Sinh mổ bao lâu thì nằm úp được

Mẹ sinh mổ có nên nằm than không? Tại sao?

Thứ Hai ngày 23/03/2020

  • Phụ nữ sau sinh mổ ăn rau lang được không?
  • Sinh mổ có được ăn đỗ xanh không?
  • Sinh mổ ăn mì gói được không và ăn như thế nào?

Mẹ sau sinh mổ có nên nằm than không? Đây là câu hỏi được các mẹ bầu sau sinh quan tâm nhiều nhất hiện nay. Bài viết hôm nay sẽ giúp bạn có lời giải đáp cụ thể nhất nhé!

Sinh mổ là phương pháp được nhiều mẹ lựa chọn nhất hiện nay, nó không chỉ giúp mẹ bầu vượt cạn nhanh và còn giảm bớt những cơn đau do chuyển dạ. Tuy nhiên, mẹ sinh mổ thường phải kiêng đẻ sau 2 - 3 năm và cách chăm sóc cũng sẽ khó hơn. Vấn đề được nhiều mẹ quan tâm nhất sau sinh là mẹ sinh mổ có nên nằm than để giữ ấm cơ thể không? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Sinh mổ có nên nằm than?

Theo quan niệm của các bà, các mẹ từ ngàn xưa, phụ nữ sau khi con thường sẽ bị mất rất nhiều máu, hơn nữa các bộ phận bên trong cơ thể như tim, phổi, cơ, mạch máu cũng cần phải hoạt động nhiều hơn trong quá trình mang thai để nuôi con. Vì vậy, những sự thay đổi đột ngột sau khi sinh con dễ khiến thân nhiệt của mẹ bị thấp hơn bình thường. Theo đó, các mẹ sau sinh thường sẽ được nằm than để giữ ấm cơ thể, đồng thời giúp khí huyết lưu thông và giúp mẹ không còn cảm giác đau nhức mình mẩy, không bị lạnh run.

Sinh mổ bao lâu thì nằm úp được

Mẹ sau sinh mổ có nên nằm than

Vậy quan niệm trên là đúng hay sai và mẹ sinh mổ có nên nằm than không? Theo các bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo thì mẹ sau sinh không nên thực hiện biện pháp nằm than. Và quan niệm nằm than sau sinh là một quan niệm sai lầm, nó có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của mẹ và nguy cơ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm.

Ảnh hưởng đến hô hấp và nguy cơ tử vong

Trên thực tế, việc nằm than sau khi sinh mổ có thể gây nguy hiểm cho đường hô hấp của cả mẹ và con. Bởi trong than có chứa rất nhiều khí CO2, đây là khí độc không tốt cho mẹ đặc biệt là dễ khiến trẻ bị ngạt thở thậm chí có thể gây nguy cơ tử vong. Hệ hô hấp của trẻ khá non nớt nên nếu hít phải dù chỉ là một lượng nhỏ nhất cũng sẽ gây ảnh hưởng xấu đến trẻ, gây viêm phổi cho cả mẹ và bé.

Đặc biệt đối với những trẻ sinh mổ, việc nằm than sẽ lại nguy hiểm hơn bởi sẽ khiến chất đàm nhớt bên trong cơ thể bé chưa được thải ra ngoài đã bị khô cứng lại. Dẫn đến nguy cơ bé bị bệnh về đường hô hấp và khó có thể trị dứt điểm được.

Nguy cơ mắc các bệnh về da

Làn da của trẻ sơ sinh vẫn còn đang rất non nớt, không thể chịu được sức nóng của than. Nên nếu mẹ nằm than quá nóng có thể khiến da bé bị bỏng. Bên cạnh đó, việc tro than bám vào người trẻ cộng với mồ hôi sẽ dễ dẫn đến việc trẻ bị mắc các bệnh về da, nhẹ thì bị rôm sảy, nặng thì bị nhiễm trùng da rất nguy hiểm. Nếu mẹ không phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn tới nhiễm trùng máu.

