Siêu máy tính đắt nhất the giới

Đứng đầu trong danh sách này là một hệ thống siêu máy tính của Nhật Bản với mức đầu tư 1,2 tỷ USD.
Chiếc siêu máy tính đầu tiên được ra đời vào đầu những năm 60 của thế kỉ trước tại trường Đại học Manchester. Tuy nhiên có thể bạn chưa nó hiệu năng của nó còn không bằng một chiếc máy tính để bàn ở thời điểm hiện tại. Dù vậy, chỉ trong vài thập kỷ, công nghệ đã phát triển nhanh đến nỗi hiện nay hiệu năng của siêu máy tính đã được tính bằng tiêu chuẩn petaFLOPS (tốc độ xử lý tương đương một triệu tỷ phép tính mỗi giây).

Dưới đây là 10 chiếc siêu máy tính được đầu tư nhất trong lịch sử. Cùng mức đầu tư "khủng", những hệ thống này cũng mang lại hiệu năng tương xứng.

1. IBM Roadrunner (Mỹ) - 130 triệu USD

Siêu máy tính đắt nhất the giới
 

Roadrunner là chiếc siêu máy tính được IBM phát triển cho phòng nghiên cứu Los Alamos National Laboratory tại New Mexico, Mỹ. Nó bắt đầu đi vào hoạt động từ năm 2008 và có thể đạt đến hiệu năng tối đa ở mức 1,7 petaFLOPS. Vào ngày 25 tháng 5 năm 2008, chiếc Roadrunner đạt hiệu suất 1,025 PFLOPs, khiến nó trở thành siêu máy tính đầu tiên trong danh sách 500 siêu máy tính của thế giới vượt qua mốc 1,0 petaFLOPS hiệu năng. Vào tháng 11 cùng năm, Roadrunner đạt đến hiệu suất 1,456 PFLOPS.

Theo Supermicro Green500, vào năm 2008, Roadrunner là siêu máy tính tiết kiệm năng lượng thứ 4 trên thế giới. Chiếc máy này ngừng hoạt động vào cuối tháng 3 năm 2013 và bị thay thế bởi một siêu máy tính khác nhỏ và tiết kiệm năng lượng hơn nữa với tên gọi Cielo.

2. Vulcan BlueGene/Q (Mỹ) - 100 triệu USD

Siêu máy tính đắt nhất the giới
 

Vulcal cũng là chiếc siêu máy tính  được IBM phát triển cho Bộ Năng lượng Hoa Kỳ (DoE) và được đặt tại Phòng thí nghiệm Quốc gia Lawrence Livermore, California. Vulcan có hiệu suất tối đa đạt 5 petaFLOPs và hiện đang được xếp ở vị trí số 9 trong danh sách những chiếc siêu máy tính mạnh nhất thế giới, theo Top500.org.

Được biết, Vulcan lần đầu tiên được đưa vào vận hành vào năm 2013 với tính ứng dụng trong lĩnh vực nghiên cứu sinh học, vật lý plasma, khoa học khí tượng, hệ thống phân tử...

3. SuperMUC (Đức) - 111 triệu USD

Siêu máy tính đắt nhất the giới
 

Hiện đang xếp ở vị trí số 14 trong danh sách những siêu máy tính mạnh nhất thế giới, SuperMUC được vận hành bởi Trung tâm Siêu máy tính Leibniz (LRZ) thuộc Viện Khoa học Bavarian. SuperMUC được phát triển bởi IBM, vận hành nhờ hệ điều hành Linux và có chứa hơn 19.000 chip xử lý Intel và Westmere-EX với hiệu suốt tối đa có thể đạt là 3 PFLOPS.

SuperMUC khá nổi bật ở thời điểm được công bố nhờ được áp dụng một hệ thống làm mát mới của IBM có tên Aquasar (sử dụng nước nóng để làm mát hệ thống vi xử lý). Cơ chế này được cho là làm giảm tới 40% chi phí điện năng được dùng để làm mát hệ thống.

SuperMUC được sử dụng bởi các nhà khoa học Châu Âu trong rất nhiều lĩnh vực có thể kể đến như y học, vật lý học thiên thể, cơ học lượng tử, khoa học đời sống, mô phỏng các cuộc động đất...

4. Trinity (Mỹ) - 174 triệu USD

Siêu máy tính đắt nhất the giới
 

Với sứ mệnh đảm bảo các lò phản ứng hạt nhân của Mỹ hoạt động an toàn, bảo mật và hiệu quả, chính phủ nước này đã đổ vào công ty siêu máy tinh Cray đến 174 triệu USD để dựng lên Trinity. Hiện chưa rõ thời điểm cỗ máy này được đưa vào vận hành.

