Quyền tham gia của trẻ em được hiểu như thế nào

  • Đang truy cập133
  • Máy chủ tìm kiếm7
  • Khách viếng thăm126
  • Hôm nay16,131
  • Tháng hiện tại220,355
  • Tổng lượt truy cập4,275,346

Quyền tham gia của trẻ em được hiểu như thế nào

Quyền tham gia của trẻ em được hiểu như thế nào

Quyền tham gia của trẻ em được hiểu như thế nào

Quyền tham gia của trẻ em được hiểu như thế nào

Trước khi tìm hiểu khái niệm về quyền trẻ em ta cần làm khái niệm quyền. Quyền khái niệm mang tính khoa học pháp dùng để chỉ những điều pháp luật công nhận đảm bảo thực hiện đối với nhân, tổ chức để theo đó nhân được hưởng, được làm, được đòi hỏi không ai được ngăn cản, hạn chế. Dấu hiệu đặc trưng thứ nhất của quyền phải sự ghi nhận về mặt pháp được bảo đảm thực hiện bởi các quy định của pháp luật; thứ hai phải sự thừa nhận về mặt hội, gắn liền với chủ thể nhân, được thể hiện cụ thể trong thực tế đời sống thông qua các quan hệ hội cụ thể của nhân trong một cộng đồng nhất định. Theo đó, quyền của nhân được phát sinh, tăng hay giảm tùy theo từng thời điểm của quá trình tồn tại phát triển của hội. Đối với nhân, các quyền bản phát sinh khi nhân sinh ra, quyền của nhân chỉ bị tước bỏ bởi pháp luật, chấm dứt khi người đó chết

Xét từ phương diện quyền con người, trẻ em cũng con người nên trẻ em cũng đầy đủ các quyền của con người được ghi nhận trong các công ước nhân quyền bản, điều này được hiểu theo nghĩa việc đảm bảo các quyền con người của trẻ em phải dựa trên các đặc điểm nhu cầu trẻ em. Trong lĩnh vực quyền con người, trẻ em công dân đặc biệt với đặc điểm nổi bật của quyền trẻ em bản thân chưa thể hiện bảo vệ quyền của mình chủ yếu phụ thuộc vào người lớn

thế gia đình hội phải tạo ra những điều kiện tốt nhất để bảo vệ trẻ em

Như vậy, bản chất quyền trẻ em chính quyền con người của trẻ em được cụ thể hóa với tính chất nhóm hội đặc biệt, trẻ em những quyền mang tính đặc thù của mình bao gồm quyền được chăm sóc sức khỏe, giáo dục, cuộc sống gia đình, vui chơi giải trí, một mức sống đầy đủ được bảo vệ khỏi bị lạm dụng xâm hại. Quyền của trẻ em bao gồm các nhu cầu phát triển phù hợp với lứa tuổi của trẻ thay đổi theo thời gian khi một đứa trẻ lớn lên

Trong thế giới ngày nay, với sự phát triển ngày càng cao của hội, thì việc bảo vệ quyền trẻ em ngày càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết bởi lẽ vẫn còn những tưởng rằng trẻ em tài sản riêng của cha mẹ cha mẹ toàn quyền định đoạt thậm chí bạo hành, ngược đãi trẻ. Quyền trẻ em được ghi nhận trong hệ thống pháp luật Việt Nam như sự đảm bảo về mặt pháp của Nhà nước đối với việc bảo vệ quyền trẻ em. Việc ngày càng hoàn thiện các quy định về quyền trẻ em cũng như xây dựng hệ thống các thiết chế bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam hiện nay góp phần quan trọng đưa quyền trẻ em vào thực tiễn. Đây sự cam kết mạnh mẽ của Việt Nam với cộng đồng quốc tế về bảo vệ quyền trẻ em. Trẻ em chủ nhân tương lai của đất nước, đầu cho trẻ em con đường chắc chắn đưa đất nước phát triển. Quyền trẻ em được ghi nhận một cách tối đa được thực hiện đầy đủ Việt Nam chính cách thức để nước ta chung tay với thế giới xây dựng một thế giới tốt đẹp dành cho trẻ em.

