Quy định về khen thưởng và xử lý vi phạm

(Ban hành kèm theo Quyết định số 69/QĐ-BVTT ngày 14 tháng 02 năm 2015
của Giám đốc Bệnh viện Tâm thần thành phố Đà Nẵng)

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Quy chế này quy định về:

1.     Đối tượng, phạm vi, nguyên tắc khen hưởng, kỷ luật đối với viên chức, người lao động của bệnh viện.

2.     Hồ sơ, thủ tục, trình tự xét khen thưởng, kỷ luật.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1.     Tập thể và cá nhân là viên chức, người lao động thuộc thẩm quyền quản lý của bệnh viện.

Điều 3. Nguyên tắc khen thưởng và kỷ luật.

1.     Chính xác, công khai, công bằng, dân chủ, minh bạch, kịp thời;

2.     Kết hợp chặt chẽ, hài hoà giữa yếu tố tinh thần và yếu tố vật chất trong thi đua, khen thưởng, kỷ luật;

3.     Không xét khen thưởng và đề nghị khen thưởng cho những trường hợp sau:

a) Tập thể có cá nhận bị cảnh cáo trở lên

b) Cá nhân bị kỷ luật từ khiển trách trở lên

c) Không tổ chức hoặc không tham gia phong trào thi đua

d) Không đăng ký thi đua

e) Hồ sơ không đáp ứng các quy định về thủ tục và thời gian

Chương II

CÁC DANH HIỆU THI ĐUA – HÌNH THỨC KHEN THƯỞNG

Điều 4. Các hình thức khen thưởng của Bệnh viện

Tuỳ theo tình hình thực tế và đề xuất của Hội đồng thi đua khen thưởng, các khoa/ phòng. Giám đốc bệnh viện có các hình thức khen thưởng sau:

1.     Khen thưởng đột xuất: dành cho các cá nhân, tập thể đạt thành tích xuất sắc trong công tác chuyên môn, đoàn thể và thi đua.

2.     Khen thưởng định kỳ: Khen tặng danh hiệu “Khen thưởng bệnh viện” vào dịp sơ kết thi đua 6 tháng đầu năm và tổng kết thi đua 6 tháng cuối năm. Tiêu chuẩn danh hiệu này được quy định như tiêu chuẩn danh hiệu “Lao động tiên tiến” thuộc thẩm quyền Giám đốc Sở Y tế”.

Điều 5. Danh hiệu thi đua thuộc thẩm quyền của Giám đốc Sở Y tế

1.     Danh hiệu thi đua:

a) Đối với cá nhân: Lao động tiên tiến, Chiến sĩ thi đua cơ sở.

b) Đối với tập thể: Tập thể lao động tiên tiến

2.     Hình thức khen thưởng: Giấy khen của Giám đốc Sở

Điều 6. Tiêu chuẩn khent hưởng danh hiệu “Lao động tiên tiến”

1.     Hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, đạt năng xuất và chất lượng cao;

2.     Chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà Nước, có tinh thần tự lực, tự cường, đoàn kết, tương trợ, tích cực tham gia các phong trào thi đua;

3.     Tích cực học tập văn hoá, chuyên môn, nghiệp vụ;

4.     Có đạo đức, lối sống lành mạnh.

Điều 7. Tiêu chuẩn khen thưởng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở”

1.     Đạt tiêu chuẩn của danh hiệu “Lao động tiên tiến”;

2.     Có đề tài nghiên cứu khoa học (đã được cấp thẩm quyền đánh giá, nghiệm thu đạt loại B trở lên) hoặc có sáng kiến cải tiến kỹ thuật, áp dụng công nghệ mới, có giải pháp công tác để tăng năng xuất lao động góp phần nâng cao hiệu quả công tác của đơn vị (đã được cấp thẩm quyền nghiệm thu, công nhận và đã được ứng dụng).

