Port to port or combined transport bill of lading là gì

Vietxnk - Trong quá trình làm bộ chứng từ thanh toán quốc tế hàng xuất nhập khẩu, có nhiều trường hợp khách hàng của Vietxnk - Công ty TNHH MTV Xuất nhập khẩu Đàm Việt hỏi về bill tàu. Một số câu hỏi thường gặp như: bill hàng lẻ, bill hàng container, Bill điện là gì? Bill gốc là sao? Master bill khác với House bill như thế nào?

Hôm nay, Vietxnk sẽ giải thích một số loại Vận đơn đường biển - Bill of Lading thường gặp trong vận tải biển (hàng lẻ / hàng nguyên container). Thật ra, từ người làm công tác xuất nhập khẩu đến shipper, consignee, hãng tàu, forwarder, Hải quan, nhân viên giao nhận... đều biết về vận đơn (B/L), nhưng để giải thích thì...

- Surrendered Bill of Lading là gì? là bill điện, bill telex, bill surrender, bill express, telex release, hiểu nôm na là Điện giao hàng hay nhận hàng không cần bill gốc.

Bill surrender thường xuất hiện trong 2 trường hợp:
+

"Tàu nhảy dù" nghĩa là hàng hóa cập cảng đến trước chứng từ. Vd: từ Cát lái đi Laem Chabang hay Cát lái đi Singapore mất 2 ngày trong khi chứng từ luôn đến chậm hơn.
+ Điều kiện thanh toán tiền hàng theo phương thức TT, TTr. Vd: Người mua đặt cọc trước 30%, và khi hàng đến cảng, người bán sẽ yêu cầu nhận 70% còn lại trước khi yêu cầu hãng tàu làm telex release - điện giao hàng để người mua nhận hàng.Quy trình làm Bill surrender: sau khi gửi chi tiết bill (SI) Shipper yêu cầu hãng tàu làm bill surrender, telex release... và thanh toán mọi chi phí liên quan. Hãng tàu nước người XK gửi Telex release cho đại lý hãng tàu của nó bên nước consignee về việc surrender bill. Shipper fax surrendered bill cho consignee. Khi có giấy báo hàng đến consignee mang giấy giới thiệu lên hãng tàu để nhận D/O.

- Bill master là gì? (Master Bill of Lading hoặc Master Air Way Bill) là vận đơn do Hãng vận chuyển trực tiếp (hãng hàng không, hãng tàu) phát hành cho shipper hoặc công ty logistics / công ty giao nhận (forwarder).

- Bill house là gì? Sau khi nhận được MB/L, các công ty logistic / forwarder sẽ phát hành ra House Bill (House Bill of Lading hoặc House Air Way Bill) cho khách hàng trực tiếp. Thường gặp khi xnk hàng lẻ (LCL)

+ Trong việc vận chuyển hàng hóa bằng container nguyên tắc chung là các hãng tàu vận chuyển container chỉ nhận những lô hàng đóng trong một container, không nhận những lô hàng nhỏ lẻ.
+ Với những lô hàng nhỏ lẻ, người đại lý giao nhận / gom hàng lẻ (Freight Forwarder / Consol) đứng ra thu gom hàng từ những chủ hàng nhỏ lẻ để lưu cước với hãng tàu. Trong hợp đồng với hãng tàu container, đại lý giao nhận trở thành người gửi hàng (Shipper) và được hãng tàu cấp vận đơn (Master B/L). Trên cơ sở đó, đại lý giao nhận sẽ cấp lại cho mỗi một chủ hàng nhỏ lẻ một vận đơn khác gọi là vận đơn thứ cấp (House B/L). Sở dĩ gọi là thứ cấp vì nó được phát hành sau khi có vận đơn chủ và phải dựa vào vận đơn chủ, phát hành trước.
+ Như vậy trong những trường hợp này hãng tàu container sẽ là người vận chuyển thực tế (Effective Carrier), còn đại lý giao nhận là người vận chuyển theo hợp đồng (Contracting Carrier). Phần lớn vận đơn thứ cấp đều được cấp dưới dạng vận đơn vận tải đa phương thức. Tình hình tương tự cũng xảy ra trong vận chuyển hàng hóa bằng máy bay chỉ có khác là trong chuyên chở hàng bằng máy bay thì hai loại vận đơn này gọi là Master Airway Bill và House Airway Bill.

