Quá trình hô hấp ở thực vật có ý nghĩa như thế nào đối với sinh vật

1. Định nghĩa hô hấp thực vật

Hô hấp ở thực vật là quá trình phân giải hoàn toàn nguyên liệu hữu cơ (trước hết là gluxit) vơi sự tham gia của oxi không khí tạo thành các sản phẩm vô cơ cuối cùng nghèo năng lượng là CO2và H2O, đồng thời giải phóng 1 lượng lớn năng lượng cung cấp cho tất cả hoạt động sống của cơ thể và tạo ra những sản phẩm trung gian làm nguyên liệu cho các quá trình trao đổi chất khác nhau ở trong cây.

- Phương trình tổng quát

C6H12O6+ 6O2→ 6CO2+ 6H20 + Q (nhiệt + ATP)

2. Bản chất

Về thực chất, hô hấp là một hệ thống oxy hóa – khử phức tạp trong đó diễn ra các phản ứng oxy hóa – khử tách điện tử và hydro từ nguyên liệu hô hấp chuyển tới oxy không khí và tạo thành nước. Năng lượng giải phóng ra trong các phản ứng oxy hoá-khử đó được cố định lại trong các mối liên kết giàu năng lượng.

Quá trình hô hấp chia thành hai giai đoạn:

- Giai đoạn 1:gồm quá trình phân giải oxi hoá chất hữu cơ với sự tách H+ ra khỏi cơ chất hô hấp và giải phóng CO2.

- Giai đoạn 2:gồm quá trình oxi hoá liên tục H2liên kết với các coenzym oxi hoá khử là NADH2, FADH2, NADPH2 để giải phóng năng lượng tích luỹ trong các liên kết cao năng của ATP.

Có thể viết phương trình tổng quát theo giai đoạn của hô hấp như sau:

- Giai đoạn 1: C6H12O6 + 6H2O→ 6CO2 + 12[H2]

- Giai đoạn 2: 12[H2] + 6O2→ 12H2O - Qkcal

Tổng hợp: C6H12O6 + 6O2→ 6CO2+ 6H2O - Qkcal

Năng lượng giải phóng khi oxi hóa hết 1 mol glucozơ là 686kcal/Mol. Phản ứng tỏa nhiệt này xảy ra ngoài cơ thể thì năng lượng giải phóng ra là nhiệt, còn trong cơ thể, một bộ phận lớn năng lượng chuyển hóa vào liên kết cao năng của ATP và phần còn lại là nhiệt. đây là đặc điểm chung của sự sống. [H2] chuyển hóa cặp nguyên tử hidro đựơc hoạt hóa liên kết với coenzim oxi hóa khử là NADH2, FADH2, NADPH2. Các chất này có chứa năng lượng của quá trình oxi hóa chất hữu cơ và có khả năng khử rất mạnh.

Cơ chất hô hấp có thể là các chất hữu cơ khác nhau, nhưng chủ yếu là gluxit và trực tiếp là glucozơ. Các chất khác phải được chuyển hóa thành đường trứơc khi tham gia hô hấp.

Cơ quan hô hấp: Thực vật không có cơ quan chuyên trách về hô hấp như ở động vật. Hô hấp xảy ra ở tất cả các cơ quan của ty thể, đặc biệt xảy ra mạnh ở các cơ quan đang sinh trưởng, sinh sản và ở rễ.

Bào quan hô hấp: Ty thể là bào quan đóng vai trò chính trong quá trình hô hấp và được xem là “trạm biến thế năng lượng” của tế bào. Hình dạng, số lượng, kích thước của ty thể thay đổi rất nhiều phụ thuộc vào từng loài, từng cơ quan, loại tế bào khác nhau và mức độ trao đổi chất của chúng.