2. Các quyền của trẻ em theo pháp luật quốc tế và Việt Nam:

Quyền trẻ em là những quyền con người được áp dụng dành riêng cho trẻ em, ở mỗi độ tuổi khác nhau thì trẻ em được hưởng quyền và gánh vác những nghĩa vụ khác nhau. Việc xem xét quy định và thực hiện quyền trẻ em phải xuất phát từ quan điểm của trẻ em, vì vậy quyền trẻ em là những đặc lợi mà trẻ em được hưởng theo quy định của  pháp luật.

Các quyền cơ bản của trẻ em được quy định cả trong pháp luật quốc tế nói chung và pháp luật Việt Nam nói riêng. Các  quyền cơ bản của trẻ em được quy định trong Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em 1989 gồm bốn nhóm quyền: quyền được sống còn, quyền được phát triển, quyền được bảo vệ, quyền được tham gia.

Quyền trẻ em đã được các quốc gia cộng đồng quốc tế công nhận thông qua các văn kiện pháp quốc tế. Các quốc gia thành viên chịu sự ràng buộc trách nhiệm pháp đối với các văn kiện này ngay khi thủ tục cuối cùng biểu hiện sự nhất trí tuân thủ đã hoàn thành. Tuy nhiên việc định nghĩa quyền trẻ em lại không đơn giản bởi được tiếp cận từ nhiều góc độ khác nhau. Việt Nam nước đầu tiên châu Á nước thứ 2 trên thế giới phê chuẩn Công ước của Liên hiệp quốc về Quyền trẻ em vào ngày 20 tháng 2 năm 1990, cùng với việc phát triển kinh tế, trong những năm qua, nhà nước ta đã ban hành nhiều chính sách, văn bản pháp luật trực tiếp gián tiếp liên quan đến bảo vệ các quyền trẻ em. Từ các bản Hiến pháp, các bộ luật, luật đến các văn bản dưới luật đã tạo thành một hệ thống pháp luật bảo vệ trẻ em phù hợp với các công ước quốc tế truyền thống văn hoá của dân tộc

 Ở Việt Nam, các quyền cơ bản của trẻ em được quy định trong luật trẻ em mới nhất năm 2021 hiện hành còn hiệu lực. Luật đã  quy  định các quyền của trẻ em Việt Nam như sau:

Trẻ em có quyền sống

Xem thêm: Thực trạng trẻ em không được đi học ở Việt Nam và các nước

Bất cứ trẻ em nào cũng đều có các quyền bất khả xâm phạm và được bảo vệ tính mạng, được bảo đảm tốt nhất các Điều kiện sống và phát triển.

Quyền được khai sinh và có quốc tịch

Tất cả mọi trẻ em nào cũng đều có quyền khai sinh khi sinh ra và khai tử khi chết đi, có họ tên riêng, có dân tộc, quốc tịch, được xác định giới tính của mình theo quy định của pháp luật.

Quyền được chăm sóc sức khỏe

Trẻ em được nhà nước quan tâm chăm sóc tốt nhất về sức khỏe, được ưu tiên tiếp cận, sử dụng dịch vụ phòng bệnh và khám bệnh, chữa bệnh như trẻ em dưới 6 tuổi được khám chữa bệnh miễn phí khi đi khám chữa bệnh trong điều kiện tốt nhất.

Quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng

Để tất cả mọi trẻ em được lớn lên và phát triển một cách bình thường nhất và phát triển một cách toàn diện nhất để trẻ em có thể góp phần cho các quyền của trẻ em được thực hiện một cách đầy đủ và đúng quy định thì việc đảm bảo thực hiện quyền trẻ em được chăm sóc nuôi dưỡng là rất quan trọng.

