Tại sao bị giời

Bác sĩ Lê Thái Vân Thanh, Trưởng khoa Da liễu - Thẩm mỹ Da, Bệnh viện Đại học Y dược TP HCM, cho biết zona thần kinh là căn bệnh ngoài da thường gặp, tuy không đe dọa tính mạng nhưng làm giảm thẩm mỹ, và gây nhiều biến chứng nếu không được chữa trị kịp thời, đúng cách.

Virus thủy đậu (varicella zoster hay VZV) là thủ phạm chính. Những người nhiễm virus này lúc nhỏ, khi hết bệnh, virus này vẫn không hết, chúng tồn tại suốt đời trong các tế bào, hạch thần kinh dưới dạng bất hoạt. Sau một thời gian, khi gặp điều kiện thuận lợi như hệ miễn dịch bị suy yếu, tinh thần chấn động, cơ thể suy nhược, mắc bệnh mạn tính như đái tháo đường... virus sẽ có cơ hội tái phát thành bệnh zona.

Virus nhân lên và lan truyền theo dây thần kinh, rồi bộc phát ở vùng da tương ứng với khu vực dây thần kinh đó, gây ra các phát ban đỏ rộp và đau đớn. Bệnh kéo dài từ khoảng hai đến ba tuần, có thể tái phát, nhất là những người từng bị nhiễm virus này. Nguy cơ mắc bệnh tăng theo tuổi tác và hiện chưa có cách chữa trị dứt điểm, việc điều trị chỉ làm giảm các triệu chứng.

Theo bác sĩ Thanh, khi bị zona, các sợi thần kinh bị tổn thương, nó không thể gửi tin nhắn từ da đến não bình thường được. Thay vào đó, các thông điệp trở nên nhiễu loạn và phóng đại, tạo ra nỗi đau kinh niên, thường không thể chịu đựng được, kéo dài nhiều tháng, thậm chí nhiều năm, dù vết thương trên da đã khỏi.

Dấu hiệu điển hình ở người mắc zona là da nổi ban đỏ sau đó biến thành mụn nước theo từng chùm. Giai đoạn đầu, các mụn nước căng lên và có dịch trong. Sau vài ngày sẽ chuyển màu đục dần rồi hóa mủ. Cuối cùng mụn vỡ ra, hình thành nên các vảy và bong dần sau khi khô, để lại sẹo lấm tấm màu trắng trên da. Người bệnh bị đau bỏng rát, ù tai, nhức đầu, chóng mặt..., đôi khi sốt từ 38 – 39 độ C, rối loạn bài tiết mồ hôi...

Zona là bệnh truyền nhiễm, có thể lây truyền từ người này sang người khác. Nếu tiếp xúc trực tiếp với mụn nước trên cơ thể người bệnh, người lành dễ bị lây nhiễm, nhất là nhóm chưa chủng ngừa vaccine thủy đậu và chưa bị bệnh thủy đậu.

Các nốt mụn nước và ban đỏ trên vùng da bị zona thần kinh. Ảnh: Pinterest.

Bác sĩ khuyên người dân khi có các dấu hiệu trên, nên đi khám và điều trị càng sớm càng tốt. Bác sĩ sẽ kiểm tra da, xác định khu vực bị ảnh hưởng. Trong hầu hết các trường hợp, không cần xét nghiệm để chẩn đoán và cũng không có phác đồ điều trị chung cho tất cả mọi người.

Thông thường, người bệnh được kết hợp các phương pháp điều trị. Gồm, thuốc chống virus để ngăn chặn sự phát triển của mầm bệnh, nếu có tình trạng bội nhiễm thì dùng kháng sinh phòng nhiễm khuẩn, kháng viêm, chống phù nề. Nếu người bệnh đau kéo dài gây mất ngủ, có thể sử dụng thuốc giảm đau thần kinh, thuốc kháng histamin giảm ngứa. Thuốc tăng cường miễn dịch cũng được bác sĩ phối hợp dùng để nâng cao sức đề kháng.

