Phấn rôm johnson baby có tốt không

PHỎNG VẤN BÁC SĨ PHẤN RÔM CÓ NÊN DÙNG CHO TRẺ

[ Cập nhật vào ngày (03/12/2020) ]

Phấn rôm johnson baby có tốt không

Phấn rôm có nhiều công thức pha chế khác nhau tùy nơi sản xuất nhưng thành phần chính là bột talc, muối canxi, muối kẽm, chất béo và chất tạo mùi thơm.
Phấn rôm còn gọi là phấn thơm dành cho trẻ em, thường được các bậc phụ huynh dùng xoa ngoài da các bé hàng ngày để cho da trẻ được luôn thơm, sạch, không bị ẩm ướt do nhiều mồ hôi, không bị rôm sảy hay bị mẩn ngứa do tã lót.
2. Cấu tạo và ứng dụng của phấn rôm
Phấn rôm là loại mỹ phẩm được sản xuất từ một khoáng chất rất mềm là bột talc nghiền mịn.
Phấn rôm có nhiều công thức hóa học pha chế khác nhau tùy nơi sản xuất nhưng thành phần chính là bột talc, muối canxi, muối kẽm; chất béo và một số chất tạo mùi thơm.
3. Tác hại của phấn rôm
Trên đường hô hấp
Bột talc có thể gây nguy hại khi vô ý nuốt vào hoặc hít phải. Mối nguy thường gây ra bởi talc do trẻ sơ sinh hít phải bột phấn rơm vì sử dụng thường xuyên không đúng cách hoặc khi trẻ nghịch phá. Hàng năm đã có rất nhiều trẻ sơ sinh chết hoặc bị bệnh đường hô hấp nghiêm trọng sau khi hít phải ngẫu nhiên bột phấn rôm, vì talc không tan trong nước và không bị phân huỷ bởi vi khuẩn, khi tích tụ trong phổi sẽ làm tắc nghẽn đường thở của trẻ ở nhiều mức độ.
Trẻ hít phải phấn rôm sẽ bị ho, khó thở, hắt hơi, sổ mũi, nôn ói, tím tái và có thể bị phù phổi. Biểu hiện lâm sàng thường nặng dần theo thời gian. Viêm phế quản, viêm tiểu phế quản, xẹp phổi, tràn khí màng phổi và tắc nghẽn tiểu phế quản có thể xảy ra.
Hít phải phấn rôm bôi da lâu ngày còn có thể gây "bệnh bụi phổi" do thành phần bột talc, silica tích tụ lâu ngày trong phổi, gây xơ hoá mô kẽ và tạo các u hạt. Các biện pháp loại thải độc chất thông thường không có tác dụng đối với ngộ độc do hít phải phấn rôm. Bệnh chỉ có thể chữa trị triệu chứng và không có thuốc giải độc đặc hiệu. Những trường hợp ngộ độc hô hấp do phấn rôm cần được theo dõi lâu dài di chứng tắc nghẽn về sau.
Không nên dùng phấn rôm cho bé gái
Hiện nay, dù chưa đưa ra kết luận chính thức về tác động gây ung thư buồng trứng của phấn rôm nhưng các nhà khoa học vẫn lên tiếng cảnh báo các bậc cha mẹ nên thận trọng, tốt nhất là không nên sử dụng phấn rôm để thoa vào phần bụng dưới của các bé gái. Các nhà khoa học giải thích, sở dĩ phấn rôm có liên quan tới khối u ác tính ở buồng trứng là do cấu tạo cơ thể bé gái. Hố chậu và bộ phận sinh dục bên trong của nữ thông với bên ngoài, do đó những bụi phấn, chất ô nhiễm siêu nhỏ từ môi trường có thể xâm nhập vào hố chậu thông qua âm hộ, âm đạo, cổ tử cung, ống dẫn trứng dẫn đến viêm nhiễm, tạo điều kiện cho tế bào ung thư phát triển. Khi thoa phấn rôm vào vùng bụng dưới của bé gái, các hạt bụi phấn li ti sẽ dễ dàng xâm nhập cơ thể và nhiễm vào âm đạo của bé.
4. Lời khuyên dành cho các bậc phụ huynh sử dụng phấn rôm
Các sản phẩm bôi ngoài da dạng bột để chống hăm cho trẻ phải được sản xuất bởi các thương hiệu có uy tín, còn hạn sử dụng và không chứa chất gây hại. Trước khi dùng, cần thử phản ứng da của trẻ với sản phẩm bằng cách lấy một ít phấn ra tay, thoa nhẹ nhàng lên da của bé và theo dõi trong 24 giờ.
Việc sử dụng phấn rôm không đúng có thể gây nên hậu quả nghiêm trọng. Chỉ cần một lượng phấn rất nhỏ xâm nhập cũng có thể gây tổn hại cho mắt và chức năng hô hấp của trẻ. Bệnh chỉ có thể chữa trị triệu chứng và không có thuốc giải độc đặc hiệu.
Tuyệt đối không được thoa phấn rôm lên mặt, mắt của trẻ và vùng hội âm (mặt trong đùi, quanh âm hộ, bụng dưới) của bé gái để ngừa khả năng gây viêm nhiễm.
Tránh bôi phấn cho trẻ ở nơi có nhiều gió, quạt; không thoa phấn lên vùng da bị hăm hay đang bị viêm nhiễm; sau khi sử dụng phải đậy nắp lại cẩn thận và để ngoài tầm tay của trẻ; không cho trẻ được cầm chơi lọ phấn rôm.
Không nên mua các sản phẩm phấn rôm rẻ tiền, không rõ nguồn gốc hoặc nhập lậu vì rất có thể gây nguy hiểm khi sử dụng.

