Phùng quang thanh đang ở đâu 2022

Đại tướng Phùng Quang Thanh từ trần

(NLĐO)- Đại tướng Phùng Quang Thanh, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, đã từ trần hồi 3 giờ 45, ngày 11-9-2021 tại nhà riêng ở Hà Nội.

  • Đại tướng Phùng Quang Thanh chủ trì hội nghị Quân ủy Trung ương

  • Sáng 25-7, Bộ trưởng Phùng Quang Thanh về nước

  • Bác bỏ thông tin thất thiệt về Bộ trưởng Phùng Quang Thanh

  • Bộ trưởng Phùng Quang Thanh sẽ điều trị ở Pháp 2-3 tuần

Theo tin từ Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương, Đại tướng Phùng Quang Thanh, sinh năm 1949, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, sau một thời gian lâm bệnh, mặc dù được Đảng, Nhà nước, tập thể các giáo sư, bác sĩ tận tình cứu chữa, gia đình hết lòng chăm sóc, nhưng do bệnh nặng, sức yếu, đã từ trần vào hồi 3 giờ 45, ngày 11-9-2021 tại nhà riêng số 10, ngõ 9, đường Nguyễn Tri Phương, quận Ba Đình, TP Hà Nội.

Lễ viếng, Lễ truy điệu, Lễ an táng Đại tướng Phùng Quang Thanh sẽ được thông báo sau.

Đại tướng Phùng Quang Thanh (1949 - 2021)

Đại tướng Phùng Quang Thanh sinh ngày 2-2-1949 tại xã Thạch Đà, huyện Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc.

Ông là Ủy viên Trung ương Đảng khóa IX, X, XI; Ủy viên Bộ Chính trị khóa X, XI; Đại biểu Quốc hội khóa XI, XII, XIII. Ông được thăng quân hàm Đại tướng tháng 7-2007.

Đại tướng Phùng Quang Thanh là vị tướng trưởng thành qua chiến đấu. Cuộc đời binh nghiệp của ông là một tấm gương sáng về tinh thần chiến đấu anh dũng, kiên cường, ý chí và nghị lực vươn lên.

Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng (2006), ông được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng, được Trung ương bầu vào Bộ Chính trị và phân công làm Phó Bí thư Đảng ủy Quân sự Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng (2011), ông tiếp tục được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng, được Trung ương bầu vào Bộ Chính trị và phân công làm Phó bí thư Quân ủy Trung ương. Tại Kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa XIII, Đại tướng Phùng Quang Thanh được Quốc hội phê chuẩn tiếp tục làm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

Tháng 4-2016, tại Kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIII, Quốc hội phê chuẩn, Chủ tịch nước miễn nhiệm chức vụ Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

Với nhiều đóng góp cho sự nghiệp cách mạng của Đảng, sự phát triển, trưởng thành của Quân đội, Đại tướng Phùng Quang Thanh được Đảng, Nhà nước phong tặng Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân và nhiều danh hiệu cao quý khác…

Ông Phùng Quang Thanh sinh 1949, quê Hà Nội, là Ủy viên Trung ương Đảng khóa IX, X, XI; Ủy viên Bộ Chính trị khóa X, XI; Đại biểu Quốc hội khóa XI, XII, XIII.

7-1967 - 7-1970: Đảng viên, chiến sỹ, Tiểu đội phó, Tiểu đội trưởng, Tiểu đoàn 9, Trung đoàn 64, Sư đoàn 320.

8-1970 - 10-1971: Chi ủy viên, Thiếu úy, Trung đội phó, Trung đội trưởng, Đại đội phó rồi Đại đội trưởng Đại đội 9 thuộc Tiểu đoàn 9, Trung đoàn 64, Sư đoàn 320.

10-1971 – 6-1972: Học viên Trường Sỹ quan lục quân 1.

7-1972 - 12-1976: Tiểu đoàn phó, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 9, Trung đoàn 64, Sư đoàn 320 B, sau đó là học viên đào tạo tại Học viện Quân sự.

12-1976 - 4-1979: Tham mưu trưởng Trung đoàn 64, Sư đoàn 320B, sau đó là học viên văn hóa tại Trường Văn hóa Quân đoàn 1.