Theo các bác sĩ Nguyễn Minh Anh và bác sĩ Lê Viết Thắng, khoa Ngoại Thần kinh, đau dây thần kinh là biến chứng thường gặp, nghiêm trọng và khó trị nhất của zona. Cơn đau khu trú ở vùng da bị zona trước đó. Hay gặp nhất là vòng quanh thân và thường ở một phía của cơ thể hoặc ở mặt. Người bị zona mắt và nữ giới có tần suất đau cao hơn.

Các cơn đau có nhiều dạng, như âm ỉ, đau rát như bị phỏng, buốt nhói như bị thọc mạnh, đau sâu dưới da. Vùng da có sang thương zona nhạy cảm khi sờ nhẹ, có cảm giác bỏng rát khi cọ với quần áo, ngứa hoặc tê bì. Thậm chí, người bệnh có thể kèm đau cơ, khớp quanh vùng da nhiễm bệnh.

Hiện, vẫn chưa tìm ra thuốc đặc hiệu chữa đau sau zona. Ngoài các phương pháp trên, các bác sĩ có thể kê thuốc chống động kinh, thuốc chống trầm cảm, thuốc giảm đau có tác dụng mạnh để làm nhẹ bớt triệu chứng đau.

Ngoài ra, một số biến chứng khác do zona có thể gồm, suy nhược, trầm cảm, mệt mỏi, khó ngủ, ăn không ngon, khó tập trung...

Để phòng bệnh, các bác sĩ khuyên người dân tiêm phòng bằng vaccine thủy đậu. Đây là cách tốt nhất để tăng sức đề kháng chống lại virus VZV. Bên cạnh đó, nên giữ vệ sinh cá nhân, hạn chế hoặc không tiếp xúc với người chưa tiêm phòng thủy đậu, đặc biệt là trẻ em, phụ nữ mang thai.

Với người đã bị zona, nên kiêng ăn thực phẩm giàu chất béo, rượu bia, ngũ cốc tinh chế quá kỹ, sẽ làm tăng lượng đường huyết, tăng nhiễm trùng và khiến cho vết phỏng lâu lành. Các thực phẩm giàu vitamin C và kẽm như cam, gan động vật, bơ... giúp tăng cường sức đề kháng. Vitamin B6, B12 cũng giúp các vết mụn nước nhanh chóng phục hồi.

Thư Anh

          Con giời leo là tên dân gian chi loài côn trùng thuộc lớp chân môi giống rết, kích thước nhỏ như cây tăm, màu nâu. Khi di chuyển, chất nhầy chúng tiết ra có chứa chất acid phospho hữu cơ phát sáng xanh trong bóng tối.           Giời leo thích sống nơi ẩm ướt, không ưa ánh sáng. Chúng thường bò ra ngoài săn mồi vào ban đêm.

          Bệnh giới leo là hiện tượng viêm da do tiếp xúc với acid phospho hữa cơ do con giời leo bò lên người tiết ra, hoặc do dùng tay giết chúng làm dịch tuần hoàn vỡ ra bám vào người.

Tại sao bị giời

Ảnh: nguồn internet

          Phân biệt bệnh giời leo với bệnh zona thần kinh           Khác với bệnh zona thần kinh: zona là do virus trú ngụ trong cơ thể gây nên. Chúng có thể tồn tại nhiều năm trong các sợi dây thần kinh cảm giác của cơ thể. Khi chúng hoạt động sẽ tạo ra các vùng phát ban và di chuyển theo đường đi của dây thần kinh.           Triệu chứng ban đầu của viêm da tiếp xúc với côn trùng và bệnh zona cơ bản dễ nhầm lẫn khi có cùng biểu hiện là ngứa, đau rát có các mụn rộp nổi lên da.           Khác với viêm da tiếp xúc với côn trùng, zona chỉ xuất hiện một bên cơ thể và không lan theo vết gãi, chủ yếu phỏng nước tập trung trên đường đi của dây thần kinh. Còn viêm da do côn trùng có tổn thương thành vết gãi, đặc biệt khi chúng ta làm vỡ mụn nước.

