So sánh bác sĩ chuyên khoa 1 và chuyên khoa 2

Trong cuộc sống thường ngày hay trong y khoa thường có những danh hiệu như bác sĩ chuyên khoa 1, bác sĩ chuyên khoa 2,… Vậy danh hiệu bác sĩ chuyên khoa 1 là gì? Chắc hẳn đây là điều không phải ai cũng hiểu rõ được. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp đầy đủ thông tin để giải thích bác sĩ chuyên khoa 1 là gì? Bác sĩ chuyên khoa 2 khác gì so với chuyên khoa 1.

Bác sĩ chuyên khoa 1 là gì?

Trong lĩnh vực y khoa, bác sĩ chuyên khoa 1 là người có cấp độ chuyên môn cao hơn bác sĩ nội trú và bác sĩ chuyên khoa định hướng. Có nghĩa là sau khi kết thúc 6 năm đào tạo trong ngành Y đa khoa, thêm 18 tháng để được cấp chứng chỉ hành nghề (bác sĩ chuyên khoa định hướng), thêm 2 năm học lên nữa thì mới trở thành một bác sĩ chuyên khoa 1. Tính đến đây, thời gian để trở thành bác sĩ chuyên khoa 1 mất khoảng 10 năm.

So sánh bác sĩ chuyên khoa 1 và chuyên khoa 2
Bác sĩ chuyên khoa 1 là gì?

Mô tả công việc

Bác sĩ chuyên khoa 1 sẽ sử dụng trình độ chuyên môn của mình để chẩn đoán, điều trị, chữa bệnh cho bệnh nhân. Đồng thời có trách nhiệm kiểm tra, giám sát các thủ tục giấy tờ để giới thiệu bệnh nhân đến các chuyên khoa khác. Bởi vì cơ thể con người là một cấu trúc phức tạp và có liên quan mật thiết đến nhau, đồng nghĩa với việc bệnh nhân sẽ cần được chăm sóc ở các khâu khác nữa.

So sánh bác sĩ chuyên khoa 1 và chuyên khoa 2
Chẩn đoán, điều trị cho bệnh nhân

Ví dụ bệnh nhân bị tiểu đường thì không thể phẫu thuật ngay được do rất nguy hiểm bởi các biến chứng hoặc có thể tử vong khi phẫu thuật, do đó bệnh nhân sẽ được kiểm soát đường huyết bởi một chuyên gia, và sau đó được tiến hành phẫu thuật bởi một bác sĩ phẫu thuật. Tất cả quy trình để giải quyết tình trạng bệnh của mỗi bệnh nhân đều được quản lý bởi một bác sĩ chuyên khoa 1.

Giờ làm việc

Do phải quản lý nhiều khâu trong quy trình chăm sóc bệnh nhân, bác sĩ chuyên khoa 1 có một lịch làm việc không cố định. Mọi sự sắp xếp đều có thể thay đổi do tính chất công việc và sẵn sàng cho mọi trường hợp khẩn cấp có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Do đó bác sĩ chuyên khoa 1 có thể túc trực tại bệnh viện cả ngày, hay đêm, cuối tuần, thậm chí có thể cả lễ Tết.

So sánh bác sĩ chuyên khoa 1 và chuyên khoa 2
Lịch làm việc của BSCK1 không cố định

Yêu cầu chuyên môn

Được hiểu như có “cấp hàm” cao hơn y sĩ đa khoa và bác sĩ chuyên khoa định hướng, thì bác sĩ chuyên khoa 1 phải đáp ứng các trình độ chuyên môn cao, thể hiện qua bằng cấp được Hội đồng y khoa công nhận. Nếu là giảng viên có bằng bác sĩ nội trú, bằng chuyên khoa 1 thì được tính xem như là trình độ Thạc sĩ. Thời gian học tập để trở thành bác sĩ chuyên khoa 1 cũng mất khoảng 10 năm, vì vậy không thể phủ nhận về trình độ chuyên môn của bác sĩ chuyên khoa 1 là khá cao. Họ chính là vốn quý của xã hội.

So sánh bác sĩ chuyên khoa 1 và chuyên khoa 2
Đòi hỏi trình độ chuyên môn cao

Nơi làm việc

Nơi làm việc của bác sĩ chuyên khoa 1 là ở các phòng khám, bệnh viện tư nhân hoặc công lập.

Bác sĩ chuyên khoa 2 là gì?

