Phân tích Ta làm con chim hót dù là khi tóc bạc

Hướng dẫn

Ước nguyện của nhà thơ Thanh Hải qua đoạn thơ “Ta làm con chim hót…Dù là khi tóc bạc”

Bài làm

Khi đất nước đang trên đà đi lên chủ nghĩa xã hội, hòa nhập với cộng đồng khi cần những con người biết hi sinh, biết cống hiến. Thanh Hải là một trong những nhà thơ tràn đầy nhiệt huyết của tuổi trẻ, dù sức khỏe không tốt. Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” đã phần nào nêu lên ước nguyện nhỏ nhoi nhưng có ý nghĩa lớn đối với đất nước. Đặc biệt trong hai khổ thơ:

Ta làm con chim hót

Ta làm một nhành hoa

Ta nhập cùng hòa ca

Một nốt trầm xao xuyến

Một mùa xuân nho nhỏ

Lặng lẽ dâng cho đời

Dù là tuổi đôi mươi

Dù là khi tóc bạc

Thật vậy, xuyên suốt bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” là niềm vui phơi phới của tác giả trước sự đổi thay mạnh mẽ của đất nước. Một con người đầy nhiệt huyết và khao khát được cống hiến cho đất nước như Thanh Hải thật đáng ngưỡng mộ, trân trọng.

Thanh Hải ước nguyện thật đơn giản, mộc mạc nhưng có ý nghĩa khái quát lớn đối với mỗi người, đặc biệt là người trẻ:

Ta làm con chim hót

Ta làm một nhành hoa

Ta nhập vào hòa ca

Một nốt trầm xao xuyến

!–>

Không mơ ước cao xa, vĩ đại, “ta” chỉ ước những điều nhỏ nhoi, bình dị nhưng không phải người nào cũng có thể làm được. “Con chim hót”, “một nhành hoa”..tưởng chừng là những điều bình dị, đơn giản với vẻ đẹp âm thầm và lặng lẽ nhưng lại có ý nghĩa lớn đối với mạch thơ. Tác giả chỉ nguyện hóa thân thành con chim có thể cất vang tiếng hót làm vui vẻ cuộc sống này, được tự do tung bay đến những chân trời mới phục vụ cho nhân dân. Ước làm một nhành hoa để tỏa hương và khoe sắc làm giàu đẹp và phong phú hơn cho quê hương, đất nước. Mặc dù nguyện ước này có phần lạ kì nhưng nó chân chất và gần gũi với đời sống hằng ngày.

Và Thanh Hải còn hi vọng rằng chút cống hiến bé nhỏ của mình sẽ hòa vào biển người rộng lớn, đóng góp vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.

Ta nhập vào hòa ca

Một nốt trần xao xuyến

Chỉ là “một nốt trầm” rất nhỏ nhập vào bản hòa ca nhiều thanh sắc cũng đã khiến cho tác giả quá mãn nguyện, quá hài lòng. Chính tấm chân tình của tác giả khiến người đọc không thể kìm được dòng cảm xúc.

Và rồi tự Thanh hải nhận mình là “một mùa xuân nho nhỏ” giữa mùa xuân lớn của đất nước. Dù mùa xuân ấy lặng lẽ và âm thầm hi sinh, cống hiến nhưng đó là nguyện ước của một con người khát sống, khát yêu thương.

Mùa xuân nho nhỏ nhưng lại có ý nghĩa vô cùng lớn lao. Một mùa xuân nhỏ, góp thành mùa xuân lớn, tích tiểu thành đại là việc mà mỗi người chúng ta cần phải làm, cần phải cố gắng để cống hiến.

Và những nguyện ước bình dị nhưng lớn lao đó đã thôi thúc tác giả cống hiến mà không đòi hỏi, chỉ lặng lẽ âm thầm như vậy:

Dù là tuổi hai mươi

Dù là khi tóc bạc

Một ý niệm về thời gian giàu triết lí nhân sinh. Thời gian là tuổi trẻ hay là tuổi già thì cống hiến vẫn luôn là điều cần thiết, không cần phải có suy nghĩ trẻ mới nên cống hiến. Đó là một tấm lòng rất mực cao cả của Thanh hải.