          Cách xử trí bệnh giời leo                          

          Do dịch tiết của giời leo có chứa acid phospho hữ cơ nên giai đoạn đầu có thể trung hòa bằng dung dịch kiềm nhẹ sau khi rửa vùng tiếp xúc bằng nước, xà phòng, nước muối loãng.           Nếu không thể phân biệt bệnh giời leo với bệnh zona thần kinh, chúng ta nên tới gặp bác sĩ chuyên khoa da liễu để được khám, tư vấn và xử trí bệnh đúng cách. Bệnh giời leo không khó để chữa trị nhưng nếu không được điều trị đúng cách sẽ để lại những ảnh hưởng tới thẩm mỹ.           Thanh nhiệt giải độc cơ thể bằng việc duy trì chế độ ăn hợp lý, bổ sung đầy đủ các dưỡng chất, vitamin, khoáng chất cần thiết để tăng sức đề kháng của cơ thể. Ăn nhiều thực phẩm có chất xơ, rau củ quả có màu xanh, uống nhiều nước để giải độc cho cơ thể.

          Những lưu ý trong điều trị bệnh giời leo

          Theo kinh nghiệm dân gian chưa có bằng chứng khoa học về việc dùng đỗ xanh nhai nát hoặc các nước ép một số cây thảo dược thúc đẩy tốc độ lành da do vậy hết sức chú ý trước nguy cơ bội nhiễm vi khuẩn.           Không nên làm vỡ các nốt phỏng nước, nếu lam vỡ ra sẽ làm lan sang vùng da bên cạnh.

          Không tự ý bôi hay uống acyclovir, bởi chúng chỉ có tác dụng với virus gây bệnh zona./.

Sưu tầm và tổng hợp: Linh Trang

Hợp tác chuyên môn

Tại sao bị giời

Tại sao bị giời

Tại sao bị giời

Tại sao bị giời

Tại sao bị giời

Tại sao bị giời

Giời leo là bệnh xảy ra phổ biến trong các bệnh lý về da liễu. Bệnh hình thành và phát triển do cơ thể bị nhiễm, chịu sự tác động của siêu vi có hướng thần kinh và da. Tác nhân gây bệnh này là chủng với virus thủy đậu. Chúng có khả năng khu trú và tồn tại nhiều năm trong hạch cảm giác của người mắc bệnh thủy đậu từ nhỏ. Sau đó tái hoạt và gây ra bệnh giời leo.

Tại sao bị giời
Tìm hiểu bệnh giời leo là gì, tại sao bị? Dấu hiệu nhận biết, cách trị và cách phòng ngừa hiệu quả

Bệnh giời leo là một dạng viêm da xảy ra phổ biến. Bệnh hình thành và phát triển khi cơ thể bị nhiễm siêu vi có hướng thần kinh và da – chủng với virus gây bệnh thủy đậu. Sau khi điều trị bệnh thủy đậu, một số virus gây vẫn tồn tại trong cơ thể. Tuy nhiên chúng không gây bệnh và tồn tại ở dạng tiềm tàng.

Các virus khu trú và tồn tại trong các hạch dây thần kinh cảm giác trong nhiều năm. Sau đó chúng tái hoạt khi gặp điều kiện thuận lợi và gây bệnh giời leo. Thông thường loại virus này sẽ tái hoạt khi hệ miễn dịch bị suy yếu.