5-1979 - 9-1979: Phó Trung đoàn trưởng Trung đoàn 64, Sư đoàn 320B.

10-1979 - 12-1982: Trung đoàn trưởng Trung đoàn 64, Sư đoàn 320B.

1-1983 - 12-1983: Học viên Học viện thực hành Liên Xô.

12-1983 - 8-1986: Phó Sư đoàn trưởng kiêm Tham mưu trưởng Sư đoàn 390, Quân đoàn 1. Sau đó là học viên học tiếng Nga tại Trường Đại học Ngoại ngữ quân sự và Học viện Quân sự cao cấp khóa VIII.

9-1986 - 7-1988: Đảng ủy viên, Phó Bí thư Đảng ủy rồi phụ trách Sư đoàn 390, sau đó là Đại tá, Sư đoàn trưởng Sư đoàn 390, Quân đoàn 1.

8-1988 - 7-1989: Đại tá, Sư đoàn trưởng Sư đoàn 312, Quân đoàn 1, sau đó học tiếng Nga tại Học viện Kỹ thuật quân sự.

8-1989 - 1-1991: Học viên Học viện Vôrôsilốp, Bộ Tổng tham mưu Liên Xô, sau đó là học viên tại Học viện Quân sự cao cấp.

2-1991 - 8-1991: Đại tá, Tham mưu trưởng Quân đoàn 1.

9-1991 - 8-1993: Đại tá, Sư đoàn trưởng Sư đoàn 312, Quân đoàn 1.

9-1993 - 1-1998: Thiếu tướng, Bí thư Đảng ủy, Phó Cục trưởng rồi Cục trưởng Cục Tác chiến - Bộ Tổng tham mưu, sau đó học chính trị cao cấp tại Học viện Chính trị - Quân sự.

2-1998 - 5-2001: Thiếu tướng rồi Trung tướng, Phó Bí thư Đảng ủy, Tư lệnh Quân khu 1. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng được bầu vào Ban chấp hành Trung ương Đảng.

6-2001 - 4-2006: Ủy viên Trung ương Đảng, Trung tướng rồi Thượng tướng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, Đại biểu Quốc hội khóa XI.

Từ 4-2006: Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần X của Đảng được bầu vào Ban chấp hành Trung ương Đảng, được Trung ương bầu vào Bộ Chính trị và phân công làm Phó Bí thư Đảng ủy Quân sự Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Đại biểu Quốc hội khóa XII.

Tháng 7-2007: Ủy viên Bộ Chính trị, Đại tướng, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần XI của Đảng (1-2011) được bầu vào Ban chấp hành Trung ương Đảng, được Trung ương bầu vào Bộ Chính trị, Đại biểu Quốc hội khóa XIII. Tại Kỳ họp thứ nhất Quốc hội Khóa XIII, được Quốc hội phê chuẩn tiếp tục làm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

Tháng 4-2016, tại Kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIII, Quốc hội phê chuẩn, Chủ tịch nước miễn nhiệm chức vụ Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

B.T.V

Hôm đó, mặc dù cuối thu nhưng tiết trời còn nóng, thấy ông mặc chiếc áo khoác, đầu đội mũ mềm, tôi ái ngại hỏi thăm sức khỏe, ông bảo: "Tớ đang bị bệnh, rụng hết tóc nên mới phải đội mũ", rồi ông vui vẻ hỏi: "Báo Quân khu ta phát triển tốt chứ ?". Câu hỏi đó của ông khiến tôi không khỏi xúc động, lại nhớ về kỷ niệm lần đầu tiên được gặp ông, khi ông về làm Tư lệnh Quân khu 1, lúc đó tôi đang là Tổng biên tập Báo Quân khu 1.

