Nội dung các quy định của ASEAN về thương mại dịch vụ

Hiệp định khung ASEAN về dịch vụ (AFAS) là một trong những hiệp định cơ bản quan trọng của AEC được ký kết vào năm 1995, cam kết nhiều nội dung quan trọng trong lĩnh vực dịch vụ gắn liền với mục đích thành lập của cộng đồng Asean như:

  • Tự do hóa thương mại dịch vụ bằng cách mở rộng chiều sâu và phạm vi tự do hóa vượt hơn các cam kết tại GATS với mục đích thực hiện một khu vực thương mại tự do về dịch vụ;
  • Xóa bỏ đáng kể các hạn chế đối với thương mại dịch vụ giữa các thành viên;
  • Tăng cường hợp tác trong lĩnh vực dịch vụ, nâng cao tính hiệu quả và cạnh tranh, đa dạng hóa năng lực sản xuất, cung cấp và phân phối dịch vụ của các nhà cung cấp dịch vụ.

Ngoài ra, AFAS còn xóa bỏ, cấm các biện pháp phân biệt đối xử và các hạn chế tiếp cận thị trường hiện tại giữa các thành viên;

Đến nay, trong khuôn khổ của AFAS các nước ASEAN đã ký 09 gói cam kết về thương mại dịch vụ bao gồm nhiều lĩnh vực như: xây dựng, môi trường, dịch vụ kinh doanh, dịch vụ chuyên nghiệp, phân phối hàng hóa, giáo dục, vận tải biển, viễn thông và du lịch và 7 thỏa thuận công nhận lẫn nhau, 6 cam kết về dịch vụ tài chính và 8 gói cam kết về dịch vụ hàng không. Các cam kết trong AFAS đều có phạm vi rộng và mức độ tự do hóa sâu hơn so với cam kết trong khuôn khổ WTO.

Về đối tượng: Hiệp định khung chỉ áp dụng đối với thể nhân và pháp nhân của các quốc gia thành viên ASEAN.

Một số cam kết cụ thể:

Đối với ngành Y tế, Việt Nam xóa bỏ yêu cầu vốn pháp định để thành lập cơ sở cung cấp dịch vụ bệnh viện, nha khoa và khám bệnh tại Việt Nam.

Trong ngành công nghệ thông tin, Việt Nam cho phép góp vốn nước ngoài (FDI) lên tới 70% trong liên doanh để cung cấp các dịch vụ giá trị gia tăng không có hạ tầng mạng.

Đối với dịch vụ đại lý lữ hành, điều hành tour nội địa, mặc dù đặt ra yêu cầu doanh nghiệp FDI phải liên doanh với doanh nghiệp trong nước để cung cấp dịch vụ nhưng không hạn chế số vốn góp của nước ngoài. Tuy nhiên, loại hình doanh nghiệp này chỉ được phép cung cấp dịch vụ đưa khách vào du lịch tại Việt Nam và cung cấp thêm dịch vụ lữ hành nội địa nếu dịch vụ này nằm trong gói dịch vụ du lịch Việt Nam. Việt Nam chưa cho phép doanh nghiệp FDI đưa khách ra du lịch nước ngoài. Ngoài ra, trong gói cam kết thứ 9 của AFAS. Việt Nam cho phép các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài thành lập liên doanh cung cấp dịch vụ công viên giải trí (theme park) nhưng phần vốn góp FDI không vượt quá 70%.

Vận tải hàng không: Việt Nam cam kết mở cửa dịch vụ bán và tiếp thị vận tải hàng không, không có yêu cầu bắt buộc phải có đại lý hoặc văn phòng bán lẻ tại Việt Nam. Doanh nghiệp FDI cũng không bị hạn chế khi cung cấp dịch vụ cho thuê máy bay kèm/không kèm đội bay, dịch vụ giao nhận hàng hóa vận chuyển theo đường hàng không, dịch vụ bán và tiếp thị dịch vụ vận tải hàng không; dịch vụ đặt chỗ, giữ chỗ bằng máy tính, dịch vụ cung cấp bữa ăn trên máy bay.

Về dịch vụ tài chính: Do lĩnh vực tài chính là một lĩnh vực khá nhạy cảm, nên các cam kết mở cửa lĩnh vực tài chính còn khá hạn chế, đối với Việt Nam các cam kết mở trong AFAS là tương đương với các cam kết trong WTO.

