Sự khác nhau giữa hộ gia đình và trang trại

Mục lục bài viết

  • Làm rõ các khái niệm
  • Các trường hợp giao đất không thu tiền sử dụng đất
  • Quy định pháp luật về Đất sử dụng cho kinh tế trang trại
  • Cá nhân sử dụng đất để xây dựng kinh tế trang trại có thể nhận QSDĐ dưới dạng nào?
  • Hợp đồng cho thuê, cho thuê lại, tặng cho QSDĐ

Làm rõ các khái niệm

Khoản 2 Điều 142 Luật Đất đai năm 2013 quy định: “Đất sử dụng cho kinh tế trang trại gồm đất được Nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất trong hạn mức giao đất cho hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối quy định tại Điều 129 của Luật này; đất do Nhà nước cho thuê; đất do thuê, nhận chuyển nhượng, nhận thừa kế, được tặng cho; đất do nhận khoán của tổ chức; đất do hộ gia đình, cá nhân góp”

Như vậy, trên thực tế người dân có thể tích tụ đất nông nghiệp từ nhiều nguồn như có thể được giao đất trong hạn mức, có thể nhận quyền sử dụng đất từ người khác theo hạn mức, có thể thuê đất khi có nhu cầu sử dụng, hoặc có thể góp vốn bằng quyền sử dụng đất để hợp tác sản xuất kinh doanh với nhau. Đây là cơ sở cho việc mở rộng quy mô diện tích đất và nâng cao hiệu quả sử dụng đất của người sử dụng đất nông nghiệp.

Các trường hợp giao đất không thu tiền sử dụng đất

1. Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối được giao đất nông nghiệp trong hạn mức quy định tại Điều 129 của Luật Đất đai;

2. Người sử dụng đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên, đất xây dựng trụ sở cơ quan, đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh; đất sử dụng vào mục đích công cộng không nhằm mục đích kinh doanh; đất làm nghĩa trang, nghĩa địa không thuộc trường hợp được giao đất thực hiện dự án đầu tư hạ tầng nghĩa trang, nghĩa địa để chuyển nhượng quyền SDĐ gắn với hạ tầng.

3. Tổ chức sự nghiệp công lập chưa tự chủ tài chính SDĐ xây dựng công trình sự nghiệp;

4. Tổ chức SDĐ để xây dựng nhà ở phục vụ tái định cư theo dự án của Nhà nước;

5. Cộng đồng dân cư SDĐ nông nghiệp; cơ sở tôn giáo sử dụng đất phi nông nghiệp gồm:

Đất thuộc chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh thất, thánh đường, niệm phật đường, tu viện, trường đào tạo riêng của tôn giáo, trụ sở của tổ chức tôn giáo, các cơ sở khác của tôn giáo được Nhà nước cho phép hoạt động.

Gia trại (hay Kinh tế trang trại) là hình thức tổ chức sản xuất hàng hóa trong nông nghiệp, nông thôn, chủ yếu dựa vào hộ gia đình, nhằm mở rộng quy và nâng cao hiệu quả sản xuất trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, trồng rừng, gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ nông, lâm, thủy sản

Quy định pháp luật về Đất sử dụng cho kinh tế trang trại

Theo quy định tại Điều 142 Luật Đất đai 2013, nội dung về Đất sử dụng cho kinh tế trang trại như sau:

– Nhà nước khuyến khích hình thức kinh tế trang trại của hộ gia đình, cá nhân nhằm khai thác có hiệu quả đất đai để phát triển sản xuất, mở rộng quy mô và nâng cao hiệu quả sử dụng đất trong sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối gắn với dịch vụ, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.

– Đất sử dụng cho kinh tế trang trại gồm đất được Nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất trong hạn mức giao đất cho hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối quy định tại Điều 129 của Luật này; đất do Nhà nước cho thuê; đất do thuê, nhận chuyển nhượng, nhận thừa kế, được tặng cho; đất do nhận khoán của tổ chức; đất do hộ gia đình, cá nhân góp.

– Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất làm kinh tế trang trại được chuyển đổi mục đích sử dụng các loại đất theo quy định của pháp luật.

– Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất làm kinh tế trang trại phù hợp quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, không có tranh chấp thì được tiếp tục sử dụng theo quy định sau đây:

+ Trường hợp đất được giao không thu tiền sử dụng đất trong hạn mức cho hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối quy định tại khoản 1 Điều 54 của Luật này thì được tiếp tục sử dụng theo quy định tại khoản 1 Điều 126 của Luật này;

+ Trường hợp đất được giao không thu tiền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối khi hết thời hạn được giao thì phải chuyển sang thuê đất;

+ Trường hợp sử dụng đất do được Nhà nước cho thuê, nhận chuyển nhượng, được thừa kế, được tặng cho, nhận khoán của tổ chức; do hộ gia đình, cá nhân góp vốn thì được tiếp tục sử dụng theo quy định của Luật này.

– Nghiêm cấm việc lợi dụng hình thức kinh tế trang trại để bao chiếm, tích tụ đất đai không vì mục đích sản xuất.

Cá nhân sử dụng đất để xây dựng kinh tế trang trại có thể nhận QSDĐ dưới dạng nào?

Theo quy định tại Điều 142 Luật Đất đai năm 2013 thì HGĐ, CN sử dụng đất để xây dựng mô hình kinh tế trang trại có thể nhận quyền sử dụng đất dưới những hình thức sau:

- Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất trong hạn mức giao đất

- Nhà nước cho thê đất

Cho thuê đất là việc Nhà nước quyết định trao quyền sử dụng đất cho đối tượng có nhu cầu sử dụng đất thông qua hợp đồng cho thuê quyền sử dụng đất. ... Theo Điều 56 Luật Đất đai 2013, các trường hợp được thuê đất được chia theo hình thức Nhà nước thu tiền thuê đất.

- Nhận chuyển quyền sử dụng đất

Điều 53 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Hiến pháp năm 2013) quy định: “Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các loại tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý”. Bộ luật Dân sự, Luật Đất đai đều cụ thể hóa quy định của Hiến pháp quy định đất đai thuộc sở hữu của toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu.

Bên cạnh đó, Luật Đất đai 2013 định nghĩa thì đất đai thuộc quyền sở hữu của toàn dân và do Nhà nước làm chủ sở hữu. Nhà nước theo đó trao quyền sử dụng đất cho người dân thông qua hình thức giao đất, cho thuê đất. Luật cũng công nhận quyền sử dụng đất đối với những người sử dụng đất ổn định và quy định về quyền cũng như nghĩa vụ chung của người sử dụng đất.Tuy Luật Đất đai không có quy định rõ ràng khái niệm Quyền sử dụng đất, nhưng luật cũng đưa ra khái niệm về giá quyền sử dụng đất là số tiền tính trên một đơn vị diện tích đất do Nhà nước quy định hoặc hình thành trong giao dịch về quyền sử dụng đất. Còn giá trị quyền sử dụng đất là giá trị tính bằng tiền của quyền sử dụng đất trên một đơn vị diện tích xác định trong một thời gian sử dụng nhất định.Người sử dụng đất được sở hữu phần giá trị quyền sử dụng đất, được phép chuyển nhượng quyền sử dụng đất đối với các phần diện tích được giao tương ứng với nghĩa vụ thực hiện với Nhà nước.

Điều 500 Bộ luật Dân sự năm 2015 (BLDS năm 2005) quy định: “Hợp đồng về quyền sử dụng đất là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó người sử dụng đất chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất hoặc thực hiện quyền khác theo quy định của Luật đất đai cho bên kia; bên kia thực hiện quyền, nghĩa vụ theo hợp đồng với người sử dụng đất”. Quy định này cho thấy, chuyển quyền sử dụng đất là việc người sử dụng đất được phép chuyển quyền sử dụng đất đối với các phần diện tích thuộc quyền sử dụng tương ứng với nghĩa vụ thực hiện với Nhà nước, bao gồm chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, tặng cho, thế chấp, góp vốn. Chuyển nhượng quyền sử dụng đất chỉ là một trong các hình thức của chuyển quyền sử dụng đất nói chung mà thôi.