Quá trình hô hấp ở thực vật có ý nghĩa:

Quá trình hô hấp ở thực vật có ý nghĩa:

A. Đảm bảo sự cân bằng O2 và CO2 trong khí quyển.

B. Tạo ra năng lượng cung cấp cho hoạt động sống của các tế bào và cơ thể sinh vật.

C. Làm sạch môi trường.

D. Chuyển hoá gluxít thành CO2 và H2O.

Trắc nghiệm Sinh 11 Bài 12 có đáp án

Câu 1: Quá trình hô hấp ở thực vật có ý nghĩa

A. Đảm bảo sự cân bằng O2 và CO2 trong khí quyển

B. Tạo ra năng lượng cung cấp cho hoạt động sống của các tế bào và cơ thể sinh vật

C. Làm sạch môi trường

D. Chuyển hóa gluxit thành CO2 và H2O

Câu 2: Vai trò quan trọng nhất của hô hấp đối với cây trồng là

A. Cung cấp năng lượng chống chịu

B. Tăng khả năng chống chịu

C. Tạo ra sản phẩm trung gian

D. Miễn dịch cho cây

Câu 3: Nơi diễn ra sự hô hấp mạnh nhất ở thực vật là

A. Rễ.

B. Thân.

C. Lá.

D. Quả

Câu 4: Nhận định nào sau đây là đúng nhất?

A. Hàm lượng nước tỉ lệ nghịch với cường độ hô hấp

B. Cường độ hô hấp và nhiệt độ tỉ lệ thuận với nhau

C. Nồng độ CO2 cao sẽ ức chế hô hấp

D. Cả ba phương án trên đều đúng

Câu 5: Trong hô hấp hiếu khí, dòng di chuyển điện tử được mô tả theo sơ đồ nào sau đây?

A. Nguyên liệu hô hấp → chu trình Crep →NAD+ → ATP

B. Nguyên liệu hô hấp → NADH → chuỗi truyền e → O2

C. Nguyên liệu hô hấp → ATP → O2

D. Nguyên liệu hô hấp → đường phân → chu trình crep → NADH → ATP

Câu 6: Bào quan thực hiện quá trình hô hấp hiếu khí là

A. Không bào

B. Ti thể

C. Trung thể

D. Lạp thể

Câu 7: Giai đoạn đường phân diễn ra tại

A. Ti thể.

B. Tế bào chất.

C. Lục lạp.

D. Nhân.

Câu 8: Trong quá trình bảo quản nông sản, hô hấp gây ra tác hại nào sau đây?

A. Làm giảm nhiệt độ

B. Làm tăng khí O2

C. Tiêu hao chất hữu cơ

D. Làm giảm độ ẩm

Câu 9: Hô hấp là quá trình

A. Oxi hóa các hợp chất hữu cơ thành CO2 và H2O,đồng thời giải phóng năng lượng cần thiết cho các hoạt động sống của cơ thể.

B. Oxi hóa các hợp chất hữu cơ thành O2 và H2O, đồng thời giải phóng năng lượng cần thiết cho các hoạt động sống của cơ thể.

C. Oxi hóa các hợp chất hữu cơ thành CO2 và H2O, đồng thời giải phóng năng lượng cần thiết cho các hoạt động sống của cơ thể.

D. Khử các hợp chất hữu cơ thành CO2 và H2O, đồng thời giải phóng năng lượng cần thiết cho các hoạt động sống của cơ thể.

Câu 10: So sánh hiệu quả năng lượng của quá trình hô hấp hiếu khí so với lên men

A. 19 lần B. 18 lần C. 17 lần D. 16 lần

Câu 11: Hệ số hô hấp (RQ) là

A. Tỷ số giữa phân tử H2O thải ra và phân tử O2 lấy vào khi hô hấp

B. Tỷ số giữa phân tử O2 thải ra và phân tử CO2 lấy vào khi hô hấp

C. Tỷ số giữa phân tử CO2 thải ra và phân tử H2O lấy vào khi hô hấp

D. Tỷ số giữa phân tử CO2 thải ra và phân tử O2 lấy vào khi hô hấp

Câu 12: Chu trình Crep diễn ra trong

A. Chất nền của ti thể.

B. Tế bào chất.

C. Lục lạp.

D. Nhân.

Câu 13: Khi nói về giai đoạn đường phân trong hô hấp thiếu khí, phát biểu nào sau đây sai?

