Phương pháp dự báo Delphi là phương pháp

Phân tích Delphi (tiếng Anh: Delphi analysis) là phương pháp bao gồm một nhóm các quy trình thực hiện nhằm đảm bảo sự đồng thuận cao trong dự báo trên cơ sở thực hiện các nghiên cứu chặt chẽ, năng động và linh hoạt.

Phương pháp dự báo Delphi là phương pháp

Hình minh họa (Nguồn: fastcompany)

Ý tưởng

Phân tích Delphi trong tiếng anh gọi là Phân tích Delphi.

Phân tích Delphi là phương pháp bao gồm một nhóm các quy trình thực hiện nhằm đảm bảo sự đồng thuận cao trong dự báo trên cơ sở thực hiện các nghiên cứu và tham vấn ý kiến ​​chuyên gia một cách chặt chẽ, năng động và linh hoạt.

Phương pháp này huy động trí tuệ của các chuyên gia trong các lĩnh vực địa phương li khác nhau để dự báo.

3 nhóm chuyên gia Tham gia vào quá trình dự báo:

– Người ra quyết định

– Các nhân viên, điều phối viên

– Chuyên gia chuyên sâu

Các bước thực hiện phân tích

Phương pháp phân tích Delphi được thực hiện theo các bước sau:

– Lựa chọn nhân sự (chuyên gia, điều phối viên và nhóm ra quyết định). Hình thành các câu hỏi khảo sát ban đầu, gửi cho các chuyên gia.

– Phân tích câu trả lời, tổng hợp và viết lại bảng câu hỏi.

– Xây dựng câu hỏi khảo sát lần đầu, gửi cho các chuyên gia

– Chuẩn bị bảng câu hỏi thứ hai và gửi cho các chuyên gia.

– Thu và phân tích phiếu trả lời lần 2

– Viết, gửi và phân tích kết quả khảo sát

Các bước trên được dừng lại khi kết quả dự báo thỏa mãn các yêu cầu đã nêu.

Ưu điểm và hạn chế

– Ưu điểm của phương pháp

Ý tưởng cơ bản của phân tích Delphi là tạo ra và nhận phản hồi hai chiều từ những người ra quyết định đến các chuyên gia và ngược lại. Phương pháp này tránh tiếp xúc trực tiếp giữa các cá nhân.

Không có tương tác giữa người với người hoặc ảnh hưởng của ai đó có ưu thế.

– Hạn chế của phương pháp

Phương pháp phân tích Delphi yêu cầu mức độ tích hợp rất cao của người điều phối và người ra quyết định. Họ phải có khả năng tổng hợp bảng câu hỏi chuyên gia và phát triển các ý kiến ​​đa dạng của các chuyên gia.

Các phương pháp dự báo định tính mang tính chủ quan cao, phụ thuộc vào trình độ và trách nhiệm của cá nhân người dự báo nên các phương pháp này khi áp dụng đều có những hạn chế.

Để đảm bảo công tác dự báo hiệu quả cần kết hợp với các phương pháp định lượng, tức là sử dụng các mô hình toán học dự báo sau đó sử dụng kinh nghiệm của nhà quản lý để điều chỉnh cho phù hợp. li.

(Tài liệu tham khảo: Quản lý hoạt động, Trung tâm Đào tạo Từ xa, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân)

Nguồn tổng hợp

Chào các trader, Mình là Adam Lý, mình có kinh nghiệm hơn 3 năm lĩnh vực tài chính nói chung và forex nói riêng. Cũng không dám vỗ ngực xưng tên gì cả, những kiến thức mình chia sẽ trên đây chỉ hướng đến đối tượng là các nhà đầu tư mới.

Đã phát hiện trình chặn quảng cáo trên máy tính hoặc điện thoại của bạn. Vui lòng gỡ bỏ để có trải nghiệm tốt hơn

Delphi là một kỹ thuật được phát triển bởi Dalkey và Helmer (1963) tại Rand Corporation vào những năm 1950, kỹ thuật này được áp dụng rộng rãi dùng để thu thập dữ liệu từ nhóm chuyên gia hoạt động. Kỹ thuật này hỗ trợ quá trình giao tiếp nhóm để hội tụ những ý kiến về một vấn đề thực tế cụ thể mà nhóm cùng nhau hoạt động như: Lập kế hoạch,  đánh giá vấn đề, xác định phương án hoạt động, ra quyết định .v..v..Delphi đem lại một kết quả đánh giá khách quan cho một vấn đề cụ thể nào đó. Đặc điểm đặc trưng của phương pháp này đó là các chuyên gia sẽ được khảo sát ý kiến một cách độc lập cũng như không biết ai trả lời thế nào. Điều này giúp không một ý kiến một chuyên gia nào được ảnh hưởng tới quyết định của người khác và tránh được sự tác động của yếu tố quyền lực trong quá trình khảo sát.

