Overclock la gi

VGA OC là gì? Đây chắc chắn là câu hỏi của không ít người khi muốn mua card màn hình. Nếu bạn chưa biết thì đây là loại card đặc biệt mà không ai phải cũng có thể tận dụng được hết hiệu năng mà nó mang lại. Hãy cùng Gearvn tìm hiểu về dòng card này qua bài viết sau đây.

VGA là gì?

VGA (Video Graphics Adaptor) hay card màn hình, card đồ họa là thiết bị có nhiệm vụ xử lý hình ảnh trong máy tính bao gồm: màu sắc, độ phân giải, độ tương phản, chất lượng hiển thị trên màn hình, … giúp nâng tầm trải nghiệm thị giác của người sử dụng. Những dòng card màn hình cao cấp như RTX 3080, RTX 3090 có thể giúp người chơi trải nghiệm game ở chế độ 4K, thậm chí là 8K ở mức đồ họa cao nhất.

Bên cạnh việc quyết định đồ họa thì VGA còn quyết định tốc độ nhanh chậm của máy. Card màn hình càng tốt thì tốc độ xử lý càng nhanh và giá thành sẽ càng cao.

Overclock la gi

VGA OC là gì?

OC ở đây được là từ viết tắt của OverClocking, hiểu đơn giản đó là những chiếc card màn hình có khả năng ép xung. Vậy ép xung là gì?

Ép xung là gì? Tại sao cần ép xung?

Đối với những ai quan tâm đến công nghệ máy tính thì chắc chẳng còn xa lạ với khái niệm ép xung. Ép xung phương pháp để chiếc máy tính của bạn tăng hiệu năng cao hơn so với mức trung bình mà máy đặt.

>>> Xem thêm: Sửa lỗi màn hình xanh do xung đột driver card màn hình (VGA)

Bởi có tác động tích cực như vậy nên các dòng VGA OC ngày càng được ưa chuộng tuy ràng có mức giá không hề rẻ. Nhưng không phải cứ sử dụng VGA phiên bản ép xung là bạn đã có được khả năng “bá đạo” này. Vậy làm sao để ép xung cho VGA, hãy cùng theo dõi tiếp phần sau đây.

Overclock la gi

Hướng dẫn ép xung VGA OC

Để có thể ép xung card đồ họa thì ta có 2 cách:

Cách 1: Ép xung bằng driver của hãng

Driver của hãng đúng với mẫu VGA OC của bạn đã có sẵn tính năng ép xung. Bạn chỉ cần click vào tính năng ép xung của card, chiếc card đó sẽ tự điều chỉnh tăng xung nhịp và quạt nhằm tăng hiệu năng mà vẫn đảm bảo được nhiệt độ card.

Overclock la gi

Cách 2: Ép xung bằng phần mềm

Nếu bạn đã quá am hiểu về OC thì có thẻ tải MSI Afterburner (phần mềm được nhiều người sử dụng nhất, và có thể sử dụng cho tất cả loại GPU). Sau đó ta thực hiện tinh chỉnh các thông số hiện tại. Tất nhiên để an toàn ta nên tăng từ từ để xác định được mức mà card có thể chạy ổn được.

Overclock la gi

Lưu ý

  • Để OC tốt bạn cần phải có một chiếc PSU tốt cũng hệ thống tản nhiệt hiệu quả. PSU công suất phải dư ra ít nhất 150W so với công suất cần cho cả hệ thống
  • Khi OC bằng tay ta nên thực hiện từ từ để tránh làm ảnh hưởng đến card và biết được đâu là mức tốt nhất có thể ép xung

Overclock la gi

Ép xung là từ thường hay được nhắc tới nhất khi nói về máy tính. Đối với những ai chưa tìm hiểu hoặc chưa rành về máy tính thì đây có vẻ là một cái gì đó rất ghê gớm, nhưng khi nắm rõ được khái niệm cơ bản và hiểu rõ cách thức hoạt động thì thực chất việc ép xung không rắc rối như bạn nghĩ. Vì vậy nếu bạn là người sử dụng máy tính có nhu cầu cao hơn bình thường hoặc muốn tìm hiểu thêm kiến thức, thì những thông tin cơ bản sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn.