Hiệp định Khung về Dịch vụ ASEAN là gì? Nội dung của hiệp định Khung về Dịch vụ ASEAN? Đối tượng của hiệp định Khung về Dịch vụ ASEAN? Ý nghĩa của hiệp định Khung về Dịch vụ ASEAN?

Hiện nay trước khi đi đến vấn đề kí kết hiệp đinh hay vấn đề nào đó với các nước khác, thường thì các quốc gia sẽ thông qua hiệp định khung để xác định các vấn đề cần đi tới với nội dung sẽ được thực hiện trong tương lai. Vậy chúng ta đã hiểu như thế nào về Hiệp định Khung về Dịch vụ ASEAN? Hiệp định Khung về Dịch vụ ASEAN có những nội dung gì? Hiệp định Khung về Dịch vụ ASEAN mang ý nghĩa như thế nào? Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giúp bạn đọc giải đáp tất cả các thắc mắc trên đây.

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568

1. Hiệp định Khung về Dịch vụ ASEAN là gì?

Hiệp định Khung về Dịch vụ ASEAN trong tiếng Anh gọi là: ASEAN Framework Agreement on Services – AFAS.

Chắc hẳn chúng ta đã nghe rất nhiều về hiệp định Khung về Dịch vụ ASEAN nhưng chúng ta chưa thực sự hiểu đây là gì, cụ thể đây là một trong những hiệp định cơ bản của AEC, được kí ngày 15/12/1995. AFAS đặt ra các nguyên tắc về thương mại dịch vụ giữa các nước ASEAN, với nội dung tương tự như Hiệp định Chung về Thương mại Dịch vụ của WTO và trên cơ sở AFAS, các nước ASEAN từng bước đàm phán về tự do hóa thương mại dịch vụ thông qua các Gói cam kết về dịch vụ.

2. Nội dung của hiệp định Khung về Dịch vụ ASEAN:

Căn cứ dựa trên hiệp địn này có các tiêu tự do hóa trong khuôn khổ AFAS và theo đó đã đặt ra các yêu cầu về tự do hóa đối với cả 4 phương thức cung cấp dịch vụ cụ thể là:

+ Phương thức 1 – Cung cấp dịch vụ qua biên giới,

+ Phương thức 2 – Tiêu dùng ở nước ngoài,

+ Phương thức 3 – Hiện diện thương mại, và

+ Phương thức 4 – Hiện diện thể nhân.

Bên cạnh đó ta thấy với các gói cam kết theo hiệp định và nằm trong khuôn khổ Hiệp định AFAS ta thấy xuất hiện 3 Phương thức 1,2,3 còn Phương thức 4 được tách ra đàm phán riêng trong Hiệp định về di chuyển thể nhân ASEAN vào năm 2012.  Đối với 3 Phương thức cung cấp dịch vụ 1,2,3, AEC Blueprint đặt ra mục tiêu:

Xem thêm: Các phương thức cung cấp dịch vụ qua biên giới theo Hiệp định GATS

Ta thấu với các phương thức 1 và 2 Không có hạn chế nào, ngoại trừ các trường hợp có lí do hợp lí cụ thể như bảo vệ cộng đồng và được sự đồng ý của tất cả các Thành viên ASEAN trong từng trường hợp cụ thể và đối với Phương thức 3 thì có thể cho phép tỉ lệ góp vốn của các nhà đầu tư nước ngoài thuộc khu vực ASEAN trong các doanh nghiệp lên tới 70% vào năm 2015 đối với tất cả các lĩnh vực và từng bước loại bỏ các rào cản khác.  Tuy nhiên, cho tới thời điểm 31/12/2015 thì các nước ASEAN vẫn chưa đạt được đầy đủ các mục tiêu kể trên.

Nguyên tắc đàm phán:

Nguyên tắc đàm phán trong khuôn khổ AFAS là một nguyên tắc có vai trò và ý nghĩa to lớn nó được thực hiện theo hình thức chọn cho giống WTO, tức là tất cả các ngành và các lĩnh vực có cam kết mở cửa thì sẽ được đưa vào trong các gói cam kết, còn trường hợp không đưa vào là không có cam kết gì.

