Quản lý nhà nước theo ngành và lãnh thổ là gì

A. Mở đềNguyên tắc hành chính nhà nước là những quy tắc, những tư tưởng chỉ đạo, những tiêu chuẩn hành viđòi hỏi các chủ thể hành chính nhà nước phải tuân thủ trong tổ chức hoạt động hành chinh nhà nước.Nó mang tính khách quan, bắt buộc tuân thủ đối với các chủ thể hành chính nhà nước đồng thời mang tính ổnđịnh tương đối.Yêu cầu đối với nguyên tắc hành chính nhà nước là phải phản ánh được các yêu cầu của các quy luật vận độngkhách quan của xã hội,phù hợp với mục tiêu của hành chính nhà nước, phản ánh đúng tính chất, các quan hệ củahành chính nhà nước, đảm bảo tính hệ thống nhất quán và tuân thủ. Đồng thời đảm bảo tuân thủ bằng tính cưỡngchế.Nội dung các nguyên tắc hành chính nhà nước Xã Hội Chủ Nghĩa bao gồm:1. Đảng lãnh đạo đối với hành chính Nhà Nước2. Nhân dân tham gia giám sát hoạt động Hành Chính Nhà Nước3. Tập trung dân chủ4. Kết hợp giữa quản lí theo ngành với lãnh thổ5. Phân định giữa quản lí nhà Nước về kinh tế với quản lí kinh doanh của doanh nghiệp Nhà Nước6. Pháp chế Xã Hội Chủ Nghĩa7. Công khai, minh bạchTrong 7 nguyên tắc trên, nguyên tắc kết hợp quản lí theo ngành với lãnh thổ là một trong những nguyên tắc quantrọng cần phải được Đảng, Nhà nước và nhân dân quan tâm, nghiêm túc thực hiện.B. Nguyên tắc Kết hợp giữa quản lí theo ngành với lãnh thổI. Cơ sở nguyên tắc1. Cơ sở pháp lýTheo văn kiện đại hội đại biểu toàn quôc lần thứ VI (15-18/12/1986) nêu ra:Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng tại Đại Hội Đại Biểu toàn quốc lần thứ VI Thực hiện mộtcuộc cải cách lớn về tổ chức bộ máy của các cơ quan Nhà nước, theo phương hướng: xây dựng và thực hiện mộtcơ chế quản lý nhà nước thể hiện quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động ở tất cả các cấp. Tăng cường bộmáy của nhà nước từ Trung ương đến địa phương và cơ sở thành một hệ thống thống nhất, có sự phân định rànhmạch nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm từng cấp theo theo nguyên tắc tập trung dân chủ, phân biệt chức năngquản lý hành chính – kinh tế với quản lý sản xuất – kinh doanh, kết hợp quản lý theo ngành với quản lý theo địaphương và vùng lãnh thổ, phù hợp với đặc điểm tình hình kinh tế, xã hội”.2. Cơ sở khoa họcXuất phát từ 2 xu hướng khách quan của nền sản xuất xã hội:• Tính chuyên môn hóa theo nghành (với việc hình thành các cơ sở sản xuất chuyên môn một hoặc một sốloại sản phẩm nhất định )• Sự phân bố sản xuất theo địa phương và vùng lãnh thổ( như việc hình thành các vùng, khu kinh tế trọngđiểm như Trung Du miền núi Bắc Bộ. Bắc Trung Bộ. Duyên hải Nam Trung Bộ…)Ngành là một phạm trù chỉ tổng thể những đơn vị, tổ chức sản xuất, kinh doanh có cùng một cơ cấu kinh tế-kỹthuật hay các tổ chức, đơn vị hoạt động với cùng một mục đích giống nhau. Có sự phân chia các hoạt động theongành tất yếu dẫn đến việc thực hiện hoạt động quản lý theo ngành. Quản lý theo ngành là hoạt động quản lý ở các đơn vị, các tổ chức kinh tế, văn hóa, xã hội có cùng cơ cấu kinh tế- kỹ thuật hay hoạt động với cùng một mục đích giống nhau nhằm làm cho hoạt động