Open cloze test là gì

Open cloze test là gì

Trong khung tham chiếu năng lực ngôn ngữ CEFR, CAE được xếp ở cấp độ C1 (Tiền cao cấp) – tương đồng với một band điểm IELTS overall từ 7.5 đến 8.0.

Published onNgày 26 tháng 8, 2022

Open cloze test là gì

Vấn đề chung của người luyện thi IELTS

Có một nhận định không hề sai rằng ở ngay những bước đầu tiên trong việc học bất kì một kỹ năng nào, người học sẽ học những thứ họ phải, nên và cần làm, và sự cải thiện đạt được ban đầu thường khá đáng kể và rõ rệt. Tuy nhiên, sau khi những bước đầu đã được nắm vững, người học sẽ bắt đầu chuyển giao sang những giai đoạn thành thạo và không ít khi họ thấy bản thân mình bắt đầu cạn kiệt dần những “kỹ thuật” mới để giúp mình đạt được một sự đột phá như lúc ban đầu. Mức độ của sự cải thiện càng lúc càng khiêm tốn dần đi và nhiều lúc người học gần như không cảm nhận được bất kể sự tiến triển gì.

Học IELTS dường như cũng không phải là một ngoại lệ đối với hiện tượng này. Trong quá trình luyện thi IELTS, đối với những người học đã có một nền tảng tiếng Anh, việc cải thiện band điểm overall từ 5 đến 6.5 – 7 dường như không quá khó khăn. Tuy nhiên, khoảng cách 0.5 từ 7 lên 7.5 hoặc từ 7.5 lên 8 lại là một thử thách lớn.

Một cám dỗ khá phổ biến ở giai đoạn này là đi tìm những “kỹ thuật”, “bí quyết” mới lạ để giúp người học vượt qua được cái ngưỡng họ đang phải đối mặt. Cũng không lấy làm ngạc nhiên mấy khi các lối tắt thường chỉ mang lại những lời hứa hẹn phù phiếm và cũng không quá lâu trước khi người học nhận ra họ đang bị vây quanh bởi các mẹo học với những tên gọi khác nhau nhưng vẫn xoay quanh chung một vài nội dung cơ bản.

Vậy thật sự chúng ta đang cần phải tìm những nguồn liệu như thế nào để vượt qua được khỏi cái ngưỡng của bản thân mình? Câu trả lời nằm trong việc xác định lại thứ mà ta thật sự cần tìm là về bản chất, chứ không phải hình thức.

Bản chất của việc luyện thi chứng chỉ tiếng Anh

Thước đo và thứ được đo

Về bản chất, IELTS là một bài kiểm tra được chuẩn hoá về trình độ vận dụng tiếng Anh của người sử dụng ngôn ngữ này.

Kết quả của bài thi IELTS cũng đồng thời được đối chiếu trên một thang đánh giá tổng quát hơn là Khung Tham chiếu Ngôn ngữ chung châu Âu – CEFR (Common European Framework of Reference for Languages). Khung CEFR đặt ra các tiêu chuẩn về trình độ thông thạo ngôn ngữ ở sáu cấp độ khác nhau, dựa trên bốn kỹ năng trong lĩnh vực giao tiếp: nghe, đọc, nói và viết.

Ngoài ra, trên tham chiếu CEFR đồng thời tồn tại nhiều loại bài kiểm tra khác nhau tương ứng với từng trình độ riêng. Mỗi bài kiểm tra sẽ bao gồm đa dạng các dạng bài tập được thiết kế đặc trưng cho một trình độ nhất định để giúp người học rèn luyện bốn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết phù hợp với năng lực hiện tại của mình.

Việc tiêu chuẩn hóa các bài kiểm tra phân loại CEFR cho phép các kết quả của chúng đưa ra một sự đánh giá chính xác về khả năng giao tiếp của một người bằng một ngôn ngữ nhất định.