Hiểu rõ ép xung

Ép xung hay còn gọi là overclock, đây là phương pháp làm cho phần cứng của bạn hoạt động hiệu quả (nhanh và mạnh) hơn thông số kỹ thuật lúc xuất xưởng. Những phần cứng có thể ép xung được là CPU – RAM – GPU. Vậy tại sao nhà sản xuất lại không làm cho sản phẩm có công suất hay hiệu năng cao nhất có thể để người sử dụng khỏi phải táy máy?! Tất nhiên phải có nguyên nhân thì nhà sản xuất mới không làm vậy, vì vậy bạn phải hiểu rõ 2 mặt của việc ép xung.

Ép xung sẽ làm cho phần cứng tiêu thụ điện nhiều hơn và tỏa ra nhiệt nhiều hơn, một phần cũng làm giảm tuổi thọ của phần cứng đôi chút. Nhưng bù lại bạn nhận được hiệu suất hoạt động cao hơn, cho bạn trải nghiệm khi sử dụng thực tế tốt hơn nhiều. Mặc dù việc ép xung sẽ làm giảm tuổi thọ của phần cứng nhưng do tuổi thọ của những món này đã cao sẵn rồi và rất khó hư, chưa kể khi bạn sử dụng khoảng 2-3 năm là nó đã bắt đầu lỗi thời rồi và phải nâng cấp, nên ép xung để đạt được hiệu năng cao trong quá trình sử dụng là rất nên.

Tại sao nên ép xung?

Ép xung là cách mà bạn đạt được hiệu năng cao hơn mặc định một cách… có thể nói là miễn phí. Nên nếu bạn có thể đẩy giới hạn của phần cứng lên một chút so với khi xuất xưởng mà không gây ảnh hưởng gì nhiều thì tại sao lại không?!

Cơ bản về ép xung

CPU

Để ép xung CPU thì đối với Intel bạn phải có mainboard có chipset có chữ Z hoặc X trong đó, ví dụ như Z97 hay X99. CPU Intel cũng phải có chữ X hoặc K thì mới có thể ép xung được, ví dụ như i7-7700K hay i7-6950X.

Đối với AMD thì thoáng hơn vì đa số các mainboard và CPU dòng cũ khoảng 3-4 trở về đây đều có thể ép xung được nhưng không khuyến khích lắm. Khoảng 2 năm trở về trước thì AMD đã có sản xuất dòng CPU là Black Edition chuyên cho ép xung. Dòng Ryzen mới ra mắt cách đây không lâu thì bạn có thể ép xung thoải mái.

Hướng dẫn ép xung CPU

Ép xung CPU là bạn sẽ vào trong BIOS và chỉnh sửa thông số của CPU như lượng điện đi vào và clock speed. Không phải chỉ cần chỉnh thông số lên cao rồi ra sử dụng bình thường là được, mà bạn phải biết rõ thông số kỹ thuật trong đó rồi tăng lên từ từ. Lý do phải tăng từ từ là để bạn kiểm tra được nhiệt độ của CPU, vì nhiều khi chỉ cần bạn tăng lượng điện đi vào khoảng 0.25V thôi là đủ để CPU tăng vài chục độ C rồi. Vì vậy khi ép xung CPU tốt nhất là bạn nên xem và học hỏi những người đi trước, như trên Youtube thì rất nhiều, bạn chỉ cần gõ tên CPU của mình vào rồi thêm “overclock guide” kế bên là sẽ ra.

Ngoài ra không phải CPU nào cũng y chang nhau, kể cả khi chúng được sản xuất cùng một dây chuyền. Vì vậy khi làm theo hướng dẫn thì bạn nên hạ xuống mỗi thứ một chút, ví dụ trong hướng dẫn ép lên 4.0GHz thì bạn nên dừng ở 3.9GHZ hay 3.8GHz mà thôi. Khuyến cáo là bạn nên có kiến thức thật sâu trước khi ép xung, và hơn hết là… nên có điều kiện thì hãy rớ vào.

Điều quan trọng nhất khi ép ung CPU là bạn phải bảo đảm mình có phương pháp tản nhiệt tốt, ví dụ như các loại CPU cooler dạng tháp có ống đồng các kiểu và phải là loại tốt chứ không phải hàng trôi nổi của hãng nào lạ hoắc. Nhưng tốt hơn hết là bạn chỉ nên đụng tới phần ép xung khi sử dụng tản nhiệt nước, vì nó cho CPU khoảng trống nhiều hơn – mát hơn để clock speed có chỗ để tăng lên.

