”của Nguyễn Thành Long

  • Lặng lẽ Sa Pa đem đến cho người đọc được thưởng thức bức tranh núi rừng rộng lớn vùng Tây Bắc. Bức tranh thiên nhiên được miêu tả từ xa đến gần. từ bầu trời đến mặt đất. Xa xa núi cao, thác dô trắng xóa, đường núi quanh co uốn lượn, cây cối rậm rạp, những đàn bò đủng đỉnh ăn cỏ trong những thung lũng ven đường, nắng len tới đôi cháy rừng cây… mây bị nắng xua đi cuộn tròn… Những vòm lá ướt sương… đến gần là vườn hoa dơn, hoa thược dược, vàng, tím, hồng phấn, tổ ong với đủ màu sắc rực rỡ do bàn tay của con người tạo ra. Tất cả đã làm nên một bức tranh thiên nhiên đẹp kì lạ, hấp dẫn. gọi ra cho ta bao liên tưởng và sự khao khát về vùng đất thơ mộng.
  • Tác phẩm còn mang đến cho người đọc được chiêm ngưỡng một chân dung dẹp – hình tượng người thanh niên làm công tác nha khí tượng trên đĩnh Yên Sơn cao 2600m. Anh dã vượt qua những khó khăn (buồn chán và cô đơn) của bàn thân dể tạo cho mình cuộc sông có ý nghĩa. Người đọc tìm thấy ở anh ve dẹp tâm hồn và đặc biệt là lí tưởng sông. Những suy nghĩ, việc làm và hành động của anh khiến người ta cảm phục, noi theo và thêm tin yêu cuộc sông.
  • Lặng lẽ Sa Pa không chỉ đẹp về nội dung mà còn đẹp về nghệ thuật, đem lại cho ta tình yêu văn chương, những rung cảm thẩm mĩ trước cái đẹp. Đẹp từ nhan đê cho đến cốt truyện, tình huống. Nhan đề Lặng lẽ Sa Pa, lặng lẽ mà không hề lặng lẽ bởi những con người ở đó đang ngày đêm làm việc sôi nôi, khẩn trương, công hiến tuổi trẻ cho đất nước. Cốt truyện, tình huống chẳng cầu kì, gay gắt hay tạo ra sự lạ và độc đáo mà giản đơn trong một cuộc gặp gỡ ngắn ngủi của mây nhân vật (bác lái xe, ông họa sĩ già, cô gái trẻ và người thanh niên), nhà văn đã dựng nên các mối quan hệ chung – riêng thật dẹp. Tất cả những rung động ấy là nhờ hệ thông ngôn ngữ giàu hình ảnh, giàu cam xúc, chất tạo hình, âm điệu nhẹ nhàng êm ái, cuốn hút. Ngôn ngữ như chắp cánh những vần thơ, nâng tâm hồn người đọc vươn tối những cảm xúc thâm mì sâu xa, thấm thìa.

*Xứ sở cái đẹp trong “Sang thu” của Hữu Thinh

  • Xứ sơ cái đẹp của Sang thu đó là một bức tranh thiên nhiên – phút giao mùa cuối hạ, đầu thu ở một vùng quê đồng bằng Bắc Bộ. Nó không tàn tạ, điêu thương, se sắt như trong mùa thu của Đỗ Phủ (Ngọc lộ điêu thương phong thụ lẫm/ Vu sơn vu giáp khí tiêu sâm). Nó không thôn thức, rạo rực, ngơ ngác như thu của Lưu Trọng Lư, không thê lương ủ rũ, kiêu sa như Đây mùa thu tới của Xuân Diệu (Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang/ Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng)… Bức tranh thu của Hữu Thỉnh t.hanh xơ. dịu nhọ, suy lắng có nét giông như Thu vịnh của Nguyễn Khuyến vậy.
  • Bức tranh thu dược thi sĩ cảm nhận rất tinh tế. vẫn đi từ bút pháp phác họa truyền thông nhưng Hữu Thỉnh có những sáng tạo rất riêng. Thiên nhiên dược cảm nhận từ khu vườn với những hình ảnh vừa cụ thể, vừa vô hình (ôi, hương, sương, gió, ngõ, vườn), từ dó mở rộng tầm nhìn ra không gian rộng lớn, bao la và (‘ụ thể hơn (dòng sòng, bầu trời, cánh chim, đám mây), rồi vẫn từ hiện tượng nắng, mưa, sấm chớp, bão dông của tự nhiên, cảnh thu di dần vào tâm tưởng, lắng đọng, suy tư. Mùa thu của tự nhiên phải chăng cũng là mùa thu của dời người? Cái bâng khuâng, tiếc nuối của thi sĩ ngập ngừng qua câu chừ dường như cũng truyền cho người đọc cái cảm xúc ấy, khiến ai ai nhìn lại mình cũng thấy bâng khuâng. Song dù có tiếc nuôi nhùng bức tranh thu vẫn đem đến cho người đọc tình yêu cái đẹp, trân trọng cái đẹp, biết rung động trước phút giây chuyển mình của tự nhiên, biết lắng sâu tâm hồn đỗ cảm nhận được hạnh phúc đơn sơ giữa bao bộn bể cuộc sông. Biết tự hào và vững vàng trước những vang chấn cuộc đời khi tuổi đã vào thu.
  • Thi phẩm còn dẫn người đọc đến xứ sở của cái đẹp ngôn từ. Thứ ngôn từ không cầu kì mà rất tự nhiên như dòng cảm xúc chảy trôi từ tâm hồn thi sĩ đến tâm hồn người đọc. Song không diễn tả như ngôn từ văn xuôi mà cô đúc, hàm súc; hình ảnh thơ đẹp qua các biện pháp tu từ, tính triết lí cũng được gợi từ đó mà ra, thật thú vị!

Kết bài

  • Cái dẹp trong tác phẩm văn học đa dạng, phong phú, được nhà văn khơi nguồn, kết tinh từ cuộc sông.
  • Đời sông tự nhiên ấy được khúc xạ qua ánh sáng, cảm quan, quá trình lao động cực nhọc, sáng tạo và mê say của nhà văn mà có được sức hấp dần, những giá trị đẹp cho con người, làm cho con người sông tôi hơn.
  • Yêu cái đẹp của văn chương và chúng ta yêu cả tấm lòng của nhà văn. Họ là những kĩ sư của tâm hồn, đốt cháy mình để có được ánh sáng, niềm vui dẫn ta đến nhủng bến bờ, xứ sở của cái đẹp cuộc sống.