Hay nói cách khác, thay vì một bài kiểm tra tổng quan đánh giá năng lực từ trình độ thấp nhất đến cao nhất như kỳ thi IELTS, người học cũng có thể chọn một bài kiểm tra cụ thể tương ứng với trình độ mong muốn của bản thân để luyện tập.

Tại sao cần phải mở rộng ngoài IELTS

Đường cong của sự học

Về cơ bản, đường cong học tập là biểu đồ thể hiện về tiến trình học tập của một người, cụ thể hơn là mức độ thành thạo của một kỹ năng nhất định trong một khoảng thời gian. Đường cong thể hiện ý tưởng rằng một người càng thực hành nhiều điều gì đó, thì kỹ năng của họ càng lúc càng cải thiện, tuy nhiên ở các mức độ khác nhau.

Open cloze test là gì

(Nguồn: http://malaher.org/2007/03/pet-peeve-learning-curve-misuse/)

Lúc ban đầu, khi mà những thứ người học cần phải tiếp thu còn rất mới mẻ, tiến độ học của họ sẽ còn bị hạn chế do sự chưa kịp thích nghi. Nhưng nếu người học tiếp tục rèn luyện và lăp lại, não bộ sẽ bắt đầu thích nghi dần với những thử thách mới và tiến độ học của họ sẽ tăng tốc dần lên. Đây là giai đoạn mà họ thấy được nhiều sự tiến bộ nhất.

Tuy nhiên, một khi người học đạt đến một trình độ nhất định, họ sẽ bắt đầu bước vào một giai đoạn được gọi là “ngưỡng” (plateau) – khi họ đã chạm đến giới hạn nhất thời cho những kiến thức và kỹ năng, tức là họ dường như đã học hết những thứ có thể được học trong phạm vị nhất định. Ngưỡng thật sự không phải là một đường bằng phẳng, nó như là một đường parabol đang chạy hướng lên trên, về một bên trục nhất định. Tức nghĩa là vẫn có thể có tiến trình phát triển; tuy nhiên, rất khó để có thể cảm nhận được sự tiến bộ này vì nó rất nhỏ.

Mỗi người học sẽ có một ngưỡng học khác nhau ứng với riêng thực lực của mình. Có người sẽ hài lòng khi đã chạm tới ngưỡng – biết rằng mình đã hoàn thiện được kỹ năng này, nhưng vẫn sẽ có người thấy ngưỡng đó của bản thân chưa khớp với một yêu cầu điểm số khách quan. Hiển nhiên, trường hợp sau sẽ có vấn đề nhiều hơn. Đó là lý do tại sao ta cần những phương pháp để có thể vượt qua chướng ngại vật này.

Xét biểu đồ trên, nếu một người học tiếng Anh chỉ đơn thuần thi IELTS thì có khả năng là họ sẽ dễ chạm ngưỡng sau một thời gian nhất định. Điều này có nghĩa là khả năng sử dụng ngôn ngữ của họ sẽ bị chững lại, và bài thi IELTS – thước đo đánh giá ngôn ngữ này – cũng đồng thời bị giới hạn lại ở một mức điểm cụ thể.

Tuy nhiên, tình thế này có thể thay đổi. Người học cần nhận ra rằng IELTS cũng chỉ là thước đo đánh giá và kết quả của nó phụ thuộc vào thứ đang đươc đánh giá chính là trình độ sử dụng ngôn ngữ của người học. Thứ được đo quyết định thước đo và chỉ số của thước đo đó. Chỉ số đo không thể cao hơn nếu thứ được đo vẫn y nguyên vậy.

Hay nói cách khác, người học cần phải đầu tư hơn vào cải thiện trình độ tiếng Anh  của mình, hơn là chỉ tập trung đơn thuần vào việc học cách đối phó từng dạng bài, từng chủ đề trong bài thi IELTS. Điều quan trọng là phải đi vào nguồn rễ của vấn đề, thay vì bị phân tán bởi những vụn vặt trên bề mặt.

