Soạn văn bài Tìm hiểu về phép lập luận chứng minh có trò chơi

Hướng dẫn soạn bài Tìm hiểu chung về phép lập luận giải thích Sách giáo khoa Ngữ Văn lớp 7 tập 2 được trình bày ngắn gọn, chi tiết nhất dưới đây để các em hiểu rõ hơn về bài học này, từ đó chuẩn bị tốt cho tiết học tới.

 Mục đích và phương pháp giải thích

Câu 1 sgk ngữ văn 7 tập 2

Trong cuộc sống, khi không rõ một vấn đề nào đó, người ta cần được giải thích.

Một số câu hỏi:

    + Vì sao phải trồng nhiều cây xanh ?

    + Vì sao phải ăn uống điều độ ?

    + Vì sao phải giữ gìn vệ sinh môi trường ?

Câu 2 ngữ văn 7 tập 2 sgk

Trong văn nghị luận, việc giải thích thường gắn với những vấn đề khái quát có liên quan đến tư tưởng, đạo lí, các chuẩn mực đạo đức, lối sống,... Chẳng hạn: Tình bạn là gì? Thế nào là trung thực? Vì sao phải khiêm tốn? Thế nào là Có chí thì nên?...

Câu 3 sgk ngữ văn lớp 7 tập 2

Đọc bài văn Lòng khiêm tốn và trả lời các câu hỏi.

- Nhan đề của bài văn có tác dụng nêu lên vấn đề giải thích: Lòng khiêm tốn.

- Những câu ở dạng định nghĩa:

    + Lòng khiêm tốn có thể được coi là một bản tính căn bản cho con người trong nghệ thuật xử thế và đối đãi với sự vật.

    + Con người khiêm tốn bao giờ cũng là người thường thành công trong lĩnh vực giao tiếp với mọi người.

    + Khiêm tốn là tính nhã nhặn, biết sống một cách nhún nhường, luôn luôn hướng về phía tiến bộ, tự khép mình vào những khuôn thước của cuộc đời, bao giờ cũng không ngừng học hỏi.

    + ... con người khiêm tốn là con người hoàn toàn biết mình, hiểu người, không tự mình đề cao vai trò, ca tụng chiến công của cá nhân mình cũng như không bao giờ chấp nhận một ý thức chịu thua mang nhiều mặc cảm tự ti đối với mọi người.

Cách giải thích:

    + Để giải thích về "lòng khiêm tốn", tác giả đã nêu ra những nhận định mang tính định nghĩa về lòng khiêm tốn, liệt kê các biểu hiện của lòng khiêm tốn, so sánh giữa người khiêm tốn và kẻ không khiêm tốn. Đây cũng chính là các cách giải thích.

    + Chỉ ra cái lợi của khiêm tốn - cái hại của không khiêm tốn, nguyên nhân của thói không khiêm tốn chính là nội dung giải thích.

Vậy giải thích trong văn nghị luận là làm cho người đọc hiểu rõ các tư tưởng, đạo lí, phẩm chất, quan hệ,... cần được giải thích, qua đó nâng cao nhận thức, bồi dưỡng trí tuệ, tình cảm cho con người. Để giải thích một vấn đề nào đó, người ta thường sử dụng cách nêu định nghĩa, liệt kê những biểu hiện, so sánh với các hiện tượng cùng loại khác, chỉ ra cái lợi, cái hại, nguyên nhân, hậu quả, cách phát huy hoặc ngăn ngừa,... Không nên dùng những cái khó hiểu hoặc không ai hiểu để giải thích những điều người ta chưa hiểu, cần hiểu.

Luyện tập Tìm hiểu chung về phép lập luận giải thích

Lòng nhân đạo

- Giải thích vấn đề "lòng nhân đạo";

- Các ý chính:

    + Lòng nhân đạo - lòng thương người;

    + Loài người còn đầy rẫy những cảnh khổ;

    + Biết xót thương, tìm cách giúp đỡ những cảnh khổ;

    + Phát huy lòng nhân đạo đến cùng và tột độ.

- Cách giải thích: kết hợp giữa lí lẽ với dẫn chứng;

    + Mở bài: Định nghĩa về lòng nhân đạo

    + Thân bài: Nêu dẫn chứng, chứng minh biểu hiện của lòng nhân đạo.

