Phân tích các phương pháp giáo dục THE chất cho trẻ mầm non

Phương pháp, nghiệp vụ sư phạm mầm non luôn đóng vai trò rất quan trọng trong việc dạy dỗ, chăm sóc trẻ tại các trường mầm non. Có được những điều này đòi hỏi giáo viên mầm non phải luôn luôn học hỏi, phát huy sự sáng tạo để cải tiến và đổi mới những phương pháp giáo dục trẻ phù hợp và hiện đại hơn.

• Với giáo dục nhà trẻ

1. Phương pháp tình cảm:

– Người giáo viên luôn phải có những hành động, cử chỉ, âu yếm, thân thiện chứa đựng sự yêu thương với trẻ, tạo cho trẻ những cảm xúc tin tưởng, gần gũi, thân thiện, có cảm tình khi tiếp xúc với mình hoặc những người xung quanh.

2. Dùng lời nói: (kể chuyện , trò chuyện với trẻ)

– Hãy sử dụng những lời nói và lời kể diễn cảm hoặc dùng câu hỏi gợi mở phù hợp với cử chỉ, điệu bộ nhằm khuyến khích, động viên trẻ mạnh dạn khi giao tiếp với đồ vật, với những người xung quanh. Tạo những điều kiện thích hợp để trẻ bộc lộ ý muốn, chia sẽ cảm xúc với mọi người bằng những lời nói, hành dộng cụ thể. Điều đó giúp ngôn ngữ của trẻ được phát triển mạch lạc và trôi chảy hơn.

3. Phương pháp trực quan, minh họa:

– Sử dụng các phương tiện trực quan như: đồ chơi, tranh ảnh, những vật thật,… làm mẫu kèm với lời nói và cử chỉ để cho trẻ quan sát, nói, làm theo với mục đích rèn luyện sự nhạy cảm của các giác quan của bé.

4. Phương pháp thực hành:

– Sử dụng hành động, các thao tác với đồ vật, đồ chơi và các dụng cụ đơn giản phù hợp với mục đích cũng như nội dung muốn giáo dục. Trẻ sẽ được học cùng cô cách quan sát, thao tác và phân loại đồ vật để giúp trẻ cách nhận biết nhanh hơn, tốt hơn

5. Các trò chơi:

– Sử dụng các trò chơi thích hợp để kích thích trẻ hoạt động và mở rộng hiểu biết về môi trường xung quanh, điều này tốt cho sự phát triển về lời nói, sự tư duy của trẻ.

6. Luyện tập:

– Giáo viên cho trẻ thực hiện lặp lại nhiều lần các câu nói , những động tác, cử chỉ, điệu bộ phù hợp với nội dung giáo dục và kích thích sự hứng thú của trẻ.

7. Phương pháp đánh giá nêu gương:

– Hãy tỏ thái độ đồng tình, khích lệ khi trẻ có những việc làm, lời nói và hành vi tốt. Đồng thời phải hướng dẫn, chỉ ra những điều chưa tốt cho trẻ hiểu, tiếp thu và sửa chữa, tuyệt đối tránh những cử chỉ thô bạo như la mắng, văng lời thô tục vì như vậy trẻ sẽ nhanh chóng học theo những điều xấu.

• Giáo dục mẫu giáo
– Ở lứa tuổi này, thì những phương pháp giáo dục cũng có thể lấy tương tự như giáo dục nhà trẻ nhưng cần nâng cao hơn để làm bước đệm khi các em đến tuổi đi học sau này.

1. Phương pháp dùng tình cảm

– Sử dụng cử chỉ, lời nói để khuyến khích, động viên và ủng hộ trẻ hoạt động, khơi gợi cho trẻ có niềm tin và cảm nhận được sự quan tâm đến từ cha mẹ và mọi người xung quanh.

2. Phương pháp thực hành

– Việc thao tác với đồ vật, đồ chơi hàng ngày giúp cho trẻ phối hợp các giác quan, hành động với đồ vật, đồ chơi nhằm rèn luyện sự tư duy và cung cấp các kinh nghiệm cảm tính cho trẻ.