của các tổ chức, đơn vị nàyphát triển một cách đồng bộ, nhịp nhàng, đáp ứng được yêu cầu của nhà nước và xã hội. Hoạt động quản lý theongành được thực hiện với hình thức, qui mô khác nhau, có thể trên phạm vi toàn quốc, trên từng địa hay một vùnglãnh thổ. Quản lý theo địa giới hành chính là quản lý trên một phạm vi địa bàn nhất định theo sự phân vạch địa giới hànhchính của nhà nước. Quản lý theo địa giới hành chính ở nước ta được thực hiện ở bốn cấp: - Cấp Trung ương (cấp nhà nước) - Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; - Huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; - Xã, phường, thị trấn.Như vậy để đảm bảo việc thống nhất trong quản lí và hoạt động cần phải kết hợp quản lí theo nghành với lãnhthổ.1II. Kết hợp quản lí theo ngành và lãnh thổ1. Quản lí theo Ngành1.1 khái niệmQuản lý theo ngành là việc quản lý về mặt kỹ thuật, về nghiệp vụ chuyên môn của Bộ quản lý ngành ở trung ươngđối với tất cả các đơn vị sản xuất kinh doanh thuộc ngành trong phạm vi cả nước.1.2 Sự cần thiết phải quản lý theo ngànhCác đơn vị sản xuất trong cùng một ngành có rất nhiều mối liên hệ với nhau. Chẳng hạn, các mối liên hệ về sảnphẩm sản xuất ra ( như các thông số kỹ thuật để đảm bảo tính lắp lẫn; chất lượng sản phẩm; thị trường tiêuthụ…); các mối liên hệ về việc hỗ trợ và hợp tác (như hỗ trợ và hợp tác trong việc sử dụng lao động; trang bị máymóc thiết bị; ứng dụng công nghệ - kỹ thuật; áp dụng kinh nghiệm quản lý…)1.3 Nội dung quản lý Nhà nước theo ngànhQuản lý Nhà nước theo ngành bao gồm các nội dung quản lý sau đây:- Trong việc xây dựng và triển khai thực hiện pháp luật, chủ trương, chính sách phát triển kinh tế toàn ngành.- Trong việc xây dựng và triển khai thực hiện các chiến lược, quy hoach, kế hoạch và các dự án phát triển kinh tếtoàn ngành.- Trong việc xây dựng và triển khai các chính sách, biện pháp nhằm phát triển nguồn nhân lực, nguồn vốn, nguồnnguyên liệu và khoa học công nghệ….cho toàn ngành.- Trong việc xây dựng và triển khai thực hiện các quan hệ tài chính giữa các đơn vị kinh tế trong ngành với Ngânsách Nhà nước.- Thống nhất trong toàn ngành và liên ngành về việc tiêu chuẩn hóa quy cách, chất lượng sản phẩm. Hình thànhtiêu chuẩn quốc gia về chất lượng sản phẩm.- Trong việc thực hiện các chính sách, biện pháp phát triển và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm chung chotoàn ngành và thực hiện sự bảo hộ sản xuất của ngành nội địa trong những trường hợp cần thiết.- Trong việc áp dụng các hình thức tổ chức sản xuất khoa học và hợp lý các đơn vị sản xuất kinh doanh trong toànngành.- Trong việc thanh tra và kiểm tra hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị kinh tế trong ngành. Định hướngđầu tư xây dựng lực lượng của ngành, chống sự mất cân đối trong cơ cấu ngành và vị trí ngành trong cơ cấuchung của nền kinh tế quốc dân.- Thực hiện các chính sách, các biện pháp phát triển thị trường chung cho toàn ngành, bảo hộ sản xuất ngành nộiđịa.- Thống nhất hóa, tiêu chuẩn hóa quy cách, chất lượng hàng hóa và dịch vụ, hình thành hệ thống tiêu chuẩn quốcgia về chất lượng sản phẩm để cơ quan có thẩm quyền ban bố.