Phạm vi cam kết:

Khi nói về phạm vi ở đây trong các gói cam kết về mở cửa dịch vụ trong khuôn khổ Hiệp định AFAS không bao gồm Phương thức cung cấp dịch vụ 4  và có thể hiện diện thể nhân, mà chỉ bao gồm 3 Phương thức cung cấp dịch vụ

1- Cung cấp dịch vụ qua biên giới,

2 – Tiêu dùng ở nước ngoài

3 – Hiện diện thương mại

Xem thêm: Kết cấu và phạm vi điều chỉnh của hiệp định đầu tư toàn diện ASEAN (ACIA)

Theo đó ta thấy với các cam kết về Hiện diện thể nhân hay còn gọi là Di chuyển thể nhân được đàm phán riêng trong Hiệp định về di chuyển thể nhân ASEAN năm 2012 và bên cạnh đó với các lĩnh vực dịch vụ Tài chính và Vận tải hàng không cũng được đàm phán riêng, không nằm trong các gói cam kết chung.

3. Đối tượng của hiệp định Khung về Dịch vụ ASEAN:

Như trên có thể thấy hiệp định khung ASEAN về dịch vụ là một trong những hiệp định cơ bản quan trọng của AEC được ký kết vào năm 1995, cam kết nhiều nội dung quan trọng trong lĩnh vực dịch vụ gắn liền với mục đích thành lập của cộng đồng Asean như:

+ Tự do hóa thương mại dịch vụ bằng cách mở rộng chiều sâu và phạm vi tự do hóa vượt hơn các cam kết tại GATS với mục đích thực hiện một khu vực thương mại tự do về dịch vụ;

+ Xóa bỏ đáng kể các hạn chế đối với thương mại dịch vụ giữa các thành viên;

+ Tăng cường hợp tác trong lĩnh vực dịch vụ, nâng cao tính hiệu quả và cạnh tranh, đa dạng hóa năng lực sản xuất, cung cấp và phân phối dịch vụ của các nhà cung cấp dịch vụ.

Ngoài ra, AFAS còn xóa bỏ, cấm các biện pháp phân biệt đối xử và các hạn chế tiếp cận thị trường hiện tại giữa các thành viên;

Hiện nay ta thấy trong khuôn khổ của AFAS các nước ASEAN đã ký 09 gói cam kết về thương mại dịch vụ bao gồm nhiều lĩnh vực như: xây dựng, môi trường, dịch vụ kinh doanh, dịch vụ chuyên nghiệp, phân phối hàng hóa, giáo dục, vận tải biển, viễn thông và du lịch và 7 thỏa thuận công nhận lẫn nhau, 6 cam kết về dịch vụ tài chính và 8 gói cam kết về dịch vụ hàng không. Các cam kết trong AFAS đều có phạm vi rộng và mức độ tự do hóa sâu hơn so với cam kết trong khuôn khổ WTO.

Về đối tượng: Hiệp định khung chỉ áp dụng đối với thể nhân và pháp nhân của các quốc gia thành viên ASEAN.

Xem thêm: ARF là gì? Mục đích và vai trò của diễn đàn khu vực ASEAN

Một số cam kết cụ thể:

Đối với ngành Y tế, Việt Nam xóa bỏ yêu cầu vốn pháp định để thành lập cơ sở cung cấp dịch vụ bệnh viện, nha khoa và khám bệnh tại Việt Nam.

Trong ngành công nghệ thông tin, Việt Nam cho phép góp vốn nước ngoài (FDI) lên tới 70% trong liên doanh để cung cấp các dịch vụ giá trị gia tăng không có hạ tầng mạng.

Đối với dịch vụ đại lý lữ hành, điều hành tour nội địa, mặc dù đặt ra yêu cầu doanh nghiệp FDI phải liên doanh với doanh nghiệp trong nước để cung cấp dịch vụ nhưng không hạn chế số vốn góp của nước ngoài và bên cạnh đó loại hình doanh nghiệp này chỉ được phép cung cấp dịch vụ đưa khách vào du lịch tại Việt Nam và cung cấp thêm dịch vụ lữ hành nội địa nếu dịch vụ này nằm trong gói dịch vụ du lịch Việt Nam. Việt Nam chưa cho phép doanh nghiệp FDI đưa khách ra du lịch nước ngoài.