5. Sequoia BlueGene/Q (Mỹ) - 250 triệu USD

Siêu máy tính đắt nhất the giới
 

Sequoia BlueGene/Q tiếp tục được phát triển bởi IBM cho cơ quan quản lý an ninh hạt nhân quốc gia của Mỹ NNSA. Nó được khai thác bắt đầu từ tháng 6 năm 2012 và nhanh chóng trở thành thiết bị máy tính mạnh nhất thế giới lúc bấy giờ. Trải qua ba năm, đến nay Sequoia BlueGene/Q vẫn chệm trệ ở vị trí số 3 trong Top 500 siêu máy tính với tốc độ tối đa lý thuyết có thể đạt 20 FLOPS.

Sequoia BlueGene/Q cũng thu hút sự chú ý bởi nó là hệ thống đầu tiên vượt qua ngưỡng hiệu suất 10 PFLOPS.

6. ASC Purple và BlueGene/L (Mỹ) - 290 triệu USD

Siêu máy tính đắt nhất the giới
 

ASC Purple và BlueGene/L là hai chiếc máy tính trong một hệ thống siêu máy tính được công bố bởi Bộ Năng lượng Hoa Kỳ vào năm 2002. Chúng được lắp đặt tại Phòng Thí nghiệm Lawrence Livermore và dừng hoạt động từ năm 2010. Ở thời điểm đó, ASC Purple xếp thứ 66 trong danh sách Top 500 siêu máy tính.

Ở họp báo ra mắt hệ thống siêu máy tính nói trên, Bộ Năng lượng Hoa Kỳ nói nó có nhiều sức mạnh xử lý hơn 1,5 lần bất cứ máy tính nào trong danh sách Top 500.

7. Sierra và Summit (Mỹ) - 325 triệu USD

Siêu máy tính đắt nhất the giới
 

Được dựng lên nhờ công nghệ IBM Power Servers và NVIDIA Tesla GPU, hai siêu máy tính có tên Sierra và Summit sẽ được lắp đặt vào 2017. Chúng được kỳ vọng sẽ giúp Mỹ một lần nữa có được vị trí đầu tiên trong lĩnh vực siêu máy tính.

Hiện nay, máy tính nhanh nhất thế giới với hiệu suất 55 FLOPs là chiếc Tinahe-2 của Trung Quốc. Chiếc siêu máy tính của quốc gia tỷ dân này có hiệu suất nhanh gấp đối chiếc máy tính  đứng ở vị trí số 2. Tuy nhiên, khi hoàn thiện, Sierra được cho là se có hiệu suất hơn 100 FLOPS trong khi đó con số này của Summit là 300 FLOPS.

8. Tianhe - 2 (Trung Quốc) - 390 triệu USD

Siêu máy tính đắt nhất the giới
 

Được phát triển bởi đội ngũ gồm 1.300 kỹ sư và nhà khoa học cùng mức đầu tư khổng lồ, Tianhe-2 (tạm dịch: Thiên hà 2) hiện đang là chiếc máy tính có hiệu suất khủng nhất trên thế giới. Thực tế, Tianhe-2 đã giữ vị trí này từ năm 2013.

Tianhe-2 được cho là có khả năng thực hiện 33.860 tỷ tỷ phép tính mỗi giây. Để có được cái nhìn đơn giản hơn về khả năng của hệ thống này, chúng ta có thể làm một phép so sánh nhỏ. Cụ thể, số lượng phép tính Tianhe-2 có thể thực hiện trong một giời tương tương số lượng phép tính được thực hiện bởi 1,3 tỷ người trong... 1.000 năm.

9. Earth Simulator (Nhật Bản) - 500 triệu USD

Siêu máy tính đắt nhất the giới
 

Earth Simulator (ES) được phát triển từ năm 1997 với chi phí 60 tỷ ye (tương đương 500 triệu USD). Chức năng chính của hệ thống siêu máy tính này là chạt các mô phỏng khí hậu thế giới và đo đặt mức độ ảnh hưởng của hiện tượng nóng lên toàn cầu cũng như các vấn đề liên quan đến địa chất.

ES được hoàn thiện vào năm 2002 và đã từng một thời gian là chiếc siêu máy tính nhanh nhất thế giới.

10. Fujitsu K (Nhật Bản) - 1,2 tỷ USD

Siêu máy tính đắt nhất the giới
 

Với mức đầu tư khủng nhất trong danh sách này, Fujitsu K hiện đang là chiếc siêu máy tính có hiệu suất tốt thứ 4 trên thế giới với tốc độ tối đa đạt 11 FLOPS. Được biết, Fujitsu K có tốc độ nhanh gấp 60 lần ES. Một năm vận hành chiếc máy này tốn 10 triệu USD cùng lượng điện năng 9.89 MW, tương đương lượng điện năng 10.000 hộ gia đình sử dụng.