Điều 8. Tiêu chuẩn khen thưởng danh hiệu “Tập thể lao động tiên tiến”

Danh hiệu này xét tặng hằng năm cho các tập thể đạt các tiêu chuẩn sau:

1.     Sáng tạo, vượt khó hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, thực hiện tốt các nghĩa vụ đối với Nhà nước;

2.     Có phong trào thi đua thường xuyên, thiết thực, hiệu quả;

3.     Có 100 % cá nhân trong tập thể hoàn thành nhiệm vụ được giao, trong đó có ít nhất 50 % cá nhân đạt danh hiệu Lao đọng tiên tiến.

4.     Có cá nhân đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở và không có cá nhân bị hình thức kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên;

5.     Nội bộ đoàn kết, gương mẫu chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà Nước.

Điều 9. Tiêu chuẩn khen thưởng “Giấy khen của Giám đốc Sở”

1.     Khen thưởng đột xuất hoặc không thường xuyên cho tập thể, cá nhân đạt một trong các tiêu chuẩn sau:

a) Đạt thành tích cao đợt thi đua do ngành phát động.

b) Đạt giải cao trong các hội thi do ngành tổ chức hoặc đại diện cho ngành tham gia tại các hội thi do cơ quan, đoàn thể ngoài ngành tổ chức.

c) Đạt thành tích xuất sắc đột xuất trong quá trình công tác, được cơ quan thẩm quyền đề nghị.

2.     Khen tặng hằng năm cho tập thể, cá nhân:

a) Tập thể đạt các tiêu chuẩn sau:

-         Hoàn thành chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao.

-         Nội bộ đoàn kết, thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở, tổ chức tốt phong trào thi đua;

-         Chăm lo tốt đời sống vật chất tinh thần trong tập thể, thực hành tiết kiệm;

-         Thực hiện đầy đủ các chế độ, chính sách với mọi thành viên trong tập thể.

b) Cá nhân đạt các tiêu chuẩn sau:

-         Hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao;

-         Có phẩm chất đạo đức tốt; đoàn kết, gương mẫu chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà Nước;

-         Thường xuyên học tập nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ.

Điều 10. Các danh hiệu thi đua thuộc thẩm quyền

1. Chủ tịch UBND thành phố được thực hiện theo quy định tại Quy chế xét khen thưởng ban hành kèm Quyết định số 31/2013/QĐ–UBND ngày 25/12/2006 của UBND thành phố Đà Nẵng.

2. Bộ trưởng Bộ Y tế được thực hiện theo Thông tư số 20/TT-BYT  ngày 22/01/ 2008 của Bộ Y tế.

3. Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch nước thực hiện theo quy định tại Chương IV, Luật thi đua, Khen thưởng; Chương IV Nghị định 121/2005/NĐ-CP “Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng”.

Điều 11. Các danh hiệu Thầy thuốc ưu tú, Thầy thuốc nhân dân, giải thưởng nhà nước không tổ chức hằng năm mà theo định kỳ do luật Thi đua, Khen thưởng quy định. Việc xét tặng các danh hiệu, giải thưởng nêu trên thực hiện theo các văn bản hướng dẫn của cơ quan thẩm quyền và theo đúng quy định của Luật Thi đua, Khen thưởng.

Chương III

QUY TRÌNH XÉT KHEN THƯỞNG

Điều 12. Hằng năm các khoa/phòng thuộc bệnh viện tiến hành bình chọn các danh hiệu thi đua vào 6 tháng đầu năm và 6 tháng cuối năm. Đề xuất các danh hiệu thi đua thuộc thẩm quyền của Giám đốc Sở Y tế. Hội đồng thi đua, khen thưởng bệnh viện sẽ họp và phê duyệt các danh hiệu do các khoa/ phòng gửi lên.

Điều 13. Hằng năm Hội đồng thi đua, khen thưởng bệnh viện sẽ lựa chọn và giới thiệu các cá nhân, tập thể xuất sắc nhất cho các danh hiệu thi đua của Chủ tịch UBND thành phố, Bộ Trưởng Bộ Y tế, Thủ tướng Chính Phủ, Chủ tịch nước.

Chương IV

ĐĂNG KÝ DANH HIỆU THI ĐUA, HÌNH THỨC KHEN THƯỞNG

VÀ THỜI GIAN TRÌNH HỒ SƠ ĐỀ NGHỊ KHEN THƯỞNG

Điều 14. Đăng ký danh hiệu thi đua vf hình thức khen thưởng

1.     Trước ngày 20 tháng 01 hằng năm các khoa/phòng đăng ký các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng của tất cả các cấp với bệnh viện để tổng họp trình Sở Y tế.