So sánh bác sĩ chuyên khoa 1 và chuyên khoa 2
Bác sĩ chuyên khoa 2 có chuyên môn cao hơn bác sĩ chuyên khoa 1

Nếu như trong một lĩnh vực chuyên khoa, bác sĩ chuyên khoa 1 có cấp độ chuyên môn cao hơn bác sĩ nội trú và bác sĩ chuyên khoa định hướng, thì bác sĩ chuyên khoa 2 lại có cấp độ chuyên môn cao hơn cả bác sĩ chuyên khoa 1. Có nghĩa là để trở thành bác sĩ chuyên khoa 2 thì trước đó phải là bác sĩ chuyên khoa 1, và mất thêm 2 năm để học lên.

Bác sĩ chuyên khoa 3 là gì?

Ở Việt Nam chỉ đào tạo đến bác sĩ chuyên khoa 2, do đó không có hình thức đào tạo bác sĩ chuyên khoa 3.

Chuyên môn bác sĩ chuyên khoa nào giỏi nhất

Bác sĩ chuyên khoa 2 được xem là giỏi nhất do có trình độ chuyên môn cao hơn bác sĩ nội trú, bác sĩ chuyên khoa định hướng và bác sĩ chuyên khoa 1.

So sánh bác sĩ chuyên khoa 2 và 1

So với bác sĩ chuyên khoa 1 được tính tương đương trình độ Thạc sĩ, bác sĩ chuyên khoa 2 được xem như tương đương trình độ Tiến sĩ. Về cơ bản, cả bác sĩ chuyên khoa 1 và 2 đều nắm sự quản lý tình trạng sức khỏe của bệnh nhân, nhưng bác sĩ chuyên khoa 2 vẫn giữ vị trí chủ chốt trong ngành do tốn nhiều thời gian học tập, nghiên cứu thực tiễn hơn so với bác sĩ chuyên khoa 1.

So sánh bác sĩ chuyên khoa 1 và chuyên khoa 2
BSCK2 trình độ cao hơn BSCK1

>>>Xem thêm: Tham vấn là gì? Tâm lý học tham vấn giải quyết được những vấn đề nào trong cuộc sống?

Quy định đào tạo bác sĩ chuyên khoa 1 là gì?

Học bác sĩ chuyên khoa thi khối nào?

Theo quy định trước đây, để được xét tuyển vào các trường Đại học Y khoa, thí sinh chỉ có thể thi khối B với các môn: Toán, Hóa, Sinh. Tuy nhiên, để phù hợp hơn với xu thế, Bộ Giáo dục đã nhân rộng mô hình đào tạo nhân lực trong lĩnh vực y khoa, hiện nay thí sinh đã có thể thi khối A với Toán, Lý, Hóa; khối C08 với Văn, Hóa, Sinh; khối D07 với Toán, Hóa, Anh; khối B01 với Toán, Sinh, Sử; khối B03 với Toán, Văn, Sinh; khối B04 với Toán, Sinh, GDCD; khối A02 với Toán, Lý, Sinh; khối D01 với Toán, Văn, Anh.

So sánh bác sĩ chuyên khoa 1 và chuyên khoa 2
Thi khối nào để trở thành BSCK1

Như vậy, ngành y đã chấp nhận thêm các khối A, A01, A02, B01, B03, B04, C08, D01, D07. Tùy vào năng lực của thí sinh, giờ đây cánh cửa bước vào ngành y đã rộng mở hơn, sẵn sàng nguồn nhân lực y khoa dồi dào cho xã hội.

Điều kiện xét tuyển của chuyên ngành bác sĩ

Điều kiện đào tạo bác sĩ chuyên khoa 1 là phải tốt nghiệp đại học chính quy hoặc không chính quy về chuyên ngành y khoa. Phải công tác trong các bệnh viện, phòng khám tối thiểu 12 tháng (nữ không quá 45 tuổi, nam không quá 50 tuổi). Có 2 hình thức đào tạo là hệ tập trung (học liên tục 2 năm) và hệ theo chứng chỉ (học từng đợt theo kế hoạch trong vòng 3 năm).