    + Kết bài: Kêu gọi mọi người cần phải phát huy lòng nhân đạo đến tột cùng.

Đọc thêm

Óc phán đoán và thẩm mĩ

- Giải thích vấn đề mối quan hệ giữa phán đoán (lí trí) và thẩm mĩ (rung động thẩm mĩ);

- Các ý chính:

    + Nhiều người có óc phán đoán rất đúng mà đồng thời lại thiếu óc thẩm mĩ;

    + Muốn thưởng thức một bài văn, ta dùng trái tim của ta trước rồi sau mới dùng lí trí;

    + Có thể dùng lí trí để hiểu cái đẹp nhưng quan trọng vẫn là phải luyện mĩ cảm.

Tự do và nô lệ

- Giải thích vấn đề "tự do và nô lệ";

- Các ý chính:

    + Loài người hơn loài vật là có quyền tự do;

    + Không có tự do, người ta cũng chỉ như súc vật;

    + Tự do nghĩa là muốn làm gì thì làm nhưng phải theo lẽ phải;

    + Nô lệ trái với tự do;

    + Không tự do tức là chết.

CLICK NGAY nút TẢI VỀ dưới đây để download soạn ngữ văn 7 bài Tìm hiểu chung về phép lập luận giải thích file word, pdf hoàn toàn miễn phí

Tài liệu hướng dẫn soạn bài Tìm hiểu chung về phép lập luận chứng minh gồm nội dung kiến thức cơ bản về phép lập luận chứng minh (mục đích, tính chất, các yếu tố) và gợi ý trả lời câu hỏi bài tập trang 41 - 43 SGK Ngữ văn 7 tập 2.

Với những hướng dẫn chi tiết trả lời câu hỏi sách giáo khoa dưới đây các em không chỉ soạn bài tốt mà còn nắm vững các kiến thức quan trọng của bài học này.

      Cùng tham khảo...

Soạn văn bài Tìm hiểu về phép lập luận chứng minh có trò chơi

Kiến thức cần nắm vững

- Trong đời sống, người ta dùng sự thật hay được gọi là chứng cứ xác thực để chứng tỏ một điều gì đó là đáng tin. Và trong văn nghị luận cũng vậy, chứng minh một phép lập luận sẽ dùng những lí lẽ, bằng chứng chân thực đã được thừa nhận để chứng tỏ luận điểm mới cần được chứng minh là đáng tin cậy.

- Các lí lẽ và bằng chứng dùng trong phép lập luận chứng minh cần phải có sự lựa chọn, thẩm tra, phân tích thì mới có sức thuyết phục.

Xem thêm: Soạn bài Cách làm văn lập luận chứng minh

Soạn bài Tìm hiểu chung về phép lập luận chứng minh chi tiết

Gợi ý trả lời câu hỏi bài tập soạn bài Tìm hiểu chung về phép lập luận chứng minh trang 41, 42, 43 SGK Ngữ văn 7 tập 2

I. Mục đích và phương pháp chứng minh

1 - Trang 41 SGK

Hãy nêu ví dụ và cho biết: Trong đời sống, khi nào người ta cần chứng minh? Khi cần chứng minh cho ai đó tin rằng lời nói của em là thật, em phải làm như thế nào? Từ đó, em rút ra nhận xét: Thế nào là chứng minh?

Trả lời:

Trong đời sống, khi người ta cần dùng sự thật để chứng tỏ một vấn đề thật giả thì người ta cần chứng minh. Khi cần chứng minh cho ai đó tin rằng lời nói của em là thật, em phải dẫn sự việc ấy ra, dẫn người chứng kiến sự vật ấy, đưa ra được các dẫn chứng, các lí lẽ làm sáng tỏ vấn đề. Chẳng hạn nói: “bạn A giỏi nhất lớp” thì phải có những dẫn chứng: Các môn học tổng kết cuối năm đạt loại giỏi, hơn các bạn khác; Đây là những con điểm thực chất chứ không phải quay cóp, gian lận; khả năng tiếp thu bài, làm bài tập được thầy cô thừa nhận...