- Vận đơn FIATA (FBL) là gì? là mẫu vận đơn do Liên đoàn các Hiệp hội giao nhận quốc tế (FIATA) ban hành phù hợp với các quy tắc thống nhất về chứng từ vận tải hỗn hợp của Phòng Thương mại quốc tế (ICC). FBL cũng được xem là mẫu vận đơn thứ cấp thịnh hành và phổ biến đối với những nhà giao nhận vận tải (carrier) hoặc vận tải đa phương thức (MTO). FBL hiện được sử dụng rộng rãi, là chứng từ có thể chuyển nhượng được các ngân hàng trên thế giới chấp nhận thanh toán.

Hiện nay, Hiệp hội giao nhận kho vận VN (VIFFAS) được FIATA ủy nhiệm việc quản lý phát hành mẫu FBL (cung cấp mẫu in) cho các thành viên của VIFAS có nhu cầu phát hành FBL tại VN như là vận đơn thứ cấp (House B/L) của mình hoặc dùng để đăng ký với cơ quan thẩm quyền là mẫu chứng từ vận tải đa phương thức quốc tế theo NĐ 87/2009/NĐ-CP của Chính phủ.

- Vận  đơn IATA là gì? là vận đơn hàng không được in theo mẫu tiêu chuẩn của Hiệp hội vận tải hàng không quốc tế IATA (IATA standard form). Một bộ vận đơn bao gồm nhiều bản, trong đó bao gồm 3 bản gốc và các bản phụ.

Vận đơn đường biển rất đa dạng, phong phú, được sử dụng vào những công việc khác nhau tùy theo nội dung thể hiện trên vận đơn. Trong thực tiễn buôn bán quốc tế, có rất nhiều căn cứ để phân loại vận đơn, cụ thể như sau:

- Căn cứ vào tình trạng bốc xếp hàng hóa:
+ Vận đơn đã bốc hàng lên tàu - Shipped on board B/L là gì? Là loại vận đơn mà chủ tàu, thuyền trưởng hoặc người làm công cho chủ tàu cấp cho người gửi hàng khi đã hoàn thành việc bốc hàng lên tàu.
+ Vận đơn nhận hàng để chở - Received for shipment B/L là gì? Là vận đơn nhận hàng để chở được ký phát cho người gửi hàng để cam kết hàng sẽ được bốc lên tàu và chở bằng con tàu như đã ghi trên vận đơn.

- Căn cứ ghi chú trên vận đơn:
+ Vận đơn hoàn hảo - Clean B/L là gì? Là vận đơn không có ghi chú khiếm khuyết của hàng hóa hay bao bì. Cleaned on Board.
+ Vận đơn không hoàn hảo - Unclean B/L - Dirty B/L là loại vận đơn trên đó người chuyên chở có ghi chú xấu về tình trạng hàng hóa hay bao bì.

- Căn cứ vào tính pháp lý của vận đơn:
+ Vận đơn gốc - Original Bill of Lading là vận đơn được ký bằng tay có thể không có dấu "Original" và có thể giao dịch, chuyển nhượng được.
+ Vận đơn bản sao - Copy B/L là vận đơn bản phụ của vận đơn gốc, không có chữ ký tay, thường có dấu "Copy" và không giao dịch chuyển nhượng được.