– Phương pháp dùng trò chơi là sử dụng các trò chơi, yếu tố chơi phù hợp với mục đích giáo dục nhằm kích thích trẻ tự nguyện, hứng thú tìm tòi học hỏi và sự tư duy tích cực.

3. Nêu tình huống:

– Luôn đưa ra các tình huống cụ thể nhằm kích thích trẻ suy nghĩ, tìm tòi và sáng tạo để giải quyết vấn đề đặt ra.

4. Phương pháp luyện tập:

– Là phương pháp cho trẻ thực hiện lặp lại nhiều lần các động tác, cử chỉ, điệu bộ thông qua những yêu cầu cụ thể mà giáo viên đặt ra để nâng cao vốn hiểu biết và kỷ năng thực hành trong công việc.

5. Trực quan minh họa:

– Sử dụng các phương tiện, hành động, hình ảnh,… để tạo điều kiện cho trẻ sử dụng các giác quan kết hợp với lời nói nhằm nâng cao vốn hiểu biết và sự tư duy của trẻ.

6. Dùng lời nói:

– Sử dụng các phương tiện nghe, nhìn có tính truyền đạt thông tin nhằm kích thích trẻ suy nghĩ, chia sẽ ý tưởng và bộc lộ cảm xúc bằng lời nói với mọi người xung quanh.

Lượt xem: 52606


Page 2

Phương pháp, nghiệp vụ sư phạm mầm non luôn đóng vai trò rất quan trọng trong việc dạy dỗ, chăm sóc trẻ tại các trường mầm non. Có được những điều này đòi hỏi giáo viên mầm non phải luôn luôn học hỏi, phát huy sự sáng tạo để cải tiến và đổi mới những phương pháp giáo dục trẻ phù hợp và hiện đại hơn.

• Với giáo dục nhà trẻ

1. Phương pháp tình cảm:

– Người giáo viên luôn phải có những hành động, cử chỉ, âu yếm, thân thiện chứa đựng sự yêu thương với trẻ, tạo cho trẻ những cảm xúc tin tưởng, gần gũi, thân thiện, có cảm tình khi tiếp xúc với mình hoặc những người xung quanh.

2. Dùng lời nói: (kể chuyện , trò chuyện với trẻ)

– Hãy sử dụng những lời nói và lời kể diễn cảm hoặc dùng câu hỏi gợi mở phù hợp với cử chỉ, điệu bộ nhằm khuyến khích, động viên trẻ mạnh dạn khi giao tiếp với đồ vật, với những người xung quanh. Tạo những điều kiện thích hợp để trẻ bộc lộ ý muốn, chia sẽ cảm xúc với mọi người bằng những lời nói, hành dộng cụ thể. Điều đó giúp ngôn ngữ của trẻ được phát triển mạch lạc và trôi chảy hơn.

3. Phương pháp trực quan, minh họa:

– Sử dụng các phương tiện trực quan như: đồ chơi, tranh ảnh, những vật thật,… làm mẫu kèm với lời nói và cử chỉ để cho trẻ quan sát, nói, làm theo với mục đích rèn luyện sự nhạy cảm của các giác quan của bé.

4. Phương pháp thực hành:

– Sử dụng hành động, các thao tác với đồ vật, đồ chơi và các dụng cụ đơn giản phù hợp với mục đích cũng như nội dung muốn giáo dục. Trẻ sẽ được học cùng cô cách quan sát, thao tác và phân loại đồ vật để giúp trẻ cách nhận biết nhanh hơn, tốt hơn

5. Các trò chơi:

– Sử dụng các trò chơi thích hợp để kích thích trẻ hoạt động và mở rộng hiểu biết về môi trường xung quanh, điều này tốt cho sự phát triển về lời nói, sự tư duy của trẻ.

6. Luyện tập:

– Giáo viên cho trẻ thực hiện lặp lại nhiều lần các câu nói , những động tác, cử chỉ, điệu bộ phù hợp với nội dung giáo dục và kích thích sự hứng thú của trẻ.