Quyền được giáo dục, học tập và phát triển năng khiếu

Xem thêm: Vai trò của quyền khai sinh và các trách nhiệm của Nhà nước

Tất cả các trẻ em đều có quyền được giáo dục, học tập không phân biệt giới tính, vùng miền, giới tính, dân tộc để phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng của bản thân. Trẻ em không bị hạn chế và được bình đẳng về cơ hội học tập và giáo dục, được sáng tạo, phát triển tài năng, phát triển các năng khiếu và thực hiện phát minh của minh để phát triển bản thân.

Quyền vui chơi, giải trí

Hiện nay, các cá nhân, các tổ chức, các sở ban ngành từ địa phương đến trung ương đã quan tâm đầu tư xây dựng tạo điều kiện thuận lợi cho các em được tham gia vui chơi, giải trí, tham gia các hoạt dộng văn hóa, thể thao, tạo ra các sân chơi bổ ích, hấp dẫn, phù hợp với từng lứa tuổi trong việc đảm bảo cho trẻ em được thực hiện các quyền vui chơi, giải trí của trẻ em theo quy định pháp luật. đều có quyền vui chơi, giải trí; được bình đẳng về cơ hội tham gia các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao, du lịch phù hợp với độ tuổi mà không bị hạn chế 

Quyền giữ gìn, phát huy bản sắc

Ai cũng đều có nguồn gốc, có tổ tiên để nhớ về nguồn cội của mình ai cũng phải tôn trọng giữ gìn phát huy bản sắc của mình thì trẻ em cũng có quyền được tôn trọng đặc điểm giá trị riêng của bản thân để phù hợp với độ tuổi và văn hóa dân tộc; được thừa nhận các quan hệ gia đình. Mọi trẻ em đều có quyền dùng tiếng nói của dân tộc mình, chữ viết của mình, được giữ gìn bản sắc và truyền thống về văn hóa, phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc mình. Mọi người đều phải tôn trọng bản sắc văn hóa của dân tộc khác không nên phân biệt đối xử chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc ảnh hưởng đến an ninh quốc gia.

Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo

Trong hiến pháp của nhà nước cũng đã quy định về quyền tự do, tín ngưỡng tôn giáo thì trẻ em cũng có các quyền này, có thể theo hoặc không theo một tôn giáo nào và phải được bảo đảm an toàn, vì lợi ích tốt nhất của trẻ em theo quy định của pháp luật

Quyền về tài sản

Xem thêm: Quyền khai sinh và quyền có quốc tịch của trẻ em khi sinh ra

Không phân biệt về độ tuổi thì pháp luật hiện nay cho phép các trẻ có quyền sở hữu, thừa kế và các quyền khác đối với tài sản và định đoạt tài sản của mình theo quy định của pháp luật.

Quyền tham gia của trẻ em được hiểu như thế nào

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568

Quyền bí mật đời sống riêng tư

Tất cả mọi trẻ em đều có các quyền giữ gìn bí mật và bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư của mình, bí mật cá nhân của trẻ em và bí mật gia đình vì lợi ích tốt nhất của trẻ em. Trẻ em có quyền bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín, bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác; được bảo vệ và chống lại sự can thiệp trái pháp luật đối với thông tin riêng tư. Không có ai có quyền hạn chế các quyền này trừ trường hợp pháp luật có những quy định khác.

Quyền được sống chung với cha, mẹ

Đây cũng là một trong những quyền rất quan trọng để trẻ em có thể thực hiện thêm các quyền khác nếu quyền này được bảo đảm thực hiện thì trẻ cũng có các quyền được chung sống với cha mẹ của mình và được những người thân cha mẹ bảo vệ, chăm sóc và giáo dục. không ai có quyền cách ly cha mẹ con trừ trường hợp cách ly cha, mẹ theo quy định của pháp luật hoặc vì lợi ích tốt nhất của trẻ em. Khi phải cách ly cha, mẹ, trẻ em được trợ giúp để duy trì mối liên hệ và tiếp xúc với cha, mẹ, gia đình, trừ trường hợp không vì lợi ích tốt nhất của trẻ em để đảm bảo trẻ em được phát triển toàn diện tốt nhất.

