So sánh luật quốc tế và luật quốc gia

So sánh Luật quốc gia và Luật quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (46.26 KB, 2 trang )

So sánh Luật quốc gia và Luật quốc tế
Luật quốc tế hiện đại là tổng thể những nguyên tắc, những qui phạm pháp luật
quốc tế do các chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật quốc tế xây dựng trên cơ sở tự
nguyện & bình đẳng, thông qua đấu tranh & thương lượng nhằm điều chỉnh mối quan
hệ nhiều mặt (chủ yếu là quan hệ chính trị) giữa các chủ thể luật quốc tế với nhau
(trước tiên & chủ yếu giữa các quốc gia) trong những trường hợp cần thiết cần thiết
luật quốc tế được bảo đảm thi hành bằng những biện pháp cưỡng chế riêng lẻ hoặc
tập thể do chính các chủ thể luật quốc tế thi hành hoặc bằng sức đấu tranh của nhân
dân cùng dư luận tiến bộ Thế giới.
Về đối tượng điều chỉnh pháp luật quốc gia điều chỉnh những quan hệ xã hội phát
sinh trong nội bộ phạm vi lãnh thổ , còn pháp luật quốc tế điều chỉnh những quan hệ
xã hội phát sinh trong đời sống sinh họat quốc tế giữa các chủ thể luật quốc tế.
Về chủ thể chủ thể luật quốc gia là thể nhân, pháp nhân & nhà nước tham gia với tư
cách là chủ thể đặc biệt khi nhà nước là một bên trong quan hệ, còn chủ thể của pháp
luật quốc tế là các quốc gia có chủ quyền, các dân tộc đang đấu tranh giành độc lập,
các tổ chức liên chính phủ & các chủ thể khác.
Về trình tự xây dựng Pháp Luật: việc xây dựng pháp luật & trình tự xây đựng pháp
luật của pháp luật quốc gia do cơ quan lập pháp thực hiện còn xây dựng & trình tự
xây dựng pháp luật quốc tế do không có cơ quan lập pháp nên khi xây dựng các qui
phạm thành văn bất thành văn chủ iếu do sự thỏa thuận giữa các chủ thể có chủ
quyền quốc gia của luật quốc tế.
Về biện pháp bảo đảm thi hành pháp luật quốc gia có bộ máy cưỡng chế tập trung
thường trực như quân đội, cảnh sát,tòa án nhà tù…làm biện pháp bảo đảm thi hành,
còn pháp luật quốc tế thì không có bộ máy cưỡng chế tập trung thường trực mà chỉ có
một số biện pháp cưỡng chế nhất định mang tính tự cưỡng chế dưới hình thức riêng
rẽ hoặc tập thể.
Về phương pháp điều chỉnh các ngành luật trong hệ thống pháp luật quốc gia có
phương pháp điều chỉnh khác nhau còn các ngành luật trong hệ thống pháp luật quốc
tế thì chỉ có một phương pháp điều chỉnh là sự thỏa thuận.

Cơ sở Mối quan hệ giữa luật quốc tế và luật quốc gia

Xuất phát từ hai chức năng cơ bản của nhà nước là chức năng đối nội và chức năng đối ngoại. Để thực hiện chủ quyền quốc gia trong phạm vi lãnh thổ, quốc gia phải sử dụng công cụ đến công cụ pháp lý cơ bản là pháp luật quốc gia, trong quan hệ quốc tế quốc gia phải sử dụng luật quốc tế. Mối quan hệ chặt chẽ giữa hai chức năng này là cơ sở đầu tiên để hình thành nên mối quan hệ chặt chẽ giữa luật quốc gia và luật quốc tế.

Sự có mặt của quốc gia trong cả quá trình ban hành và xây dựng luật quốc gia và luật quốc tế. Cụ thể:

+ Trong phạm vi lãnh thổ quốc gia, với tư cách là tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị, nhà nước có quyền ban hành pháp luật và bảo đảm thực thi pháp luật trong đời sống. PLQG do nhà nước ban hành nên luôn có tính giai cấp, trước hết là phản ánh quan điểm và đường lối chính trị của giai cấp cầm quyền.

+ Trong quan hệ quốc tế, nhà nước đại diện cho quốc gia tham gia vào quá trình xây dựng PL quốc tế. Mỗi quốc gia đều tận dụng mọi cơ hội và tìm mọi cách để lợi ích của quốc gia mình được thể hiện ở mức cao nhất. Chính vì vậy, PLQT mặc dù không do 1 QG ban hành song nó vẫn thể hiện được ý chí và bảo vệ lợi ích của quốc gia, mà cụ thể là ý chí và lợi ích của giai cấp cầm quyền trong QG đó.

Cả PLQG và PL QT đều thể hiện ý chí và lợi ích của giai cấp cầm quyền của mỗi QG. Do đó PLQT và PLQG gắn bó chặt chẽ với nhau, cùng bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của xã hội và cộng đồng QG đó.

– Bắt nguồn từ sự thống nhất về vai trò của 2 hệ thống PL: Đều là cơ sở để thiết lập, tăng cường quyền lực nhà nước; cơ sở để quản lý kinh tế, xã hội; đều góp phần tạo dựng những quan hệ mới và tạo môi trường ổn định để thiết lập, duy trì và phát triển các quan hệ quốc tế.

– Trong luật quốc tế tồn tại nguyên tắc Pacta sunt servanda, nguyên tắc này đặt ra nghĩa vụ cho các quốc gia khi tham gia vào quá trình xây dựng và thực hiện điều ước quốc tế, các quốc gia có nghĩa vụ tôn trọng triệt để và thực hiện nghiêm chỉnh điều ước đó. Pháp luật quốc gia ban hành, ngoài việc bảo đảm sự bình đẳng và thực hiện chủ quyền quốc gia còn phải phù hợp với các cam kết quốc tế.

VD: Việt Nam gia nhập WTO, phải có nghĩa vụ nội luật hóa pháp luật trong nước, đảm bảo sự phù hợp với các chuẩn mực trong các cam kết quốc tế của WTO.

Luật trong nước và quốc tế

Xác định sự khác biệt giữa luật trong nước và luật quốc tế là tương đối đơn giản, nếu bạn hiểu mỗi thuật ngữ đề cập đến điều gì. Thực tế, các thuật ngữ 'Luật trong nước' và 'Luật quốc tế' không xa lạ với nhiều người trong chúng ta, đặc biệt là những người trong chúng ta làm quen với lĩnh vực luật. Thuật ngữ 'Trong nước' gợi ý một cái gì đó là địa phương hoặc trồng tại nhà. Mặt khác, thuật ngữ 'Quốc tế' dễ hiểu là một cái gì đó mang tính toàn cầu hoặc một cái gì đó vượt ra ngoài biên giới quốc gia hoặc trong nước. Với ý tưởng cơ bản này, chúng ta hãy xem xét kỹ hơn các định nghĩa chính xác của hai thuật ngữ.