Nhói ở cửa mình khi mang thai tháng đầu

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Sản phụ khoa - Khoa Sản phụ khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc

Đau xương mu khi mang thai là một vấn đề thường gặp vào những tháng cuối của thai kỳ, gây ra nhiều phiền toái và ảnh hưởng đến chất lượng đời sống của bà bầu. Để khắc phục tình trạng đau xương mu khi mang thai cần tìm hiểu rõ về nguyên nhân gây ra hiện tượng này.

Xương mu là một phần của xương chậu. Xương mu hai bên cơ thể hợp lại tạo thành khớp chậu phía trước, khớp này thường giãn nở trong thai kỳ để thích nghi với sự tăng kích thước của tử cung và các biến đổi khác trong khung chậu. Phụ nữ mang thai thường phải đối mặt với tình trạng đau xương mu xuất hiện ở hai bên bẹn và khu vực lân cận như đùi, quanh khung chậu. Đau xương mu khi mang thai có các đặc điểm bao gồm đau âm ỉ, kéo dài, đôi khi đau thành cơn ngắn, thoáng qua trong chốc lát. Đau xương mu khi mang thai có thể do một hoặc các nguyên nhân sau phối hợp gây ra:

  • Biến đổi hormone: Cơ thể người phụ nữ có nhiều thay đổi khi mang thai, trong đó bao gồm cả sự thay đổi của các hormon sinh dục trong cơ thể. Phụ nữ mang thai có hàm lượng progesterone trong máu cao. Một trong những tác dụng của progesterone lên cơ thể người mẹ là sự giãn nở của các khớp xương khiến cho các khớp vùng chậu hoạt động không được dẻo dai như trước và đau xương mu xuất hiện.
  • Phù nề: Thể tích tuần hoàn trong cơ thể người phụ nữ luôn tăng cao trong thai kỳ và sự phân bố thay đổi theo hướng tập trung vào tuần hoàn nhau thai để nuôi dưỡng thai nhi. Chính điều này khiến cho hệ tuần hoàn của phần dưới cơ thể hoạt động quá mức dẫn đến tình trạng phù nề, gây chèn ép và đau xương mu.
  • Tư thế của thai nhi trong tử cung: Vào tam cá nguyệt thứ ba của thai kỳ, thai nhi có sự chuyển dịch bên trong tử cung theo hướng về phía dưới âm đạo, sẵn sàng cho cuộc chuyển dạ sắp đến. Chính điều này khiến cho xương mu chịu nhiều áp lực hơn, đặc biệt đối với những thai nhi có trọng lượng lớn. Đau xương mu theo cơ chế này cũng có thể xuất hiện trong giai đoạn chuyển dạ, khi thai nhi phải lọt qua âm đạo trước khi chào đời.
  • Đa thai và đa sản: Người phụ nữ mang đa thai hoặc có tiền sử sinh con nhiều lần trước đó đều có nguy cơ cao phải trải qua vấn đề đau xương mu khi mang thai. Khi mang thai từ lần thứ hai trở lên, phần đông những người phụ nữ đều có cơ bụng mềm hơn, thai nhi ở vị trí thấp hơn nên áp lực mà xương mu phải chịu cũng cao hơn. Những khi phải hoạt động thể lực nhiều, triệu chứng đau xương mu có thể xuất hiện nhiều lần hơn với mức độ nặng nề.
  • Thai nhi vận động: Những cử động của thai nhi quá mạnh cũng có thể trở thành nguyên nhân gây đau xương mu ở người phụ nữ.
  • Thai lớn: Những thai nhi có trọng lượng từ 4000 gram trở lên được gọi là thai lớn. Trọng lượng thai càng lớn áp lực tác động trên khớp mu càng nhiều.

Đau xương mu có thể là hệ quả của một hoặc nhiều tình trạng trên phối hợp đồng thời. Phụ nữ mang thai có đau xương mu nên đến khám tại các cơ sở y tế để được tư vấn và điều trị khi các biểu hiện trở nên nặng nề hơn.