Bên cạnh đó đối với vận tải hàng không thì Việt Nam cam kết mở cửa dịch vụ bán và tiếp thị vận tải hàng không, không có yêu cầu bắt buộc phải có đại lý hoặc văn phòng bán lẻ tại Việt Nam và các doanh nghiệp FDI cũng không bị hạn chế khi cung cấp dịch vụ cho thuê máy bay kèm/không kèm đội bay, dịch vụ giao nhận hàng hóa vận chuyển theo đường hàng không, dịch vụ bán và tiếp thị dịch vụ vận tải hàng không; dịch vụ đặt chỗ, giữ chỗ bằng máy tính, dịch vụ cung cấp bữa ăn trên máy bay.

Cuối cùng là đối với dịch vụ tài chính: Do lĩnh vực tài chính là một lĩnh vực khá nhạy cảm, nên các cam kết mở cửa lĩnh vực tài chính còn khá hạn chế, đối với Việt Nam các cam kết mở trong AFAS là tương đương với các cam kết trong WTO.

4. Ý nghĩa về hiệp định Khung về Dịch vụ ASEAN:

Một trong những đặc điểm nổi bật của việc thành lập AEC là việc cắt giảm thuế quan đối với hàng hóa của các nước ASEAN. Việc cắt giảm thuế nhập khẩu trong ASEAN được ta thực hiện từ khi gia nhập ASEAN và thời gian cho đến năm 2015, ta đã đưa thuế suất về 0-5% đối với khoảng 90% số dòng thuế, chỉ đuợc linh hoạt giữ thuế suất đối với 7% số dòng thuế còn lại tới năm 2018. Như vậy, chỉ còn chưa tới 3 năm nữa, khoảng 97% hàng hóa nhập khẩu từ các nước ASEAN sẽ được miễn thuế (các nước ASEAN-6 đã thực hiện nghĩa vụ này từ năm 2010, tức là từ năm 2010, khoảng 98%-99% hàng xuất khẩu của ta sang các nước ASEAN-6 đã được miễn thuế nhập khẩu). Cho tới nay, đây là mức độ cắt giảm thuế nhập khẩu cao nhất trong tất cả các FTA ta đã ký kết. Về các biện pháp phi thuế quan, về cơ bản cam kết trong ASEAN hiện nay chưa đi quá cam kết trong WTO, trừ cam kết về hạn ngạch thuế quan. Theo đó, tới năm 2018 ta sẽ phải xóa bỏ hạ ngạch thuế quan đối với 4 mặt hàng là đường (đường tinh luyện, đường thô), muối, trứng gia cầm, thuốc lá nguyên liệu.

Từ góc độ các doanh nghiệp, bên cạnh nhiều ngành được hưởng lợi từ việc xuất khẩu sang các thị trường ASEAN như sắt thép, máy móc thiết bị dụng cụ & phụ tùng, gạo, hàng dệt may và hàng thủy sản, sản phẩm điện tử & linh kiện, điện thoại các loại & linh kiện, v.v.; một số ngành khác cũng hưởng lợi từ nguồn cung nhập khẩu từ ASEAN với các chủng loại hàng hóa như xăng dầu các loại, gỗ & sản phẩm gỗ, máy móc thiết bị dụng cụ & phụ tùng, sản phẩm khác từ dầu mỏ, chất dẻo nguyên liệu, hàng rau quả, phân bón các loại, thức ăn gia súc & nguyên liệu, sữa & sản phẩm sữa. Một số ngành đang hoặc sẽ phải chịu tác động tiêu cực từ hội nhập do phải đối mặt với cạnh tranh cao như ô tô và linh kiện, sắt thép, linh kiện và phụ tùng xe máy, máy móc thiết bị dụng cụ và phụ tùng, xe đạp và phụ tùng, rượu bia, sản phẩm chất dẻo, giấy các loại. Do đó, việc tiếp tục công tác thông tin để doanh nghiệp Việt Nam nhận thức rõ về sự cạnh tranh là thiết yếu để doanh nghiệp chủ động vươn lên trong hội nhập.

Xem thêm: Bình luận ưu, nhược điểm của các Hiệp định thương mại tự do (FTA) và liên hệ với Khu vực thương mại tự do ASEAN (AFTA)