Quy trình xét tuyển đại học 2023

Tin Tức

  • Tin tức chung
  • Hoạt động sinh viên
  • Thư viện ảnh
  • Cảm nhận
  • Học Tiếng Nhật
  • Học Tiếng Trung Quốc
  • Học Tiếng Hàn Quốc
  • Học Tiếng Anh

Quy trình xét tuyển đại học 2023

Bắt đầu từ năm 2021- 2023 kỳ thi THPT Quốc gia sẽ thay đổi như thế nào

Ông Mai Văn Trinh thông tin Bộ GD&ĐT đang tính toán từ giai đoạn 2021-2023 kỳ thi THPT Quốc gia sẽ thí điểm thi trên máy tính ở một số nơi.

Tại hội nghị Tổng kết năm học 2018-2019 triển khai nhiệm vụ năm học 2019-2020 đối với giáo dục trung học được tổ chức ở Đà Nẵng mới đây, ông Mai Văn Trinh thông tin Bộ GD&ĐT đang tính toán từ giai đoạn 2021-2023 kỳ thi THPT quốc gia sẽ giữ ổn định và thí điểm thi trên máy tính ở một số nơi.

Bộ GD&ĐT sẽ tổ chức kỳ thi THPT quốc gia ổn định đến năm 2020 đồng thời phấn đấu xây dựng hệ thống ngân hàng câu hỏi chuẩn hóa đề thi trên máy tính, trên cơ sở đó các Sở GD&ĐT sẽ đánh giá, kiểm tra thường xuyên.

Bộ GD&ĐT dự tính giai đoạn từ năm 2021-2023 học sinh vẫn theo chương trình hiện hành nên về cơ bản vẫn giữ phương thức như hiện nay. Bên cạnh đó, kỳ thi cần cải tiến từng bước để chuẩn bị cho giai đoạn tiếp theo theo cách tiệm cận với cách thi của chương trình giáo dục phổ thông mới từ năm 2024 và tiếp cận quốc tế.

Từ năm 2021-2023, những nơi có đủ điều kiện sẽ được tính toán từng bước thực hiện thi trên máy tính một số lần mỗi năm, dần sẽ hình thành các test site (vệ tinh của trung tâm khảo thí quốc gia) để tiến tới thi THPT quốc gia đại trà trên máy tính.

Được biết, kỳ thi THPT Quốc gia "3 chung" đã được duy trì từ năm học 2015-2016 tới nay.


Bình luận

[VOV2] - Theo thông tin từ Vụ Giáo dục Đại học, Bộ GD-ĐT, tới đây sẽ điều chỉnh một số nội dung nhằm khắc phục những bất hợp lý, tạo điều kiện thuận lợi cho thí sinh và các cơ sở đào tạo trong tuyển sinh đại học.

Theo Bộ GD-ĐT, Quy chế tuyển sinh từ năm 2023 cơ bản được giữ ổn định, phát huy những ưu điểm, những thành công đã đạt được từ công tác tuyển sinh những năm vừa qua. Quy chế tuyển sinh điều chỉnh một số nội dung nhằm khắc phục những khó khăn và bất hợp lý, tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho thí sinh và các cơ sở đào tạo, hoàn thiện chính sách về tuyển sinh, bảo đảm khách quan, công bằng giữa các thí sinh và công bằng giữa các cơ sở đào tạo, cũng như tạo sự minh bạch và đồng thuận trong xã hội. 

Thí sinh sẽ đỗ vào nguyện vọng ưu tiên nhất có thể

Thí sinh đăng ký dự thi Kỳ thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển đại học, cao đẳng sẽ thực hiện theo hình thức trực tuyến (trên Cổng thông tin của Bộ hoặc Cổng dịch vụ công quốc gia), tạo điều kiện ứng dụng CNTT, thuận tiện cho thí sinh ở mọi nơi, mọi lúc.

Tất cả các nguyện vọng đăng ký xét tuyển (ĐKXT) đại học của thí sinh (theo các cơ sở đào tạo, các ngành, các phương thức xét tuyển) của đợt xét tuyển đợt 1 hình thức đào tạo chính quy sẽ được đăng ký và ghi nhận vào hệ thống trong khoảng thời gian quy định, cụ thể là từ sau khi kết thúc Kỳ thi tốt nghiệp THPT cho tới khi công bố kết quả thi và kết quả điểm phúc khảo (nếu có). Nhờ vậy, thí sinh chủ động về thời gian và các nguyện vọng ĐKXT; việc đăng ký và điều chỉnh thực hiện trong một đợt (thay vì hai đợt như trước đây), thuận lợi cho thí sinh và cho các trường.

Tất cả các nguyện vọng ĐKXT (theo các ngành, theo các phương thức, các cơ sở đào tạo) của thí sinh trên toàn hệ thống được từng trường xét tuyển, sơ tuyển trước (nếu cần) và đưa lên phần mềm xử lý nguyện vọng - hệ thống hỗ trợ tuyển sinh của Bộ GDĐT (như năm 2021), và cho kết quả thí sinh trúng tuyển ở một nguyện vọng cao nhất khi đáp ứng điều kiện của cơ sở đào tạo. Như vậy, hệ thống hỗ trợ chắc chắn giúp thí sinh đỗ vào nguyện vọng ưu tiên nhất có thể, mà không phải lo lắng lựa chọn giữa các phương thức xét tuyển khác nhau.