+ được cho thuê lại

Hợp đồng cho thuê, cho thuê lại, tặng cho QSDĐ

Điểm b Khoản 3 Điều 167 quy định như sau:

b) Hợp đồng cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp; hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, tài sản gắn liền với đất mà một bên hoặc các bên tham gia giao dịch là tổ chức hoạt động kinh doanh bất động sản được công chứng hoặc chứng thực theo yêu cầu của các bên;

+ nhận chuyển nhượng

+ nhận thừa kế

Theo quy định tại Bộ luật Dân sự, thừa kế là việc chuyển dịch tài sản của người đã chết cho người còn sống, tài sản để lại được gọi là di sản. Thừa kế được chia thành thừa kế theo pháp luật và thừa kế theo di chúc.

Thừa kế theo di chúc là việc chuyển dịch tài sản thừa kế của người đã chết cho người còn sống theo sự định đoạt của người đó khi còn sống. Thừa kế theo di chúc được quy định tại chương XXII của Bộ luật dân sự năm 2015.

Thừa kế theo pháp luật là việ dịch chuyển tài sản thừa kế của người đã chết cho người sống theo quy định của pháp luật nếu người chết không để lại di chúc hoặc để lại di chúc nhưng di chúc không hợp pháp. Thừa kế theo pháp luật được quy định tại chương XXIII của Bộ luật dân sự năm 2015.

+ được tặng cho

Hợp đồng tặng cho tài sản sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên tặng cho giao tài sản của mình và chuyển quyền sở hữu cho bên được tặng cho mà không yêu cầu đền bù, bên được tặng cho đồng ý nhận.” ... Khi bên được tặng cho nhận tài sản thì quyền của các bên mới phát sinh

+ do nhận khoán của tổ chức (NGHỊ ĐỊNHCỦA CHÍNH PHỦ SỐ 01-CP NGÀY 04 THÁNG 1 NĂM 1995 BAN HÀNH BẢN QUY ĐỊNH VỀ VIỆC GIAO KHOÁN ĐẤT SỬ DỤNG VÀO MỤC ĐÍCH SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP, LÂM NGHIỆP, NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN TRONG CÁC DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC)

1/ Doanh nghiệp Nhà nước thực hiện giao khoán đất trong Quy định này gồm: Nông trường quốc doanh, Lâm trường quốc doanh, Công ty, Xí nghiệp, Trung tâm, Trạm, Trại trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản.

2/ Các Ban quản lý rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang được Nhà nước giao đất sử dụng vào mục đích sản xuất lâm nghiệp cũng thực hiện giao khoán đất.

Các tổ chức nói tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này gọi chung là Bên giao khoán.

Điều 2.- Các loại đất được giao khoán gồm:

1/ Đất nông nghiệp trồng cây lâu năm;

2/ Đất nông nghiệp trồng cây hàng năm;

3/ Đất lâm nghiệp (rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng sản xuất, đất trống được quy hoạch trồng cây lâm nghiệp);

4/ Đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản.

Điều 3.- Bên nhận khoán nói trong Quy định này gồm các đối tượng theo thứ tự ưu tiên như sau:

1/ Hộ gia đình, cá nhân là công nhân, viên chức đang làm việc cho Bên giao khoán. Trong trường hợp do yêu cầu quản lý sản xuất của Bên giao khoán thì có thể giao khoán cho một nhóm hộ gia đình;

2/ Hộ gia đình, cá nhân đã làm việc cho doanh nghiệp, nay nghỉ hưu, nghỉ mất sức lao động, thôi việc được hưởng trợ cấp và thành viên trong gia đình họ đến tuổi lao động có nhu cầu nhận khoán;

3/ Hộ gia đình, cá nhân cư trú hợp pháp tại địa phương được Uỷ ban Nhân dân xã, phường, thị trấn xác nhận;

4/ Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân ở các địa phương khác có vốn đầu tư vào sản xuất theo quy hoạch của Bên giao khoán.

+ do HGĐ, CN góp