2.     Trước ngày 30 tháng 01 hằng năm Bệnh viện sẽ tổng hợp các danh hiệu của các cá nhân và các khoa/phòng đã đăng ký để trình Hội đồng thi đua khen thưởng Sở Y tế.

Điều 15. Thời gian trình hồ sơ đề nghị Giám đốc Sở Y tế xét trình khen thưởng thuộc thẩm quyền của Bộ Y tế; thẩm quyền của UBND thành phố và khen thưởng cấp nhà nước.

          Giám đốc bệnh viện trình hồ sơ đề nghị Giám đốc Sở Y tế xét trình:

1.     Tặng Kỷ niệm chương “Vì sức khoẻ nhân dân” của Bộ Y tế: Trước ngày 15 tháng 9 hằng năm;

2.     Khen các danh hiệu, hình thức khen thưởng thuộc thẩm quyền của Bộ Y tế; của UBND thành phố và trình khen cấp Nhà nước: Trước ngày 25 tháng 11 hằng năm.

Chương V

ÁP DỤNG HÌNH THỨC KỶ LUẬT VÀ CÁC HÌNH THỨC KỶ LUẬT

Điều 15. Các hình thức kỷ luật

1.     Viên chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý; người lao động hợp đồng nếu có hình vi vi phạm pháp luật, tuỳ theo mức độ vi phạm sẽ bị một trong các hình thức kỷ luật sau:

a) Khiển trách.

b) Cảnh cáo.

c) Buộc thôi việc.

2.     Viên chức quản lý nếu có hình vi vi phạm pháp luật, tuỳ theo mức độ vi phạm sẽ bị một trong các hình thức kỷ luật sau:

a) Cảnh cáo.

b) Cách chức.

c) Buộc thôi việc.

Điều 16. Khiển trách

Hình thức kỷ luật khiển trách áp dụng đối với viên chức, người lao động có một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Vi phạm các nội quy, quy chế làm việc của bệnh viện đã được lãnh đạo bệnh viện nhắc nhở;

b) Không tuân thủ các quy trình, quy định chuyên môn nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp và quy tắc ứng xử trong khi thực hiện hoạt động nghề nghiệp;

c) Không chấp hành sự phân công công tác của người có thẩm quyền hoặc không thực hiện công việc, nhiệm vụ đã cam kết trong hợp đồng làm việc mà không có lý do chính đáng;

d) Có thái độ hách dịch, cửa quyền hoặc gây khó khăn, phiền hà đối với nhân dân trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao;

e) Gây mất đoàn kết trong đơn vị;

f) Tự ý nghỉ việc, tổng số từ 03 đến dưới 05 ngày làm việc trong một tháng được tính trong tháng dương lịch hoặc từ 03 đến dưới 05 ngày làm việc liên tiếp mà không có lý do chính đáng;

g) Sử dụng tài sản của đơn vị và của nhân dân trái với quy định của pháp luật;

h) Vi phạm quy định của pháp luật về phòng chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; kỷ luật lao động; bình đẳng giới; phòng, chống tệ nạn xã hội và các quy định khác của pháp luật.

Điều 17. Cảnh cáo

Hình thức kỷ luật cảnh cáo áp dụng đối với viên chức, người lao động có một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Không tuân thủ quy trình, quy định chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp, và quy tắc ứng xử trong khi thực hiện hoạt động nghề nghiệp gây hậu quả nghiêm trọng;

b) Không chấp hành sự phân công công tác của người có thẩm quyền hoặc không thực hiện công việc, nhiệm vụ đã cam kết trong hợp đồng làm việc mà không có lý do chính đáng , gây ảnh hưởng đến công việc của bệnh viện;

c) Sử dụng giấy tờ không hợp pháp để được tham gia đào tạo, bồi dưỡng; được dự thi hoặc xét thay đổi chức danh nghề nghiệp;

