Những ví dụ thể hiện mối quan hệ hỗ trợ giữa các loài trong quần xã sinh vật là

Sự tập hợp các loài sinh vật sống cùng một môi trường sống và lời gian sống giống nhau được khái quát chung gọi là quàn xã sinh vật. Việc sống trong một quần xã sẽ mang đến nhiều lợi ích và thậm chí cũng sẽ trở thành nhiều mối nguy hại không đáng có của một vài loài sinh vật. Tại sao lại như vậy? Hãy cùng Chúng tôi tìm hiểu về Quần xã sinh vật là gì? Cho ví dụ về quần xã sinh vật. để hiểu hơn về Quần xã sinh vật nhé.

Quần xã sinh vật là gì?

Quần xã sinh vật được hiểu là một tập hợp các quần thể sinh vật, chúng thuộc nhiều loài khác nhau nhưng lại cùng chung sống với nhau trong một không gian và thời gian nhất định. Các sinh vật trong quần xã sinh vật này có mối quan hệ gắn bó mật thiết và hỗ trợ lẫn nhau như một thể thống nhất. Cũng chính vì thế mà quần xã sinh vật có cấu trúc rất ổn định.

Cho ví dụ về quần xã sinh vật

Ví dụ: Ruộng lúa.

– Ruộng lúa là một quần xã sinh vật, gồm có các quần thể như: lúa, cỏ, giun đất, vi sinh vật,…

– Lúa che mát, chắn bớt gió cho cỏ.

– Cỏ che mát, giữ ẩm cho gốc lúa, đồng thời cạnh tranh chất dinh dưỡng trong đất với gốc lúa.

– Lúa, cỏ giữ cho đất ẩm, có nhiệt độ thích hợp cho hệ vi sinh vật phát triển.

– Giun đất làm tơi xốp cho lúa, cỏ.

– Vi sinh vật biến đổi xác thực vật, động vật thành chất mùn cho cỏ và lúa.

Những ví dụ thể hiện mối quan hệ hỗ trợ giữa các loài trong quần xã sinh vật là

Một số đặc trưng cơ bản của quần xã sinh vật

Thứ nhất: Đặc trưng về thành phần loài trong quần xã sinh vật

Thành phần loài được thể hiện thông qua số lượng các loài và số lượng cá thể của mỗi loài trong quần thể sinh vật; loài ưu thế và loài đặc trưng.

– Đối với số lượng loài và số lượng cá thể của mỗi loài: vấn đề này thể hiện mức độ đa dạng của quần xã sinh vật, đồng thời biểu thị sự biến động, ổn định hoặc suy thoái của quần xẫ đó. Thông thường, một quần xã ổn định sẽ có số lượng loài lớn và số lượng cá thể của mỗi loài rất cao.

– Loài ưu thế và loài đặc trưng:

+ Loài ưu thế là những loài có số lượng cá thể nhiều, sinh khối lớn hoặc do hoạt động của chúng mạnh, nên loài này thường đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quần xã sinh vật. Điển hình là các quần xã sinh vật trên cạn, loài thực vật có hạt thường là loài chiếm ưu thế lớn vì chúng ảnh hưởng mạnh mẽ tới khí hậu của môi trường.

+ Loài đặc trưng là loài chỉ có ở một quần xã sinh vật nào đó, hoặc nó có số lượng loài nhiều hơn hẳn các loài khác và có vai trò quan trọng hơn trong quần xã so với các loài khác.

Thứ hai: Đặc trưng về phân bố cá thể trong không gian của quần xã

Tùy thuộc vào nhu cầu sống của từng loài mà việc phân bổ cá thể trong không gian của quần xã cũng không hề giống nhau. Tuy nhiên, nhìn vào mặt bằng chung, có thể thấy sự phân bổ cá thể trong tự nhiên có xu hướng làm giảm bớt mức độ cạnh tranh của các loài và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn sống của mỗi loài.

Phân bổ quần xã sinh vật trong không gian được chia ra làm hai hướng chính:

– Phân bổ quần xã theo chiều thẳng đứng như sự phân thành nhiều tầng cây để thích nghi với các điều kiện chiếu sáng khác nhau trong rừng mưa nhiệt đới. Chính sự phân tầng của thực vật đã kéo theo sự phân tầng của các loài động vật sống trong rừng đó: chim, côn trùng sống trên các tán cây cao, khỉ, vượn, sóc, … sống leo trèo trên cây; mặt khác, cũng có nhiều loài động vật sống trên mặt đất hoặc trong các tầng đất.