Đau xương mu tuy không gây nguy hiểm đến tình trạng sức khỏe của người mẹ và sự phát triển của thai kỳ nhưng gây ra rất nhiều phiền toái trong đời sống sinh hoạt hằng ngày của người phụ nữ. Một số phương pháp có thể khiến bà bầu cảm thấy dễ chịu hơn được liệt kê sau đây:

  • Nghỉ ngơi đúng cách: Khi mang thai, người phụ nữ không nên vận động quá sức hay luyện tập các môn thể thao nặng nề. Việc xây dựng một thời gian biểu hợp lý, nghỉ ngơi hợp lý sẽ giúp người phụ nữ giảm triệu chứng đau xương mu. Ngoài ra, bà bầu cũng nên nghỉ ngơi ngay khi xuất hiện đau xương mu.
  • Thay đổi tư thế: Một số các tư thế giúp giảm áp lực lên khớp mu nên được áp dụng để giảm đau. Nằm nghiêng là tư thế được khuyến cáo hàng đầu trong thai kỳ, nhằm đảm bảo lưu lượng tuần hoàn đến nuôi thai nhi và tạo sự thoải mái cho người mẹ. Khi ngồi, cần lưu ý ngồi thẳng lưng có kèm gối dựa lưng, tuyệt đối không ngồi xổm hoặc khom lưng. Phụ nữ mang thai cũng không nên ngồi lâu cố định một tư thế. Theo đó, nên hạn chế sinh hoạt trong tư thế đứng. Nếu phải đứng thì không nên đứng lâu, cần thả lỏng hai vai và dang rộng hai chân tương đương vai.
  • Mang đai đeo: Hiện nay trên thị trường có nhiều loại đai đeo dành riêng cho bà bầu giúp hạn chế áp lực tác dụng lên xương mu giúp giảm đau xương mu.
  • Tập thể dục: Luyện tập những bài tập nhẹ nhàng, phù hợp với phụ nữ mang thai như tập yoga để hệ xương cơ thêm chắc khỏe.
  • Không mang giày cao gót: Sử dụng giày cao gót khi di chuyển khiến trọng lượng cơ thể tập trung nhiều vào phần dưới khiến cho triệu chứng đau xương mu tiến triển nặng nề hơn. Vì thế, phụ nữ mang thai không nên mang giày cao gót, vừa giảm thiểu nguy cơ té ngã vừa bảo vệ vùng xương mu của bản thân.

Nhói ở cửa mình khi mang thai tháng đầu

Mẹ bầu cần chú ý chế độ nghỉ ngơi nhiều

Ngoài ra, mẹ bầu cần chú ý, trước tháng cuối thai kỳ nếu cơn đau xương mu không chỉ dừng lại ở việc đau âm ỉ mà chuyển hẳn thành các cơn co thắt mạnh vùng tử cung kèm theo dịch nhờn âm đạo thì mẹ bầu nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám, bởi đây có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý nguy hiểm.

Thai kỳ an toàn và sinh con khỏe mạnh là nguyện vọng chính đáng của tất cả mẹ bầu. Do đó, khi mang bầu, chị em phụ nữ nên chọn các cơ sở y tế uy tín, chuyên khoa để thăm khám, quản lý thai nghén, chăm sóc thai nghén thật tốt. Hiện nay Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec đang triển khai dịch vụ Thai sản trọn gói với chất lượng vượt trội, các mẹ bầu hoàn toàn an tâm từ khi mang thai tới khi sinh nở mẹ tròn con vuông.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 (phím 0 để gọi Vinmec) hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

Chăm sóc sức khỏe phụ nữ mang thai: Cẩm nang mẹ bầu cần biết

XEM THÊM:

3 tháng đầu được coi là thời điểm quan trọng nhất với tất cả các mẹ bầu đặc biệt những người mang thai lần đầu. Sự bỡ ngỡ khi mới mang trong mình sinh linh bé bỏng sẽ khiến các mẹ khá hồi hộp và lo lắng. Đó cũng là điều đương nhiên bởi thời gian này rất quan trọng khi phôi thai bắt đầu cấy vào tử cung, hình thành và phát triển.

Mẹ cũng cần dành thời gian để chú ý đến những biểu hiện của cơ thể bởi rủi ro mất con trong giai đoạn đầu này lên tới 15-20%. Dưới đây là những dấu hiệu báo nguy hiểm chị em cần thông báo ngay cho bác sĩ bởi rất có thể mẹ sẽ bị sảy thai hoặc mang thai ngoài tử cung.