Năm 1998, sau 4 năm khôi phục lại tờ báo đã bị giải thể, đang trong lúc khó khăn trăm bề, thì Tư lệnh Quân khu Phùng Quang Thanh trực tiếp xuống thăm bộ phận báo (lúc đó Báo Quân khu 1 trực thuộc Phòng Tuyên huấn, Cục Chính trị). Sau khi nghe tôi trình bày những khó khăn như: Đội ngũ phóng viên mỏng, cơ sở vật chất thiếu thốn, nghèo nàn lạc hậu. Đặc biệt tôi mạnh dạn và thẳng thắn nêu vấn đề khó nhất hiện nay, đó là cơ chế hoạt động của báo, nếu vẫn để trực thuộc Phòng Tuyên huấn sẽ dẫn tới tình trạng "hành chính hóa" công việc, vì trong phòng có các bộ phận (giáo dục, tuyên truyền thi đua, văn hóa, văn nghệ…) thì bao giờ Báo Quân khu cũng được nêu tên cuối cùng trong các hội nghị. Chính vì thế, bộ phận báo chí không thể phát huy hết tinh thần chủ động, sáng tạo trong thực hiện tôn chỉ mục đích: "Là tiếng nói của Đảng ủy - Bộ tư lệnh và các LLVT Quân khu". Nhân đà, tôi nói luôn: "Báo cáo Tư lệnh, một số tờ báo của các quân khu bạn họ cũng đã tách khỏi Phòng Tuyên huấn rồi ạ!".

Nghe đến đây, Tư lệnh Quân khu Phùng Quang Thanh trầm ngâm một lát, rồi ông ân cần động viên anh em bộ phận báo chí chúng tôi cố gắng hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ của mình. Ngay sau buổi gặp ấy, tôi cảm thấy ân hận vì cái tính "thẳng như ruột ngựa" của mình không khéo lại chuốc họa vào thân vì đã làm cấp trên phật ý.

Đại tướng Phùng Quang Thanh, đoàn công tác và lãnh đạo tỉnh Cao Bằng thăm Nhà bia ghi tên 34 chiến sĩ Đội Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân. Ảnh: Báo Cao Bằng.

Thật bất ngờ, đến kỳ giao ban Bộ tư lệnh Quân khu, Thiếu tướng Phùng Quang Thanh, Tư lệnh Quân khu khi đó đã chỉ thị Cục Chính trị triển khai ngay việc tách bộ phận báo chí ra khỏi Phòng Tuyên huấn và trực thuộc Cục Chính trị. Sau đó, báo được chuyển lên dãy nhà của Ban Thanh niên Quân khu trước đây; đồng thời được Bộ tư lệnh Quân khu quyết định trang bị cho tòa soạn 1 xe máy dreamđể làm phương tiện hoạt động của báo. Đặc biệt, ngay sau khi ổn định công tác tổ chức hoạt động độc lập, Báo Quân khu 1 đã đệ trình Bộ tư lệnh đề án: "Phòng, chống hoạt động truyền đạo trái pháp luật trên địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số".

Đề án được đưa vào chuyên mục chính trên các số báo, đồng thời xây dựng thành bộ phim tài liệu để các tổ dân vận cơ động đến tận các bản làng xa xôi hẻo lánh chiếu cho đồng bào xem về âm mưu thủ đoạn của kẻ xấu, từ đó bà con không những nhận thức ra điều hay lẽ phải mà quyết tâm thực hiện "3 không" (không tin, không nghe, không theo "Vàng Chứ").

Đề án do Báo Quân khu 1 đề xuất được Đảng ủy, Bộ tư lệnh Quân khu và Tổng cục Chính trị đánh giá cao. Sau này, bộ phim đoạt Huy chương vàng trong liên hoan phim toàn quân. Đó cũng là giai đoạn cực kỳ quan trọng, tạo bước ngoặt mang tính lịch sử để Báo Quân khu 1 có điều kiện phát triển sau này trên cả 3 loại hình: Báo viết, Báo điện tử và Truyền hình Quân khu 1, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ tuyên truyền trong thời kì mới. Báo Quân khu 1 đã vinh dự được Đảng, Nhà nước tặng thưởng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhì.

Tôi ấn tượng về Đại tướng Phùng Quang Thanh - một vị tướng trưởng thành qua chiến đấu. Cuộc đời binh nghiệp của ông là một tấm gương sáng về tinh thần chiến đấu anh dũng, kiên cường, ý chí và nghị lực vươn lên. Ở con người ông, mọi lúc mọi nơi luôn thể hiện tình thương yêu chiến sĩ và quan tâm tới sự tiến bộ, trưởng thành của đơn vị.

NGÔ VĂN HỌC, nguyên Tổng Biên tập Báo Quân khu 1

Video liên quan

Chủ đề