Tin: BS.CK2 Trương Cẩm Trinh


 

Phấn rôm johnson baby có tốt không
In bài viết

Mới đây, chính quyền bang Missouri – Mỹ vừa yêu cầu tập đoàn Johnson & Johnson (J&J) bồi thường 72 triệu USD cho gia đình một phụ nữ tử vong vì ung thư buồng trứng liên quan tới việc sử dụng phấn rôm và sữa tắm em bé của hãng trong nhiều thập kỷ.

Thông tin này đã làm không ít các bà mẹ có con nhỏ đang sử dụng các sản phẩm của J&J tại Việt Nam hoang mang.

Theo đó, thông tin sản phẩm phấn rôm Baby powder và sữa tắm em bé Shower to shower của J&J có bột talc – chất nghi gây ung thư, nhiều phụ huynh đã không dám tiếp tục sử dụng sản phẩm này. Theo các chuyên gia hóa học, thành phần chủ yếu trong phấn rôm là bột talc với khả năng thấm nước, dầu và hút mùi nên nó nhanh chóng trở thành bạn thân của bé, thậm chí người lớn vẫn có thói quen thoa vào những vùng dễ ra mồ hôi để giúp thông thoáng và khử mùi.

Talc là một khoáng chất trong có tự nhiên, chứa các thành phần magie, silic, oxy và hydro. Từ lâu, nó đã được sử dụng trong công nghiệp chế tạo ra các sản phẩm như gạch men, lốp cao su, mỹ phẩm, giấy viết hoặc một phụ gia làm trắng trong sơn…

Ngày 25/2, chúng tôi khảo sát một số siêu thị như Big C, Lotte Mart, Co.op Mart tại TPHCM… vẫn thấy rất nhiều sản phẩm của J&J bày bán bình thường tại các kệ hàng của siêu thị. Trong đó có nhiều chủng loại như Johnson’s baby powder, Johnson’s baby blossoms…Các loại sữa tắm Johnson’s active fresh bath, sữa tắm Johnson’s baby top- to-toe-bath…

Trên nhãn mác sản phẩm ghi được sản xuất tại Thái Lan. Khi hỏi nhân viên siêu thị liệu các sản phẩm nghi có chất gây ung thư không? Nhân viên đứng quầy cho biết hàng bày bán tại siêu thị chị cứ yên tâm vì có sự kiểm soát của siêu thị cũng như của nhà cung cấp.

Đến cuối ngày 25/2, một số siêu thị cho biết đã chủ động liên hệ với nhà cung cấp về thông tin trên và đang chờ phản hồi. Sau khi có thông tin từ nhà cung cấp, siêu thị sẽ có các động thái tiếp theo nhằm đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng.

 

Phấn rôm johnson baby có tốt không

Phấn rôm Baby Powder của Johnson & Johnson đang khiến nhiều phụ huynh Việt Nam lo lắng

Theo khuyến cáo của Ths.Bs Ngô Minh Vinh – giảng viên trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, TPHCM thì phụ huynh không nên sử dụng phấn rôm cho trẻ em bởi loại phấn này không có tác dụng trị rôm sảy như mọi người nghĩ, thậm chí còn làm bít lỗ chân lông của trẻ, làm các bệnh hăm da trở nên nặng hơn. Hơn nữa, những thành phần có trong phấn rôm như bột talc, muối calci, kẽm, chất béo và một số chất tạo mùi thơm có thể gây hại nếu để trẻ hít phải.