A. Giai đoạn đường phân hình thành NADH

B. Giai đoạn đường phân oxi hóa hoàn toàn Glucozo

C. Giai đoạn đường phân hình thành 1 ít ATP

D. Giai đoạn đường phân cắt glucozo thành axit piruvic

Câu 14: Có bao nhiêu phân tử ATP và phân tử Axit piruvic được hình thành từ một phân tử gluco bị phân giải trong đường phân?

A. 2 B. 4 C. 6 D. 36

Câu 15: Các giai đoạn của hô hấp tế bào diễn ra theo trật tự nào?

A. Chu trình crep → Đường phân → Chuỗi truyền electron hô hấp.

B. Đường phân → Chuỗi truyền electron hô hấp→ Chu trình Crep.

C. Đường phân → Chu trình Crep→ Chuỗi truyền electron hô hấp.

D. Chuỗi truyền electron hô hấp → Chu trình Crep → Đường phân.

Câu 16: Vai trò của oxi đối với hô hấp của cây là

A. Phân giải hoàn toàn nguyên liệu hô hấp

B. Giải phóng CO2 và H2O

C. Tích lũy nhiều năng lượng so với lên men

D. Cả ba phương án trên

Câu 17: Quá trình lên men được ứng dụng trong bao nhiêu hoạt động sau đây?

  1. Sản xuất rượu bia
  2. Làm sữa chua
  3. Muối dưa
  4. Sản xuất giấm

A. 3 B. 4 C. 1 D. 2

Câu 18: Nhiệt độ tối thiểu cây bắt đầu hô hấp biến thiên trong khoảng

A. (-5oC) - (5oC), tùy theo loại cây ở các vùng sinh thái khác nhau.

B. (0oC) - (10oC), tùy theo loại cây ở các vùng sinh thái khác nhau.

C. (5oC) - (10oC), tùy theo loại cây ở các vùng sinh thái khác nhau.

D. (10oC) - (20oC), tùy theo loại cây ở các vùng sinh thái khác nhau.

Câu 19: Khi nói về hô hấp và quan hệ dinh dưỡng nito, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Cường độ hô hấp tăng thì NH3 trong cây cũng tăng

B. Cường độ hô hấp tăng thì lượng NH3 trong cây giảm

C. Việc tăng giảm của quá trình hô hấp và lượng NH3 trong cây không liên quan nhau

D. Cường độ hô hấp tăng thì hàm lượng protein trong cây giảm

Câu 20: Khi nói về quan hệ giữa hô hấp và quá trình trao đổi chất khoáng trong cây, phát biểu nào sau đây là sai?

A. Hô hấp tạo ra ATP để cung cấp năng lượng cho tất cả các quá trình hút khoáng

B. Hô hấp tạo ra các sản phẩm trung gian để làm nguyên liệu đồng hóa các nguyên tố khoáng

C. Hô hấp tạo ra các chất khử như FADH2, NADH để cung cấp cho quá trình đồng hóa các nguyên tố khoáng

D. Quá trình hút khoáng sẽ cung cấp các nguyên tố thành các yếu tố tham gia quá trình hô hấp

Câu 21: Sản phẩm của phân giải kị khí (đường phân và lên men) từ axit piruvic là

A. Rượu etylic + CO2 + năng lượng.

B. Axit lactic + CO2 + năng lượng.

C. Rượu etylic + năng lượng.

D. Rượu etylic + CO2

Câu 22: Một phân tử Glucozo có khoảng 674 kcal năng lượng bị oxi hóa hoàn toàn trong đường phân và chu trình crep chỉ tạo 4 ATP (khoảng 28 kcal). Phần năng lượng còn lại của Glucozo dự trữ ở đâu?