Đọc thêm: Chuẩn bị tâm lý trước khi thi IELTS thế nào cho tốt?

Cần phải học thêm gì để làm được việc này?

Tiếng Anh nói chung không chỉ được giới hạn đơn thuần ở IELTS. Do đó, để cải thiện trình độ tiếng Anh của bản thân, một người phải bắt đầu tìm kiếm bên ngoài IELTS. Một cách khả thi để đạt được mục tiêu này là trải nghiệm với các loại bài kiểm tra khác dành riêng cho các khía cạnh khác nhau của việc sử dụng ngôn ngữ ở một cấp độ cụ thể.

Biểu đồ dưới đây cho thấy tiến trình cải thiện độ thành thạo ngôn ngữ của một người học nếu họ chỉ đơn thuần học tiếng Anh qua bài thi IELTS.

Open cloze test là gì

Nguồn: Tác giả

Tuy nhiên, khi họ chịu khám phá tìm kiếm những nguồn liệu ôn tập mới ngoài khuôn khổ của bài thi IELTS thì họ có thể tiếp tục có tiến triển về trình độ vận dụng ngôn ngữ của bản thân.

Open cloze test là gì

Vì vậy, nhằm mục đích cải thiện tiếng Anh ở những trình độ cao hơn, người học cần biết phải tìm ra những dạng bài tập kiểm tra năng lực khác mà giúp họ khai thác các khía cạnh khác nhau trong việc sử dụng ngôn ngữ của mình. Chỉ khi trình độ ngôn ngữ chung của họ được cải thiện thì họ mới có thể quay lại cải thiện bài thi IELTS và tiếp cận nó theo một chiều hướng mang tính mới mẻ và thông thạo hơn để có thể cải thiện điểm số.

Sau đây sẽ là một số bài kiểm tra Anh ngữ mà bạn đọc có thể tham khảo như CAE, CPEvận dụng CAE và CPE cải thiện kỹ năng trong bài thi IELTS.

Bài thi CAE trong khung CEFR

Tổng quan về bài thi CAE

Trong khung tham chiếu năng lực ngôn ngữ CEFR, CAE được xếp ở cấp độ C1 (Tiền cao cấp) – tương đồng với một band điểm IELTS overall từ 7.5 đến 8.0.

CAE tuy không tập trung quá nhiều vào tiếng Anh học thuật như IELTS, nhưng lại rất chú trọng về tiếng Anh thông dụng hằng ngày, thể hiện qua việc sử dụng những cách diễn đạt tự nhiên, đặc trưng của người bản xứ trong cả văn nói và văn viết.

Vì lí do này nên bài kiểm tra này có một phần đặc trưng là phần kỹ năng Use of English, bên cạnh 4 kỹ năng thông thường (nghe, nói, đọc, viết). Đây là phần mà người học có thể đặc biệt tận dụng để cải thiện cách dùng ngôn ngữ của mình trong nhóm kỹ năng sản sinh (active-productive skills) gồm Speaking và Writing.

CAE phù hợp cho người học ở trình độ nào?

CAE sẽ điển hình phù hợp hơn với những bạn học đang ở trình độ IELTS 7.0 đang muốn cải thiện điểm các kỹ năng IELTS Writing, IELTS Speaking của bản thân lên một mức cao hơn từ 7.5 đến có thể là 8.0.

Các dạng bài tập CAE giúp cải thiện bài thi IELTS

Đối với bài kiểm tra CAE, những bài tập mà người học có thể tận dụng nằm chủ yếu trong phần Reading and Use of English. Những bài tập này sẽ giúp người học cải thiện được các kỹ năng mà liên quan đến tiêu chí GRA và LR cũng như là khả năng đọc hiểu các bài văn mang tính học thuật.