- Căn cứ vào hành trình của hàng hoá:
+ Vận đơn đích danh - Straight B/L là vận đơn ghi rõ tên và địa chỉ của người nhận hàng.
+ Vận đơn theo lệnh - To order B/L là vận đơn mà trên đó ghi rõ hàng được giao theo lệnh của một người nào đó hoặc ngân hàng.
+ Vận đơn vô danh - To bearer B/L là loại vận đơn không ghi tên của người nhận hàng mà hàng sẽ được giao trực tiếp cho người cầm vận đơn gốc. (chưa gặp bao giờ)

- Căn cứ theo phương thức thuê tàu:
+ Vận đơn tàu chợ - Liner B/L là vân đơn được ký phát cho người gửi hàng khi sử dụng tàu chợ để vận chuyển hàng, vận đơn này ngoài giá trị là chứng từ sở hữu hàng hoá mà còn có giá trị pháp lý như một hợp đồng chuyên chở. (Container)
+ Vận đơn tàu chuyến - Voyage Charter B/L là loại vận đơn được ký phát cho người gửi hàng khi sử dụng phương thức thuê tàu chuyến, và thường có câu "sử dụng với hợp đồng thuê tàu - tobe used with charter party".

- Căn cứ vào phương thức chuyên chở:
+ Vận đơn đi thẳng - Direct B/L là vận đơn được cấp trong trường hợp hàng hoá được chỏ thẳng từ cảng bốc đến cảng dỡ mà không chuyển tải dọc đường.
+ Vận đơn chở suốt - Through B/L là loại vận đơn được ký phát cho người gửi hàng và dùng cho người nhận đi nhận hàng ở cảng đến mà không quan tâm đến việc hàng có được chuyển tải hay không và có bao nhiêu vận đơn khác đã được phát hành trong quá trình vận chuyển.
+ Vận đơn vận tải đa phương thức (Multimodal Transport Bill of Lading) hay vận đơn vận tải liên hợp (Combined Transport Bill of Lading) là vận đơn được sử dụng trong trường hợp hàng hóa được vận chuyển từ nơi đi đến nơi đến bằng hai hay nhiều loại phương tiện vận tải khác nhau. Loại vận đơn này có nhiều tên gọi như: “Combined Transport Bill of Lading”, “Bill of Lading for Combined Transport Shipment or Port to Port Shipment”, “Negotiable FIATA Multimodal Transport Bill of Lading”, “Multimodal Transport Document”.
+ Vận đơn NVOCC (Non Vessel Operating Common Carier) là vận đơn được phát hành bởi người vận chuyển không có tàu. Người vận chuyển hàng hóa bằng đường biển thường là chủ tàu, hoặc người thuê tàu trần hoặc thuê tàu định hạn trong khi đó người kinh doanh vận tải đa phương thức thực tế không phải là chủ phương tiện mà chỉ mua lại dịch vụ vận chuyển từng chặng sau đó bán lại dịch vụ vận tải đa phương thức toàn chặng cho chủ hàng bằng một hợp đồng duy nhất. Thông thường người ta gọi họ là người vận chuyển không có tàu (Non Vessel Operating Common Carier: NVOCC)

hay nói cách khác họ chỉ là những người cung cấp dịch vụ vận chuyển.

Link tải về vận đơn đường biển
Link tải về bill of lading

Quy trình làm vận đơn B/L gồm:
1- Lấy báo giá cước tàu + phụ phí (hàng chỉ định thì không cần). 2- Lấy lịch tàu tuyến cần đi. 3- Gửi booking note. 4- Nhận booking confirmation hoặc lệnh cấp container rỗng... 5- Lấy cont về kho / mượn cont trải bãi đóng hàng. 6- Trả cont tại depot / cảng theo chỉ định trong booking và hoàn thành TTHQ trước giờ closing time. 7- Làm chi tiết B/L (Shipper Instruction) gửi hãng tàu trước giờ document cut off. 8- Nhận bill draft. 9- Check, revise & confirm bill draft. 10- Đi hãng tàu lấy B/L và đóng tiền phụ phí theo B/L.