7. Phương pháp đánh giá nêu gương:

– Hãy tỏ thái độ đồng tình, khích lệ khi trẻ có những việc làm, lời nói và hành vi tốt. Đồng thời phải hướng dẫn, chỉ ra những điều chưa tốt cho trẻ hiểu, tiếp thu và sửa chữa, tuyệt đối tránh những cử chỉ thô bạo như la mắng, văng lời thô tục vì như vậy trẻ sẽ nhanh chóng học theo những điều xấu.

• Giáo dục mẫu giáo
– Ở lứa tuổi này, thì những phương pháp giáo dục cũng có thể lấy tương tự như giáo dục nhà trẻ nhưng cần nâng cao hơn để làm bước đệm khi các em đến tuổi đi học sau này.

1. Phương pháp dùng tình cảm

– Sử dụng cử chỉ, lời nói để khuyến khích, động viên và ủng hộ trẻ hoạt động, khơi gợi cho trẻ có niềm tin và cảm nhận được sự quan tâm đến từ cha mẹ và mọi người xung quanh.

2. Phương pháp thực hành

– Việc thao tác với đồ vật, đồ chơi hàng ngày giúp cho trẻ phối hợp các giác quan, hành động với đồ vật, đồ chơi nhằm rèn luyện sự tư duy và cung cấp các kinh nghiệm cảm tính cho trẻ.

– Phương pháp dùng trò chơi là sử dụng các trò chơi, yếu tố chơi phù hợp với mục đích giáo dục nhằm kích thích trẻ tự nguyện, hứng thú tìm tòi học hỏi và sự tư duy tích cực.

3. Nêu tình huống:

– Luôn đưa ra các tình huống cụ thể nhằm kích thích trẻ suy nghĩ, tìm tòi và sáng tạo để giải quyết vấn đề đặt ra.

4. Phương pháp luyện tập:

– Là phương pháp cho trẻ thực hiện lặp lại nhiều lần các động tác, cử chỉ, điệu bộ thông qua những yêu cầu cụ thể mà giáo viên đặt ra để nâng cao vốn hiểu biết và kỷ năng thực hành trong công việc.

5. Trực quan minh họa:

– Sử dụng các phương tiện, hành động, hình ảnh,… để tạo điều kiện cho trẻ sử dụng các giác quan kết hợp với lời nói nhằm nâng cao vốn hiểu biết và sự tư duy của trẻ.

6. Dùng lời nói:

– Sử dụng các phương tiện nghe, nhìn có tính truyền đạt thông tin nhằm kích thích trẻ suy nghĩ, chia sẽ ý tưởng và bộc lộ cảm xúc bằng lời nói với mọi người xung quanh.

Lượt xem: 52607

Nhiều người Việt Nam vẫn quan niệm coi trọng việc phát triển trí tuệ hơn phát triển thể chất. Điều này thể hiện rất rõ trong hệ thống giáo dục ở Việt Nam nói chung cũng như cách dạy con trẻ nói riêng. Có lẽ điều này được tạo nên là do các bậc phụ huynh cũng như thầy cô chưa hiểu hết được hết ý nghĩa của các phương pháp giáo dục thể chất đặc biệt là giáo dục thể chất cho trẻ mầm non. Vì vậy, việc áp dụng các phương pháp giáo dục thể chất cho trẻ em mầm non cũng quan trọng như việc phát triển trí tuệ của trẻ.

Phân tích các phương pháp giáo dục THE chất cho trẻ mầm non
Phương phép giáo dục thể chất cho trẻ mầm non 2018

Đây là giai đoạn khi trẻ đang ở trong những năm đầu đời của sự phát triển, những năm tháng định hình tính cách cũng như suy nghĩ sau này của trẻ. Bởi vậy, việc tiếp cận nhiều với các môn thể dục thể thao giúp trẻ rèn luyện được nhiều đức tính tốt đẹp, đặc biệt là thói quen rèn luyện thể thao. Hơn thế nữa, việc tiếp xúc nhiều với các môn thể thao sẽ tạo điều kiện cho sự phát triển về thể lực của trẻ, là tiền đề để phát triển trí lực. Bởi có sức khoẻ tốt thì trẻ mới có thể học tập tốt được. Do đó, việc áp dụng các phương pháp giáo dục thể chất cho trẻ mầm non lại càng mang nhiều ý nghĩa.

