Sự tăng trưởng là gì

Tăng trưởng kinh tế là một trong những chỉ số đánh giá phát triển của mỗi quốc gia. Không những thế, tăng trưởng kinh tế và các vấn đề xoay quanh khái niệm này còn rất quan trọng trong lĩnh vực giáo dục. Đặc biệt là các ngành thuộc kinh tế. Vậy tăng trưởng kinh tế là gì? Để bạn đọc hiểu rõ hơn, chúng tôi sẽ hướng dẫn qua bài viết dưới đây: Tạm trú tạm vắng là gì? Thủ tục đăng ký tạm trú, tạm vắng?

Sự tăng trưởng là gì

Tăng trưởng kinh tế là gì? Các nhân tố ảnh hưởng và ý nghĩa?

Nội dung bài viết:

1. Tăng trưởng kinh tế là gì?

  • Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng thu nhập hay sản lượng được tính cho toàn bộ nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm). Tăng trưởng kinh tế có thể biểu thị bằng số tuyệt đối (quy mô tăng trưởng) hoặc số tương đối (tỷ lệ tăng trưởng).
  • Trong phân tích kinh tế, để phán ánh mức độ mở rộng quy mô của nền kinh tế, khái niệm tốc độ tăng trưởng kinh tế thường được dùng. Đây là tỷ lệ phần trăm giữa sản lượng tăng thêm của thời kỳ nghiên cứu so với mức sản lượng của thời kỳ trước đó hoặc thời kỳ gốc.

2. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự tăng trưởng kinh tế

Các yếu tố kinh tế

Sau một số nghiên cứu thì các nhà kinh tế học đã phát hiện ra rằng động lực của phát triển kinh tế là bốn nhân tố bởi nguồn tài nguyên, nguồn nhân lực, tư bản và trí tuệ công nghệ.

  • Nguồn nhân lực

Chất lượng đầu vào của lao động là yếu tố rất quan trọng của tăng trưởng kinh tế. Chất lượng lao động được đánh giá dựa trên kỹ năng, kiến thức và kỷ luật của đội ngũ lao động. Các yếu tố như thiết bị máy móc, nguyên vật liệu hay công nghệ chỉ có thể phát huy được tối đa hiệu quả khi có sự tham gia của một đội ngũ lao động có sức khỏe, trình độ và kỷ luật lao động tốt.

  • Tài nguyên thiên nhiên 

Đây là những yếu tố tài nguyên thiên nhiên được sử dụng để làm yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất. Những tài nguyên quan trọng nhất là đất đai, nguồn nước, khoáng sản… Các yếu tố này có một vai trò quan trọng nhưng không phải là thiết yếu đối với nền kinh tế. Điển hình là một số nước được thiên nhiên ưu đãi với sản lượng dầu mỏ lớn nên có mức thu nhập đầu người rất cao như Ả Rập Xê Út…

  • Vốn tư bản

Tư bản là một trong những nhân tố tạo tiền đề cho việc tối ưu năng suất lao động và thương mại phát triển. Đó là những cơ sở vật chất, trang thiết bị được sử dụng trong quá trình sản xuất. Yếu tố này có vai trò đặc biệt quan trọng trong sự phát triển dài hạn. Những quốc gia có tỷ lệ đầu tư tư bản tính trên GDP cao thường có được sự tăng trưởng bền vững.

Tư bản không chỉ là do tư nhân đầu tư cho sản xuất, nó còn là tư bản cố định xã hội tạo tiền đề cho sự phát triển của nền kinh tế đất nước. Tư bản cố định xã hội thường là những dự án có quy mô lớn do chính phủ thực hiện. Ví dụ như các dự án thủy lợi, sức khỏe cộng đồng, dự án hạ tầng của sản xuất (hệ thống giao thông, mạng lưới điện quốc gia…) …

  • Tri thức công nghệ

Trong suốt lịch sử loài người, tăng trưởng kinh tế không chỉ là sự sao chép đơn giản mà là một quá trình không ngừng thay đổi về công nghệ sản xuất. Tri thức công nghệ là yếu tố giúp tăng hiệu quả sản xuất và tạo ra sản lượng cao với mức chi phí tối ưu hơn.