Cải thiện tiêu chí GRA và LR trong bài thi IELTS qua dạng Multiple Choice Cloze Test – Part 1

Dạng Multiple Choice Cloze Test của CAE đưa ra một văn bản đục lỗ. Đối với mỗi chỗ đục lỗ, người học cần phải chọn ra 1 trong 4 lựa chọn. Mỗi lựa chọn ứng với một từ, hoặc cụm từ mà khi đặt vào chỗ trống sẽ phù hợp với cả câu văn và đoạn văn đó. Khi chọn đáp án phù hợp, người đọc cần phải đảm bảo được sự phù hợp không những về mặt ngữ pháp, mà còn về mặt nghĩa của câu văn và nội dung của cả đoạn văn.

Open cloze test là gì

Việc luyện tập dạng bài này không những sẽ giúp người học cải thiện thêm vốn từ của mình, mà còn giúp họ hiểu thêm về cách hoạt động của các collocation hay cụm diễn đạt trong một ngữ cảnh nhất định trong tiếng Anh, cả trong văn viết học thuật hoặc văn nói thường ngày, cũng như phương pháp học collocations theo ngữ cảnh trong bài thi IELTS.

Cải thiện tiêu chí LR (collocation, preposition) trong bài thi IELTS qua dạng Open Cloze Test/Part 2

Trong dạng bài Open Cloze Test, đề cũng sẽ cho ra một đoạn văn đục lỗ; tuy nhiên sẽ không có những đáp án để lựa chọn như ở dạng Multiple choice trong IELTS Reading. Đối với dạng này, người học cần phải vận dụng vốn từ riêng mà bản thân tích luỹ được trong suốt quá trình học tiếng Anh, đặc biệt liên quan đến các mảng Phrasal Verb, Idiomatic Expression, Linking phrases.

Open cloze test là gì

(Nguồn: Amanda French, “Advanced Testbuilder 3rd Edition”, Mac Millan)

Khi luyện tập nhiều, dạng này sẽ giúp người học cải thiện nhiều hơn về độ nhạy từ vựng cũng như củng cố thêm về các collocation.

Cải thiện kỹ năng Scanning trong IELTS Reading qua dạng Multiple choice – Reading Comprehension/Part 5

Các văn bản trong phần Reading and Use of English đến từ nhiều nguồn khác nhau, bao gồm tạp chí, tài liệu quảng cáo, tạp chí không chuyên và sách, báo và có thể đề cập đến một loạt các chủ đề mang tính học thuật.

Đối với phần đọc hiểu Part 5, người học cần phải hiểu các đặc điểm chi tiết, ý kiến, giọng điệu, mục đích, ý chính, hàm ý, thái độ của tác giả và nhận ra cách thức tổ chức văn bản thể hiện sự so sánh, tham khảo hoặc là ví dụ.

Open cloze test là gì

(Nguồn: Amanda French, “Advanced Testbuilder 3rd Edition”, Mac Millan)

Đọc thêm: Phân biệt Skimming và Scanning và cách ứng dụng trong IELTS Reading

Cải thiện kỹ năng Skimming và Scanning qua dạng Reading comprehension – Identifying information/opinions

Đối với phần đọc hiểu Part 8, người đọc cần phải hiểu được và xác định các đặc điểm chi tiết, ý kiến hoặc thái độ nằm ở những phần đoạn văn nào trong văn bản đọc.

Open cloze test là gì

(Nguồn: Amanda French, “Advanced Testbuilder 3rd Edition”, Mac Millan)

Việc luyện tập dạng bài này giúp người học cải thiện kỹ năng Skimming và Scanning đặc trưng cho các bài kiểm tra đọc hiểu. Đồng thời, người học có thể tìm mua cuốn IELTS Reading Techniques – Skimming and Scanning được đăng bán trực tiếp tại store.zim.vn để hiểu hơn về hai kỹ thuật này.

Vậy bài thi CPE khác gì với bài thi CAE? Theo dõi tiếp phần sau “Những bài kiểm tra CEFR giúp bổ trợ kỹ năng trong bài thi IELTS (P.2)“

Nguyễn Văn Đăng Duy