Bệnh giời leo có thể hình thành và phát triển ở mọi lứa tuổi. Khi xuất hiện, giời leo khiến bệnh nhân có cảm giác đau rát, bứt rứt và vô cùng khó chịu. Những biểu hiện của bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ vùng da nào trên cơ thể. Khi không được kiểm soát tốt, triệu chứng sẽ nhanh chóng lan rộng sang vùng da lành. Đồng thời lây lan cho những người xung quanh khi tiếp xúc trực tiếp.

Tại sao bị giời

Tổn thương do bệnh giời leo gây ra là những mảng da màu đỏ, có biểu hiện sưng to. Lâu ngày vị trí này sẽ hình thành nhiều mụn nước có kích thước nhỏ, tập trung tạo thành chùm. Các mụn nước thường vỡ ra khi va chạm hoặc sau khoảng thời gian từ 2 – 3 tuần.

Triệu chứng của bệnh giời leo khởi phát ở nhiều vùng da trên cơ thể. Tuy nhiên, bệnh giời leo ở mắt được đánh giá là nguy hiểm nhất. Bởi tại vị trí này, các biểu hiện có thể phát triển mạnh và gây viêm nhiễm nặng. Đồng thời hình thành nhiều vết sẹo cho giác mạc.

Đối với những trường hợp nặng, giời leo ở mắt có thể gây loét ở giác mạc và viêm kết mạc, thị lực bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Nếu không được điều trị đúng cách, người bệnh có thể bị mù lòa. Nếu tình trạng nhiễm virus lan rộng sang quanh tai, nó có thể tác động và gây bệnh zona tai.

Khi bị giời leo, người bệnh có thể bị sốt, vùng da chỗ bị nhiễm bệnh có biểu hiện sưng phù, đỏ và nóng rát. Người bệnh sẽ có cảm giác bứt rứt, khó chịu hơn khi trời nắng nóng. Thông thời giời leo khiến bệnh nhân bị sốt nhẹ khoảng 37 – 38,5 độ C. Kèm theo cơn sốt và dấu hiệu mệt mỏi, suy nhược, căng thẳng, khó chịu.

Những triệu chứng điển hình của bệnh giời leo có thể xảy ra ở mọi vùng da trên cơ thể, gặp ở mọi lứa tuổi. Triệu chứng kéo dài từ 10 – 15 ngày.

Người bệnh sẽ nhận thấy tại vùng da bệnh có biểu hiện ngứa ngáy, nhức nhối, đau rát, sưng đỏ. Sau vài tiếng đến một ngày, nhiều nốt mụn dạng phỏng nước hình thành. Ban đầu mụn nước xuất hiện với màu đục nhạt, dần chuyển sang màu đỏ nhạt. Sau đó chúng nhanh chóng lây lan, phát tán ra nhiều phía và bên trong mọng nước, dần sưng to kèm theo cảm giác ngứa ngáy nghiêm trọng. Đồng thời có cảm giác khó chịu tại vùng da bị bệnh.

Tại sao bị giời
Người bị giời leo có thể bị sốt, da sưng phù, đỏ, nóng rát, nhiều nốt mụn dạng phỏng nước hình thành

Trong trường hợp những nốt mụn nước vỡ ra do gãi hoặc va chạm, thì khả năng lây lan giời leo sang nhiều vùng da khác trên cùng một cơ thể tăng cao. Hơn thế khả năng lan truyền bệnh từ cơ thể người bệnh sang người khỏe mạnh cũng khó có thể kiểm soát.

Sau khi những biểu hiện của bệnh giời leo chấm dứt, người bệnh vẫn cảm thấy vùng da bệnh có cảm giác đau nhức. Đặc biệt là các vùng da đã hình thành sẹo. Tình trạng này được gọi là chứng đau sau zona, với đặc điểm không thể sử dụng các loại thuốc giảm đau thông thường để cải thiện.