GPU

Card đồ họa hiện nay và thậm chí khoảng vài năm về trước cũng đã có tính năng ép xung rồi, cũng khá đơn giản và dễ sử dụng. Bạn chỉ cần một card đồ họa có dán nhãn OC là đã có thể ép xung rồi, sau đó bạn sẽ tải MSI Afterburner (phần mềm được nhiều người sử dụng nhất, và có thể sử dụng cho tất cả loại GPU) rồi tinh chỉnh những thông số trong đó. Cũng giống như CPU, bạn cũng chỉ nên nhích từ từ mà thôi, để tìm vị trí thích hợp cân bằng giữa hiệu năng và sự ổn định.

Hướng dẫn ép xung GPU (EVGA Precision)

Nếu bạn không rành về ép xung GPU hoặc còn gà mờ thì có thể tải driver có sẵn của card đồ họa mà bạn mua. Driver của hãng mà bạn mua card đồ họa sẽ luôn có những Profile ép xung sẵn (profile mặc định), bạn chỉ cần click vào đó là card đồ họa sẽ được ép xung một cách nhẹ nhàng và tình cảm. Các profile này sẽ có dạng như Gaming hoặc Silent, chọn Gaming thì card đồ họa sẽ boost clock lên và quạt sẽ tự chỉnh sao cho nhiệt độ thấp nhất, còn Silent thì card sẽ hoạt động một cách êm nhất nhưng đổi lại hiệu năng thấp hơn. Bạn cũng đừng lo mình làm sai vì các Profile đó đã được tính toán kỹ lưỡng rồi, chỉ cần click rồi sử dụng thôi. Chỉ khi nào bạn tự tạo một profile riêng rồi tự ý kéo các thanh thông số thì mới có vấn đề thôi, card đồ họa cũng được thiết kế để ngăn chuyện đó xảy ra nên hầu như sẽ không có chuyện bạn làm hư. Nhưng nói gì thì nói, bạn vẫn nên xem hướng dẫn ép xung của card đồ họa mình đang sử dụng trước rồi hãy làm, cũng như như CPU vậy – bạn tìm tên card đồ họa đang sử dụng rồi thêm “overclock guide”.

Hướng dẫn ép xung GPU (MSI Afterburner)

RAM

Để ép xung được RAM thì bạn cũng phải cần mainboard ép xung, như vậy thì mainboard mới nhận được các Bus khác nhau của RAM. Những mainboard có khả năng ép xung thường sẽ có thông số kỹ thuật ở phần Bus RAM được ghi thành nhiều số như 2400, 2600, 2800, 3000, 3200… và sẽ có ghi là (*OC). Cũng tương tự như chọn mainboard cho CPU ép xung vậy, Intel thì chipset X hoặc Z, AMD thì hiện nay là Ryzen.

Ép xung RAM thì đơn giản hơn một chút và tập trung vào Bus mà thôi. Các mainboard mới hiện nay sẽ có tính năng XMP, một dạng “ép xung an toàn” cho những người sử dụng không rành lắm về khoảng này mà vẫn có thể ép xung. Đây là chức năng ép cho RAM chạy với Bus cao nhất có thể, ví dụ một thanh RAM có Bus là 2133MHz nhưng có thể chạy thấp hơn một chút, XMP sẽ làm cho RAM luôn chạy ở Bus 2133MHz. XMP tác động đến RAM nhưng cũng ảnh hưởng nhẹ tới CPU, nó cũng làm cho clock speed của CPU tăng lên một chút, nhưng bạn cũng có thể thấy được sự khác biệt nhưng không nhiều.

Hướng dẫn ép xung RAM cơ bản

Ngoài chức năng XMP thì bạn cũng có thể ép xung bằng tay như GPU hay CPU, tất nhiên là mọi thứ cũng diễn ra trong BIOS. Ép xung RAM có phần ít nguy hiểm hơn, nhưng bạn cũng nên xem hướng dẫn rồi làm theo. RAM khi ép xung cũng sẽ trở nên nóng, nên bạn nên chắc là khâu tản nhiệt phải bảo đảm được nhiệt độ.

LƯU Ý: Khi ép xung bạn bắt buộc phải có hệ thống tản nhiệt tốt và PSU xịn, công suất của PSU phải là công suất thật và dư tối thiểu 150W so với công suất cần của cả hệ thống.