  1. Trong phân tử CO2 được thải ra từ quá trình này
  2. Mất dưới dạng nhiệt
  3. Trong O2
  4. Trong các phân tử nước được tạo ra trong hô hấp
  5. Trong NADH và FADH2

A. 1, 2, và 3

B. 2, 3 và 4

C. 2, 3, 4 và 5

D. 2 và 5

Câu 23: Người ta thường bảo quản hạt giống bằng phương pháp bảo quản khô. Nguyên nhân chủ yếu là vì

A. Hạt khô làm giảm khối lượng nên dễ bảo quản

B. Hạt khô không còn hoạt động hô hấp

C. Hạt khô sinh vật gây hại không xâm nhập được

D. Hạt khô có cường độ hô hấp đạt tối thiểu giúp hạt sống ở trạng thái tiềm sinh

Câu 24: trình lên men và hô hấp hiếu khí có giai đoạn chung là

A. Chuối truyền electron.

B. Chương trình Crep.

C. Đường phân.

D. Tổng hợp Axetyl - CoA.

Câu 25: Trong hô hấp hiếu khí ở thực vật, oxi có vai trò

A. Là chất cho electron

B. Là chất nhận electron cuối cùng

C. Làm chất trung gian chuyền e

D. Chất khử trong chuỗi truyền e

Câu 26: Quá trình hô hấp ở thực vật là:

A. Quá trình dị hoá, biến đổi hợp chất hữu cơ phức tạp thành các hợp chất đơn giản

B. Quá trình hấp thụ khí O2 thải khí CO2 của thực vật.

C. Quá trình cây sử dụng O2, tổng hợp các chất cần thiết cho tế bào cơ thể.

D. Quá trình oxi hoá các hợp chất hữu cơ thành CO2 và H2O, đồng thời giải phóng năng lượng

Câu 27: Hô hấp ở thực vật là quá trình

A. hấp thụ khí O2 và thải khí CO2

B. cây sử dụng O2 và CO2 để phân giải các chất dinh dưỡng nhằm giải phóng năng lượng

C. oxi hóa hợp chất hữu cơ thành CO2 và H2O, đồng thời giải phóng năng lượng cần thiết cho hoạt động sống

D. cây sử dụng O2 để tổng hợp các chất cần thiết cho tế bào đồng thời giải phóng CO2

Câu 28: “....... (1)....... là quá trình ....(2).... các hợp chất hữa cơ thành CO2 và H2O, đồng thời giải phóng ....(3).... cần thiết cho các hoạt động sống của cơ thể”. (1), (2) và (3) lần lượt là

A. quang hợp, tổng hợp, O2

B. hô hấp, tổng hợp, năng lượng

C. quang hợp, oxi hóa, năng lượng

D. hô hấp, oxi hóa, năng lượng

Câu 29: Ở cơ thể thực vật, loại tế bào nào sau đây có chứa ti thể với số lượng lớn?

A. Tế bào già, tế bào trưởng thành

B. Tế bào chóp rễ, tế bào trưởng thành, tế bào tiết

C. Tế bào đỉnh sinh trưởng, tế bào trưởng thành, tế bào tiết

D. Tế bào đỉnh sinh trưởng, tế bào chóp rễ, tế bào tiết

Ý nghĩa sinh học của quá trình hô hấp ở thực vật là

06/01/2022 Sinh học

Câu hỏi: Ý nghĩa sinh học của quá trình hô hấp ở thực vật là

A. tạo ra năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống cho tế bào và cơ thể

B. thải các chất độc hại ra khỏi tế bào

C. đảm bảo sự cân bằng O2và CO2 trong khí quyển

D. chuyển hoá gluxit thành CO2, H2O và năng lượng

Đáp án A.

Ý nghĩa sinh học của quá trình hô hấp ở thực vật là tạo ra năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống cho tế bào và cơ thể.