- Thực hiện các biện pháp, các chính sách quốc gia trong phát triển nguồn nhân lực, nguồn nguyên liệu, nguồn trítuệ khoa học và công nghệ chung cho toàn ngành.- Tham gia xây dựng các dự án Luật, pháp lệnh, pháp quy, thể chế kinh tế theo chuyên môn của mình để cùng cáccơ quan chức năng chuyên môn khác hình thành hệ thống văn bản pháp luật quản lý ngành.2 Quản lí theo lãnh thổ.2.1 Khái niệm lãnh thổLãnh thổ của một nước có thê chia ra thành nhiều vùng lãnh thổ khác nhau, trong đó có lãnh thổ của các đơn vịhành chính với các cấp độ khác nhau. Chẳng hạn: lãnh thổ Việt Nam dược chia thành 4 cấp: lãnh thổ cả nước,lãnh thổ tỉnh, lãnh thổ huyện, lãnh thổ xã.2.2 Khái niệm quản lý theo lãnh thổQuản lý về Nhà nước trên lãnh thổ là việc tổ chức, điều hòa, phối hợp hoạt động của tất cả các đơn vị kinh tếphân bổ trên địa bàn lãnh thổ (ở nước ta, chủ yếu là theo lãnh thổ của các đơn vị hành chính)2.3 Sự cần thiết phải thực hiện quản lý kinh tế theo lãnh thổCác đơn vị kinh tế phân bổ trên cùng một địa bàn lãnh thổ (có thể cùng một ngành hoặc không cùngngành) có nhiều mối quan hệ. Có thể kể đến các mối quan hệ chủ yếu sau:- Mối quan hệ về việc cung cấp và tiêu thụ sản phẩm của nhau.2- Sự hợp tác và liên kết với nhau trong việc khai thác và sử dụng các nguồn lực sẵn có trên địa bàn lãnhthổ. Cụ thể: trong việc khai thác tài nguyên thiên nhiên (khoáng sản, lâm sản, hải sản,…), khai thác và sử dụngđiều kiện tự nhiên ( như đất đai, thời tiết, sông hồ, bờ biển, thềm lục địa…); sử dụng nguồn nhân lực và ngành; xửlí chất thải, bảo vệ môi trường sinh thái; sử dụng kết cấu hạ tầng kỹ thuật (giao thông, cung ứng điện nước, bưuchính viễn thông…)Chính vì giữa các đơn vị kinh tế trên địa bàn lãnh thổ có nhiều mối quan hệ như trên nên đòi hỏi phảicó sự tổ chức, điều hòa và phối hợp hoạt động của chúng để đảm bảo một cơ cấu kinh tế lãnh thổ hợp lí và hoạtđộng kinh tế có hiệu quả trên địa bàn lãnh thổ.2.4 Nội dung quản lý kinh tế theo lãnh thổ- Xây dựng quy hoạch, kế hoạch và dự án phát triển kinh tế - xã hội trên lãnh thổ ( không phân biệtkinh tế Trung Ương, kinh tế địa phương, các thành phần kinh tế khác nhau) nhằm xây dựng một cơ cấu kinh tếlãnh thổ hợp lí và có hiệu quả.- Điều hòa, phối hợp hoạt động sản xuất kinh doanh của tất cả các đơn vị kinh tế trên lãnh thổ nhằm tậndụng tối đa và sử dụng một cách có hiệu quả nhất nguồn lực sẵn có tại địa phương.- Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật của từng vùng lãnh thổ bao gồm: hệ thống giao thông vậntải; cung ứng điện năng; cấp thoát nước; đường sá, cầu cống; hệ thống thông tin liên lạc….để phục vụ chung chocả cộng đồng kinh tế trên lãnh thổ.- Thực hiện công tác thăm dò, đánh giá tài nguyên thiên nhiên trên địa bàn lãnh thổ.- Thực hiện sự phân bố các cơ sở sản xuất trên địa bàn lãnh thổ một cách hợp lí và phù hợp với lợi íchquốc gia.- Quản lý, kiểm soát việc khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên quốc gia trên địa bàn lãnh thổ.