Khi nào nên sử dụng kỹ thuật Delphi?

Kỹ thuật Delphi đặc biệt được sử dụng khi muốn dự đoán về một vấn đề cụ thể trong tương lai hay ra quyết định. Ngoài ra kỹ thuật này còn tạo điều kiện để xây dựng sự đồng thuận trong nhóm và nâng cao tính sáng tạo của nhóm làm việc.

Yêu cầu:

  • Đội ngũ chuyên gia là tập hợp những người có am hiểu về lĩnh vực cần dự báo. Trong tổ chức, khi muốn thảo luận để giải quyết và dự đoán vấn đề thuộc một lĩnh vực nào đó đội ngũ chuyên gia phải được tập hợp từ những chuyên gia từ nhiều phòng ban liên quan đến vấn đề trên. Điều này giúp đảm  bảo các vấn đề được nhìn nhận theo nhiều góc độ khác nhau.
  • Phải cung cấp đầy đủ thông tin cho các chuyên gia dự báo – Bảng đánh giá phải được chú thích rõ ràng, giải thích đầy đủ ý nghĩa của các thông tin.
  • Câu trả lời từng vấn đề phải được chuyên gia đánh giá có luận chứng .

Kỹ thuật Delphi được thực hiện như thế nào?

Chúng ta có thể tóm tắt sự ứng dụng thực tế của Phương pháp Delphi theo 7 bước như sau:

  • Bước 1: Xây dựng một nhóm dự án để thành lập và giám sát kế hoạch. Tiếp theo, nhóm dự án này sẽ xây dựng một đội ngũ chuyên gia tham gia vào quá trình dự đoán. Sau đó thông báo, truyền đạt các ý tưởng về mục tiêu nghiên cứu giữa các thành viên và đội ngũ chuyên gia.
  • Bước 2: Nhóm làm việc xây dựng một bảng câu hỏi với các danh mục và tiêu chí liên quan đến vấn đề cần nghiên cứu. Nhóm phải kiểm tra mọi từ ngữ trong bảng câu hỏi để đảm bảo rằng nó không gây mơ hồ.
  • Bước 3: Phân phối bảng câu hỏi đến từng chuyên gia trong nhóm. Lưu ý: Trong quá trình đánh giá và trả lời bảng câu hỏi các chuyên gia có quyền đóng góp ý kiến về những danh mục, hệ thống câu hỏi hay bổ sung các thông tin cần thiết để bảng câu hỏi chi tiết và rõ ràng hơn.
  • Bước 4: Nhóm làm việc thu thập các câu trả lời của đội ngũ chuyên gia. Sau đó phân phát chúng đến những chuyên gia ( phân phát chéo) dưới dạng chưa biên tập và không để tên tác giả. Mục đích của việc này là để các thành viên trong nhóm chuyên gia bình luận về ý tưởng nghiên cứu và xem lại những đóng góp của họ liên quan đến những điều người khác nói.
  • Bước 5: Nhóm làm việc ghi nhận thông tin và đưa ra một bảng câu hỏi mới, mục đích của bảng câu hỏi mới này là hướng đội ngũ chuyên gia tiến gần hơn đến sự đồng thuận.
  • Bước 6: Phân tích các đáp án mới và tiếp tục lặp lại từ bước 2 đến bước 5, phát triển các bảng câu hỏi mới cho đến khi đạt được một kết quả ổn định.
  • Bước 7: Nhóm làm việc chuẩn bị một bản báo cáo tóm tắt lại những nội dung chính trong suốt quá trình.

Internship hy vọng qua bài viết này bạn có thể có cái nhìn khách quan về Delphi – Một kỹ thuật làm việc nhóm hiệu quả. Hãy áp dụng thử kỹ thuật này cho nhóm làm việc của mình nhé.

Biên tập: Thương Huỳnh – Cổng thông tin thực tập Internship.edu.vn

Nguồn tham khảo: Koenraad Tommissen – Tư vấn quản lý một quan điểm mới – NXB TH TPHCM 2008.