Chính vì thế để kiểm soát cơn đau do chứng đau sau zona gây ra, người bệnh cần phải tiến hành phong bế bằng các loại thuốc tê quanh sẹo. Ngoài ra, người bệnh có thể làm dịu cơn đau bằng cách dùng thuốc tê bôi tại chỗ theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Bệnh giời leo thường không tái phát, chỉ một lần bùng phát trong đời. Tuy nhiên theo kết quả nghiên cứu, tồn tại một tỉ lệ rất nhỏ người cao tuổi bị giời leo mắc bệnh ung thư nội tạng sau quá trình điều trị.

Thông thường để điều trị bệnh giời leo, bác sĩ chuyên khoa sẽ ưu tiên cho bạn sử dụng thuốc. Quá trình chữa bệnh được chia thành 2 giai đoạn. Bao gồm: Điều trị giời leo giai đoạn sớm và điều trị di chứng đau sau giời leo.

Ngay sau khi phát bệnh giời leo, bác sĩ chuyên khoa sẽ cho bạn sử dụng các loại thuốc điều trị sau:

Thuốc kháng virus

  • Thuốc Acyclovir: Để điều trị giời leo giai đoạn sớm, bác sĩ sẽ kê cho bạn một đơn thuốc có chứa Acyclovir. Thông thường thuốc Acyclovir sẽ được sử dụng với liều 30mg/kg trọng lượng. Sử dụng liên tục từ 7 đến 10 ngày.
  • Thuốc thoa Acyclovir pomad: Thuốc thoa Acyclovir pomad được sử dụng để điều trị tại chỗ. Thông thường, người bệnh sẽ được bác sĩ hướng dẫn thoa Acyclovir pomad 3 lần/ngày.

Thuốc giảm đau: Sử dụng kết hợp Paracetamol và Codein

  • Trong giai đoạn đầu: Để cải thiện tình trạng đau nhức do bệnh giời leo, bác sĩ chuyên khoa sẽ yêu cần bạn sử dụng kết hợp Paracetamol và Codein. Trong trường hợp cơn đau không thể kiểm soát bằng việc sử dụng thuốc Paracetamol và Codein, người bệnh có thể được chỉ định kết hợp thêm Tegretol 200mg. Liều dùng thuốc Tegretol 200mg trong chữa trị giời leo gồm uống 1 viên sáng và uống 1 viên chiều. Hoặc sử dụng kết hợp Lyrica với liều 1 viên uống sáng và 1 viên uống chiều.
  • Trong giai đoạn mụn nước vỡ và rỉ dịch: Đối với giai đoạn mụn nước đã vỡ và có dấu hiệu rỉ dịch, bệnh nhân bị giời leo cần tiến hành thoa trực tiếp chống nhiễm trùng bằng dung dịch Eosine hay dung dung dịch Milian.
  • Tăng cường sức đề kháng cho cơ thể: Bên cạnh quá trình chữa bệnh bằng thuốc giảm đau, thuốc chống viêm, người bệnh cần sử dụng đa sinh tố như Nevramin, Béroca, Synervit để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Tại sao bị giời
Ngay sau khi phát bệnh giời leo, bác sĩ chuyên khoa sẽ cho bạn sử dụng các loại thuốc kháng virus, thuốc giảm đau

Một số phương pháp được liệt kê dưới đây có thể được bác sĩ chuyên khoa sử dụng trong điều trị di chứng đau sau giời leo.

Phương pháp kích thích điện thần kinh qua da – TENS (Transcutaneous Electrical Neuro Stimulation )

Kích thích điện thần kinh qua da – TENS (Transcutaneous Electrical Neuro Stimulation ) là phương pháp điều trị có khả năng cải thiện tốt di chứng đau sau giời leo. Điều này xuất hiện là do phương pháp kích thích điện thần kinh qua da tác động hoạt hóa các sợi A – các sợi không dẫn truyền đau để điều trị, ức chế các sợi A và sợi C (các sợi dẫn truyền xung động cảm giác). Từ đó khiến cảm giác đau mất hoặc thuyên giảm.