- Quản lý, kiểm soát việc xử lí chất thải, bảo vệ môi trường sinh thái trên địa bàn lãnh thổ.3. Kết hợp quản lý theo ngành và theo lãnh thổ.3.1 Khái niệmNguyên tắc kết hợp quản lý theo ngành và theo lãnh thổ đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa quảnlý theo ngành và quản lý theo lãnh thổ trên tất cả mọi lĩnh vực kinh tế. Cả hai chiều quản lý đều phải có tráchnhiệm chung trong việc thực hiện mục tiêu của ngành cũng như của lãnh thổ. Sự kết hợp này sẽ tránh được tưtưởng bản vị của bộ, ngành, trung ương và tư tưởng cục bộ địa phương của chính quyền địa phương. Theo đó, Bộchỉ quan tâm đến lợi ích của các đơn vị kinh tế do mình thành lập và Ủy ban nhân dân địa phương chỉ quan tâmđến lợi ích của các đơn vị kinh tế của địa phương. Từ đó, dẫn đến tình trạng tranh chấp, không có sự liên kết giữacác đơn vị kinh tế trên cùng một địa bàn lãnh thổ, do đó hiệu quả thấp.3.2 Nội dung kết hợpSự kết hợp quản lý nhà nước theo ngành và theo lãnh thổ được thực hiện như sau:- Thực hiện quản lý đồng thời cả hai chiều: Quản lý theo ngành và quản lý theo lãnh thổ. Có nghĩa là,các đơn vị đó phải chịu sự quản lý của ngành (Bộ) đồng thời nó cũng phải chịu sự quản lý theo lãnh thổ của chínhquyền địa phương trong một số nội dung theo chế độ quy định.- Có sự phân công quản lý rành mạch cho các cơ quan quản lý theo ngành và theo lãnh thổ, không trùnglặp, không bỏ sót về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn.- Các cơ quan quản lý nhà nước theo mỗi chiều thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý theo thẩmquyền của mình trên cơ sở đồng quản hiệp quản, tham quản với cơ quan nhà nước thuộc chiều kia, theo quy địnhcụ thể của Nhà nước. Đồng quản là cùng có quyền và cùng nhau ra quyết định quản lý theo thể thức liên tịch.Hiệp quản là cùng nhau ra quyết định quản lý theo thẩm quyền, theo vấn đề thuộc tuyến của mình nhưng có sựthương lượng, trao đổi, bàn bạc để hai loại quyết định của mỗi bên tương đắc với nhau. Tham quản là việc quảnlý , ra quyết định của mỗi bên phải trên cơ sở được lấy ý kiến của bên kia.3.3 Sự cần thiết phải kết hợp quản lí theo nghành với lãnh thổNhằm đảm bảo cơ cấu ngành và cơ cấu lãnh thổ trong nền kinh tế quốc dân. Các đơn vị thuộc các ngành kinh tế -kĩ thuật nằm trên các địa bàn lãnh thổ khác nhau cũng đều chịu sự quản lí nhà nước theo ngành của các bộ (trungương) và của các cơ sở chuyên môn (ở địa phương). Trong phạm vi thẩm quyền theo quy định của luật pháp,quản lí theo ngành bảo đảm cơ cấu ngành phát triển hợp lí trong phạm vi cả nước và có hiệu quả nhất. Các đơn vịkinh tế nằm trên một đơn vị hành chính - lãnh thổ cũng chịu sự quản lí nhà nước theo lãnh thổ của chính phủ3Trung Ương trên tổng thể, và của chính quyền địa phương các cấp theo quy định phân cấp của luật pháp. Trongcơ cấu quyền lực và phân công trách nhiệm quản lí hành chính - nhà nước, chính phủ quản lí thống nhất cácngành và các đơn vị lãnh thổ; chính quyền địa phương là người chịu trách nhiệm quản lí kinh tế - xã hội trên địabàn lãnh thổ, đại biểu cho quyền lợi nhân dân ở địa phương; đồng thời là một bộ phận của quyền lực nhà nước thống nhất ở địa phương, là