d) Tự ý nghỉ việc, tổng số từ 05 đến dưới 07 ngày làm việc trong một tháng được tính trong tháng dương lịch hoặc từ 05 đến dưới 07 ngày làm việc liên tiếp mà không có lý do chính đáng;

e) Phân biệt đối xử dân tộc, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo dưới mọi hình thức;

f) Lợi dụng hoạt đọng nghề nghiệp để tuyên truyền chống lại chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước hoặc gây phương hại tới thuần phong mỹ tục, đời sống văn hoá của nhân dân và xã hội;

g) Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác trong khi thực hiện hoạt động nghề nghiệp;

h) Sử dụng trái phép chất ma tuý bị cơ quan Công an thông báo về đơn vị.

i) Viên chức quản lý không thực hiện đúng trách nhiệm quản lý, để nhân viên thuộc quyền quản lý, phụ trách vi phạm pháp luật gây hậu quả nghiệm trọng trong khi thực hiện hoạt động nghề nghiệp;

k) Bị phạt tù cho hưởng án treo hoặc cải tạo không giam giữ đối với viên chức không giữ chức vụ quản lý;

l) Vi phạm ở mức độ nghiêm trọng quy định của pháp luật về phòng chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; kỷ luật lao động; bình đẳng giới; phòng, chống tệ nạn xã hội và các quy định khác của pháp luật liên quan đến viên chức nhưng đã thành khẩn kiểm điểm trong quá trình xử lý kỷ luật;

Điều 18. Cách chức

Hình thức kỷ luật cách chức áp dụng đối với viên chức quản lý có một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Không hoàn thành nhiệm vụ quản lý, điều hành theo sự phân công mà không có lý do chính đáng, để xảy ra hậu quả nghiêm trọng;

b) Sử dụng giấy tờ khong hợp pháp để được bổ nhiệm chức vụ;

c) Bị phạt tù hưởng án treo hoặc cải tạo không giam giữ;

d) Vi phạm ở mức độ nghiệm trọng quy định của pháp luật về phòng chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; kỷ luật lao động; bình đẳng giới; phòng, chống tệ nạn xã hội và các quy định khác của pháp luật liên quan đến viên chức.

Điều 19. Buộc thôi việc

Hình thức kỷ luật buộc thôi việc áp dụng đối với viên chức, người lao động có một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Bị phạt tù mà không được hưởng án treo hoặc bị Toà án kết án vì hành vi tham nhũng;

b) Không tuân thủ quy trình, quy định chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp, và quy tắc ứng xử trong khi thực hiện hoạt động nghề nghiệp gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng;

c) Sử dụng giấy tờ không hợp pháp để được tuyển dụng vào đơn vị sự nghiệp công lập;

d) Nghiện ma tuý có xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền;

e) Tự ý nghỉ việc, tổng số từ 07 ngày làm việc trở lên trong một tháng hoặc từ 20 ngày trở lên trong một năm mà không có lý do chính đáng được tính trong tháng dương lịch, năm dương lịch;

f) Vi phạm ở mức độ nghiệm trọng quy định của pháp luật về phòng chống tham nhũng nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự; quy định của pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; kỷ luật lao động; bình đẳng giới; phòng, chống tệ nạn xã hội và các quy định khác của pháp luật liên quan đến viên chức, người lao động.

Chương VI

XỬ LÝ CÁN BỘ, VIÊN CHỨC, NGƯỜI LAO ĐỘNG

VI PHẠM SINH ĐẺ CÓ KẾ HOẠCH

Điều 20. Vi phạm kế hoạch hoá gia đình và sinh đẻ có kế hoạch

Cán bộ, viên chức, người lao động vi phạm kế hoạch hoá gia đình và sinh đẻ có kế hoạch khi sinh đứa con thứ 3 hoặc khoảng cách giữa 2 lần sinh dưới 5 năm.

Điều 21. Những trường hợp được sinh con thứ 3

Là những gia đình có hai con nhưng một hoặc cả hai con đều bị dị tật, bệnh hiểm nghèo được liệt kê kèm theo Thông tư 03/2014/TT-BYT ngày 20 tháng 01 năm 2014 của Bộ Y tế.