Quyền được đoàn tụ, liên hệ và tiếp xúc với cha, mẹ

Xem thêm: Quyền được học tập của trẻ em và trách nhiệm của gia đình trong việc đảm bảo thực hiện

Bất kỳ ai kể cả trẻ em mọi người đều có quyền được biết nguồn gốc của mình được biết về cha mẹ đẻ sinh ra trừ trường hợp ảnh hưởng đến lợi ích tốt nhất của trẻ em; được duy trì mối liên hệ hoặc tiếp xúc với cả cha và mẹ khi trẻ em, cha, mẹ cư trú ở các quốc gia khác nhau hoặc khi bị giam giữ, trục xuất; được tạo Điều kiện thuận lợi cho việc xuất cảnh, nhập cảnh để đoàn tụ với cha, mẹ; được bảo vệ không bị đưa ra nước ngoài trái quy định của pháp luật; được cung cấp thông tin khi cha, mẹ bị mất tích. việc thực hiện các quyền này nhằm đảm bảo cho trẻ em được sinh sống trong gia đình để phát triển tốt nhất cả về vật chất lẫn tinh thần.

Quyền được chăm sóc thay thế và nhận làm con nuôi

Đối với những trẻ em cơ nhỡ, không nơi nương tựa thì nhà nước cho phép trẻ em được chăm sóc thay thế và nhận làm con nuôi theo quy định của pháp luật về con nuôi khi không còn cha mẹ; không được hoặc không thể sống cùng cha đẻ, mẹ đẻ; bị ảnh hưởng bởi thiên tai, thảm họa, xung đột vũ trang vì sự an toàn và lợi ích tốt nhất của trẻ em và không bị ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của trẻ em.

Quyền được bảo vệ để không bị xâm hại tình dục

Tất cả mọi trẻ em có quyền được bảo vệ dưới mọi hình thức để không bị xâm hại tình dục. Mọi hành vi xâm hại đến trẻ em đều bị xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật.

Quyền được bảo vệ để không bị bóc lột sức lao động

Mặc dù pháp luật quy định mọi người có quyền tự do lao động kể cả trẻ em đều có quyền được bảo vệ dưới mọi hình thức để không bị bóc lột sức lao động; không phải lao động trước tuổi, quá thời gian hoặc làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo quy định của pháp luật; không bị bố trí công việc hoặc nơi làm việc nặng nhọc, độc hại nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc độc hại nguy hiểm có ảnh hưởng xấu đến nhân cách và sự phát triển toàn diện của trẻ em cả về thể chất và tinh thần.

Quyền được bảo vệ để không bị bạo lực, bỏ rơi, bỏ mặc

Xem thêm: Bổn phận của trẻ em theo quy định của Luật trẻ em năm 2016

Tất cả mọi trẻ em đều có quyền bất khả xâm phạm về tính mạng, sức khỏe được bảo vệ dưới mọi hình thức để không bị bạo lực, bỏ rơi, bỏ mặc làm tổn hại đến sự phát triển toàn diện của trẻ em. Mọi hành vi gây tổn hại cho trẻ em tùy theo tính chất mức độ sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Quyền được bảo vệ để không bị mua bán, bắt cóc, đánh tráo, chiếm đoạt.

Các cá nhân, tổ chức đều có trách nhiệm bảo vệ trẻ em dưới mọi hình thức để không bị mua bán, bắt cóc, đánh tráo, chiếm đoạt. Khi phát hiện các hành vi vi phạm cần trình báo ngay đến các cơ quan có thẩm quyền để giải quyết xử lý theo quy định của pháp luật.

Quyền được bảo vệ khỏi chất ma túy

Vấn nạn ma túy đang ngày càng phức tạp và gây ảnh hưởng đến sự phát triển của xã hội nên tất cả mọi cá nhân, tổ chức cần bảo vệ trẻ em khỏi mọi hình thức sử dụng, sản xuất, vận chuyển, mua, bán, tàng trữ trái phép chất ma túy. Để không bị ảnh hưởng đến thế hệ tương lai cho đất nước.

