Sự khác nhau giữa các loại Bill

Trong xuất nhập khẩu, chắc hẳn chúng ta đã nắm rõ được các loại vận đơn như HBL, MBL hay sự khác biệt giữa Vận đơn theo lệnh và Vận đơn đích danh. Ở bài viết này, Gitiho.com sẽ đi sâu hơn vào việc phân loại vận đơn gốc (hay Bill gốc) cũng như các lưu ý khác về vấn đề vận đơn.

Phân loại vận đơn theo tính chất của vận đơn

Vận đơn gốc 

Vận đơn gốc: Là vận đơn có chữ (dấu) Orginal và luôn phát 03 bản được đánh theo thứ tự: First original, Second original và Third original đi kèm với đó là 3 bản copy

Sự khác nhau giữa các loại Bill

Như hình ảnh trên đây là một vận đơn gốc của hãng tàu Yang Ming. Mặt trước sẽ có chữ Original và mặt sau sẽ hiển thị những điều khoản ràng buộc liên quan đến vấn đề hàng hải. Nếu như là vận đơn theo lệnh thì mặt sau sẽ có chữ "Deliver to" và phải ký hậu Bill gốc 

Đọc thêm: Phân loại vận đơn đích danh và vận đơn theo lệnh trong xuất nhập khẩu

Quy trình và đường đi của Bill gốc

Sự khác nhau giữa các loại Bill

Dựa vào hình ảnh minh hoạ này chúng ta sẽ theo dõi quy trình của một Bill gốc trong quá trình xuất nhập khẩu:

- FWD 1 phát hành ra Bill và đưa cho Shipper, cùng lúc đó CNEE muốn lấy được hàng, chứng minh hàng hoá là của mình thì phải có Bill.

- Shipper sẽ phải chuyển Bill cho CNEE qua đường chuyển phát nhanh quốc tế . Khi CNEE đã có trên tay Bill gốc nhưng vẫn chưa làm thủ tục được mà phải đưa Bill gốc cho FWD 2

- FWD 2 đã có Bill gốc rồi thì sẽ phát lệnh cho CNEE lấy được hàng. Hay để dễ hiểu hơn thì FWD 1 có nghĩa vụ phát hành Bill gốc, FWD 2 sẽ thu hồi Bill gốc từ CNEE để chứng minh rằng mình đã giao hàng, rồi phát cho CNEE lệnh giao hàng thì lúc này quyền sở hữu trực tiếp là của CNEE, lúc này CNEE mới làm thủ tục hải quan được 

Khi Bill gốc đã được thu hồi thì 2 bản Bill còn lại sẽ không còn giá trị nhận hàng nữa. Có nghĩa là trên thị trường có 3 bản, CNEE hoặc Shipper có thể lưu 3 bản này, nhưng một khi Bill gốc đã được thu từ FWD thì FWD sẽ ra lệnh cho CNEE lấy hàng rồi CNEE làm thủ tục hải quan

Đọc thêm: Quy trình lô hàng Container trong xuất nhập khẩu

Vận đơn Telex (Telex Bill) (Surrendered B/L)

Khi Shipper yêu cầu Surrendered B/L có nghĩa là họ gửi yêu cầu của mình đến hãng tàu hoặc FWD yêu cầu trả hàng (Release Cargo) cho CNEE mà không cần B/L gốc nộp tại POD. Trong trường hợp này Bill gốc sẽ được thu hồi tại POL và hãng tàu (line) hoặc FWD sẽ làm một điện giao hàng (Đóng dấu Surrendered vào Bill và Scan qua email) báo từ POL sang POD. Và khi đã nhận được thông tin thì họ sẽ không cần thu hồi vận đơn gốc

Thực hành nghiệp vụ xuất nhập khẩu - Logistics

Quy trình của vận đơn Telex

Sự khác nhau giữa các loại Bill

Ví dụ: Shipper đặt vỏ Cont của FWD 1 và thông báo với FWD 1 rằng Shipper và CNEE đã ký kết 1 vận đơn Telex nên không cần thiết phải lấy Bill gốc. Đồng nghĩa với việc FWD 1 chỉ cần làm bản pdf của vận đơn Telex để đưa cho Shipper, CNEE để xác nhận là đã nhận được.