Chứng minh là dùng sự thật (chứng cứ xác thực) để chứng tỏ một điều gì đó là đáng tin.

2 - Trang 41 SGK

Trong văn bản nghị luận, khi người ta chỉ được sử dụng lời văn (không được dùng nhân chứng, vật chứng) thì làm thế nào để chứng tỏ một ý kiến nào đó là đúng sự thật và đáng tin cậy?

Trả lời:

Trong văn bản nghị luận, khi người ta chỉ được dùng lời văn (không được dùng nhân chứng, vật chứng) thì khi chứng tỏ một ý kiến nào đó đúng sự thật và đáng tin cậy ta phải dùng lí lẽ, dẫn chứng để chứng tỏ một nhận định, lập luận nào đó là đúng đắn là đáng tin cậy.

3 - Trang 41 SGK

Đọc bài văn nghị luận sau và trả lời câu hỏi:

ĐỪNG SỢ VẤP NGÃ

   Đã bao lần bạn vấp ngã mà không hề nhớ. Lần đầu tiên chập chững bước đi, bạn đã bị ngã. Lần đầu tiên tập bơi, bạn uống nước và suýt chết đuối phải không ? Lần đầu tiên chơi bóng bàn, bạn có đánh trúng bóng không ? Không sao đâu vì... 

   Oan Đi-xray từng bị toà báo sa thải vì thiếu ý tưởng. Ông cũng nếm mùi phá sản nhiều lần trước khi sáng tạo nên Đi-xnây-len.

    Lúc còn học phổ thông, Lu-i Pa-xtơ chỉ là một học sinh trung bình. Về môn Hoá, ông đứng hạng 15 trong số 22 học sinh của lớp.

    Lép Tôn-xtôi, tác giả của bộ tiểu thuyết nổi tiếng Chiến tranh và hòa bình, bị đình chỉ học đại học vì "vừa không có năng lực, vừa thiếu ý chí học tập".

    Hen-ri Pho thất bại và cháy túi tới năm lần trước khi thành công.

    Ca sĩ Ô-pê-ra nổi tiếng En-ri-cô Ca-ru-xô bị thầy giáo cho là thiếu chất giọng và không thể nào hát được.

   Vậy xin bạn chớ lo sợ thất bại. Điều đáng sợ hơn là bạn đã bỏ qua nhiều cơ hội chỉ vì không cố gắng hết mình.

(Theo Trái tim có điều kì diệu)

Câu hỏi:

a) Luận điểm cơ bản của bài văn này là gì? Hãy tìm ra những câu mang luận điểm đó.

b) Để khuyên người ta "đừng sợ vấp ngã", bài văn đã lập luận như thế nào? Các sự thật được dẫn ra có đáng tin không? Qua đó, em hiểu phép lập luận chứng minh là gì?

Trả lời:

a) Luận điểm đã được nêu ở nhan đề bài đó là: đừng sợ vấp ngã.

Những câu mang luận điểm:

- Đã bao lần bạn vấp ngã mà không hề nhớ.

- Vậy xin bạn chớ lo thất bại.

b) Để khuyên người ta “đừng vấp ngã” bài văn đã lập luận, tác giả đã đưa ra những dẫn chứng hết sức xác thực theo trình tự lập luận:

* Mở bài:

+ Vừa giới thiệu hướng chứng minh.

+ Vừa giới thiệu khách quan các bằng chứng có thật đã được thừa nhận không thể chối cãi. Chẳng hạn “Lần đầu tiên chơi bóng bàn, bạn có đánh trúng bóng không?” là một sự thật: Dường như không đánh trúng!

* Thân bài:

- Nêu cụ thể năm bằng chứng.

+ Oan Đi-xnây nhiều lần phá sản và cuối cùng sáng tạo nên Đi-xnây-len.

+ Lu-i Pa-xtơ là học sinh trung bình, cụ thể là môn Hóa - cái môn sau này làm nên sự xuất sắc của ông - đứng hạng 15 trong 22 học sinh.

+ Lép Tôn-xtôi sau này vĩ đại nhưng đã từng nếm thất bại vì bị đình chỉ học do thiếu năng lực và ý chí.