người đại diện cho nhà nước (Trung Uơng) ở địa phương. Vì những lí do đó nên nhấtthiết phải kết hợp hai mặt: quản lí theo ngành và quản lí theo lãnh thổ. Trên cơ sở phân định rõ chức năng quản lí, các quy định về phâncông, phân cấp và xây dựng nội dung và mức độ thống nhất quản lí ngành cho từng ngành theo đặc điểm ngành;nội dung và mức độ quản lí theo lãnh thổ; nội dung, mức độ kết hợp quản lí theo ngành với quản lí theo lãnh thổ,nhằm phát huy cao độ nhất hiệu quả sử dụng nguồn lực của cả nước, của từng vùng kinh tế, từng địa phương trong sự nghiệpphát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm thống nhất lợi ích quốc gia và lợi ích từng địa phương trong sự phát triển mộtcách có lợi nhất những lợi thế của địa phương. Sự kết hợp và thống nhất hai mặt quản lí chủ yếu được thể hiện :1) Tổ chức điều hoà, phối hợp các hoạt động của tất cả các đơn vị thuộc các ngành, các thành phần kinh tế, cáccấp quản lí, cũng như các tổ chức văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng để phát triển nền kinh tế quốc dân theomột cơ cấu hợp lí nhất, có hiệu quả nhất về ngành cũng như về lãnh thổ. 2) Quản lí công việc chung của quốc giatrên phạm vi cả nước, cũng như trên từng đơn vị hành chính - lãnh thổ kết hợp hài hoà lợi ích chung của cả nước,cũng như lợi ích của địa phương. 3) Phục vụ tốt các hoạt động của tất cả các đơn vị nằm trên lãnh thổ, như về kếtcấu hạ tầng, bảo vệ môi trường và tài nguyên, bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa, an ninh, trật tự công cộng,phục vụ đời sống vật chất và tinh thần của dân cư sống và làm việc trên lãnh thổ, bất kể là thuộc cơ quan, xínghiệp trung ương hay địa phương.III. Thực tiễn áp dụng nguyên tắcViệc kết hợp quản lý ngành với quản lý lãnh thổ có vai trò rất lớn đối với việc phát triển đất nước về mọi lĩnhvực. Chính vì vậy Nhà nước ta đã có chủ trương, chính sách áp dụng biện pháp kết hợp này trên phạm vi cả nước,với nhiều địa phương và các doanh nghiệp, các nhà máy, khu công nghiệp… Nhà nước ta đã có những quy định rất cụ thể đối với việc quản lý ngành gắn chặt với quản lý lãnh thổ đến tất cảcơ quan địa phương, cơ quan quản lý ngành… Theo đó quy định các cơ sở, doanh nghiệp nào thành lập ở địaphương nào phải chịu sự quản lý về hành chính, về mặt pháp luật, xã hội, kinh tế, kỹ thuật… của cơ quan quản lýngành và địa phương. Áp dụng quy định của Nhà nước thì hiện nay đã có nhiều cơ quan ngành và cơ quan chínhquyền địa phương thực hiện nghiêm chỉnh, nhằm đạt được hiệu quả tốt nhất, có lợi cho cả 2 bên:+, Quản lý ngành sẽ hoạch định sự phát triển cho doanh nghiệp, nhà máy, xí nghiệp đó.