– Phân bổ theo chiều ngang trên mặt đất như sự phân bổ của sinh vật từ đỉnh núi, sườn núi tới chân núi; hoặc sinh vật phân bố từ vùng đất ven bờ biển tới vùng ngập nước ven bờ hoặc vùng khơi xa, … Hầu hết, các sinh vật phân bổ theo chiều ngang đều có xu hướng tâp trung sinh sống ở nhiều nơi có điều kiện sinh sống thuận lợi tại các vùng đất màu mỡ, phì nhiêu, có nhiệt độ không khí ổn định và dồi dào nguồn thức ăn.

Quan hệ giữa các loài trong quần xã sinh vật

Trong quá trình sinh vật trong một quần xã tìm kiếm thức ăn, nơi ở, sẽ nhiều lúc phát sinh các mối quan hệ làm ảnh hưởng, tác động đến nhau. Đó có thể là quan hệ hỗ trợ, hoặc cũng có thể là mối quan hệ đối kháng lẫn nhau.

– Quan hệ hỗ trợ sẽ bao gồm các mối quan hệ như: Công sinh (Hợp tác chặt chẽ giữa hai hay nhiều loài với nhau để bổ trợ lẫn nhau và cùng có lợi như nhau); Hợp tác (Hợp tác giữa hai hay nhiều loài và tất cả các loài tham gia hợp tác đều có lợi); Hội sinh (Hợp tác giữa hai loài với nhau, trong đó một loài có lợi, loài còn lại không có lợi cũng không có hại).

– Quan hệ đối kháng sẽ bao gồm: quan hệ cạnh tranh; ký sinh; ức chế – cảm nhiễm, hoặc sinh vật này ăn sinh vật khác. Trong mối quan hệ đối kháng, loài được lợi sẽ là loài thắng thế và có cơ hội phát triển. Ngược lại, loài bị hại sẽ là loài yếu thế và dần dần sẽ bị suy thoái và bị loại bỏ. Song, cũng có rất nhiều trường hợp, cả hai loài đều ít nhiều bị loại bỏ.

Trên đây là câu trả lời cho câu hỏi Quần xã sinh vật là gì? Cho ví dụ về quần xã sinh vật và một số vấn đề khác liên quan. Mong rằng đây sẽ là một nguồn tài liệu bổ ích có thể giúp Quý bạn đọc trong quá trình nghiên cứu và làm việc. Nếu vẫn còn thắc mắc hoặc để biết thêm nhiều thông tin, Quý bạn đọc có thể liên hệ với chúng tôi để được tư vấn. Xin cảm ơn.

I. CÁC MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC LOÀI TRONG QUẦN XÃ

Quần xã gồm tập hợp nhiều quần thể khác loài vì vậy trong quần xã ngoài các mối quan hệ giữa các sinh vật cùng loài (mối quan hệ trong quần xã) còn tồn tại các mối quan hệ khác loài.

1. Quan hệ giữa các loài trong quần xã có 2 nhóm lớn

- Quan hệ hỗ trợ: cộng sinh, hội sinh, hợp tác. Quan hệ hỗ trợ đem lại lợi ích hoặc ít nhất không có hại cho các loài trong quần xã.

- Qua hệ đối kháng: cạnh tranh, con mồi - vật ăn thịt, vật chủ - kí sinh, ức chế - cảm nhiễm. Quan hệ đối kháng có 1 loài có lợi còn bên kia là các loài bị hại.

2. Đặc điểm và ví dụ từng mối quan hệ giữa 2 loài trong quần xã

Mối quan hệ

Đặc điểm

Ví dụ

Hỗ trợ

Cộng sinh

Hợp tác chặt chẽ giữa 2 hay nhiều loài và tất cả các loài tham gia cộng sinh đều có lợi.

Nấm, vi khuẩn và tảo đơn bào cộng sinh trong địa y; vi khuẩn lam cộng sinh trong nốt sần rễ cây họ Đậu...

Hội sinh

Hợp tác giữa 2 hay nhiều loài, trong đó 1 loài có lợi, còn loài kia không có lợi cũng chẳng có hại gì.

Cây phong lan sống bám trên thân cây gỗ; cá ép sống bám trên cá lớn ...

Hợp tác

Hợp tác giữa 2 hay nhiều loài và tất cả các loài tham gia hợp tác đều có lợi.

Quan hệ hợp tác không chặt chẽ và không nhất thiết phải có với mỗi loài.

Hợp tác giữa chim sáo và trâu rừng; chim mỏ đỏ và linh dương; lươn biển và cá nhỏ.