Phương pháp giáo dục thể chất cho trẻ em mầm non nên được tiến hành như thế nào? Đâu là phương pháp giáo dục thể chất cho trẻ một cách đơn giản và hiệu quả? Đây dường như là những câu hỏi luôn nhận được rất nhiều sự quan tâm của toàn xã hội.

Theo một nghiên cứu, có 3 phương pháp chính trong việc giáo dục thể chất cho trẻ em mầm non.

  • Phương pháp dùng lời nói: Giáo viên gọi tên bài tập, giải thích từng phần, mệnh lệnh, giảng giải, giải thích thêm về cách và trình tự thực hiện cho trẻ: “Hãy nhớ lại, nói cho cô và các bạn nghe: Khi… thì tay phải như thế nào?” Phương pháp dùng lời nói giúp trẻ quan sát có mục đích, hiểu sâu hơn nội dung và cấu trúc động tác, vận động, tạo điều kiện cho trẻ tiếp thu nhiệm vụ vận động chính xác và đầy đủ hơn
  • Phương pháp trực quan: Làm mẫu toàn bộ vận động rõ ràng, đúng nhịp điệu, kèm theo lời giải thích để tạo cho trẻ có khả năng tiếp thu toàn vẹn về hình ảnh động tác vận động mà trẻ sắp phải tập. Việc làm mẫu đúng, đẹp sẽ gây hứng thú tích cực cho trẻ, làm cho trẻ thích thực hiện vận động đúng, đẹp như cô giáo. Phương pháp này tạo cho trẻ khái niệm thị giác, thính giác và cảm giác cơ về vận động, đảm bảo cho việc nhận thức rõ ràng và cảm giác vận động của trẻ
  • Phương pháp thực hành: Lặp lại vận động nhiều lần. Giúp hình thành cho trẻ kĩ năng vận động, kĩ năng tự vận động, biết vận dụng chúng vào thực tế vui chơi và các tình huống trong sinh hoạt, làm giàu vốn kiến thức, tạo điều kiện cho trẻ vận dụng những kĩ năng vận động đó 1 cách hợp lí. Bởi chỉ qua luyện tập, trẻ mới hiểu và nhớ được trình tự vận động, cảm giác được phương hướng của vận động, tốc độ di động của cơ thể, nhịp điệu của động tác, sự phối hợp dùng sức của các cơ co, duỗi nhịp nhàng.

Một trong những lưu ý quan trong khi áp dụng các phương pháp giáo dục thể chất cho trẻ em mầm non đó là chú trọng vào việc phát triển khả nặng tự tư duy, độc lập và trải nghiệm thực thế. Vì vậy, các bậc phụ huynh, các giáo viên không nên quá bao bọc con, cần cho các con có không gian tự sáng tạo và tự trải nghiệm, tự bộc lộ cá tính.

Việc áp dụng các phương pháp giáo dục thể chất cho trẻ mầm non một cách hệ thống và khoa học sẽ thúc đẩy cơ thể trẻ phát triển một cách mạnh mẽ. Đây được xem là môt “đòn bẩy” giúp trẻ phát triển thói quen hành động tập thể, có tư duy lôgic, suy nghĩ tích cực, chủ động sáng tạo và những hành vi đạo đức tốt đẹp về sau.

Bên cạnh việc chú trọng đến phương pháp giáo dục thể chất cho trẻ mầm non, chế độ ăn uống điều độ và đủ chất cũng cần đảm bảo cân bằng các nhóm dinh dưỡng cần thiết. Trẻ ăn uống khoa học sẽ tác động tích cực đến cơ thể. Đảm bảo cơ thể kịp thời chuyển hóa các chất dinh dưỡng cần thiết đến các cơ quan, giúp trẻ có đủ sức khỏe để thực hiện vận động thể chất.