Phương pháp dự báo Delphi là phương pháp


1/ Phương pháp Delphi là gì?

Phương pháp Delphi là một kỹ thuật hỗ trợ quá trình thảo luận nhóm để đưa ra giải pháp cho một vấn đề cụ thể. Cụ thể hơn, Phương pháp Delphi là một quá trình thảo luận có bài bản để nhóm các chuyên gia tích lũy thông tin và thể hiện tri thức. Thực tế cho thấy, tri thức được thu thập qua các bảng câu hỏi và tri thức của các chuyên gia trong nhóm không bao giờ có điểm chung. Do đó, quá trình thảo luận nhóm và kết quả cuối cùng của nó không bao giờ “đi theo người dẫn đầu” và thường gây trở ngại cho chất lượng của ý kiến chung trong quá trình thảo luận trực tiếp. Phương pháp Delphi dựa trên triết lý “Điều tra biện chứng”, nghĩa là quá trình thảo luận nhóm đi từ chính đề (đưa ra một ý kiến). Hay nói cách khác, Phương pháp Delphi dùng các mâu thuẫn nảy sinh giữa các ý kiến trái ngược trong quá trình thảo luận nhóm, tập trung quanh vấn đề cụ thể để tìm ra giải pháp mới.

Chúng ta có thể tóm tắt sự ứng dụng thực tế của Phương pháp Delphi thành 10 bước sau:

  • Thứ nhất: xây dựng một nhóm Delphi để thành lập và giám sát kế hoạch.
  • Thứ hai: nhóm Delphi phải tìm ra một đội ngũ chuyên gia tham gia vào quá trình dự đoán.
  • Thứ ba: nhóm Delphi đưa ra một bảng câu hỏi.
  • Thứ tư: nhóm Delphi phải kiểm tra mọi từ ngữ trong bảng câu hỏi để đảm bảo rằng nó không gây mơ hồ.
  • Thứ năm: phân phối bảng câu hỏi đến từng chuyên gia trong nhóm.
  • Thứ sau: phân tích và đưa ra các phân phối về bảng câu hỏi.
  • Thứ bảy: nhóm Delphi đưa ra một bảng câu hỏi mới, mục đích của bảng câu hỏi mới này là hướng đội ngũ chuyên gia tiến gần hơn đến sự đồng thuận.
  • Thứ tám: đưa bảng câu hỏi mới cho các chuyên gia.
  • Thứ chín: phân tích các đáp án mới và tiếp tục phát triển các bảng câu hỏi mới cho đến khi đạt được một kết quả ổn định.
  • Thứ mười: nhóm Delphi chuẩn bị một bản báo cáo tóm tắt lại những nội dung chính trong suốt quá trình.

2/ Khi nào sử dụng phương pháp Delphi?

Phương pháp Delphi đặc biệt phát huy tác dụng trong việc dự đoán những vấn đề cụ thể trong tương lai. Trong những năm gần đây, Phương pháp Delphi được sử dụng phổ biến trong các tài liệu nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe cộng đồng và giáo dục. Ngoài ra, ứng dụng của Phương pháp Delphi là tạo điều kiện để đạt đến sự đồng thuận nhóm và giúp tạo ra những ý tưởng sáng tạo.

3/ Ví dụ: Trường hợp nghiên cứu ứng dụng của Phương pháp Delphi

Năm 1994, Institut de médecine social et préventive (IDMSEP) thành phố Lausanne, Thụy Sĩ đã ứng dụng Phương pháp Delphi để khảo sát và nhận biết những dấu chỉ liên quan đến việc cho ra đời vắc xin chữa bệnh AIDS đầu tiên của đất nước này. Nhóm Delphi của IDMSEP đã tuyển chọn đội ngũ gồm 30 chuyên gia có kiến thức sâu rộng và quan tâm đến lĩnh vực này. Các ý kiến của mỗi chuyên gia đều được nặc danh, do đó, tất cả đều không có điểm chung.