Máy thường được sử dụng để kích thích điện thần kinh qua da là máy Endomed 982 (Hà Lan). Loại máy này được đặt những bảng điện cực với dòng Bi – asymm tác động vào những vị trí đau do bệnh giời leo gây ra.

Khi máy hoạt động, những dị cảm tại chỗ sẽ được kích hoạt như kim châm. Thông thường bác sĩ chuyên khoa sẽ yêu cầu bệnh nhân kích thích điện thần kinh qua da với thời gian từ 25 đến 30 phút/lần x 2 lần/ngày. Thực hiện liên tục từ 7 đến 10 ngày.

Thuốc Carbamazepin

Dựa vào cơ chế bệnh sinh của cơn đau và tổn thương do giời leo, virus gây bệnh tồn tại, khu trú và hoạt động ở sợi thần kinh cảm giác. Từ đó khiến dây thần kinh này bị tổn thương. Đồng thời làm mất đi sự cân bằng xoay quanh các sợi vận động và sợ cảm giác.

Đây được đánh giá là một cơ chế đau do sự tác động và mất đường dẫn truyền cảm giác vào nên cơn đau không thể được kiểm soát bằng những loại thuốc giảm đau thông thường. Điển hình như Paracetamol, Aspirin.

Tuy nhiên đối với thuốc Carbamazepin (tên thương mại Tegretol), thuốc có khả năng kiểm soát tốt biểu hiện đau nhói giật từng cơn, đau kèm cảm giác rát bỏng. Đối với bệnh nhân là người lớn, thuốc Carbamazepin được sử dụng với liều 200 – 600mg/ngày (từ 1 – 3 viên/ngày).

Tại sao bị giời
Thuốc Carbamazepin làm giảm cảm giác đau nhói giật từng cơn, đau kèm cảm giác rát bỏng, trị di chứng đau sau giời leo

Quá trình tiến triển của bệnh giời leo có thể được hạn chế, phòng ngừa biến chứng xuất hiện bằng cách loại bỏ chế độ sinh hoạt không phù hợp và xây dựng những thói quen sinh hoạt phù hợp sau:

  • Vệ sinh cơ thể sạch sẽ và giữ sạch vùng da bị phát ban..
  • Áp dụng biện pháp chườm mát để giảm đau. Biện pháp chườm mát có thể được thực hiện bằng cách sử dụng băng ẩm và mát chườm lên những khu vực có da bị phát ban.
  • Sử dụng thuốc kháng viêm hoặc thuốc uống giảm đau không kê đơn như ibuprofen (Advil, Motrin B…) để cải thiện triệu chứng của bệnh giời leo.
  • Nếu nhận thấy mắt có dấu hiệu khô, người bệnh cần dưỡng ẩm mắt bằng cách sử dụng thuốc nhỏ mắt theo sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
  • Vào mỗi buổi tối, người bệnh cần sử dụng một lượng thuốc mỡ vừa đủ bôi vào mắt, sau đó mang miếng che mắt hoặc dán mí mắt cho đóng lại.
  • Tiêm vắc xin phòng bệnh thủy đậu để phòng ngừa nhiễm virus gây bệnh thủy đậu và giời leo.
  • Người bệnh cần mặc những trang phục có chất liệu thấm hút mồ hôi, thoáng mát, rộng rãi để tránh vết thương bị va chạm. Đồng thời giúp những nốt mụn phồng không bị vỡ ra.
  • Tuyệt đối không gãi ngứa, cào hoặc chà xát mạnh lên vùng da bệnh. Bởi điều này sẽ khiến mụn nước vỡ.
  • Bệnh giời leo là bệnh mang tính lây truyền cao. Bệnh lây lan một cách mạnh mẽ khi tiếp xúc với lượng dịch được tiết ra từ vết thương. Ngoài ra, bệnh còn lây lan thông qua đường hô hấp, tiếp xúc hoặc sử dụng chung quần áo, khăn tắm, ly uống nước hoặc một số đồ dùng sinh hoạt khác của người bệnh.
  • Bệnh nhân bị giời leo tuyệt đối không được tùy tiện đắp gạo nếp, đỗ xanh lên những vùng da đang bị tổn thương. Bởi điều này có thể khiến vùng da tổn thương bị nhiễm trùng nặng, làm tăng nguy cơ bội nhiễm và gây khó khăn cho quá trình điều trị.