Công nghệ đang ngày càng phát triển mạnh mẽ. Đặc biệt là công nghệ thông tin, công nghệ vật liệu mới, công nghệ sinh học… đang có những bước tiến mạnh mẽ góp phần gia tăng hiệu quả của sản xuất. Trí tuệ công nghệ không chỉ thể hiện đơn thuần ở việc tìm tòi, nghiên cứu và ứng dụng công nghệ. Nó còn là sự duy trì cơ chế cho phép những phát minh được bảo vệ và trả tiền một cách xứng đáng.

Yếu tố phi kinh tế

Bên cạnh những yếu tố về kinh tế thì tăng trưởng kinh tế còn bị ảnh hưởng bởi các yếu tố phi kinh tế như: Thể chế chính trị, Văn hóa – xã hội, Dân tộc, Tôn giáo, Các quy định của pháp luật và khung phổ pháp lý…

3. Ý nghĩa của tăng trưởng kinh tế

Tăng trưởng kinh tế có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự phát triển nền kinh tế của mỗi quốc gia. Sau đây là một số ý nghĩa chính của sự tăng trưởng kinh tế:

– Tăng trưởng kinh tế sẽ tạo ra điều kiện giải quyết công ăn, việc làm và giảm tỷ lệ thất nghiệp. Theo quy luật Okun: Tỷ lệ thất nghiệp sẽ giảm 1% khi GDP  thực tế tăng 2,5%.

– Tăng trưởng kinh tế tạo điều kiện để cải thiện chất lượng cuộc sống và phúc lợi xã hội của cộng đồng. Là điều kiện tiền đề để phát triển các mặt khác của xã hội.

– Tăng trưởng kinh tế làm cho mức thu nhập tăng lên và nâng cao mức sống của người dân.

Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích mà tăng trưởng kinh tế mang lại còn có những mặt trái khác như chi phí mà xã phải gánh chịu do sức tăng trưởng quá cao. Ngoài ra, tăng trưởng kinh tế còn làm cạn kiệt nguồn tài nguyên, ô nhiễm môi trường và có nguy cơ phát sinh các vấn đề xã hội như gia tăng tệ nạn xã hội, gia tăng bất bình đẳng xã hội…

4. Một số câu hỏi thường gặp 

Các yếu tố tăng trưởng kinh tế gồm?

Vốn, khoa học và công nghệ, con người, cơ cấu kinh tế, thể chế chính trị và quản lý Nhà nước.

Nền kinh tế Việt Nam đứng thứ mấy trên thế giới?

Năm 2018 giá trị nền kinh tế của Việt Nam đạt mức 240 tỷ đô.

Việc tăng 20 tỷ đô so với năm 2017 đã giúp Việt Nam lọt vào top 50 với vị trí 49 trong bảng xếp hạng.

Tình hình kinh tế Việt Nam hiện nay đang trên đà phát triển khá thuận lợi.

Lĩnh vực nào có khả năng tăng trưởng nhanh nhất tại Việt Nam?

Nhóm ngành Công nghệ thông tin/Viễn thông có tiềm năng và cơ hội phát triển do hưởng lợi từ xu thế chuyển đổi số. Trái với những ảnh hưởng tiêu cực của Đại dịch Covid-19 lên đa phần các ngành nghề, lĩnh vực; các doanh nghiệp ngành công nghệ thông tin, viễn thông lại có nhiều cơ hội tăng trưởng nhờ xu hướng chuyển đổi số được thúc đẩy mạnh mẽ. Nền kinh tế số của Việt Nam được đánh giá là có tiềm năng phát triển mạnh mẽ với mức tăng trưởng bình quân tới 29% mỗi năm và dự kiến sẽ đạt mức doanh thu 52 tỷ USD vào năm 2025.

Xem thêm: Tài trợ thương mại là gì? (Cập nhật 2022)

Xem thêm: Tài sản thuần là gì? (Cập nhật 2022)

Trên đây là các nội dung giải đáp của chúng tôi về Tăng trưởng kinh tế là gì? Các nhân tố ảnh hưởng và ý nghĩa? Trong quá trình tìm hiểu, nếu như các bạn cần Công ty Luật ACC hướng dẫn các vấn đề pháp lý vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.