Suy giảm sức khỏe

Việc mẹ làm ấm cơ thể bằng bếp than cũng có thể khiến cơ thể của mẹ và bé bị suy yếu đi. Bởi nhiệt độ của bếp than không phải lúc nào cũng giống nhau, có lúc nóng hừng hực có lúc lại tắt ngấm. Sự thay đổi nhiệt độ đột ngột này sẽ dễ khiến cơ thể của mẹ và bé không thích ứng kịp và dễ gây sốc nhiệt.

Vậy mẹ sinh mổ có nên nằm than không? Câu trả lời ở đây là không. Trên thực tế, việc mẹ nằm than sau sinh cũng chỉ có một mục đích là giúp giữ ấm cho cơ thể của mẹ và bé. Tuy nhiên, cách này thường tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ gây hại nên tốt nhất những mẹ bầu sau sinh, đặc biệt là những mẹ sinh mổ không nên áp dụng cách này.

Sinh mổ bao lâu thì nằm úp được

Nằm than sau sinh có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và con

Vậy mẹ sau sinh mổ có thể sưởi ấm bằng cách nào?

Mẹ nằm than sau sinh là quan niệm đã có từ rất lâu với mục đích giúp giữ ấm cho mẹ và bé. Tuy nhiên, phương pháp này cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây nguy hiểm đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Dưới đây là một số phương pháp giữ ấm cơ thể hiệu quả, an toàn nhất cho mẹ và bé mà mẹ có thể áp dụng:

- Mặc nhiều quần áo: Đây là một trong những cách đơn giản giúp mẹ giữ ấm cơ thể hiệu quả. Mẹ có thể mặc nhiều áo ấm, đi tất, mang bao tay, mặc đồ dài, khăn choàng cổ trong thời gian ở cữ.

- Sử dụng rượu gừng, nghệ: Đây cũng là cách giữ ấm cơ thể an toàn và được nhiều người ưa chuộng nhất. Mẹ có thể dùng rượu gừng, rượu nghệ để thoa đều kết hợp với việc massage sẽ giúp giữ ấm cơ thể, kích thích các huyệt dưới da hoạt động, làm đẹp da và giảm mỡ bụng hiệu quả.

- Sử dụng các thiết bị sưởi: Mẹ có thể sử dụng các thiết bị sưởi khác như quạt sưởi, lò sưởi, điều hòa hai chiều để đảm bảo an toàn hơn cho sức khỏe của cả mẹ và bé.

Sinh mổ bao lâu thì nằm úp được

Sau sinh mẹ có nhiều cách sưởi ấm cơ thể ngoài việc hơ than

Sinh mổ mẹ cần tránh những điều gì?

Bên cạnh việc mẹ không nên nằm than sau sinh mổ, để sức khỏe của mẹ sớm được hồi phục và chăm sóc tốt cho con, mẹ cần tránh một số vấn đề sau:

- Tắm nước lạnh: Đối với mẹ sinh mổ, việc tắm nước lạnh có thể sẽ khiến vết mổ bị nhiễm trùng khi chưa lành. Và trước khi tắm, mẹ nên dùng gạc băng bó vết thương cẩn thận để tránh làm ướt vết thương.

- Nằm nhiều: Mẹ sau sinh nếu nằm quá nhiều có thể sẽ khiến quá trình hồi phục vết mổ chậm hơn do nước ối bị tích tụ ở tử cung, khí huyết ứ trệ, dính ruột gây nguy hiểm cho sức khỏe. Các bác sĩ cũng thường khuyên mẹ nên đi lại ở mức độ vừa phải và tránh vận động nhiều sau sinh mổ.

- Nằm nghiêng: Mẹ khi nằm nghiêng có thể khiến vết thương bị căng tức và gây đau đớn. Vì vậy, mẹ sau sinh mổ nên hạn chế nằm nghiêng để giúp mẹ cảm thấy thoải mái và vết thương mau lành hơn.

Với những chia sẻ trên đây hy vọng mẹ sẽ có lời giải đáp thỏa đáng có câu hỏi sinh mổ có nên nằm than không. Và từ đó sẽ giúp mẹ biết được cách sưởi ấm làm ấm cơ thể hiệu quả và an toàn nhất nhé!