(xem hình minh họa về quy trình book container và làm bill of lading bên dưới)

Port to port or combined transport bill of lading là gì

MỘT SỐ LƯU Ý VỀ RELEASE HOUSE B/L KHI XUẤT HÀNG ĐI MỸ VÀ CANADA.

Khi xuất hàng đi Mỹ hoặc Canada, ngoài những việc như khai AMS (Automatic Manifest System) và IFS (Importer Security Filing)  hay ACI cho cả Master B/L và House B/L, các Shipper, Forwarder và Consignee còn nên lưu ý về đặc điểm quan trọng bên dưới, liên quan đến release hàng ở thị trường hai quốc gia này.

Khi MBL được update tình trạng là “release” trên hệ thống hãng tàu, nghĩa là MBL gốc đã được làm điện giao hàng thì consignee thực sự (consignee trên HBL) có thể trực tiếp đến hãng tàu lấy D/O để nhận hàng mà không cần xuất trình HBL gốc.

Một ví dụ minh họa để các bạn có thể hiểu rõ hơn về quy trình release hàng này như sau: Công ty TH Company là shipper ở Việt Nam xuất hàng cho công ty SD LLC là consignee ở Mỹ, sử dụng HBL của forwarder A Vietnam. Như vậy, trên HBL thể hiện shipper là TH Company, consignee là SD LLC; trên MBL thể hiện shipper là A Vietnam, consignee là A USA (đại lý của A Vietnam ở USA). Ban đầu, công ty TH Company lấy HBL gốc thì A Vietnam cũng phải lấy MBL gốc. Bởi vì khi MBL là ở tình trạng Surrender hay seaway bill thì mặc nhiên lô hàng này sẽ được release cho consignee thực sự là SD LLC.

Nguyên nhân của việc release hàng thẳng cho consignee là do khi khai AMS thì hãng tàu phải khai shipper và consignee thực sự chứ không phải những đối tượng được show trên MBL. Do đó, khi MBL được release thì hải quan Mỹ sẽ ghi nhận lô hàng này sẽ được release cho consignee thực sự là SD LLC như ví dụ ở trên.

Do vậy, việc chúng ta cần làm là kiểm tra kỹ vấn đề thanh toán giữa shipper và consignee xem shipper còn vướng mắc gì với consignee cần giữ hàng lại hay không. Vì theo luật release hàng ở Mỹ và Canada, một khi real consignee đã thanh toán đầy đủ cước và local charge cho hãng tàu, real consignee có thể lấy hàng mà không cần xuất trình bộ HBL gốc. Điều này cũng có nghĩa là bộ HBL gốc lúc này không còn có giá trị như là bằng chứng để chuyển giao quyền sở hữu hàng hoá nữa.

Đã từng có rất nhiều shipper cũng như forwarder gặp phải vấn đề này nên mình xin chia sẻ chút kiến thức nêu trên để các bạn rõ hơn khi xuất hàng qua Mỹ và Canada, tránh việc kiện cáo và tranh chấp giữa các bên shipper, consignee, forwarder và hãng tàu sau này.


Một số Lưu ý khi làm B/L đi các thị trường "Đặc biệt" và Bài học về Vận đơn cho hàng hóa đi Brazil.

Khi làm B/L đi các cảng quốc tế, cần lưu ý cung cấp đầy đủ các thông tin trên bill đi một số cảng đặc biệt như sau:

- Làm B/L đi Australia: Phải thể hiện số khối CBM và địa chỉ đầy đủ của consignee (tên đường, số P.O. BOX – là số hộp thư bưu điện)

- Làm B/L đi Iran: Phải thể hiện HS Code 8 chữ số và NATIONAL ID của consignee, không chấp nhận bill “TO ORDER”. Đối với bill có nhiều mặt hàng, trên bill phải thể hiện rõ HS Code, số kiện và trọng lượng cho từng loại hàng. Ví dụ:

Lô hàng gồm: 4 pkgs; ink / spare parts / accessories ; 4525 kgs Phải được thể hiện rõ trên thân bill như sau:

1 pkg blue ink Hs Code 25 kgs
1 pkg black ink Hs Code 25 kgs
1 plt spare parts Hs Code 450 kgs
1 plt accessories Hs Code 4025 kgs

- Làm B/L đi Brazil: Phải cung cấp NCM Code 4 chữ số (đây là cách gọi khác của HS Code cho tuyến Brazil) và Tax ID (mã số thuế) của consignee. Chỉ được lấy bill gốc và bắt buộc show cước, không chấp nhận bill “TO ORDER”, seaway bill và telex release.