Những lời thơ nhẹ nhàng, chân tình của Thanh hải cùng với nguyện ước bình dị đã lắng lại trong lòng người đọc nhiều dư âm nhất.

Theo Nguồn: wikisecret.com

Phân tích khổ thơ trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải Ta làm conchim hót Dù là khi tóc bạc.Bình chọn:Đây là những câu thơ giản dị và dạt dào xúc động - những câu thơ hay nhất của bài, vừa chứa chancảm xúc vừa đậm đà ý vị triết lí.•Soạn bài Mùa xuân nho nhỏ•Hãy phân tích đoạn thơ sau: Ta làm con chim hót…Dù là khi tóc bạc. Trích trong bài...•Phân tích khổ đầu bài Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải.•Cảm nhận khổ đầu bài Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải.Xem thêm: Mùa xuân nho nhỏ - Thanh HảiTrước mùa xuân lớn của đất nước, nhà thơ tâm niệm về mùa xuân riêng mỗi cuộc đời và dạtdào một khát vọng hiến dâng.Ta làm con chim hótTa làm một cành hoaTa nhập vào hòa caMột nốt trầm xao xuyếnMột mùa xuân nho nhỏLặng lẽ dâng cho đờiDù là tuổi hai mươiDù là khi tóc bạc.Nhà thơ nguyện ước làm con chim hót trong giọng hót của muôn chim dâng cho đời tiếng cavui, làm bông hoa trong hương sắc của muôn hoa, làm nốt trầm xao xuyến trong bản hòa tấumuôn điệu, muôn lời ca, làm một mùa xuân nho nhỏ đế hòa góp vào mùa xuân chung lớn laocủa đất nước. Đó là khát vọng sống hòa nhập vào cuộc sống của đất nước, cống hiến phần tốtđẹp dù nhỏ bé của mình cho cuộc đời chung - một quan niệm sống đẹp và đầy trách nhiệm.Điều tâm niệm ấy lại được thể hiện một cách chân thành trong những hình ảnh đẹp của tựnhiên và đến một cách tự nhiên trong mạch cảm xúc của bài thơ. Trước mùa xuân, nhà thơmuốn biến cuộc đời mình thành hương sắc, tiếng ca để hòa góp cùng mùa xuân. Những hìnhảnh của mùa xuân (chim, hoa) lặp lại nhưng đã chuyển nghĩa để nói về mùa xuân của lí tưởng,khát vọng, gợi ấn tượng đậm nét và còn mang ý nghĩa: niềm mong muốn được sống có ích,cống hiến cho đời cũng là lẽ tự nhiên như con chim mang đến tiếng hót, bông hoa cho sắchương, như Tố Hữu từng viết:Nếu là con chim, chiếc láThì con chim phải hót, chiếc lá phải xanhLẽ nào vay mà không có trảSốngXem thêm tại: https://loigiaihay.com/phan-tich-kho-tho-trong-bai-tho-mua-xuan-nho-nho-cua-thanh-haita-lamcon-chim-hot-du-la-khi-toc-bac-c36a464.html#ixzz5oGtdFxqA