+ Hen-ri Pho đến lần thứ năm mới thành công.

+ Ca sĩ Ca-ru-xô bị thầy đánh giá “thiếu chất giọng” nhưng đã thành danh.

* Kết bài: Khuyên nhủ “chớ lo thất bại”.

- Các sự thật được dẫn ra đây rất đáng tin. Vì nó đã nói tới những thất bại những vấp ngã bước đầu của những con người nổi tiếng ai cũng biết.

- Phép lập luận chứng minh là dùng những lí lẽ, bằng chứng chân thực, đã được thừa nhận để chứng tỏ luận điểm mới (cần được chứng minh) là đáng tin cậy.

II. Soạn bài Tìm hiểu chung về phép lập luận chứng minh phần Luyện tập

Yêu cầu: Đọc văn bản (trang 43 - SGK Ngữ văn 7 tập 2) và trả lời câu hỏi:

a) Bài văn nêu lên luận điểm gì? Hãy tìm những câu mang luận điểm đó.

b) Để chứng minh luận điểm của mình, người viết đã nêu ra những luận cứ nào? Những luận cứ ấy có hiển nhiên, có sức thuyết phục không?

c) Cách lập luận chứng minh của bài này có gì khác so với bài Đừng sợ vấp ngã?

Trả lời:

a)

- Luận điểm đã nằm ở ngay nhan đề bài văn đó là: không sợ sai lầm.

- Những câu mang luận điểm ấy là:

(1) Một người mà lúc nào cũng sợ thất bại [...] suốt đời không bao giờ tự lập được.

(2) Thất bại là mẹ thành công.

(3) Chẳng ai thích sai lầm cả.

(4) Sai lầm cũng có hai mặt. Tuy nó đem lại tổn thất, nhưng nó cũng đem đến bài học cho đời.

(5) Những người sáng suốt dám làm, không sợ sai lầm, mới là người làm chủ số phận của mình.

(6) Bạn ơi, nếu bạn muốn sống một đời mà không phạm chút sai lầm nào, làm gì được nấy, thì đó hoặc là bạn ảo tưởng, hoặc là bạn hèn nhát trước cuộc đời.

b) Để chứng minh luận điểm của mình, người viết đã nêu những luận cứ:

(1) - Sợ sặc nước thì không biết hơi.

- Sợ nói sai không học được ngoại ngữ.

- Không chịu mất gì thì sẽ không được gì.

(2) - Khi tiến bước vào tương lai, bạn làm sao tránh sai.

- Sợ sai thì bạn chẳng dám làm

- Tiêu chuẩn đúng sai.

- Chớ sợ trắc trở mà ngừng tay.

(3) - Không cố ý phạm sai lầm.

- Có người phạm sai lầm thì chán nản.

- Có kẻ sai lại tiếp tục sai lầm thêm.

- Có người rút kinh nghiệm để tiến lên.

Tất cả những luận cứ trên cả lí lẽ và dẫn chứng đều rất hiển nhiên và đầy sức thuyết phục.

=> Cách lập luận ở hai bài này khi đưa luận cứ không nêu dẫn chứng cụ thể. Vì thế dễ cho người đọc tự thấy mình trong những dẫn chứng đó.

-/-

Trên đây là hướng dẫn chi tiết Soạn bài Tìm hiểu chung về phép lập luận chứng minh ngữ văn 7 được Đọc Tài Liệu tổng hợp và biên soạn. Ngoài ra các em cũng có thể tham khảo thêm các bài soạn văn 7 trọn bộ biên soạn theo chương trình học lớp 7 hiện hành để chuẩn bị cho bài học mới thật tốt trước khi đến lớp!

[ĐỪNG SAO CHÉP] - Bài viết này chúng tôi chia sẻ với mong muốn giúp các bạn tham khảo, góp phần giúp cho bạn có thể để tự soạn bài Tìm hiểu chung về phép lập luận chứng minh một cách tốt nhất. "Trong cách học, phải lấy tự học làm cố" - Chỉ khi bạn TỰ LÀM mới giúp bạn HIỂU HƠN VỀ BÀI HỌC và LUÔN ĐẠT ĐƯỢC KẾT QUẢ CAO.