Đối kháng

Cạnh tranh

Các loài tranh giành nguồn sống như thức ăn, chỗ ở... Trong mối quan hệ này, các loài đều bị ảnh hưởng bất lợi, nhưng có một loài sẽ thắng thế còn các loài khác bị hại hoặc cả 2 đều bị hại.

Cạnh tranh giành ánh sáng, nước và muối khoáng ở thực vật; cạnh tranh giữa cú và chồn ở trong rừng, chúng cùng hoạt động vào ban đêm và bắt chuột làm thức ăn...

Sinh vật này ăn sinh vật khác

Một loài sử dụng loài khác làm thức ăn, bao gồm: quan hệ giữa động vật ăn thực vật, động vật ăn thịt (vật dữ - con mồi) và thực vật bắt sâu bọ.

Hươu, nai ăn cỏ; hổ, báo ăn thịt hươu, nai; sói ăn thịt thỏ;  cây nắp ấm bắt ruồi.

Kí sinh

Một loài sống nhờ trên cơ thể của loài khác, lấy các chất nuôi sống cơ thể từ loài đó. Sinh vật “kí sinh hoàn toàn” không có khả năng tự dưỡng, sinh vật “nửa kí sinh” vừa lấy các chất nuôi sống từ sinh vật chủ, vừa có khả năng tự dưỡng.

Cây tầm gửi (sinh vật nửa kí sinh) kí sinh trên thân cây gỗ (sinh vật chủ) ; giun kí sinh trong cơ thể người.

Ức chế - cảm nhiễm

Một loài sinh vật trong quá trình sống đã vô tình gây hại cho các loài sinh vật khác.

Tảo giáp nở hoa gây độc cho cá, tôm và chim ăn cá, tôm bị độc đó, ...; cây tỏi tiết chất gây ức chế hoạt động của vi sinh vật ở xung quanh.

II. HIỆN TƯỢNG KHỐNG CHẾ SINH HỌC VÀ ỨNG DỤNG

- Khống chế sinh học là hiện tượng số lượng cá thể của một loài bị khống chế ở một mức nhất định, không tăng cao quá hoặc giảm thấp quá do tác động của các mối quan hệ hoặc hỗ trợ hoặc đối kháng giữa các loài trong quần xã.

- Trong nông nghiệp, ứng dụng khống chế sinh học là sử dụng thiên địch để phòng trừ các sinh vật gây hại hay dịch bệnh thay cho việc sử dụng thuốc trừ sâu. Ví dụ sử dụng ong kí sinh diệt loài bọ dừa...

III. CẠNH TRANH LÀ MỘT TRONG NHỮNG ĐỘNG LỰC CHỦ YẾU CỦA QUÁ TRÌNH TIẾN HÓA

- Để chiến thắng hoặc tránh khỏi thua cuộc, trong cạnh tranh, các loài phải có những biến đổi về hình thái, các đặc tính sinh lí, sinh thái.thích hợp. Ví dụ 3 loài sẻ ăn hạt cùng sống trên một hòn đảo có cấu tạo kích thước mỏ khác nhau để ăn các loại hạt kích thước phù hợp, tránh sự cạnh tranh nhau. Vật ăn thịt tấn công và tiêu thụ con mồi, song chúng thường bắt được con mồi yếu, mang bệnh. Đồng thời vật ăn thịt cũng phải có những biến đổi về hình thái, các đặc tính sinh lí, sinh thái, thích hợp để bắt được mồi.

- Cạnh tranh xảy ra thường xuyên trong lịch sử tiến hóa của các loài, do đó chỉ những loài có ưu thế về những đặc điểm hình thái, sinh lí mới có thể tồn tại và phát triển hưng thịnh được. 

Nuôi cá trong ao để có năng suất cao

Muốn nuôi được nhiều loài cá trong một ao và để có năng suất cao thì chúng ta cần chọn nuôi các loài cá phù hợp. Nuôi cá sống ở các tầng nước khác nhau: ăn nổi, ăn đáy, ... và nuôi nhiều loài ăn các thức ăn khác nhau nhằm tận dụng được nguồn thức ăn trong thiên nhiên và không gian vùng nước, do đó đạt năng suất cao.

- Mỗi loài có một ổ sinh thái riêng nên giữa các loài cá giảm mức độ cạnh tranh với nhau gay gắt: cá trắm cỏ ăn thực vật và phân bố chủ yếu ở tầng nước mặt, cá mè trắng chủ yếu ăn thực vật nổi, cá mè hoa ăn thực vật nổi là chính, cá trắm đen ăn thân mềm và phân bố chủ yếu ở đáy ao, cá trôi ăn tạp và chủ yếu ăn chất hữu cơ vụn nát ở đáy ao, ca schép ăn tạp.