Chia sẻ
  • Facebook
  • Twitter
  • Google +
  • LinkedIn

Các cơ quan trong hệ hô hấp của người

Hệ hô hấp của người được chia thành hai phần là hệ hô hấp trên và hệ hô hấp dưới. Hai phần này được ngăn cách với nhau bằng nắp thanh quản.

Quá trình hô hấp ở thực vật có ý nghĩa như thế nào đối với sinh vật

Hệ hô hấp trên (trên nắp thanh quản) gồm: mũi, hầu, họng, xoang, thanh quản. Nhiệm vụ của hệ hô hấp trên là lấy không khí bên ngoài cơ thể, làm ẩm, sưởi ấm và lọc không khí trước khi đưa vào phổi.

Hệ hô hấp dưới (dưới nắp thanh quản) gồm: khí quản, cây phế quản, phế nang, màng phổi, phổi,… Hệ hô hấp dưới có nhiệm vụ thực hiện lọc không khí và trao đổi khí.

Mục lục

  • 1 Hô hấp hiếu khí
    • 1.1 Tổng quan hô hấp hiếu khí
    • 1.2 Đường phân
    • 1.3 Khử carboxyl hóa oxy hóa pyruvate
    • 1.4 Chu trình acid citric
    • 1.5 Phosphoryl hóa oxy hóa
  • 2 Hiệu suất tổng hợp ATP
  • 3 Chú thích

Hô hấp hiếu khíSửa đổi

Hô hấp hiếu khí bắt buộc phải có oxy (O2) để tạo ra ATP. Mặc dù carbohydrate, chất béo và protein đều có thể sử dụng làm chất phản ứng, phương pháp "ưa thích" của tế bào là tạo ra pyruvate trong đường phân và pyruvate đó sẽ đi vào ty thể để được oxy hóa hoàn toàn bởi chu trình Krebs. Các sản phẩm của quá trình này là carbon dioxide và nước, năng lượng có được sẽ sử dụng để phá vỡ liên kết trong ADP trong khi nhóm phosphate thứ ba được thêm vào để tạo nên ATP (adenosine triphosphate), theo phương pháp phosphoryl hóa mức cơ chất. Ngoài ra, sản phẩm còn có NADH và FADH2

Phương trình tổng quát: C6H12O6 (r) + 6 O2 (k) → 6 CO2 (k) + 6 H2O (l) + nhiệt
ΔG = −2880 kJ mỗi mol C6H12O6

ΔG âm chỉ ra rằng phản ứng này có thể xảy ra một cách tự phát.

Thế năng của NADH và FADH2 được chuyển đổi thành nhiều ATP hơn thông qua một chuỗi vận chuyển điện tử với oxy là "chất nhận điện tử cuối cùng". Hầu hết ATP được sản xuất bởi hô hấp hiếu khí được tạo ra bởi quá trình phosphoryl hóa oxy hóa. Phương thức này hoạt động bằng cách sử dụng năng lượng giải phóng từ pyruvate để tạo ra một thế năng điện hóa bằng cách bơm proton qua màng. Thế năng này sau đó được sử dụng để làm quay ATP synthase và tạo ra ATP từ ADP và một nhóm phosphate. Sách giáo khoa sinh học thường viết có 38 phân tử ATP có thể được tạo ra cho mỗi phân tử glucose oxy hóa trong quá trình hô hấp tế bào (2 từ đường phân, 2 từ chu trình Krebs, và khoảng 34 từ hệ thống vận chuyển electron).[2] Tuy nhiên, sản lượng tối đa này không bao giờ đạt được do thất thoát vì màng bị rò rỉ cũng như chi phí năng lượng để vận chuyển pyruvate và ADP vào chất nền ty thể, và ước tính hiện tại thì chỉ có khoảng 29 đến 30 ATP trên mỗi glucose.[2]

