Qua hầm Thủ Thiêm bật đèn gì

Xe Xe máy

TƯ VẤN

  • Thứ hai, 2/9/2019 07:00 (GMT+7)
  • 07:00 2/9/2019

Mức phạt của lỗi này khá cao khiến cho nhiều người lo lắng. Tài xế cần chú ý quan sát và đảm bảo đèn chiếu gần của xe đã được bật mỗi khi di chuyển qua hầm.

Tôi vừa CGST thổi phạt vì lỗi không mở đèn chiếu gần khi di chuyển qua hầm Thủ Thiêm. Tôi chắc chắn công tắc đèn đã ở trạng thái bật, ký hiệu bật đèn của xe đã hiện lên trên bảng đồng hồ điều khiển. CGST có nói với tôi rằng tôi chỉ bật đèn đề-mi chứ không bật đèn chiếu gần, CGST nói như vậy có đúng không?

Toàn Thiên, 25 tuổi, Vĩnh Long.

Hùng Sơn, chuyên viên tư vấn kỹ thuật ôtô

Việc bật đèn xe trong hầm là điều vô cùng quan trọng nhằm giúp người điều khiển phương tiện dễ dàng quan sát hơn. Mặc dù trong hầm luôn được trang bị hệ thống chiếu sáng, thế nhưng nếu chẳng may xảy ra tình huống nguy hiểm khiến hệ thống chiếu sáng của hầm bị tắt, lúc này đèn xe sẽ đóng vai trò vô cùng quan trọng.

Trên một số dòng xe có hệ thống đèn đề-mi hay còn gọi là đèn chiếu sáng ban ngày có khả năng tắt/mở theo ý người dùng, công tắc đèn đề-mi thường được nhà sản xuất thiết kế trên cùng cần gạt tắt/mở hệ thống đèn chiếu sáng chính của xe. Chính vì điều này đã khiến cho nhiều tài xế bị nhầm lẫn vì nghĩ đã bật đèn chiếu gần rồi, nhưng thực tế họ chỉ mới bật đèn đề-mi của xe.

Theo quy định của Luật giao thông đường bộ Việt Nam các phương tiện cơ giới, xe máy chuyên dùng phải bật đèn. Nếu vi phạm người điều khiển xe sẽ bị xử phạt theo quy định của Nghị định271/2013/NĐ-CP, với mức phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng và tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe 2 tháng.

Với các xe có hệ thống đèn tự động, nên bật chế độ này khi lưu thông trên đường. Đèn cốt của xe sẽ tự động bật sáng khi đi vào khu vực tối như vào hầm. Để an tâm hơn, bạn có thể chủ động bật đèn chiếu gần khi đi vào hầm, lưu ý đừng nhầm lẫn đèn ban ngày với đèn chiếu gần.

Vĩnh Phúc

Bật đèn khi qua hầm hầm xe máy hầm Thủ Thiêm không bật đèn pha vi phạm luật

Bạn có thể quan tâm

Việc đột ngột mất ánh sáng sẽ khiến mắt chưa kịp làm quen với bóng tối và lúc bấy giờ bạn sẽ chẳng nhìn thấy gì. Đó là lý do vì sao luật quy định chúng ta phải bật đèn chiếu gần khi lưu thông qua hầm. Và nếu có tai nạn xảy ra trong hầm thì thường sẽ là dây truyền nên việc tuân thủ càng phải được tuân thủ.

Đèn chiều gần là đèn cốt chứ không phải đèn demi hay đèn sương mù. Các xe có hệ thống tự động mở đèn sẽ tự mở còn các xe không có thì anh em phải mở thủ công.

Mức phạt khi không mở đèn trong hầm:

  • Xe máy: 500,000 - 1,000,000
  • Xe hơi: 800,000 - 1,200,000

Qua hầm Thủ Thiêm bật đèn gì

Anh em cũng nhớ là không được bật đèn pha trong hầm vì nó sẽ làm người đối diện hoặc người đi sau bị loá, không nhìn thấy đường và cũng gây ra tai nạn.

Quy định về bật đèn chiếu sáng trong hầm đường bộ và mức phạt khi vi phạm. Cho tôi hỏi khi chạy xe trong hầm đường bộ thì quy định về bật đèn chiếu sáng như thế nào? Nếu tôi vi phạm thì tôi sẽ bị xử lý ra sao ạ và có bị tước bằng lái xe không?