+, Còn quản lý lãnh thổ tạo điều kiện pháp lý, được pháp luật bảo vệ, cung cấp nguồn nhân lực, nguyên vật liệucho các doanh nghiệp kinh tế.Từ đó ta có thể nhận thấy sự tác động qua lại, hỗ trợ nhau giữa quản lý ngành và quản lý lãnh thổ. Cho thấy sự kếthợp này làm tăng tính hiệu quả, đạt mức phát triển tối đa tránh những khó khăn, rủi ro.Các doanh nghiệp kinh doanh cùng với cơ quan địa phương hiện nay ngày càng có sự phổi hợp quản lý rất chặtchẽ, ví dụ như:Khu công nghiệp Bình Dương thuôc tỉnh Bình Dương của vùng Đông Nam Bộ. Có các ban quản lý do thủ tướngChính phủ quyết định thành lập, là cơ quan trực thuộc UBND tỉnh Bình Dương, chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổchức, biên chế, chương trình kế hoạch công tác và kinh phí hoạt động của UBND tỉnh. Chịu sự chỉ đạo, hướngdẫn và kiểm tra về chuyên môn nghiệp vụ của các Bộ, Ngành, lĩnh vực có liên quan, có trách nhiệm phối hợp chặtchẽ với các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh trong công tác quản lý khu công nghiệp.Khu công nghiệp Bình Dương đã thể hiện rất rõ sự kết hợp giữa quản lý ngành với quản lý lãnh thổ, thể hiện đượcsự hỗ trợ, phối hợp, đem lại sự phát triển không chỉ đối với khu công nghiệp mà còn đưa tỉnh Bình Dương trởthành một trong những tỉnh phát triển hàng đầu của Đông Nam Bộ.4Từ đó chúng ta có thể thấy việc tuân thủ và áp dụng nguyên tắc kết hợp giữa quản lý ngành với quản lý lãnh thổcủa các cơ quan, đoàn thể, doanh nghiệp. Có sự phối hợp, hỗ trợ lẫn nhau, cùng tuân thủ pháp luật và dưới sự bảovệ của pháp luật.Tuy nhiên việc thực hiện nguyên tắc vẫn còn nhiều thiếu sót và hạn chế:Thứ nhất: đó là việc ” xé rào” trong hoạt động ban hành văn bản quy phạm của địa phương trái với quy định củacơ quan quản lý ngành, chức năng. Có một số cơ quan địa phương vì lợi ích nhất thời mà bỏ qua văn bản thủ tụchành chính mà pháp luật đã quy định, để cấp giấy phép hoạt động đó ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển chungcủa đất nước.Thứ hai: là sự phối hợp không chặt chẽ trong việc tổ chức, thực hiện các quy định của ngành ở địa phương. Thứ ba: đó là việc bất cập trong hoạt động kiểm tra giám sát thực hiện các quy định của ngành tại địa phương.Điều đó đòi hỏi các cơ quan nhà nước, các ban ngành phải không ngừng nâng cao việc kết hợp chặt chẽ giữa quảnlý ngành với quản lý lãnh thổ, để khắc phục những hạn chế, nhằm phát triển kinh tế địa phương và của đất nước.IV. Kiến nghị để thực hiện tốt nguyên tắc• Để thực hiện nguyên tắc trên cần phải tăng cường công tác lập pháp và tư pháp.- Về lập pháp, phải từng bước đưa mọi quan hệ kinh tế vào khuôn khổ pháp luật. Các đạo luật phải được xâydựng đầy đủ, đồng bộ, có chế tài rõ ràng, chính xác và đúng mức.- Về tư pháp, mọi việc phải được thực hiện nghiêm mimh (từ khâu giám sát, phát hiện, điều tra, công tố đến khâuxét xử, thi hành án…) không để xảy ra tình trạng có tội không bị bắt, bắt rồi không xét xử hoặc xét xử quá nhẹ, xửrồi mà không thi hành án hoặc thi hành• Đẩy mạnh hơn nữa chuyên môn hóa theo nghành và phân bố sản xuất theo chức năng nhằm thúc đẩy sản xuấtxã hội phát triển• Tạo điều kiện thuận lợi để các cơ quan chuyên môn ở địa phương quản lí tốt về tổ chức, nhân sự, chuyên mônđể đảm bảo đạt được các chỉ tiêu của nghành.• Tạo điề kiện thuận lợi về nhân lực, tài nguyên, điều kiện vật chất đảm bảo cho các doanh nghiệp ở địa phươnghoạt động có hiệu quả cao.• Có sự phân công rành mạch cho các cơ quan quản lí theo ngành và lãnh thổ, không trùng lặp, không bỏ sót vềchức năng, nhiệm vụ, quyền hạn.5