Thủy Phan

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

  • sau sinh
  • sinh mổ

Sinh mổ bao lâu thì nằm úp được

Bà mẹ sau sinh mổ cần nằm nghiêng, vết mổ sẽ bớt đau. Ảnh: bellybelly.com.au

Không nên nằm ngửa

Sau khi mổ, tác dụng của thuốc mê không còn nữa, vết mổ bắt đầu đau. Nằm ngửa trên giường là không tốt, sẽ cảm thấy đau đớn hơn, tử cung co thắt. Vì vậy cần nằm nghiêng, kê gối, mền cao sau lưng sao cho thoải mái, giảm việc di động của cơ thể, vết mổ sẽ bớt đau.

Không ngủ nhiều

Sau khi phẫu thuật, bạn nên nghỉ ngơi, nhưng không nên ngủ nhiều, nước ối sẽ bị tích tụ ở tử cung. Bạn cần khởi động chân tay nhẹ nhàng để lấy lại cảm giác. Ngồi dậy nhẹ nhàng để tăng cường sự hoạt động của ruột, dạ dày, điều tiết khí sớm, tránh trường hợp bị dính ruột cùng các mạch máu bị tắc. Nên cho trẻ bú sữa sớm, không nên để sữa chảy, vú căng.

Không ăn no, ăn tanh

Sau khi mổ sinh, ruột bị kích thích, dạ dày bị ức chế, sự hoạt động của ruột giảm. Do đó, sau khi phẫu thuật mà ăn nhiều sẽ tiêu hóa khó khăn, tích tụ lâu dễ dẫn tới táo bón và tăng thêm khí trong ruột khiến bụng bị đầy hơi, không có lợi cho việc hồi phục sức khỏe. Cho nên sau phẫu thuật khoảng sáu giờ thì không được ăn gì, khi ruột đã dần dần khôi phục chức năng mới nên ăn uống. Sản phụ nên tránh những món ăn có tính hàn như cua, rau đay. Không nên ăn quá sớm những thức ăn tanh như cá, ốc, nó sẽ ức chế sự ngưng tụ của máu, không có lợi cho việc đông máu sau khi mổ và khiến vết thương lâu lành. Nên ăn mướp, thịt nạc, rau đậu, cà chua, chuối.

Không làm việc sớm

Nên tránh các hoạt động nặng, người mẹ sau mổ sinh cần hết sức giữ gìn, khôi phục sức khỏe để vết thương chóng lành, không nên làm các việc lặt vặt trong gia đình sớm.

Kiêng lạnh

Sau khi sinh, thận khí bị suy nhược nên sản phụ dễ bị nhiễm lạnh. Vì vậy, không được tắm nước lạnh, giặt quần áo hoặc uống đá lạnh. Tuy nhiên, nếu không đụng cả đến nước nóng, suốt  tháng không lau mình như một số người thì lại không tốt. Cơ thể lâu không tắm rửa sẽ là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn phát triển, gây bệnh cho mẹ và lây sang con (như viêm miệng, tưa lưỡi, tiêu chảy)...

Kiêng "chuyện ấy"

Ngoài ra, các sản phụ nên kiêng sinh hoạt tình dục một thời gian 4 - 6 tuần cho tử cung phục hồi. Nên tránh xúc động mạnh, ảnh hưởng đến tinh thần vì các stress có thể gây nguy hại cho sức khỏe sản phụ, gây thiếu sữa.

Giữ vệ sinh sạch sẽ

Đặc biệt là khu vực bụng, nơi có vết thương chưa lành cùng với âm đạo, nên pha nước ấm với thuốc rửa âm hộ để vệ sinh hàng ngày, vừa chống nhiễm trùng vừa giúp khử mùi hôi. Dùng chai nước nóng hoặc túi chườm nóng để chườm bụng, lưng và hai bên háng. Việc này có tác dụng chống đau lưng, mỏi gối, giúp cơ thể chóng hồi phục. Sau khi phẫu thuật chừng 3 - 4 tuần thì được tắm rửa, gội đầu.

Nguồn: Bệnh viện Bạch Mai - Hà Nội (Bộ Y tế)