Theo Kenh14

Trên thế giới có hàng ngàn chiếc siêu máy tính với công suất lớn, có thể tính toán hàng nghìn đến hàng triệu tỉ phép tính trong 1 giây. Với sự phát triển ngày càng nhanh chóng của ngành kỹ thuật, việc các công ty lớn đầu tư vào để sản xuất các siêu máy tính ngày càng tăng. Bạn có thắc mắc Top 10 siêu máy tính đắt giá nhất hành tinh trong năm 2015 là gì? Cùng tìm hiểu trong nội dung bài viết dưới đây để cập nhật những thông tin hữu ích nhé!

Danh sách Top 10 siêu máy tính đắt giá nhất hành tinh trong năm 2015

Vulcan BlueGene/Q (Mỹ): 100 triệu USD

Đứng thứ 10 trong danh sách là máy chiếc siêu máy tính có tên Vulcan được đặt tại Phòng thí nghiệm Quốc gia Lawrence Livermore ở Livermore, California, Mỹ. Chiếc máy tính 24-rack này được tạo ra bởi IBM và có hiệu suất 5 petaflop/s (1 petaflop/s tương ứng với 1 triệu tỷ phép tính được tính toán trong 1 giây) và hiện đang đứng thứ 9 trong 10 chiếc máy tính nhanh nhất hành tinh.

Siêu máy tính đắt nhất the giới

Top 10 siêu máy tính đắt giá nhất hành tinh

SuperMUC (Đức): 111 triệu USD

SuperMUC hiện là chiếc máy tính nhanh thứ 14 trên thế giới, bị loại khỏi top 10 vào năm 2013 do các máy tính đời sau. SuperMUC hiện đang hoạt động dựa trên hệ thống máy chủ IBM iDataPlex với 300TB RAM và công nghệ siêu kết nối InfiniBand đảm bảo việc 147.456 nhân hoạt động cùng 1 lúc và đạt công suất 2,9 petaflop/s.

Tại thời điểm công bố thì SuperMUC nổi bật hơn các siêu máy tính khác nhờ công bố áp dụng phương pháp làm mát có tên là Aquasar. Bằng cách sử dụng nước nóng để làm mát thay cho sử dụng không khí như nhưng siêu máy tính trước đó, Aquasar đã giúp tiết kiệm gần 40% chi phí điện năng được dùng để làm mát hệ thống.

Siêu máy tính đắt nhất the giới

Top 10 siêu máy tính đắt giá nhất hành tinh

IBM Roadrunner (Mỹ) – 130 triệu USD

Roadrunner là siêu máy tính được xây dựng bởi phòng thí nghiệm IBM và được đưa vào hoạt động từ năm 2008.

Ngày 25/5/2008, chiếc siêu máy tính này đạt hiệu suất 1,026 petaflop/s và trở thành chiếc máy tính đầu tiên trên thế giới duy trì hiệu suất trên 1 petaflop/s. Tuy nhiên chiếc máy tính này đã dừng hoạt động vào ngày 31/3/2013 và được thay thế bởi 1 siêu máy tính tiết kiệm năng lượng hơn là Cielo.

Roadrunner chủ yếu được sử dụng vào nghiên cứu mô hình phân rã hạt nhân của Mỹ.

Siêu máy tính đắt nhất the giới

Top 10 siêu máy tính đắt giá nhất hành tinh

>> Xem thêm: Dịch vụ cho thuê VPS giá rẻ chỉ có tại VDO

Trinity (Mỹ): 174 triệu USD

Chính phủ Mỹ đã đầu tư 174 triệu $ vào công ty siêu máy tính Cray xây dựng Trinity nhằm đảm bảo các lò phản ứng hạt nhân hoạt động an toàn. Hiện tại vẫn chưa rõ khi nào Trinity được đưa vào hoạt động.

Siêu máy tính đắt nhất the giới

Top 10 siêu máy tính đắt giá nhất hành tinh

Sequoia BlueGene/Q (Mỹ): 250 triệu USD

Tháng 6/2012, Sequoia được đưa vào hoạt động. Ngay lập tức nó trở thành siêu máy tính nhanh nhất thế giới vào thời điểm đấy theo TOP500.org. Hiện tại thì Sequoia đang đứng thứ 3 thế giới với tốc độ xử lý là 20 petaflop/s.