- Làm B/L đi Mexico: Phải cung cấp Tax ID của shipper, consignee và notify party.

- Làm B/L đi Colombia: Phải cung cấp HS Code và Tax ID của consignee; không chấp nhận seaway bill và telex release.

- Làm B/L đi Chile: Phải cung cấp Tax ID của consignee; không chấp nhận Telex release.

- Làm B/L đi Peru: Phải cung cấp Tax ID 11 chữ số của consignee, không chấp nhận seaway bill và telex release.

- Làm B/L đi Argentina: Phải cung cấp số khối CBM, Tax ID của consignee và NCM Code 6 chữ số cho từng mặt hàng; không chấp nhận seaway bill và telex release.

- Làm B/L đi Guatemala: Phải cung cấp Tax ID của consignee, không chấp nhận seaway bill và telex release.

- Làm B/L đi Ecuador: Không chấp nhận seaway bill và telex release.

- Làm B/L đi Uruguay: Phải show đầy đủ thông tin của shipper, consignee và notify party (notify không được show “SAME AS CONSIGNEE”), không chấp nhận seaway bill và telex release.

Hi vọng những thông tin trên sẽ cực kỳ bổ ích cho các shipper lần đầu tiên đi qua các cảng đặc biệt này. Shipper cần xin đầy đủ thông tin của consignee sớm (tốt nhất là trước khi đến hạn cung cấp chi tiết bill), tránh trường hợp đến lúc hãng tàu làm bill mới xin. Việc xin thông tin của consignee hay notify party thường mất thời gian (đặc biệt đối với shipper làm hàng qua trung gian), nếu xin không kịp cho hãng tàu khai manifest sẽ bị phát sinh phí.

BÀI HỌC VỀ VẬN ĐƠN CHO HÀNG HÓA ĐI BRAZIL.

Việc xuất khẩu hàng hóa đi Brazil (gồm các cảng chính như Santos, Rio de Janeiro, Fortaleza, Itajai,…) là 1 quá trình “khó nhằn” và phải được chuẩn bị kỹ lưỡng trong từng khâu để tránh bị phạt hoặc bị tịch thu hàng hóa bởi luật hải quan của Brazil. Đặc biệt, cần phải thật cẩn thận với các giấy tờ chứng từ cần thiết cho xuất khẩu, trong đó, đặc biệt là Vận đơn đường biển.

Đầu tiên, những lô hàng xuất khẩu sang các cảng ở Brazil luôn được yêu cầu bắt buộc phải sử dụng bộ vận đơn gốc. Các doanh nghiệp nên chú ý điều này để có thể sắp xếp chuyển chứng từ trong đó có bộ Bill gốc sang cho Consignee sớm nhất có thể, tránh trường hợp nếu tàu sắp tới hoặc tới cảng đích rồi mà vẫn chưa kịp gửi, họ sẽ không được chuyển loại Bill gốc sang Bill Surrender hoặc Seaway như những thị trường khác (châu Âu, châu Á,…), do đó Consignee có thể sẽ phải lấy hàng ra trễ và bị phát sinh nhiều chi phí như demurrage, detention, phí cắm điện,...ở cảng đích.

