Phân tích giá trị của tài nguyên sinh học

Hằng năm, các đơn vị nghiên cứu (thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam) triển khai, thực hiện hơn 30 đề tài, dự án các cấp về hệ sinh thái, tài nguyên thiên nhiên, các chất có hoạt tính sinh học trong các chi, loài động vật, thực vật. Chỉ nói ở Viện Sinh thái tài nguyên sinh vật (STTNSV), mỗi năm đã triển khai, thực hiện hàng chục đề tài, dự án thiết thực phục vụ đời sống. Trong các năm 2009-2010, không kể chủ trì 12 đề tài thuộc Quỹ phát triển khoa học và Công nghệ quốc gia (NAFOSTED) thuộc hướng khoa học sự sống, Viện STTNSV còn chủ trì sáu đề tài thuộc chín hướng ưu tiên của Viện KH-CN Việt Nam, và một số đề tài, dự án hợp tác quốc tế. Các vấn đề mà đội ngũ cán bộ ở đây tập trung nghiên cứu và đánh giá, là tài nguyên sinh vật của đất nước, giá trị sử dụng của chúng, các chính sách và chiến lược của Nhà nước trong việc sử dụng hợp lý và bảo tồn bền vững. Cũng trên cơ sở những điều tra, nghiên cứu, các đề tài đã đề xuất xây dựng khu bảo tồn ở các vùng, miền nhằm bảo vệ nguồn gien quý hiếm và có giá trị cao của đất nước.

Làm khoa học ở lĩnh vực nào cũng có cái gian khổ, vất vả của nó, nhưng với các cán bộ Viện STTNSV, là những ngày, tháng trèo đèo, lội suối, ướt sũng mưa rừng nơi Lào Cai, Ðiện Biên, Cao Bằng, Bắc Cạn, Nghệ An... để điều tra, khảo sát lấy mẫu vật phục vụ nghiên cứu. Cũng từ đây hình thành nên những đề tài như 'Ðiều tra, đánh giá hiện trạng quần thể Sao La và sinh cảnh ở khu vực Tây Nam Quảng Bình, đề xuất quy hoạch vùng cảnh quan bảo tồn Sao La Tây Nam Quảng Bình', do PGS,TS Nguyễn Xuân Ðặng làm chủ nhiệm. Kết quả chính của đề tài là đã kiểm kê, cập nhật lại vùng cư trú của Sao La, thu thập thông tin về hiện trạng thảm thực vật và các loài động, thực vật quan trọng hiện còn trong vùng nghiên cứu; về tình hình dân sinh kinh tế và công tác quản lý tài nguyên rừng của địa phương... để từ đó có các đề xuất với Nhà nước và chính quyền sở tại trong việc bảo tồn và phát triển loài động vật Sao La quý hiếm. Trên cơ sở cùng nhóm nghiên cứu đi thực địa tại một số tỉnh miền núi bắc, PGS,TS Trần Minh Hợi chủ nhiệm đề tài 'Ðiều tra, đánh giá khả năng phát triển của ba loài thực vật Trôm, Sở và Lai cho dầu béo ở miền bắc Việt Nam, để tạo nguồn nguyên liệu cho công nghiệp nhiên liệu sinh học'. Là đề tài 'Nghiên cứu tăng cường tính đa dạng thực vật bằng những loài cây gỗ quý hiếm tại Trạm đa dạng sinh học Mê Linh, giai đoạn 2010-2011' do TS Dương Ðức Huyến chủ nhiệm. Bước đầu, nhóm nghiên cứu đã theo dõi, đánh giá tình hình sinh trưởng và phát triển, công tác chăm sóc các loài gỗ quý hiếm được trồng từ năm 2002 đến 2009. Ðồng thời xem xét điều kiện sinh thái và nguồn giống một số loài gỗ quý hiếm được trồng ở trạm, xây dựng quy trình trồng mới 10 loài/200 cá thể cây gỗ quý, trong đó có cây Sưa ở trạm Mê Linh. Ở nước ta có hàng trăm loài côn trùng có ích nhưng cũng không ít loài gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Từ cơ sở điều tra, xác định loài bọ xít hút máu thuộc phân họ Triatominae ở một số tỉnh, thành phố đại diện, các cán bộ nghiên cứu do TS Trương Xuân Lam làm trưởng nhóm đã phân tích các dẫn liệu về hình thái học, sự phân bố và sinh cảnh sống, các đặc điểm sinh học và tập tính hút máu của loài bọ xít Triatoma rubro Fasciata; được thể hiện trong đề tài 'Nghiên cứu phân loại, sinh thái học của bọ xít hút máu thuộc phân họ Triatominae, và đặc điểm phân bổ của chúng ở Việt Nam; cách phòng chống'.