Nhưng trong trường hợp Shipper phải đợi CNEE thanh toán tiền hàng cho Shipper thì bên Shipper sẽ liên hệ với FWD 1 bằng Telex Bill cho CNEE nhận hàng. Nếu như Shipper đã nhận được thanh toán thì sẽ báo lại với FWD 1 về việc CNEE đã thanh toán đầy đủ và sẽ giao hàng cho CNEE. Lúc này FWD 1 sẽ đóng dấu Telex vào bản pdf của Bill rồi gửi cho FWD 2 một bản pdf có đóng dấu trên Bill qua email. Khi FWD 2 nhận được Email rồi thì sẽ giao lệnh cho CNEE mà không cần thu hồi Bill gốc.

Tức có nghĩa là Shipper và CNEE ký kết với nhau sử dụng Bill Telex. Sau khi CNEE thanh toán cho Shipper thì Shipper sẽ báo cho FWD 1 đóng dấu Telex vào Bill rồi gửi cho FWD 2 . FWD 1 gửi cho FWD 2 Bill bản pdf có đóng dấu Telex. Khi FWD 2 đã nhận được email của FWD 1 rồi thì sẽ gửi lệnh giao hàng cho CNEE, lúc này CNEE sẽ đi lấy hàng mà không cần Bill gốc cho FWD 2.

Lưu ý: Bill Telex chỉ áp dụng cho vận đơn đích danh 

Đọc thêm: Phân loại vận đơn đích danh và vận đơn theo lệnh trong xuất nhập khẩu

Sự khác nhau giữa các loại Bill

Một vài lưu ý khác về xử lý vận đơn

Ký lùi HBL

Ký lùi HBL (Back date bill) bị coi là hành động gian lận. Tuỳ theo mối quan hệ có thể chấp nhận ký lùi HBL một cách hạn chế với điều kiện là phải có Giấy cam kết (Indemnity Letter) của Shipper hoặc được CNEE chấp nhận việc ký lùi. Vì khi vận đơn lùi ngày khá xa so với B/L date thực tế và Shipper đòi lấy vận đơn trước thời điểm hàng on board hoặc trước khi FWD nhận đủ hàng. Mục đích là Shipper mang bộ chứng từ không xuất trình cho ngân hàng, lấy được tiền hàng rồi bặt vô âm tín là nguy hiểm cho FWD. 

Sự khác nhau giữa các loại Bill

Chúng ta có ví dụ về một trường hợp như sau: 

Shipper và CNEE kì với nhau một hợp đồng là phải giao hàng ngày mồng 6, nhưng con tàu lại khởi hành vào ngành mồng 8. Lúc này Shipper sẽ liên hệ với CNEE để thông báo rằng nếu như tàu không đi đúng ngày mồng 6 thì Shipper sẽ bị phạt hợp đồng. Nếu như Shipper và FWD 1 là chỗ thân quen thì FWD 1 sẽ ký lùi vận đơn xuống ngày mồng 6, nhưng bản chất tàu khời hành là ngày 8. Thế nhưng FWD 1 đang đứng trước mối nguy là tình huống xấu nhất xảy ra sẽ là đến mồng 8 Shipper vẫn không gửi hàng hoặc Shipper cầm tiền của CNEE trốn mất. Vì vậy Back date bill trong giao vận là điều chúng ta không nên làm. 

Ghi chú trong vận đơn 

- Received for shipment (Taken in charge): Gọi là "Vận đơn đã nhận hàng để xếp". Cont hàng đang nằm trong CY hoặc ICD, trạng thái Cont hàng lúc này CHƯA được XẾP LÊN TÀU

- Laden on board: Có nghĩa là hàng hoá đã được xếp lên tàu và không được hiểu là tàu đã rời bến cùng hàng hoá trên tàu

- Shipped on board: Đi kèm với một ngày cụ thể, điều đó có nghĩa là hàng hoá được mô tả trên vận đơn đã được xếp lên khoang tàu và con tàu đã khởi hành vào ngày đó.

- Clean on board hay Cleaned on board hay Clean shipped on board gọi là "Vận đơn hoàn hảo". Vận đơn này được cấp khi hàng đã THỰC SỰ được XẾP LÊN TÀU và không có ghi chú của người vận chuyển về tình trạng xấu của hàng hoá hoặc bao bì bị khuyết tật hay bị hư hỏng. Hàng đã được xếp lên tàu hoàn hảo

Đọc thêm:

10 cách tối ưu vận tải LTL mà mọi doanh nghiệp cần biết

Quy trình lô hàng Container trong xuất nhập khẩu

Hướng dẫn về các trường hợp nào được hoàn thuế xuất nhập khẩu?

Phân biệt trường hợp được giảm thuế xuất nhập khẩu

Tổng hợp các trường hợp được miễn thuế xuất nhập khẩu

Cùng tham gia cộng đồng hỏi đáp về chủ đề Xuất Nhập Khẩu

Phân biệt House Bill và Master Bill thế nào? Vận đơn MBL là gì? HBL là gì?