Thứ hai, Shipper nên lưu ý rằng theo luật Hải quan Brazil quy định, tất cả vận đơn đi Brazil đều phải thể hiện cước tàu và local charges ở nước xuất khẩu (hãng tàu nào cũng vậy!), điều này khá là “nhạy cảm” trong việc mua bán hàng hóa giữa Shipper và Consignee hay mua bán dịch vụ xuất nhập khẩu giữa hãng tàu và Shipper hay forwarder. Do đó, các bên liên quan tới lô hàng phải có thỏa thuận trước với nhau tránh trường hợp phát sinh tranh chấp về giá cả.

Thứ ba, trên mỗi thân Bill đi Brazil đều phải thể hiện những quy cách nhất định như:

- Tên, địa chỉ và số điện thoại liên hệ của Consignee, Notify là thông tin bắt buộc phải được thể hiện trên Bill.

- Khối lượng tịnh thể hiện trên Bill (không tính khối lượng container) được tính bằng kgs cho mỗi container hàng hóa.

- Số khối được tính theo CBM cho mỗi container hàng hóa.

- Loại kiện được sử dụng: crates, skids, bags, pallets, big bags,… đặc biệt nếu là hàng lẻ, không nên khai thông tin 1 loại kiện chung nếu có nhiều loại khác nhau, trong trường hợp này, mỗi chủ hàng lẻ cần sử dụng Bill thể hiện đúng loại kiện mình đang sử dụng.

- Vận đơn “ TO ORDER” vẫn được chấp nhận, tuy nhiên, phải thông báo đầy đủ thông tin về địa chỉ, số điện thoại liên hệ và Tax ID (CNPJ: Tax ID number of the legal entity) của người nhận hàng cuối cùng (ở cảng đích) ít nhất 72 tiếng trước dự kiến giờ tàu vào cảng đầu tiên ở Brazil.

- Nếu sử dụng HBL, ngày tàu chạy hay ngày phát hành thể hiện trên HBL phải giống như trên MBL. Do đó, nếu khách hàng yêu cầu hỗ trợ kí lùi hay kí tới bill cho những lô hàng đi Brazil là không được chấp nhận.

- Hải quan Brazil yêu cầu tổng tiền cước được thể hiện trên HBL phải bằng hoặc cao hơn trên MBL và tất cả những trường hợp “As Agreed” hay “As Arranged” đều không được chấp nhận.

Thêm một điều đặc biệt cần được lưu ý nữa là tất cả Bill đi Brazil đều bắt buộc phải có thể hiện “WOOD PACKAGING MATERIAL”, gồm có 4 cách như sau:

- “Treated and certified”: hàng hóa được chứa trong những kiện gỗ và những kiện gỗ này được hun trùng, chứng nhận vệ sinh,…

- “Processed”: hàng hóa được chứa trong những kiện gỗ và gỗ đã được xử lý.

- “Not-treated and not-certified”: hàng hóa được chứa trong những kiện gỗ và những kiện gỗ này chưa được chứng nhận vệ sinh, hun trùng,…

- “Not applicable”: lô hàng không sử dụng kiện gỗ để chứa hàng hóa.

Mặc dù, luật hải quan Brazil yêu cầu rất nhiều quy định về Vận đơn đường biển và phạt rất nặng nếu thiếu hay mắc lỗi về một trong những yếu tố như trên, tuy nhiên sẽ không phải quá khó nếu shipper lưu ý và chấp hành những quy định này

Quy định khai Manifest theo Công văn số 6889/TCHQ-GSQL ngày 23 /11/2018 ở nước ta.

Lưu ý: công văn này áp dụng cho khai manifest chứ không bắt buộc phải thể hiện các thông tin như mã số thuế, HS code lên trên vận đơn (bill of lading), tuy nhiên để cho tiện trong việc khai báo thì Hãng tàu / Forwarder sẽ yêu cầu thể hiện thông tin mã số thuế của người nhận hàng (consignee) và mã số hs code của hàng hóa lên trên vận đơn. Tuy nhiên, nếu không có các thông tin đó trên vận đơn thì vận đơn vẫn hợp lệ.