Song tiêu biểu trong lĩnh vực này phải kể đến đề tài cấp Nhà nước 'Xây dựng bộ Ðộng vật chí, Thực vật chí Việt Nam, giai đoạn 2008-2010' do PGS,TS Lê Xuân Cảnh, Viện trưởng STTNSV làm chủ nhiệm. Thực ra đây là sự tiếp tục và tiến tới hoàn chỉnh công trình đồ sộ về Ðộng vật chí và Thực vật chí của tập thể các nhà khoa học nước ta, được tiến hành từ những năm 2000-2007. Trong giai đoạn này, hàng trăm nhà khoa học thuộc các trường đại học, viện nghiên cứu, dưới sự chủ trì của Viện Khoa học và Công nghệ (KH-CN) Việt Nam  đã hoàn thành 36 tập (gồm 25 tập Ðộng vật chí và 11 tập Thực vật chí). Thời kỳ 2008-2010, các nhà khoa học đã nghiên cứu, soạn thảo khoảng 6.000 loài động vật và thực vật ở nước ta, hiện đang hoàn tất các công đoạn cuối cùng để xuất bản vào năm nay với 10 tập thực vật và sáu tập động vật. Ðáng chú ý, cũng khoảng 10 năm trở lại đây, với sự nỗ lực cao, Viện KH-CN Việt Nam đã công bố Bộ Sách đỏ (gồm Danh Mục đỏ và Sách đỏ Việt Nam, bao gồm hai phần Ðộng vật và Thực vật). Trao đổi với chúng tôi, PGS,TS Lê Xuân Cảnh cho biết: Bộ sách Ðộng vật chí, Thực vật chí và sách đỏ Việt Nam là những công trình khoa học mang tầm quốc gia và quốc tế. Kết quả của hoạt động điều tra, khảo sát, nghiên cứu công phu về tài nguyên sinh vật; đa dạng sinh học ở nước ta trong một quá trình lâu dài từ đầu thế kỷ 20 đến nay. Có thể nói, đây là lần đầu tiên, chúng ta có một tài liệu tổng hợp cơ bản và chính thống, tin cậy về tiềm năng tài nguyên sinh vật, mức độ phong phú của các chủng, loài động, thực vật quan trọng cả trên đất liền và vùng biển đảo. Góp phần phục vụ thiết thực công cuộc phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ hội nhập đang diễn ra sâu rộng. Bộ Sách đỏ Việt Nam cũng là tài liệu đầu tiên được công bố, giúp các tầng lớp nhân dân có hiểu biết về tình hình đa dạng sinh học; đồng thời nhận thức được tác hại khôn lường của tình trạng khai thác rừng bừa bãi, các hành động săn bắn động vật hoang dã quý hiếm, dẫn đến nguy cơ tuyệt chủng. Ðây cũng là những căn cứ khoa học để các nhà hoạch định chính sách đề ra các quy phạm pháp luật trong hoạt động bảo vệ nguồn tài nguyên sinh vật, sự đa dạng sinh học và sinh thái, môi trường ở nước ta. Việc xuất bản các Bộ Sách đỏ, Ðộng vật chí, Thực vật chí Việt Nam đã thể hiện trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ khoa học trong lĩnh vực nghiên cứu về Ðộng vật học, Thực vật học, sinh thái môi trường, phân loại học...

Nêu giá trị của tài nguyên sinh vật nước ta

Em hãy chỉ ra những dấu hiệu của sự suy thoái tài nguyên đất và tài nguyên sinh vật nếu bị khai thác không hợp lí.

Giá trị kinh tế của tài nguyên sinh vật nước ta biểu hiện là nào dưới đây?

A. Phát triển du lịch sinh thái.

B. Chống xói mòn, sạt lở đất.

C. Cân bằng sinh thái.

D. Lưu giữ các nguồn gen quý hiếm.

Sinh vật nước ta là một nguồn tài nguyên to lớn, có khả năng phục hồi ...

1. Giá trị của tài nguyên sinh vật.

a. Kinh tế.

- Cung cấp đồ gỗ xây dựng, làm đồ dùng

- Thực phẩm, lương thực

- Thuốc chữa bệnh

- Cung cấp nguyên liệu sản xuất thủ công nghiệp

b. Văn hoá, du lịch.

 - Sinh vật cảnh

 - Tham quan, du lịch

 - Nghiêm cứu khoa học

c. Môi trường sinh thái.

  - Điều hoà khí hậu, tăng ôxy, làm sạch không khí

 - Giảm ô nhiễm môi trường

 - Giảm nhẹ thiên tai, hạn hán

  - Ổn định độ phì của đất


Bảng 38.1. Một số tài nguyên thực vật Việt Nam

Loigiaihay.com

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Địa lí lớp 8 - Xem ngay

Video liên quan

Chủ đề