Hô hấp hiếu khí có hiệu quả gấp 15 lần so với hô hấp kỵ khí (tạo ra 2 phân tử ATP trên 1 phân tử glucose). Tuy nhiên, một số sinh vật yếm khí, chẳng hạn như vi sinh vật sinh methane có thể tiếp tục hô hấp kỵ khí, tạo ra nhiều ATP hơn bằng cách sử dụng các phân tử vô cơ khác (không phải oxy) làm chất nhận điện tử cuối cùng trong chuỗi vận chuyển điện tử. Hai quá trình này đi chung con đường ban đầu của quá trình chuyển hóa đường phân nhưng chỉ hô hấp hiếu khí mới tiếp tục với chu trình Krebs và phosphoryl hóa oxy hóa. Các phản ứng sau đường phân diễn ra trong ti thể trong các tế bào nhân chuẩn, và trong tế bào chất trong tế bào nhân sơ.

Tổng quan hô hấp hiếu khíSửa đổi

1. Đường phân:

--- 2 ATP + Glucose → 2 Acid Pyruvic + 4 Hydro + 4 ATP

2. Hình thành Acetyl CoA:

--- 2 Acid Pyruvic + 2 CoA → 2 Acetyl CoA + 2 Carbon Dioxide + 2 Hydro

3. Chu trình Krebs:

--- 2 Acetyl CoA + 3 O2 → 6 Hydro + 4 Carbon Dioxide + 2 ATP

4. Chuỗi truyền điện tử:

--- 12 Hydro + 3 O2 → 6 nước + 32 ATP

Phương trình tổng quát:

--- Glucose + 6 O2 → 6 Carbon Dioxide + 6 nước + 36 ATP

Đường phânSửa đổi

Đường phân là con đường trao đổi chất diễn ra trong bào tương ở tất cả các sinh vật sống. Con đường này có thể diễn ra trong cả điều kiện hiếu khí và yếm khí. Ở người, điều kiện hiếu khí tạo ra pyruvate và yếm khí tạo ra axit lactic. Trong điều kiện hiếu khí, một phân tử glucose sẽ được biến đổi thành hai phân tử pyruvate (axit pyruvic), và thu về năng lượng dưới dạng hai phân tử ATP. Trên thực tế, thì mỗi glucose có thể tạo ra bốn phân tử ATP, tuy nhiên, hai phân tử được tiêu thụ như là một phần của giai đoạn chuẩn bị. Sự phosphoryl hóa glucose ban đầu là cần thiết để hoạt hóa glucose (làm giảm độ ổn định) để phân tử này có thể được tách thành hai phân tử pyruvate bởi enzyme aldolase. Trong giai đoạn thu hồi năng lượng của đường phân, bốn nhóm phosphate được chuyển đến ADP theo cơ chế phosphoryl hóa mức cơ chất để tạo ra bốn ATP, và hai NADH được tạo ra khi pyruvate bị oxy hóa. Phản ứng tổng thể có thể được viết như sau:

Glucose + 2 NAD+ + + 2 Pi + 2 ADP → 2 pyruvate + 2 NADH + 2 ATP + 2 H+ + 2 H2O + nhiệt

Bắt đầu với glucose, 1 ATP được sử dụng để chuyển một nhóm phosphate đến glucose để tạo ra glucose 6-phosphate. Glycogen cũng có thể được chuyển thành glucose 6-phosphate với sự giúp đỡ của enzyme glycogen phosphorylase. Trong quá trình chuyển hóa năng lượng, glucose 6-phosphate được biến đổi thành fructose 6-phosphate. Một ATP bổ sung được sử dụng để phosphoryl hóa fructose 6-phosphate thành fructose 1,6-disphosphate nhờ enzyme phosphofructokinase. Fructose 1,6-diphosphate sau đó được phân tách thành hai phân tử được phosphoryl hóa với mạch khung ba carbon và tiếp tục được biến đổi thành pyruvate.