Quyền được bảo vệ trong tố tụng và xử lý vi phạm hành chính

Tất cả mọi trẻ em có quyền được nhà nước bảo vệ trong quá trình tố tụng và xử lý vi phạm hành chính. khi trẻ em có các hành vi vi phạm thì sẽ được  bảo đảm quyền được bào chữa và tự bào chữa, được bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp; được trợ giúp pháp lý, được trình bày ý kiến, không bị tước quyền tự do trái pháp luật; không bị tra tấn, truy bức, nhục hình, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể, gây áp lực về tâm lý và các hình thức xâm hại khác nhằm cho trẻ em cũng được bảo vệ khi hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.

Quyền được bảo vệ khi gặp thiên tai, thảm họa, ô nhiễm môi trường, xung đột vũ trang

Do trẻ em chưa phát triển hoàn thiện về mặt sinh học nên trẻ em có quyền được ưu tiên bảo vệ, trợ giúp dưới mọi hình thức để thoát khỏi tác động của thiên tai, thảm họa, ô nhiễm môi trường, xung đột vũ trang để tạo điều kiện cho trẻ em phát triển tốt nhất.

Quyền được bảo đảm an sinh xã hội

Tất cả các trẻ em khi là công dân Việt Nam được bảo đảm an sinh xã hội để giảm thiểu rủi ro về thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, ốm đau, tai nạn theo quy định của pháp luật phù hợp với Điều kiện kinh tế – xã hội nơi trẻ em sinh sống và Điều kiện của cha, mẹ hoặc người chăm sóc trẻ em theo quy định của pháp luật

Quyền được tiếp cận thông tin và tham gia hoạt động xã hội

Hiện nay, cả thế giới đang trong công cuộc cách mạng công nghệ 4.0 nhất là trẻ em đang trong độ tuổi khám phá nên trẻ em cũng có quyền được tiếp cận thông tin đầy đủ, kịp thời, phù hợp; có quyền tìm kiếm, thu nhận các thông tin dưới mọi hình thức theo quy định của pháp luật và được tham gia hoạt động xã hội phù hợp với độ tuổi, mức độ trưởng thành, nhu cầu, năng lực của trẻ em để phù hợp với mọi lứa tuổi.

Quyền được bày tỏ ý kiến và hội họp

Theo quy định của pháp luật thì trẻ em có quyền được bày tỏ ý kiến, ttâm tư, nguyện vọng về các vấn đề liên quan đến trẻ em; được tự do hội họp theo quy định của pháp luật phù hợp với độ tuổi của trẻ em, mức độ trưởng thành và sự phát triển của trẻ em; được cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục, gia đình, cá nhân lắng nghe, tiếp thu, phản hồi ý kiến, nguyện vọng chính đáng để tìm ra các giải pháp phù hợp nhằm cho trẻ em được phát triển một cách đầy đủ và toàn diện nhất.

Quyền của trẻ em khuyết tật

Để tạo điều kiện cho các trẻ em khuyết tật hòa nhập với cộng đồng, bỏ qua tâm lý tự ti bỏ qua mặc cảm để đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước thì trẻ em khuyết tật được hưởng đầy đủ các quyền của trẻ em và quyền của người khuyết tật theo quy định của pháp luật; được hỗ trợ, chăm sóc, giáo dục đặc biệt để phục hồi chức năng, phát triển khả năng tự lực và hòa nhập xã hội hội nhập với quốc tế.

Quyền của trẻ em không quốc tịch, trẻ em lánh nạn, tị nạn

Đất nước ta luôn có những chính sách pháp luật hỗ trợ cho những trẻ em không quốc tịch cư trú tại Việt Nam, trẻ em lánh nạn, tị nạn được bảo vệ và hỗ trợ nhân đạo, được tìm kiếm cha, mẹ, gia đình theo quy định của pháp luật Việt Nam và Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên nhằm chung tay với thế giới để bảo vệ trẻ em phát triển toàn diện.

Như vậy pháp luật đã quy định những quyền cơ bản của trẻ em và đảm bảo thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.