So sánh bác sĩ chuyên khoa 1 và chuyên khoa 2
Để trở thành BSCK1 bạn phải vượt qua điều kiện xét tuyển rất cao

Trở thành một bác sĩ là ước mơ của nhiều người. Do đó khi đã xác định được sự nghiệp mà bản thân muốn theo đuổi, ngay từ khi còn học phổ thông nên cố gắng đạt những thành tích tốt, đặc biệt là trong các môn sẽ thi vào ngành y. Bên cạnh hình thức xét tuyển truyền thống, một số trường Đại học áp dụng hình thức xét tuyển học bạ 3 năm THPT hoặc kết quả học tập lớp 12.

Thời gian và học phí đào tạo

So sánh bác sĩ chuyên khoa 1 và chuyên khoa 2
Thời gian và chi phí đào tạo

Sinh viên y khoa sau 6 năm Đại học cần thêm 18 tháng để được cấp chứng chỉ hành nghề. Lúc này các y sĩ đa khoa sẽ lựa chọn thực hành lâm sàng hoặc nghiên cứu để có thể học lên cao hơn.

Để trở thành bác sĩ chuyên khoa 1 thì cần phải học thêm khoảng 1 năm để trở thành bác sĩ chuyên khoa định hướng. Sau đó còn phải học tiếp 2 năm nữa, nghiên cứu và trình luận văn được Hội đồng Y khoa chấp thuận thì mới được cấp bằng bác sĩ chuyên khoa 1.

Năm 2020-2021, học phí đào tạo bác sĩ chuyên khoa 1 là 35-50 triệu đồng/năm học (10 tháng). Còn với bác sĩ chuyên khoa 2 là 42-60 triệu đồng/năm học.

Chính vì chương trình đào tạo tốn rất nhiều thời gian nên người học cần chuẩn bị đủ về mặt tài chính. Bởi khi đã bước chân vào ngành học, cho dù có chán nản cũng khó có thể chọn lại, hãy kiên định.

Cơ hội của bác sĩ chuyên khoa 1 là gì?

Thực trạng hiện nay Việt Nam còn đang thiếu hụt nhân lực ngành y khoa, nên 99% sinh viên tốt nghiệp đều có việc làm ngay. Đây là con số thực tế phản ánh tình trạng không cân xứng. Số bác sĩ trên cả nước năm 2019 là 96,2 nghìn người, tương đương 8,8 bác sĩ trên 10.000 dân.

Như vậy chỉ có khoảng 8 – 9 bác sĩ để chăm sóc sức khỏe cho 10.000 dân, ngành y tế Việt Nam đang đứng trước những áp lực to lớn. Đây là những con số tính chung số lượng bác sĩ trên cả nước, còn số lượng bác sĩ chuyên khoa 1 sẽ thấp hơn rất nhiều. Chính vì vậy, mở rộng đầu vào cho ngành y là sự đúng đắn; tuy vậy số lượng cũng nên đi đôi với chất lượng.

So sánh bác sĩ chuyên khoa 1 và chuyên khoa 2
Bác sĩ là vốn quý của cộng đồng

Bác sĩ chuyên khoa 1 hay 2 đều là những vị trí chủ chốt cho nền y tế cộng đồng. Do vậy họ chính là những vốn quý của cộng đồng, xã hội và quốc gia.

>>>Xem thêm: Lương điều dưỡng là bao nhiêu? Cơ hội việc làm điều dưỡng mới nhất

Các trường đào tạo bác sĩ chuyên khoa tốt nhất Việt Nam?

Trường Đại học Y Hà Nội

Cùng với bề dày lịch sử, Đại học Y Hà Nội là trường đào tạo ngành Y – Dược tốt nhất Việt Nam. Nơi đây là cơ sở đào tạo bác sĩ, cán bộ y tế hàng đầu cả nước. Chất lượng đầu vào khá cao với điểm thi top đầu quốc gia.

So sánh bác sĩ chuyên khoa 1 và chuyên khoa 2
Trường đại học Y Hà Nội

Học viện Quân y

Trực thuộc Bộ quốc phòng, trường đào tạo bác sĩ, y sĩ, dược sĩ trình độ trung cấp, Đại học và sau Đại học. Học viên học tại trường được hưởng chế độ hỗ trợ của Nhà nước, được ưu tiên sắp xếp có việc làm tại các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội sau khi tốt nghiệp. Học viện có điểm đầu vào cao và tiêu chuẩn quân đội mang tính kỷ luật cao.