Đường phân có thể được dịch theo nghĩa đen là "tách đường"[3]

Khử carboxyl hóa oxy hóa pyruvateSửa đổi

Pyruvate tiếp theo bị oxy hóa thành acetyl-CoA và CO2 bởi phức hợp pyruvate dehydrogenase (PDC). PDC chứa nhiều bản sao của ba enzyme và nằm trong ti thể của các tế bào nhân chuẩn và trong bào tương của sinh vật nhân sơ. Trong quá trình chuyển đổi pyruvate thành acetyl-CoA, một phân tử NADH và một phân tử CO2 cũng được tạo thành.

Chu trình acid citricSửa đổi

Chu trình này cũng được gọi là chu trình Krebs hoặc chu trình axit tricarboxylic. Khi có oxy, pyruvate tạo ra từ quá trình đường phân sẽ được chuyển đổi thành acetyl-CoA. Khi acetyl-CoA được hình thành, hô hấp hiếu khí hoặc kỵ khí có thể xảy ra.[4] Khi có oxy, ti thể sẽ trải qua hô hấp hiếu khí dẫn đến chu trình Krebs. Tuy nhiên, nếu không có oxy, phân tử pyruvate sẽ đi theo con đường lên men. Trong trường hợp có oxy, sau khi acetyl-CoA được tạo ra, phân tử này sẽ đi vào chu trình axit citric (chu trình Krebs) bên trong chất nền ty thể, và bị oxy hóa thành CO2 trong khi đồng thời khử NAD thành NADH. NADH có thể được sử dụng bởi chuỗi vận chuyển điện tử để tạo thêm ATP như một phần của quá trình phosphoryl hóa oxy hóa. Để oxy hóa hoàn toàn một phân tử glucose, hai acetyl-CoA phải được chuyển hóa bởi chu trình Krebs. Hai sản phẩm "thừa" tế bào, H2O và CO2, cũng được tạo ra trong chu kỳ này.

Chu trình axit citric là một chu trình gồm 8 bước liên quan đến 18 loại enzyme và co-enzyme khác nhau.[4] Trong chu trình này, acetyl-CoA (mạch khung có: 2 nguyên tử cacbon) + oxaloacetat (4 nguyên tử cacbon) tạo ra citrate (6 nguyên tử cacbon), được sắp xếp lại thành dạng phản ứng có tên gọi isocitrate (6 nguyên tử cacbon). Isocitrate được biến đổi thành α-ketoglutarate (5 nguyên tử cacbon), succinyl-CoA, succinate, fumarate, malate và cuối cùng là oxaloacetate.

Năng lượng thực tế thu được từ một chu kỳ là 3 NADH, 1 FADH2 và 1 GTP; GTP sau đó có thể được sử dụng để sản xuất ATP. Như vậy, tổng sản lượng từ 1 phân tử glucose (2 phân tử pyruvate) là 6 NADH, 2 FADH2 và 2 ATP.

Phosphoryl hóa oxy hóaSửa đổi

Ở sinh vật nhân thực, phosphoryl hóa oxy hóa xảy ra trong các mào (cristae) của ti thể. Quá trình này bao gồm chuỗi vận chuyển điện tử giúp tạo ra một gradient proton (thế năng hóa học) giữa hai bên màng trong ty thể bằng cách oxy hóa NADH được tạo ra từ chu trình Krebs. ATP được tổng hợp bởi enzyme tổng hợp ATP khi gradient hóa thẩm được sử dụng để điều khiển sự phosphoryl hóa của ADP. Các electron cuối cùng được chuyển tới oxy ngoại sinh và, nhờ việc bổ sung hai proton, nước được tạo ra.

Quá trình hô hấp có ý nghĩa sinh học là


Câu 10348 Vận dụng

Quá trình hô hấp có ý nghĩa sinh học là


Đáp án đúng: b

Phương pháp giải

Hô hấp tế bào là quá trình chuyển hóa năng lượng của các nguyên liệu hữu cơ thành năng lượng ATP.

Hô hấp tế bào --- Xem chi tiết
...