Sequoia hiện đang được sử dụng trong một số ứng dụng khoa học cũng như thiên văn học, năng lượng, biến đổi khí hậu, etc…

Siêu máy tính đắt nhất the giới

Top 10 siêu máy tính đắt giá nhất hành tinh

ASC Purple và BlueGene/L (Mỹ): 290 triệu USD

Hai siêu máy tính này được xây dựng bởi IBM vào năm 2002 với giá trị là 290 triệu USD. Chúng được lắp đặt vào năm 2005 tại Lawrence Livermore Lab và đã ngừng hoạt động vào năm 2010.

ASC Purple được sử dụng trong lĩnh vực hạt nhân trong khi BlueGene/L thì lại được sử dụng trong lĩnh vực khoa học.

Siêu máy tính đắt nhất the giới

ASC Purple và BlueGene/L (Mỹ)

Sierra và Summit (Mỹ): 325 triệu USD

Sierra và Summit được xây dựng bằng cách sử dụng máy chủ IBM Power và NVDIA Tesla GPU và dự kiến được lắp đặt vào năm 2017.

Sierra và Summit được cho là sẽ giúp Mỹ giành lại vị trí đứng đầu về tốc độ xử lý siêu máy tính khi hiện nay máy tính đang đứng đầu là Tianhe-2 của Trung Quốc.

Siêu máy tính đắt nhất the giới

Top 10 siêu máy tính đắt giá nhất hành tinh

Tianhe-2 (Trung Quốc): 390 triệu USD

Siêu máy tính Tianhe-2 của Trung Quốc là siêu máy tính nhanh nhất thế giới năm 2015. Tianhe-2 được phát triển bởi một nhóm 1.300 nhà khoa học và kỹ sư, và đang được đặt tại Trung tâm Siêu máy tính Quốc gia ở Quảng Châu..

Tianhe-2 có khả năng thực hiện 33.860 tỷ phép tính mỗi giây. Một giờ tính toán của siêu máy tính này tương đương với 1.000 năm thực hiện các phép tính khó của 1,3 tỷ người.

Siêu máy tính đắt nhất the giới

Top 10 siêu máy tính đắt giá nhất hành tinh

Nhưng hiện tại Trung Quốc vừa phát triển 1 chiếc siêu máy tính mới có tên là Sunway TaihuLight  với tốc độ tính toán lên đến 93 petaflop/s.

Earth Simulator (Nhật Bản): 500 triệu USD

          Earth Simulator được chính phủ nhật bản phát triển từ năm 1997 và hoàn thành năm 2002. Dự án tiêu tốn 60 tỉ yên tương đương với 500 triệu USD và đứng top 1 trong siêu máy tính nhanh nhất thế giới từ 2002 – 2004.

Siêu máy tính đắt nhất the giới

Top 10 siêu máy tính đắt giá nhất hành tinh

Fujitsu K (Nhật Bản): 1,2 tỷ USD

Sở hữu hai siêu máy tính đắt tiền nhất trên thế giới nhưng chỉ xếp ở vị trí thứ tư trong top siêu máy tính có tốc độ xử lý nhanh nhất thế giới.

Khả năng xử lý hiện tại của siêu máy tính này khoảng 10 triệu tỷ phép tính mỗi giây, mặc dù tốc độ xử lý tối đa trên lý thuyết là 11 pflop. Hệ thống này tiêu tốn 140 tỷ Yen, tương đương 1,2 tỷ USD để tạo ra.

Hiện nay, siêu máy tính K được đặt tại Viện RIKEN nhằm hỗ trợ nâng cao Khoa học tính toán (nhanh hơn Earth Simulator 60 lần). Fujitsu K tiêu tốn khoảng 10 triệu USD/năm để vận hành và sử dụng 9,89 MW năng lượng, tương đương lượng năng lượng dùng cho gần 10.000 ngôi nhà ở ngoại ô hoặc một triệu máy tính để bàn được kết nối.

Siêu máy tính đắt nhất the giới

Trên đây là danh sách Top 10 siêu máy tính đắt giá nhất hành tinh, bạn có muốn biết TOp 5 các trung tâm dữ liệu cho đặt máy chủ tốt nhất Việt Nam hay không ? Vui lòng để lại comment câu hỏi thắc mắc bên dưới đây.

About admin

Công ty Cổ phần VDO được thành lập và chính thức gia nhập thị trường từ ngày 28/07/2009, chúng tôi tự hào là nhà cung cấp các sản phẩm, dịch vụ, giải pháp công nghệ thông tin và viễn thông hàng đầu Việt Nam, mang đến giải pháp toàn diện giúp các doanh nghiệp xây dựng hệ thống Công nghệ thông tin, tối ưu cho các hoạt động quản lý, sản xuất kinh doanh, đẩy nhanh quá trình số hóa, chuyển đổi số của doanh nghiệp bắt kịp cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0