Đây là những câu thơ giản dị và dạt dào xúc động - những câu thơhay nhất của bài, vừa chứa chan cảm xúc vừa đậm đà ý vị triết lí.Trước mùa xuân lớn của đất nước, nhà thơ tâm niệm về mùa xuân riêng mỗi cuộc đời và dạt dào một khátvọng hiến dâng.Ta làm con chim hótTa làm một cành hoaTa nhập vào hòa caMột nốt trầm xao xuyếnMột mùa xuân nho nhỏLặng lẽ dâng cho đờiDù là tuổi hai mươiDù là khi tóc bạc.Nhà thơ nguyện ước làm con chim hót trong giọng hót của muôn chim dâng cho đời tiếng ca vui, làmbông hoa trong hương sắc của muôn hoa, làm nốt trầm xao xuyến trong bản hòa tấu muôn điệu, muôn lờica, làm một mùa xuân nho nhỏ đế hòa góp vào mùa xuân chung lớn lao của đất nước. Đó là khát vọngsống hòa nhập vào cuộc sống của đất nước, cống hiến phần tốt đẹp dù nhỏ bé của mình cho cuộc đờichung - một quan niệm sống đẹp và đầy trách nhiệm. Điều tâm niệm ấy lại được thể hiện một cách chânthành trong những hình ảnh đẹp của tự nhiên và đến một cách tự nhiên trong mạch cảm xúc của bài thơ.Trước mùa xuân, nhà thơ muốn biến cuộc đời mình thành hương sắc, tiếng ca để hòa góp cùng mùa xuân.Những hình ảnh của mùa xuân (chim, hoa) lặp lại nhưng đã chuyển nghĩa để nói về mùa xuân của lítưởng, khát vọng, gợi ấn tượng đậm nét và còn mang ý nghĩa: niềm mong muốn được sống có ích, cốnghiến cho đời cũng là lẽ tự nhiên như con chim mang đến tiếng hót, bông hoa cho sắc hương, như Tố Hữutừng viết:Nếu là con chim, chiếc láThì con chim phải hót, chiếc lá phải xanhLẽ nào vay mà không có trảSống là cho đâu chỉ nhận riêng mình.Nhà thơ ý thức được vai trò, trách nhiệm của cá nhân trong xã hội. Sự đóng góp của mỗi người chỉ là mộtnét nhỏ, một chi tiết nhỏ giữa cuộc đời lớn lao. Nhưng đó là những gì cao đẹp, tinh túy nhất của chínhmình cho cuộc đời. Đất nước là một bản hòa ca và nhà thơ nguyện là một nốt trầm xao xuyến” trong hòaca. Ý tưởng của nhà thơ kết đọng nhất trong hình ảnh“Một mùa xuân nho nhỏLặng lẽ dâng cho đờiDù là tuổi hai mươiDù là khi tóc bạc”.“Mùa xuân nho nhỏ” là một sáng tạo bất ngờ, độc đáo mà rất hợp lí, tự nhiên của nhà thơ. Nhiều người đãgắn mùa xuân với những định ngữ khác nhau như: mùa xuân chín (Hàn Mặc Tử), mùa xuân xanh(Nguyễn Bính), xuân hồng (Xuân Diệu),... Còn Thanh Hải lại nói "mùa xuân nho nhỏ”. “Mùa xuân” vốnlà khái niệm thời gian, lại “nho nhỏ”. Nó gợi một mùa xuân cụ thề trong hình ảnh bông hoa, tiếng chim,nhưng chủ yếu là một ẩn dụ nói về một khát vọng, một lẽ sống cao đẹp, một ý thức khiêm nhường. Làmmột mùa xuân là sống đẹp, giữ mãi sức xuân để cống hiến, cống hiến khi ở tuổi thanh xuân - tuổi haimươi và cả khi không còn ở tuổi thanh xuân nữa, khi tóc bạc, bất chấp thời gian, tuổi tác. Mỗi người chỉlà “mùa xuân nho nhỏ” thôi, mùa xuân lớn thuộc về đất trời, đất nước. Đây không chỉ là khát vọng củamỗi con người mà còn là khát vọng của mọi lớp người, mọi lứa tuổi, tất cả đều phấn đấu không mệt mỏicho đất nước. Điệp ngữ “Dù là”.khẳng định mạnh mẽ khát vọng ấy. Và cống hiến với tất cả sự khiêm tốn,thiết tha, trân trọng “Lặng lẽ dâng”. Chủ thể trữ tình từ chỗ “hứng” từng giọt long lanh (đón nhận), đếnchỗ “nhập” vào hòa ca “một nốt trầm xao xuyến” (hoà nhập) đến “dâng cho đời” (cống hiến). Đó là sựphát triển tự nhiên, hợp lí của cảm xúc. Từ chỗ xưng “tôi” khi bộc lộ cảm hứng trữ tình trước mùa xuângiờ chuyển sang xưng “ta” và ẩn đi trong hình ảnh thơ ("Một mùa xuân nho nhỏ...”) cũng là phù hợp đểnói lên ước nguyện cao đẹp chung cúa nhiều người, mọi người những con người chân chính và nó mangsắc thái trang trọng, thiêng liêng của một lời nguyện ước. Các điệp từ, điệp ngữ, điệp cấu trúc câu tạo nênnhịp thơ liền mạch, sôi nổi, trẻ trung diễn tả những tình cảm, khát vọng dâng trào, mãnh liệt.Những câu thơ này không chỉ là lời tự dặn mình mà còn như một sự tổng kết, đánh giá của tác giả về cuộcđời mình - một cuộc đời đã hiến dâng trọn vẹn cho đất nước. Trong những năm chiến tranh ác liệt, ThanhHải bám trụ ở quê hương, cầm súng, cầm bút, trọn đời cống hiến cho cách mạng và thơ ca. Đến khi kềbên cái chết, ông vẫn khát khao cống hiến và chỉ nói đến cống hiến. Vượt lên đau đớn của bệnh tật, ThanhHải vẫn sáng lên một bản lĩnh, một tình yêu cuộc sống mãnh liệt, một khát vọng đẹp đẽ được cống hiếncả cuộc đời mình, được hóa thân vào mùa xuân đất nước. Đây là những câu thơ giản dị và dạt dào xúcđộng - những câu thơ hay nhất của bài, vừa chứa chan cảm xúc vừa đậm đà ý vị triết lí.Trích: loigiaihay.com