“Phấn rôm của Johnson & Johnson được dùng nhiều năm qua. Nhưng vì đây là sản phẩm không phải dạng thiết yếu, nên nếu quan ngại về khả năng gây bệnh thì có thể ngừng sử dụng”

Một bác sĩ nhi khoa từng công tác tại Bệnh viện Việt-Pháp (Hà Nội)

Chị Trần Thị Dậu, 34 tuổi, công tác tại Trường Trung cấp GTVT Bắc Giang, nói: “Cháu nhà tôi mới 1 tháng tuổi, thường xuyên phải dùng tã giấy hoặc đóng bỉm nên nguy cơ bị hăm là rất cao. Để chống hăm, tôi thường xuyên dùng phấn rôm (Baby Powder) của Johnson & Johnson để thoa cho cháu. Một tháng qua, cháu không có biểu hiện gì bất thường. Nhưng nếu dùng lâu mà mắc bệnh, lại còn nan y như ung thư thì đáng sợ quá”.

Về vụ kiện của gia đình bà Jackie Fox, đây là lần đầu tiên có cáo trạng nêu rằng, bột đá talc gây ung thư cho người sử dụng, BBC đưa tin. Còn hơn 1.000 trường hợp tương tự gia đình bà Fox trên khắp nước Mỹ vẫn chưa được tòa xử lý. Các luật sư cho rằng, hàng ngàn người nữa có thể cũng sẽ nộp đơn kiện Johnson & Johnson.

Các nhà khoa học nói gì?

Trao đổi với phóng viên , một giảng viên Khoa Hóa học, ĐH Khoa học tự nhiên, ĐH Quốc gia Hà Nội cho biết, khoáng vật mềm talc có công thức hóa học là H2Mg3(SiO3)4 hoặc Mg3Si4O10(OH)2, được sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp như mỹ phẩm, dược phẩm, ô tô, cao su…

Do có khả năng hút ẩm cao nên bột talc không chứa amiăng được dùng rộng rãi để sản xuất phấn rôm cho trẻ em, phấn thơm cho phụ nữ, phấn hút mồ hôi cho vận động viên, bệnh nhân nằm liệt giường… “Trong tự nhiên, một số loại talc có chứa amiăng gây ung thư. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, amiăng gây ung thư phổi, ung thư thanh quản, ung thư buồng trứng, u trung biểu mô và bệnh bụi phổi amiăng”, vị giảng viên này lưu ý.

Phán quyết liên quan bà Fox chết vì ung thư buồng trứng đã gây ra làn sóng lo ngại mới trong người tiêu dùng. Tuy nhiên, các nhà khoa học nói rằng, bằng chứng về mối nguy hiểm thực sự vẫn chưa rõ ràng. Hôm qua, Reuters dẫn lời bác sĩ Ranit Mishori, phó giáo sư về y tế gia đình tại ĐH Georgetown (Mỹ): “Ý tưởng ban đầu rằng, talc chứa một số amiăng khiến các nhà nghiên cứu và chuyên gia y tế cảnh giác từ nhiều năm trước”.

Các nhà khoa học đã thăm dò nhiều cách thức mà talc có thể gây ung thư ở các bộ phận khác nhau của cơ thể người. Họ đặc biệt quan tâm vấn đề liệu tiếp xúc lâu dài với sợi talc có thể gây ung thư phổi ở những người khai thác talc hay không, cũng như liệu phụ nữ thường xuyên bôi bột talc vào vùng kín có đối mặt nguy cơ mắc ung thư buồng trứng tăng cao hay không. Theo Hội Ung thư Mỹ, các nghiên cứu ở thợ mỏ talc tiếp xúc talc chứa amiăng cho kết quả pha trộn (có người mắc ung thư phổi, có người không). Với trường hợp sử dụng sản phẩm talc không chứa amiăng, nguy cơ mắc ung thư phổi không tăng.

Các chuyên gia tin rằng, về mặt lý thuyết, talc có thể di chuyển từ âm đạo, qua tử cung và ống dẫn trứng để đi vào buồng trứng gây viêm. Tuy nhiên, để có kết luận chính xác hơn, cần thí nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên (cố tình cho phụ nữ tiếp xúc với sản phẩm nghi gây ung thư để so sánh), nhưng điều này khó thực hiện vì lý do đạo đức.