So sánh bác sĩ chuyên khoa 1 và chuyên khoa 2
Học viện Quân y

Trường Đại học Y dược TPHCM

Là trường y khoa hàng đầu khu vực miền Nam cũng như cả nước, trường hiện đang có hàng chục chương trình bậc Đại học và hàng trăm chương trình sau Đại học. Trường Đại học Y dược TPHCM là một trong những trường Đại học công lập lớn nhất cả nước, là trường đầu ngành về lĩnh vực y tế và có ảnh hưởng lớn với các cơ sở y tế khác. Chất lượng đầu vào đạt top đầu cả nước, mỗi ngành có 5 – 10 hồ sơ tuyển thẳng đối với các cá nhân có thành tích xuất sắc trong khu vực và quốc tế.

So sánh bác sĩ chuyên khoa 1 và chuyên khoa 2
Trường đại học Y dược

Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch

Là trường có lịch sử còn non trẻ nhưng Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch đang được đánh giá khá cao nhờ những bổ sung nhân lực cho ngành y tế dồi dào. Hàng năm trường nhận được số nhiệm sở yêu cầu từ Thành phố và Trung ương gấp 5 lần số bác sĩ và 4 lần số điều dưỡng tốt nghiệp. Trường cũng đang là nơi đào tạo sau Đại học cho hàng ngàn bác sĩ các chuyên khoa. Đây là trường công lập dưới sự quản lý của UBND TPHCM, Bộ Giáo dục và Bộ Y tế.

So sánh bác sĩ chuyên khoa 1 và chuyên khoa 2
Đại học y khoa Phạm Ngọc Thạch

Đội ngũ bác sĩ chuyên khoa 1,2 giỏi tại Việt Nam

Tại Việt Nam hiện nay, đội ngũ y bác sĩ có tay nghề cao rất nhiều, để liệt kê hết trong một bài viết thật không dễ dàng. Dưới đây là 3 cái tên tiêu biểu cho các bạn tham khảo. Để có thể tham khảo được nhiều bác sĩ giỏi hơn, bạn có thể tìm danh sách y bác sĩ giỏi trong các bệnh viện nổi tiếng như bệnh viện Đại học Y dược, bệnh viện Chợ rẫy, Bệnh viện nhân dân 115,…

Ths.BS. Nguyễn Văn Học

Ông hiện tại đang công tác tại bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM (từ 2017 đến nay). Với kinh nghiệm dày đặc từ năm 2001 đến nay như:

  • 2001 – 2011: Là bác sĩ nội trú và công tác ở Bệnh viện Bình Dân
  • 2011 – 2012: Với vai trò giảng viên bộ môn Ngoại tại Đại học Y Dược TPHCM
  • 2012 – 2017: Là thành viên khoa Y Đại học Quốc gia và Bệnh viện Bình Dân
  • 2017 – nay: Công tác tại bệnh viện Đại học Y Dược

Bác sĩ chuyên khoa 2 Lê Kim Sang

Hiện đang là trưởng khoa Tiêu hóa và Nội soi Tiêu hóa, Bệnh viện Quốc tế City
Từng giảng dạy tại các trường Trung Học Quân Y 2, Đại học Y Dược TP.HCM và Đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch.

Ông có hơn 30 năm kinh nghiệm điều trị trong lĩnh vực nội soi tiêu hóa, trong quá trình công tác đã đóng góp được 4 công trình nghiên cứu, báo cáo khoa học, bao gồm cả sách. Ông hiện cũng đang quản lý một phòng khám tư tại quận Tân Phú, TPHCM.

Bác sĩ Chuyên khoa 2 Trần Kiều Miên

Bà hiện đang là Phó chủ tịch hội Tiêu hoá TP.HCM, đồng thời đang giảng dạy bộ môn Nội – Bệnh viện Đại học Y dược TPHCM. Hiện bác sĩ đang công tác tại chuyên khoa Nội tiêu hóa – Nội soi – Phòng khám Đa khoa Quốc tế Yersin.

Hơn 40 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực tiêu hóa, trong đó bác sĩ Trần Kiều Miên đã có gần 20 năm cống hiến xây dựng và phát triển khoa Nội soi tiêu hóa tại Bệnh viện Đại học Y dược TPHCM.

Trên đây là tất cả những thông tin cần thiết để giải thích bác sĩ chuyên khoa 1 là gì? Khác gì so với bác sĩ chuyên khoa 2. Mong rằng những thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn. Đừng quên truy cập Muaban.net thường xuyên để biết thêm nhiều kiến thức bổ ích và thú vị nhé!

>>>Xem thêm:

__ Hương Martini __