  • Mức phạt đối với ô tô không bật đèn chiếu gần khi qua hầm đường bộ
  • Mức phạt khi xe ô tô chạy trong hầm đường bộ không tuân thủ quy tắc
  • Quy định của pháp luật về tham gia giao thông trong hầm đường bộ
  • Chạy xe máy trong hầm đường bộ không sử dụng đèn chiếu sáng gần

Tư vấn giao thông đường bộ:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Đối với trường hợp quy định về bật đèn chiếu sáng trong hầm đường bộ và mức phạt khi vi phạm của bạn, chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:

Thứ nhất, quy định về bật đèn chiếu sáng khi chạy xe trong hầm đường bộ:

Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 27 Luật giao thông đường bộ năm 2008 như sau:

“Điều 27. Giao thông trong hầm đường bộ

Người điều khiển phương tiện trong hầm đường bộ ngoài việc tuân thủ các quy tắc giao thông quy định tại Luật này còn phải thực hiện các quy định sau đây:

1. Xe cơ giới, xe máy chuyên dùng phải bật đèn; xe thô sơ phải bật đèn hoặc có vật phát sáng báo hiệu”. 

Như vậy, theo quy định trên thì khi chạy xe trong hầm đường bô thì người điều khiển xe cơ giới, xe máy chuyên dùng phải bật đèn, đối với xe thô sơ phải bật đèn hoặc có vật phát sáng báo hiệu.

Thứ hai, Mức xử phạt đối với xe chạy trong hầm đường bộ không bật đèn chiếu sáng:

– Đối với xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô 

Căn cứ theo quy định tại Điểm r Khoản 3 và Điểm b Khoản 12 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP:

“Điều 5. Xử phạt người điều khiển, người được chở trên xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

3. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

r) Chạy trong hầm đường bộ không sử dụng đèn chiếu sáng gần;

11. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

c) Thực hiện hành vi quy định tại điểm c khoản 5; điểm a, điểm b khoản 6; khoản 7 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng.

Thực hiện hành vi quy định tại một trong các điểm, khoản sau của Điều này mà gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng: điểm a, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g khoản 1; điểm b, điểm d, điểm g khoản 2; điểm b, điểm g, điểm h, điểm m, điểm n, điểm r, điểm s khoản 3; điểm a, điểm c, điểm e, điểm g, điểm h khoản 4; điểm a, điểm b, điểm e, điểm g, điểm h khoản 5 Điều này;”

Theo đó, nếu bạn điều khiển xe ô tô mà không bật đèn chiếu sáng trong hầm đường bộ thì bạn sẽ bị áp dụng mức phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng. Ngoài ra còn phải áp dụng hình phạt bổ sung bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng nếu gây tai nạn giao thông.

– Đối với xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy.

Căn cứ vào Điểm m, Khoản 3 và Điểm c Khoản 10 Điều 6  Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định:

“Điều 6. Xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

3. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

m) Chạy trong hầm đường bộ không sử dụng đèn chiếu sáng gần.

10. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

c) Thực hiện hành vi quy định tại điểm a khoản 6; điểm a, điểm b khoản 7; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d khoản 8 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng; tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần hành vi quy định tại điểm a, điểm b, điểm c, điểm d khoản 8 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng, tịch thu phương tiện.

Thực hiện hành vi quy định tại một trong các điểm, khoản sau của Điều này mà gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng: Điểm a, điểm g, điểm h, điểm k, điểm l, điểm m, điểm n, điểm q khoản 1; điểm b, điểm d, điểm e, điểm g, điểm l, điểm m khoản 2; điểm b, điểm c, điểm k, điểm m khoản 3; điểm đ, điểm e, điểm g, điểm h khoản 4 Điều này;”

Qua hầm Thủ Thiêm bật đèn gì

Tổng đài tư vấn trực tuyến về Giao thông đường bộ: 19006172

Như vậy, trường hợp bạn điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy mà vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng. Bạn chỉ bị tước bằng lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng nếu bạn gây tai nạn giao thông.

Trên đây là bài viết về vấn đề quy định về bật đèn chiếu sáng trong hầm đường bộ và mức phạt khi vi phạm. Ngoài ra bạn có thể tham khảo bài viết :

Mức phạt người điều khiển ô tô quay đầu xe trong hầm đường bộ

Các lỗi xử phạt người đi bộ vi phạm quy tắc giao thông đường bộ hiện nay

Quy định về việc nhờ người thân nộp phạt hộ khi vi phạm giao thông đường bộ

Mọi thắc mắc về bật đèn chiếu sáng trong hầm đường bộ; bạn vui lòng liên hệ  Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.

Xem thêm:

  • Thời điểm bị tước bằng lái xe được tính bắt đầu từ lúc nào?
  • Xử phạt xe du lịch chở quá số người và không có danh sách hành khách
  • Ý nghĩa của biển báo hạn chế tải trọng trên trục xe P.116
  • Sang tên ô tô khác tỉnh theo quy định của luật hiện hành
  • Thủ tục tách bằng lái xe A1 và B2 theo quy định pháp luật