Để bệnh giời leo không xuất hiện, không tác động và không làm ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể, công việc và các hoạt động sinh hoạt, bạn nên áp dụng các biện pháp phòng ngừa sau:

  • Nếu bạn là người có tiền sử mắc bệnh thủy đậu hoặc giời leo, bạn cần quan tâm đến những biện pháp phòng ngừa bệnh giời leo trong suốt mùa mưa ẩm thấp bằng cách nâng cao sức khỏe tổng thể và sức đề kháng. Sức đề kháng suy yếu là điều kiện thuận lợi khiến bệnh khởi phát và nhanh chóng tiến triển theo chiều hướng xấu.
  • Tiến hành tiêm vắc xin zostavas phòng ngừa bệnh giời leo càng sớm càng tốt. Vắc xin zostavas là một loại vắc xin phòng giời leo được các nước khuyến cáo sử dụng cho những người có độ tuổi trên 60. Bởi căn bệnh này chủ yếu hình thành và phát triển ở những người lớn tuổi.
Tại sao bị giời
Bạn cần tiến hành tiêm vắc xin zostavas phòng ngừa bệnh giời leo càng sớm càng tốt

Mặt khác bệnh thủy đậu và bệnh giời leo do cùng một chủng virus gây ra. Chính vì thế, những người không có tiền sử mắc bệnh thủy đậu có thể phòng ngừa bệnh bằng cách tiêm vắc xin phòng nhiễm virus gây bệnh thủy đậu.

  • Để phòng ngừa bệnh giời leo và thủy đậu, bạn nên tiêm vắc xin phòng nhiễm virus gây bệnh thủy đậu càng sớm càng tốt.
  • Không sử dụng chung dụng cụ ăn uống, đồ dùng cá nhân với những người có nghi ngờ hoặc đang mắc bệnh thủy đậu.
  • Ngay khi phát hiện có nguồn bệnh, bạn cần tiến hành khử trùng những đồ dụng, vật dụng trong gia đình chưa hoặc đã từng dùng chung. Điều này sẽ giúp bạn hạn chế tối đa nguy cơ lây nhiễm bệnh thủy đậu.
  • Ngoài ra để phòng ngừa bệnh giời leo và nhiều bệnh lý khác, bạn nên loại bỏ thói quen sinh hoạt không phù hợp khiến hệ miễn dịch suy yếu. Thay vào đó bạn nên xây dựng một lối sống vui tươi, lành mạnh, tránh căng thẳng kéo dài, suy nghĩ lạc quan, thường xuyên vận động, bổ sung cho cơ thể đầy đủ chất dinh dưỡng. Đặc biệt bạn nên thêm vào bữa ăn các loại rau củ quả, các loại trái cây và nhiều thực phẩm chứa vitamin khác.

Bệnh giời leo không phải là bệnh nguy hiểm. Tuy nhiên những tác hại khôn lường có thể xảy ra khi người bệnh chủ quan. Chính vì thế khi nhận thấy những biểu hiện của bệnh xuất hiện hoặc vết giời leo có dấu hiệu lây lan, nhanh chóng tạo thành một dải ở một phía trên cơ thể kèm theo cảm giác nóng bỏng, đau nhức khó chịu, bạn cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa ngay lập tức để được kiểm tra, thăm khám và tiến hành điều trị.

Bài viết liên quan:

  • Bị bệnh giời leo kiêng ăn gì, bổ sung gì nhanh khỏi?