Đây là những câu hỏi thường gặp khi người làm xuất nhập khẩu làm việc liên quan đến Vận đơn đường biển.

Viêc phân biệt House Bill và Master Bill với hàng đi đường biển (với hàng Air thì sẽ là phân biệt MAWB với HAWB) sẽ giúp người mới vào nghề xuất nhập khẩu hoặc thủ tục hải quan đỡ bối rối.

Về thực chất cả 2 đều là Vận đơn đường biển (Bill of Lading), nhưng được phát hành bởi chủ thể khác nhau. Người gửi hàng (shipper), người nhận hàng (consignee) trên mỗi loại này vì thế mà cũng có sự khác nhau nhất định.

Tôi nêu từng khái niệm từng loại để bạn dễ phân biệt.

Master Bill là gì?

Master Bill of Lading là Vận đơn đường biển cho hãng tàu phát hành, dịch là Vận đơn chủ, và thường được viết tắt là MBL hay MB/L. Bạn sẽ thấy tên và logo của hãng tàu trên đầu trang vận đơn. Nếu làm quen thì sẽ nhận biết tên hãng tàu khá dễ dàng, chẳng hạn như MCC, SITC, Yang Ming, OOCL... Bạn có thể tìm hiểu tên một số hãng lớn trong danh sách hãng tàu tại Việt Nam.

Mỗi lô hàng chỉ phát hành 1 MBL, gồm nhiều liên (cùng nội dung).

Sự khác nhau giữa các loại Bill
Master Bill of Lading

Trên Master Bill, người gửi hàng là Công ty giao nhận vận tải ở nước xuất khẩu (không phải là công ty xuất khẩu), còn người nhận hàng là Công ty giao nhận vận tải ở nước nhập khẩu. Thường 2 công ty giao nhận ở 2 nước có mối quan hệ đại lý, hoặc công ty mẹ con.

Các bên đứng tên trên vận đơn:

Forwarder nước XK => Hãng tàu => Forwarder nước NK

Tất nhiên, vẫn có trường hợp chủ hàng đứng tên trên MBL, tôi sẽ đề cập trong phần cuối bài.

House Bill là gì?

House Bill of Lading là vận đơn đường biển do công ty giao nhận vận tải (freight forwarder) phát hành, dịch là Vận đơn nhà, thường được viết tắt là HBL, HB/L, hay House Bill.

Ở nước ngoài, HBL còn có thể do 1 loại công ty vận chuyển có tên là chủ tàu không tàu - NVOCC (Non Vessel Ocean Common Carrier) phát hành. Nhưng ở Việt Nam chưa thấy loại hình này. Thế nên HB/L được hiểu là của Forwarder cấp.

Sau khi chủ hàng đóng hàng và giao cho công ty giao nhận, làm xong thủ tục hải quan xuất khẩu, và nộp một số phí liên quan, công ty giao nhận sẽ phát hành HBL cho khách hàng.

Về mặt nội dung cũng gồm những chi tiết quan trọng, giống như Vận đơn đường biển nói chung.

Sự khác nhau giữa các loại Bill
House Bill of Lading

Trên HB/L, người gửi hàng thường là người xuất khẩu, và người nhận hàng thường là người nhập khẩu. Trong trường hợp cần thiết, thì có thể thay bằng người được ủy quyền của những bên đó. Theo đó, lô hàng sẽ giao như sau:

Nhà xuất khẩu => Công ty giao nhận => Nhà nhập khẩu

Quy trình phối hợp chứng từ giữa MBL & HBL thế nào?

Đầu tiên, chủ hàng thuê công ty giao nhận vận chuyển đóng hàng xuất khẩu. Công ty giao nhận này thuê lại hãng tàu vận chuyển lô hàng đó.

Như vậy, sau khi hàng lên tàu, hãng tàu sẽ cấp cho forwarder MBL. Dựa vào đó, Forwarder sẽ cấp HBL cho chủ hàng.

Có thể nói HBL là vận đơn “đối ứng” của MBL, nối trách nhiệm vận chuyển giữa hãng tàu đến forwarder.

Tại cảng dỡ, forwarder sẽ nộp phí và làm thủ tục lấy Lệnh giao hàng (D/O - Delivery Order) từ hãng tàu. Sau đó, người nhập khẩu sẽ nộp phí làm thủ tục lấy D/O từ forwarder kia.