Thí sinh không phải xác nhận nhập học trước đối với các phương thức khác, việc xác nhận nhập học trước có thể làm mất đi cơ hội được nhập học vào các trường và ngành mà thí sinh mong muốn, hoặc thí sinh phải nộp một khoản phí - phí giữ chỗ.

Các trường cần quy định phương án giải quyết các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình tuyển sinh, làm rõ cam kết từ phía trường, từ đó giúp thí sinh có cơ hội tốt hơn dù có thể rủi ro xảy ra cũng đã có phương án. Từ năm 2023, các trường xây dựng quy chế tuyển sinh của riêng CSĐT, dựa trên các nguyên tắc và yêu cầu tối thiếu quy định trong Quy chế tuyển sinh 2022 mà Bộ GD-ĐT ban hành, trong đó có quy định về xét tuyển cho các hình thức đào tạo khác, công khai trên trang thông tin điện tử của cơ sở đào tạo.

Điểm ưu tiên khu vực được giảm tuyến tính

Tiếp thu ý kiến của các bên liên quan trong quá trình xây dựng và hoàn thiện dự thảo quy chế tuyển sinh, để đảm bảo công bằng và quyền lợi của thí sinh trên mặt bằng chung của toàn hệ thống, Quy chế quy định từ năm 2023, thí sinh được hưởng chính sách ưu tiên khu vực theo quy định trong năm tốt nghiệp THPT (hoặc trung cấp) và một năm kế tiếp để xét tuyển vào đại học, cao đẳng.

Việc tính mức điểm ưu tiên được điều chỉnh nhằm tạo sự công bằng giữa các nhóm thí sinh thuộc các khu vực và đối tượng khác nhau. Qua thống kê điểm thi tốt nghiệp THPT của 3 năm qua, nhóm thí sinh không được cộng điểm ưu tiên (chiếm 25% tổng số thí sinh tốt nghiệp) luôn có phổ điểm tổng 3 môn cao hơn hẳn so với các nhóm thí sinh còn lại (nhóm được cộng điểm ưu tiên ở các mức độ khác nhau). Sau khi cộng điểm ưu tiên theo quy định hiện tại, tỉ lệ thí sinh có tổng điểm 3 môn dưới 22,5 điểm của nhóm đã cộng điểm ưu tiên tiệm cận với nhóm thí sinh không được cộng điểm ưu tiên; điều này chứng tỏ việc cộng điểm ưu tiên đã tạo sự công bằng, gia tăng cơ hội tiếp cận giáo dục đại học cho những nhóm thí sinh có điều kiện khó khăn hơn. Tuy nhiên, phân tích dữ liệu cho thấy có sự bất hợp lý là tỷ lệ các thí sinh đạt điểm cao từ 22,5 điểm trở lên của nhóm được ưu tiên lại tăng vọt, cao hơn hẳn (ở nhiều mức điểm thậm chí tỉ lệ này cao gấp đôi) so với nhóm thí sinh không thuộc diện ưu tiên. Điều này dẫn tới sự mất công bằng khi các thí sinh tiếp cận, ứng tuyển vào các ngành, các trường có mức độ cạnh tranh cao; thậm chí dẫn tới hiện tượng một số ngành có điểm chuẩn tiệm cận 30 điểm.

Để khắc phục sự bất hợp lý nêu trên, đảm bảo sự công bằng trong toàn hệ thống, và có lộ trình áp dụng (từ năm 2023), Quy chế đã quy định: mức điểm ưu tiên khu vực và ưu tiên đối tượng đối với thí sinh đạt tổng điểm từ 22,5 điểm trở lên (trên tổng điểm 30 tối đa của mỗi tổ hợp 3 môn, tương đương 7,5 điểm trên thang điểm 10) được giảm tuyến tính (tới 30 điểm thì mức điểm mưu tiên bằng 0), cụ thể theo công thức: Mức điểm ưu tiên thí sinh được hưởng = [(30 - Tổng điểm đạt được của thí sinh)/7,5] x Tổng điểm ưu tiên được xác định thông thường.

Việc áp dụng chính sách xã hội là cần thiết, tuy nhiên tổng số thí sinh thuộc diện hưởng các ưu tiên khác nhau là rất lớn, chiếm tới 75% tổng số thí sinh tốt nghiệp hàng năm. Áp dụng chính sách ưu tiên là nhằm giúp tăng tiếp cận giáo dục và đào tạo bậc cao đối với các thí sinh ở vùng khó khăn và thuộc đối tượng yếu thế, tuy nhiên cũng cần đảm bảo sự công bằng, tránh để sự hỗ trợ đó lại làm nhóm thí sinh khác bị bất lợi và yếu thế./.