Buồn nôn, nôn ói quá nhiều

Nguy cơ: Thiếu chất

Đó là dấu hiệu bình thường nếu bạn cảm thấy buồn nôn hoặc nôn ói một chút trong 3 tháng đầu thai kỳ. Tuy nhiên, nó sẽ trở nên nguy hiểm nếu bạn bị nôn ói quá nhiều. Theo các chuyên gia, buồn nôn và nôn ói quá nhiều có thể khiến mẹ bầu giảm cân nhanh chóng, chóng mặt, mất nước và mất cân bằng các chất điện giải trong cơ thể.

Khi bị nôn ói quá nhiều, mẹ bầu nên nhập viện để điều trị tình trạng mất nước và kiểm soát các cơn buồn nôn. Tuy nhiên, chị em cần biết rằng, buồn nôn và nôn ói là dấu hiệu phổ biến 3 tháng đầu mang thai. Thông trường, triệu chứng này sẽ biến mất vào quý thứ 2. Và hầu như các mẹ bầu đã bị ốm nghén vẫn có thai kỳ phát triển bình thường.

Nhói ở cửa mình khi mang thai tháng đầu

Buồn nôn và nôn ói quá nhiều có thể khiến mẹ bầu giảm cân nhanh chóng, chóng mặt, mất nước và mất cân bằng các chất điện giải trong cơ thể. (ảnh minh họa)

Hoa mắt, chóng mặt

Nguy cơ: Huyết áp thấp thai kỳ

Hoa mắt chóng mặt là dấu hiệu thường gặp trong 3 tháng đầu mang thai do chứng ốm nghén nhưng nó cũng có thể là triệu chứng của bệnh huyết áp thấp thai kỳ. Trong trường hợp bạn thường xuyên bị chóng mặt, đứng lên ngồi xuống không yên và luôn trong trạng thái mệt mỏi, đó là dấu hiệu cần cẩn trọng. Hãy đến thăm khám bác sĩ nếu hiện tượng này xảy ra thường xuyên.

Chảy máu âm đạo

Nguy cơ: Thai ngoài tử cung, sảy thai

Trong thời kỳ đầu mang thai, nếu thấy thấy âm đạo bài tiết ra một lượng máu nhỏ, bạn nên nhanh chóng đi siêu âm tại cơ sở y tế để kiểm tra xem thai có nằm ngoài tử cung hay không. Với những phụ nữ có tiền sử viêm ống dẫn trứng, khả năng chửa ngoài tử cung có xác suất cao hơn nếu có hiện tượng chảy máu âm đạo.

Bên cạnh đó, chảy máu âm đạo cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ sảy thai. Trong trường hợp này, bạn cần uống thuốc giữ thai theo chỉ định của bác sĩ và nằm nghỉ ngơi trên giường. Chỉ cần máu ngừng chảy ở âm đạo thì đó là tín hiệu tốt.

Chảy máu âm đạo luôn là triệu chứng nguy hiểm trong thai kỳ. Vì vậy khi phát hiện bị chảy máu âm đạo, mẹ bầu cần đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt.

Đau đầu dữ dội

Nguy cơ: Tiền sản giật

Nếu bạn thấy đầu mình đau nhẹ trong những tháng đầu mang bầu, hoặc oặc bạn vẫn có những cơn đau nửa đầu thì hiện tượng này không có gì đáng lo. Bàn chân và mắt cá chân mẹ bầu bị sưng vì phù nề, giữ nước cũng vẫn là chuyện bình thường.

Tuy nhiên, nếu bạn đột nhiên đau đầu triền miên, ăn không ngon, ngủ không yên. Đồng thời bàn tay, mặt của bạn cũng sưng húp lên thì có thể bạn mang dấu hiệu của chứng tiền sản giật (hiện tượng xảy ra khi mang thai do huyết áp quá cao).

Bạn nên yêu cầu bác sĩ thăm khám cẩn thận, đặc biệt khi bạn nhận thấy có dấu hiệu tầm nhìn của bạn đột nhiên trở nên mờ, thị lực bị giảm đi kèm.