Câu 3:trang 57 sgk Ngữ văn 9 tập 2

Phân tích đoạn thơ “Ta làm con chim hót... Dù là khi tóc bạc”. Đoạn thơ ấy gợi cho em những cảm nghĩ gì về ý nghĩa cuộc sống của mỗi con người?

"Ta làm con chim hót

Ta làm một nhành hoa

Ta nhập vào hoà ca

Một nốt trầm xao xuyến.

Một mùa xuân nho nhỏ

Lặng lẽ dâng cho đời

Dù là tuổi hai mươi

Dù là khi tóc bạc."


Cả đoạn thơ cho ta thấy ước nguyện của tác giả nó chung và nguyện ước của tác giả dành cho mọi nguười nói riêng. Điệp ngữ "Ta làm... ta làm ..." được lặp lại đều đặn trong mỗi dòng thơ, dường như nhà thơ không chỉ nói với mình mà còn muốn nhắn gửi tới mọi người; làm con chim hót để cất lên bản tình ca ngợi ca cuộc sống, ngợi ca mùa xuân tươi đẹp; làm nhành hoa để dâng hương dâng sắc tô điểm cho cuộc đời, những điều đó thật đẹp nhưng không mới. Câu thơ: "Nốt trầm xao xuyến"  tạo nên cái riêng trong sự sáng tạo của Thanh Hải. Nốt trầm không phải là âm thanh lảnh lót cao vút làm cho người nghe dễ nhận biết, mà nó thuộc bè trầm chỉ làm nền cho bản nhạc. Dù là nốt trầm nhưng phải làm xao xuyến lòng người. Qua đó tác giả muốn nói cho dù chúng ta có làm những việc nhỏ bé nhưng cũng góp phần giúp cho đời, cho cuộc sống thêm đẹp. Tâm niệm của tác giả gửi gắm trong những vần thơ. Đó chính là nhiệt huyết, khát khao cống hiến cho đời của Thanh Hải. Cho dù có ở ''tuổi hai mươi" trẻ trung tràn đầy nhiệt huyết,hay còn "khi tóc bạc" là đã “lão lai tài tận, sức tàn lực kiệt” dù vậy có một điều không bao giờ thay đổi đó là nhiệt tình đốì với cuộc sồng, lòng yêu đời sự say mê. Điệp ngữ dù là, dù là biểu hiện sự quyết tâm cao độ, đó là lời tự hứa chân thành sâusắc của nhà thơ, bài thơ ra đời khi tác giả đang ở trên giường bệnh phải chống chọi với căn bệnh hiểm nghèo thì điều đó lại càng đáng quý biết bao.


Trắc nghiệm ngữ văn 9: bài Mùa xuân nho nhỏ

Từ khóa tìm kiếm Google: câu 3 trang 57 văn 9 tập 2, soạn văn câu 3 trang 57 văn 9 tập 2, trả lời câu 3 trang 57 văn 9 tập 2, Mùa xuân nho nhỏ văn 9