Nhiệt lượng là gì ký hiệu đơn vị nhiệt lượng

đơn vị của nhiệt lượng

Trong chương trình vật lý bắt đầu từ lớp 7, chúng ta đã được tiếp xúc với khái niệm nhiệt lượng. Nó chính là phần nhiệt năng mà vật nhận được hoặc mất đi trong quá trình truyền nhiệt. Để có thể hiểu rõ hơn nhiệt lượng là gì và nắm được công thức tính nhiệt lượng chính xác, các bạn đừng bỏ lỡ bài viết dưới đây nhé.

Bạn đang xem: Đơn vị của nhiệt lượng là

Định nghĩa nhiệt lượng là gì?

Trước khi đi tìm hiểu nhiệt lượng là gì, chúng ta cần phải biết khái niệm nhiệt năng là gì. Nhiệt năng chính là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật, ví dụ như động năng chuyển động của khối tâm của phân tử hay động năng trong dao động của các nguyên tử cấu,…. Mọi vật đều có động năng vì trong mỗi vật, các phân tử không hề đứng im mà chuyển động hỗn loạn và không ngừng. Nhờ đó mà động năng được hình thành.

Nhiệt lượng chính là phần nhiệt năng mà vật nhận thêm vào hoặc bị hao hụt do quá trình truyền nhiệt. Nó được ký hiệu là Q và trong tính toán đơn vị đo của nhiệt lượng là Jun (J).

Nhiệt lượng là gì ký hiệu đơn vị nhiệt lượng

Nhiệt lượng là gì?

Công thức tính nhiệt lượng

Nhiệt lượng được xác định theo công thức sau:

Q = m.c. ∆t

Trong đó:

Q là giá trị nhiệt lượng (J)m là trọng lượng của vật (Kg)c là nhiệt dung riêng chất cấu tạo nên vật (J/kg.K). Nó chính là nhiệt lượng cần thiết để cung cấp cho một đơn vị đo lượng chất tạo được ra vật đó∆t = t2 – t1 là độ biến thiên nhiệt độ của vật (0C hoặc 0K)

Bảng nhiệt dung riêng của một số chất thường gặp:

Chất

(J/kg.K)

Chất

(J/kg.K)

Nước

4200; 4186; 4190

Đất

800

Rượu

2500

Thép

460

Nước đá

1800

Đồng

380

Nhôm

880

Chì

130

Nhiệt lượng là gì ký hiệu đơn vị nhiệt lượng

Công thức tính nhiệt lượng

Phương trình cân bằng nhiệt

Để có thể tính được nhiệt lượng Q khi có sự trao đổi nhiệt xảy ra, tức là có vật tóa nhiệt, có vật thu nhiệt trong sự bảo toàn năng lượng, ta cần phải có được cả hai đại lượng Q tỏa và Q thu.

Qthu = Qtỏa

Qthu là tổng lượng nhiệt mà các vật thu vào.

Qtỏa là tổng lượng nhiệt mà các vật tỏa ra. Nó được xác định bằng công thức:

Qtỏa = q.m

Trong đó:

Q tỏa là nhiệt lượng tỏa ra (J)q là năng suất tỏa nhiệt của nhiên liệu (J/Kg)m là khối lượng nhiên liệu bị đốt cháy hết (Kg)

Nhiệt lượng là gì ký hiệu đơn vị nhiệt lượng

Nhiệt lượng tỏa ra

Các yếu tố ảnh hưởng đến nhiệt lượng

Dựa vào công thức tính nhiệt lượng, chúng ta có thể thấy rằng, nhiệt lượng của một vật sẽ phụ thuộc vào 3 yếu tố, đó là:

– Trọng lượng của vật: Vật có khối lượng càng lớn thì nhiệt lượng hấp thu vào cũng càng lớn và ngược lại.

– Độ biến thiên của nhiệt độ (∆t): Độ biến thiên nhiệt độ của vật càng lớn thì nhiệt lượng mà vật thu vào cũng càng lớn và ngược lại.

∆t > 0 : Vật toả nhiệt∆t

– Chất cấu tạo nên vật: Mỗi chất có một nhiệt dung riêng khác nhau nên nhiệt lượng của chúng cũng sẽ khác nhau. Chất có nhiệt dung riêng càng lớn thì nhiệt lượng mà vật thu vào cũng càng lớn và ngược lại.

Nhiệt lượng là gì ký hiệu đơn vị nhiệt lượng

Các yếu tố ảnh hưởng đến nhiệt lượng

Một số bài tập minh họa về công thức tính nhiệt lượng

Bài 1: Tính nhiệt lượng cần thiết để đun sôi 5kg nước từ 15 0C đến 100 0C trong một cái thùng chứa bằng sắt có trọng lượng 1,5kg. Biết nhiệt dung riêng của nước và sắt lần lượt là 4200 J/kg.K và 460 J/kg.K.

Hướng dẫn giải:

Áp dụng công thức tính nhiệt lượng Q = m.c. ∆t, ta có:

Nhiệt lượng cần thiết để đun sôi 5kg nước từ 15 0C đến 100 0C là:

Q = (mnước.cnước + msắt.csắt) (t2 – t1) = (5. 4200 + 1,5. 460 ) = 1843560 J

Bài 2: Để một miếng kim loại có khối lượng 5kg tăng nhiệt độ từ 20 0C lên đến 50 0C, nhiệt lượng cần cung cấp là 59kJ. Tìm tên kim loại đó là gì?

Hướng dẫn giải:

Áp dụng công thức tính nhiệt lượng Q = m.c. ∆t, ta có:

Nhiệt dung riêng của kim loại được tính theo công thức: c = Q/(m∆t) = 59000/(5.(50-20)) = 393J/kg.K. Dựa vào bảng nhiệt dung riêng của các chất mà ta sẽ biết kim loại cần tìm chính là đồng.

Bài 3: Truyền vào 10 lít nước một nhiệt lượng 840J. Vậy nước tăng thêm bao nhiêu 0C sau khi được truyền nhiệt.

Hướng dẫn giải:

Áp dụng công thức tính nhiệt lượng Q = m.c. ∆t, ta có:

∆t = Q/(m.c) = 840000/(10.4200) = 20 0C.

Vậy truyền 840J nhiệt lượng vào 10 lít nước sẽ làm nước tăng lên 20 0C.

Bài 4: Có một ấm nước làm bằng nhôm chứa bên trong 1 lít nước với nhiệt độ nước là 20 0C. Tìm nhiệt lượng cần phải cung cấp để đun sôi lượng nước trong bình?

Hướng dẫn giải:

Áp dụng công thức tính nhiệt lượng Q = m.c. ∆t, ta có:

Nhiệt lượng cần thiết để đun sôi nước là: Q = Qấm + Qnước = 0,4. 880.80 + 1.4200.80 = 28160 + 336000 = 364160J.

Hướng dẫn giải:

Dựa vào công thức tính nhiệt lượng Q = m.c.Δt, ta có:

Q = 5.380.(50 – 20) = 57000(J).

Vậy nhiệt lượng cần truyền vào 5kg đồng làm nó tăng nhiệt độ từ 20 0C lên 50 0C sẽ là: Q = 57000 (J)

HPLC là gì? Nguyên tắc, thành phần, phân loại, ứng dụng của HPLC

Acetone là gì? Axeton có độc không và được dùng để làm gì