Nhóm Delphi của IDMSEP tạo ra ba vòng câu hỏi khác nhau trước khi đưa ra bản báo cáo cuối cùng trên vấn đề được thảo luận. Các chuyên gia phải trả lời ba câu hỏi định tính. Thứ nhất, họ phải liệt kê những mục tiêu cho rằng cần phải đạt được trong năm đầu tiên ứng dụng vắc xin AIDS tại Thụy Sỹ. Thứ hai, họ phải đánh giá liệu các đề xuất đã đưa ra, tập trung vào việc phát triển một chiến lược vì sức khỏe cộng đồng và vắc xin chủng ngừa AIDS, có thể chấp nhận được và có khả thi không. Thứ ba, họ phải ước đoán các nhóm người khác nhau có thể sử dụng vắc xin AIDS như thế nào.

Nhờ áp dụng Phương pháp Delphi, IDMSEP đã đạt được hai kết quả đáng kể. Thứ nhất, họ có được nhiều chiến lược và kế hoạch thực hiện cho chiến dịch phòng chống AIDS. Thứ hai, góp phần đáng kể trong việc hỗ trợ thành lập một chiến lược vắc xin chủng ngừa AIDS trong tương lai.

4/ Lịch sử: Ai là cha đẻ của Phương pháp Delphi?

Phương pháp Delphi do Quân đội Hoa Kỳ tạo ra vào thập niên 50. Tướng Henry Harley Arnold nhận thấy nhu cầu phát triển một kỹ thuật để dự đóan những khả năng công nghệ trong tương lai với mục đích phục vụ lợi ích của Quân đội Hoa Kỳ. Là người khởi xướng và là người thúc đẩy chính, năm 1946, Tướng Arnold đã hỗ trợ thành lập dự án Nghiên cứu và Phát triển RAND. Trong suốt thập niên 50 và 60, các nghiên cứu của dự án RAND đã góp phần tạo nên Phương pháp Delphi. Hiện nay, ba nhà nghiên cứu được công nhận là “cha đẻ” của phương pháp này là: Olaf Helmer, T.J.Gordon và Norman Dalkey.

Bối cảnh lịch sử của Phương pháp Delphi

Trong Thế chiến thứ hai (1939 – 1945) và Chiến tranh Lạnh suốt thập niên 50 và 60, Hoa Kỳ là một trong những nước chịu ảnh hưởng sâu rộng nhất. Do đó, trong những năm đầu áp dụng Phương pháp Delphi, Hoa Kỳ phải đối mặt với nguy cơ lớn về quân sự, có thể dẫn chứng những sự kiện sau: Chiến tranh Việt Nam (1945 – 1975), Chiến tranh Đại Hàn Dân quốc (1950 – 1953), và Cuộc khủng hoảng Cuba (1962). Đặc điểm của Chiến tranh Lạnh chính là cuộc chạy đua vũ trang giữa Hoa Kỳ và Liên bang Xô Viết. Do đó, cả hai siêu cường quốc này cùng chạy đua tìm kiếm sự đổi mới, trong đó có những đổi mới công nghệ ý nghĩa như Echo 1 của NASA, vệ tinh viễn thông đầu tiên trên thế giới (1960).

Cuối cùng, từ quan điểm phân tích. Quân đội Hoa Kỳ đã phát triển một phương pháp để cải thiện quá trình dự đoán công nghệ. Nói tóm lại, Hoa Kỳ luôn bị áp lực năng nền là phải liên tục đón đầu trong cuộc chơi để giành lấy thế thượng phong trong việc phát triển những công nghệ phòng thủ hiện đại. Đây không chỉ là vấn đề về nguy cơ quân sự mà còn là sức ép chính trị khi Hoa Kỳ luôn cạnh tranh vị trí siêu cường quốc lớn nhất thế giới với Liên bang Xô Viết.

Điều đáng nói nữa là trong suốt thời kỳ Chiến tranh Lạnh phong trào phản văn hóa xuất hiện trong giới trẻ Mỹ. Phong trào phản văn hóa xuất phát từ nỗi kinh hoàng của Chiến tranh Việt Nam và lòng yêu chuộng hòa bình của một thế hệ. Bằng cách biện pháp bảo vệ và chống chiến tranh, cả một thế hệ thanh niên của Mỹ đã lên tiếng vì hòa bình và đấu tranh làm thay đổi bộ mặt xã hội Hoa Kỳ. Cùng với phong trào phản văn hóa, các dòng nhạc mới như rock và âm nhạc dân gian xuất hiện như một cách thể hiện quan điểm cấp tiến và sự chống đối trên tình thần vì hòa bình.

TH: T.Giang – SCDRC

Nguồn tham khảo: Koenraad Tommissen – Tư vấn quản lý một quan điểm mới – NXB TH TPHCM 2008.