Để bạn dễ phân biệt House Bill và Master Bill, tôi lấy 1 ví dụ cụ thể như sau:

Công ty XNK Thăng Long xuất lô hàng mây tre cho Công ty Sam Pte của Mỹ, theo điều kiện CIF New York. Để chuyển hàng, công ty Thăng Long thuê Công ty Vinalogs làm dịch vụ vận chuyển 1 container 40’HC. Sao Việt Logistics thuê lại hãng tàu APL chuyển container hàng từ Cát Lái đến New York. Sau khi hàng đã xong thủ tục hải quan xuất khẩu và xếp tàu, hãng tàu APL phát hành MBL cho Sao Việt Logistics. Cùng với đó, Sao Việt Logistics phát hành HBL cho XNK Thăng Long.

Như vậy có thể phân biệt HBL và MBL khác nhau ở những điểm chính như sau:

  • HBL do công ty forwarding cấp cho công ty xuất nhập khẩu, còn MBL thì do hãng tàu cấp cho công ty forwarding
  • HBL dễ sửa hơn MBL, vì forwarder thường là công ty nhỏ, làm dịch vụ, nên chăm sóc khách hàng tận tình hơn. Trong khi đó, hãng tàu quy trình chặt chẽ, nhưng cồng kềnh nên việc sửa Bill thường khó và tốn kém.
  • Về mặt rủi ro, thì hãng tàu thường có quy mô và uy tín tốt hơn forwarder, nên chứng từ MBL mà họ phát hành ra ít nhiều cũng có độ “đảm bảo” cao hơn.

Một vài lưu ý liên quan

  • Không phải lô hàng nào cũng có cả 2 loại vận đơn này, nghĩa là không phải lúc nào cũng cần phân biệt House Bill và Master Bill. Có nhiều trường hợp, chủ hàng làm việc thẳng với hãng tàu không qua fowarder, hoặc có nhờ forwarder book chỗ nhưng chủ hàng vẫn yêu cầu được đứng tên trên Bill. Khi đó, hãng tàu vẫn cấp vận đơn MBL trực tiếp cho chủ hàng, và cũng có nghĩa là không xuất hiện HBL.
  • Có trường hợp với 1 lô hàng, có 1 MBL nhưng nhiều HBL. Ví dụ điển hình là hàng ghép container (LCL), khi có hãng tàu vận chuyển nguyên container, 1 forwarder gom hàng lẻ (consolidator) HBL cho mỗi lô hàng, và 1 forwarder khác nhận 1 hàng và chỉ cấp 1 HBL cho lô hàng mà mình nhận vận chuyển. Trong trường hợp này, sẽ xuất hiện nhiều B/L (thường gọi là Bill nối), và nhiều D/O (hay được gọi là lệnh nối).
  • Một số trường hợp khác, forwarder có nhiều lô hàng của những chủ hàng khác nhau nhưng đi cùng chuyến tàu. Do đó, forwarder cấp nhiều HBL, nhưng chỉ làm 1 MBL với hãng tàu (để tiết kiệm chi phí, thời gian).

Tóm lại, khác biệt cơ bản nhất giữa HBL và MBL là ở bên nào phát hành. HBL do forwarder còn MBL là của hãng tàu.

Đến đây tôi kết thúc bài viết về sự khác nhau giữa 2 loại vận đơn phổ biến HBL và MBL.

Nếu bạn tìm thấy thông tin hữu ích trong bài viết này thì nhấp Like & Share để bạn bè cùng đọc nhé. Cám ơn bạn!

Chuyển từ Phân biệt House Bill và Master Bill về Vận đơn đường biển

Chuyển từ Phân biệt House Bill và Master Bill về Trang chủ


Tham gia nhóm Facebook:

  1. Hỗ trợ thủ tục hải quan
  2. Check cước biển quốc tế

Sự khác nhau giữa các loại Bill

Nhận email chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm về Logistics, Xuất nhập khẩu, và Thủ tục hải quan

và download tài liệu hữu ích: Danh sách Hãng tàu tại Hải Phòng, Tp. HCM, biểu thuế XNK mới nhất...

Vui lòng nhập địa chỉ email, và tick vào các ô xác nhận, sau đó nhấn nút Subscribe.

(Lưu ý: Bạn cần nhập chính xác và xác nhận qua email trước khi nhận file)

Enjoy this page? Please pay it forward. Here's how...

Would you prefer to share this page with others by linking to it?

  1. Click on the HTML link code below.
  2. Copy and paste it, adding a note of your own, into your blog, a Web page, forums, a blog comment, your Facebook account, or anywhere that someone would find this page valuable.