Đau bụng, chuột rút

Nguy cơ: Sảy thai, thai ngoài tử cung

Có thể nói, đau bụng âm ỉ trong một vài thời điểm là hiện tượng bình thường khi mang thai. Nhưng nếu bụng đau đột ngột và co cứng thì bạn cần hết sức cẩn thận. Trong giai đoạn đầu của thai kỳ, đau bụng dữ dội đi kèm với chảy máu âm đạo là triệu chứng cảnh báo nguy cơ sảy thai và chửa ngoài tử cung.

Nếu mang thai ngoài tử cung, người mẹ sẽ có cảm giác bụng đau như xé. Nếu có nguy cơ sảy thai, người mẹ có cảm giác “hụt” ở bụng tương đối rõ ràng mà không thấy bụng đau nhiều. Gặp các triệu chứng trên, mẹ bầu nên lập tức đến bệnh viện để bác sĩ có phương pháp điều trị kịp thời.

Đau buốt khi đi tiểu

Nguy cơ: Viêm bàng quang, nhiễm trùng đường tiểu

Khi đi tiểu bị đau buốt quá hoặc đi tiểu kèm theo máu có thể là dấu hiệu của bệnh viêm bàng quang hoặc nhiễm trùng đường tiểu. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh sẽ trở lên nghiêm trọng và gây sinh non.

Nếu đó là bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu, bạn nên gặp bác sĩ để được điều trị kịp thời để tránh rủi ro cho thai kỳ. Mẹ bầu cũng nên ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ để hạn chế nguy cơ bị đau buốt khi đi tiểu.

Nhói ở cửa mình khi mang thai tháng đầu

Khi đi tiểu bị đau buốt quá hoặc đi tiểu kèm theo máu có thể là dấu hiệu của bệnh viêm bàng quang hoặc nhiễm trùng đường tiểu. (Ảnh minh họa)

Không cảm thấy dấu hiệu mang thai

Nguy cơ: Thai nhi chết lưu

Trường hợp này có thể xảy ra với chị em lần đầu mang thai vì chưa có kinh nghiệm, tuy nhiên để được an tâm, bạn nên đến khám bác sĩ để nắm bắt rõ tình hình sức khỏe của mình vì đây cũng có thể là dấu hiệu thai chất lưu. Khám thai sẽ giúp bạn giảm bớt lo lắng trong thai kỳ.

Sốt cao

Nguy cơ: Bệnh nhiễm trùng

Sốt cao hơn 38 độ C là dấu hiệu nghiêm trọng khi mang bầu. Đây có thể là dấu hiệu của bệnh nhiễm trùng - ảnh hưởng xấu đến em bé.

Sốt trong thời gian mang thai đi kèm triệu chứng phát ban, đau khớp có thể là dấu hiệu của bệnh nhiễm trùng cytomegalovirus, toxoplasma hoặc parvovirus. Những vi khuẩn này có thể gây bệnh điếc bẩm sinh vô cùng nguy hiểm.

Khi thấy sốt cao bạn cần nhập viện hoặc gọi điện cho bác sĩ để được khám bệnh kịp thời. Hãy nói với bác sĩ tất cả những triệu chứng bạn đang gặp phải như cúm, phát ban, đau khớp… để bác sĩ dễ dàng kết luận bệnh.

Ngứa “vùng kín”

Nguy cơ: Nhiễm trùng "vùng kín"

Tiết dịch âm đạo nhiều hơn bình thường là triệu chứng phổ biến khi mang thai. Tuy nhiên khi thấy vùng kín ra quá nhiều dịch, có mùi hôi kèm ngứa ngáy thì có thể bạn đã bị nhiễm trùng vùng kín hoặc mắc bệnh qua đường tình dục. Căn bệnh này rất nguy hiểm trong thai kỳ và gây hại trực tiếp đến thai nhi.

Mẹ bầu đừng e ngại mà hãy nói ngay với bác sĩ để được khám bệnh kịp thời. Điều trị bệnh nhiễm trùng vùng kín khi bầu bí nên được thực hiện càng sớm càng tốt.

Tăng cân quá nhanh

Nguy cơ: Tiền sản giật

Theo các chuyên gia khoa sản, chị em bầu nên tăng cân chậm và ổn định. Nếu tăng cân quá nhanh có thể là dấu hiệu của bệnh tiền sản giật. Mẹ cần đặc biệt chú ý.

Xem thêm chủ đề Mang thai 1-3 tháng

Theo Kim Hoa/ Theo Parents (Khám phá)