Tại sao bị nghén

Ốm nghén là một triệu chứng phổ biến xảy ra trong giai đoạn mang thai. Nguyên nhân chính gây ra ốm nghén vẫn chưa được khoa học tìm ra nhưng một số nguyên nhân dự đoán có thể gây ra triệu chứng ốm nghén là do nội tiết & hormone của người phụ nữ mang thai biến đổi một cách sâu sắc ngay từ đầu thai kỳ, cơ thể nhạy cảm với sự thay đổi và phản ứng trước những biến đổi này gây ra ốm nghén. Hơn thế nữa, khi mang thai khứu giác trở nên nhạy cảm với một số mùi, khiến thai phụ cảm thấy khó chịu và buồn nôn, nôn ói.

Ốm nghén là triệu chứng phổ biến trong giai đoạn mang thai và không hề nguy hiểm như nhiều mẹ vẫn nghĩ.

Ốm nghén thường xuất hiện trong 3 tháng đầu thai kỳ và là triệu chứng phổ biến của các mẹ bầu. Một số dấu hiệu của ốm nghén là: buồn nôn, hay nôn, mệt mỏi, khó chịu, không ăn uống được… Những triệu chứng này thường sẽ chấm dứt sau 3 tháng đầu và không để lại bất cứ hậu quả gì. Tuy nhiên, rất nhiều mẹ vẫn còn có những quan niệm sai lầm về ốm nghén gây ra sự lo lắng không đáng có. Nghén không gây hại cho thai nhi, nhưng nếu nôn quá nhiều sẽ gây hại cho sức khỏe của mẹ và từ đó ảnh hưởng đến thai.

Các biện pháp làm giảm ốm nghén.

Để giảm bớt triệu chứng khó chịu của nghén, thai phụ hãy áp dụng các biện pháp sau:

–        Ăn chậm, thong thả và nhai kỹ. Chia bữa ăn làm nhiều bữa nhỏ, 6 đến 8 bữa một ngày. Tránh các thức ăn béo và nhiều gia vị.

–        Đói thường làm tăng cảm giác buồn nôn, ăn làm dịu những cảm giác khó chịu này. Do đó, các mẹ bầu phải luôn chuẩn bị sẵn bên mình những loại thức ăn tiện lợi như bánh quy, bánh mì nướng, những loại ngũ cốc, trái cây khô… Nghén có thể xuất hiện vào bất kỳ trong ngày, hãy ăn ngay khi cảm thấy sắp xảy ra triệu chứng.

–        Nếu nghén xảy ra vào nửa đêm, đừng ngại ngần hãy dậy và ăn ngay.

–        Nếu nghén xuất hiện vào buổi sáng, hãy nhắm nháp một ít thức ăn trước rồi ăn nhiều hơn sau 15 phút.

–        Luôn mang theo bên mình những loại thức ăn này để đề phòng đói gây buồn nôn vào bất cứ lúc nào.

–        Uống một tách trà gừng, ngửi chút hương bạc hà cũng giúp giảm cảm giác buồn nôn.

–        Tránh căng thẳng, stress làm tăng triệu chứng nghén.

–        Nên uống nước thường xuyên để đề phòng tình trạng mất nước do nôn ói. Uống bất cứ thứ gì mà dạ dày chấp nhận được, như nước lọc, nước trai cây, sữa… Uống nửa giờ trước hoặc sau khi ăn, không uống trong khi ăn và nhớ phải uống từng ngụm nhỏ.

–        Do không ăn uống được nhiều các mẹ có thể bổ sung thêm vitamin cho bà bầu như Elevit hay Blackmores Pregnancy để đảm bảo đầy đủ chất cho cả mẹ và thai nhi. Các chất quan như: sắt, acid folic, Iodine, canxi là rất quan trọng và cần thiết cho bà bầu trong giai đoạn mang thai.

–        Tránh mùi “nặng”, nên mở cửa sổ thường xuyên, nên dùng quạt hút mùi khi nấu nướng để loại bỏ các mùi thức ăn.

Cần đi khám ngay khi bị nghén nặng.

Các yếu tố nguy cơ của chứng ốm nghén nặng 

–        Người mẹ mang thai đôi hoặc đa thai.

–        Tiểu đường thai kỳ.

–        Cường giáp-tình trạng tuyến giáp hoạt động mạnh hơn bình thường.

–        Người mẹ có tiền sử bị say tàu xe, có dạ dày “nhạy cảm”, hoặc những người dễ cảm thấy buồn nôn ngay cả khi không mang thai.

Các dấu hiệu và triệu chứng của chứng ốm nghén nặng 

–        Khó kiểm soát, nôn mửa liên tục.

–        Mất nước và tiểu ít.

–        Buồn ngủ, thiếu năng lượng, mệt mỏi, không thể tập trung vào bất cứ điều gì khác hơn ngoài cảm giác buồn nôn.

–        Nhức đầu, cảm thấy lơ mơ, chóng mặt.

Trường hợp mẹ bầu bị nghén nặng, nôn quá nhiều khiến cơ thể bị mất nước và mất sức, ăn uống không được thì nên đi khám bác sĩ ngay. Một số triệu chứng nặng có thể xuất hiện như sau:

–        Không thể uống được hơn một lần trong ngày.

–        Nôn mửa trên 4 lần trong ngày.

–        Sụt trên 1 kg cân nặng.

–        Nôn kèm theo đau hoặc sốt.

Tiền sử của các bệnh hiện nay cần lưu ý đặc biệt những điểm sau:

  • Khởi phát và thời gian nôn

  • Các yếu tố làm trầm trọng thêm và giảm bớt

  • Nôn kiểu gì (ví dụ, máu, nước, mật) và số lượng nôn ra

  • Tần suất (theo đợt hoặc liên tục)

Các triệu chứng liên quan quan trọng bao gồm tiêu chảy, táo bón, và đau bụng. Nếu có đau, hãy tìm điểm đau, hướng lan và mức độ đau. Người khám cũng nên hỏi về những tình huống mang tính chất xã hội có thể ảnh hưởng đến thai phụ như những lý do xã hội và gia đình (liệu cô ấy có phải làm việc hay phải chăm con).

Tiền sử y khoa bao gồm những câu hỏi về ốm nghén hoặc chứng ồm nghén nặng trong những lần mang thai trước đây. Quan tâm về tiền sử phẫu thuật bao gồm các phẫu thuật ổ bụng đã từng diễn ra để loại trừ trường hợp tắc ruột cơ học.

Kiểm tra các loại thuốc mà bệnh nhân dùng (ví dụ, các hợp chất chứa sắt, thuốc nội tiết) để đảm bảo an toàn khi sử dụng thuốc trong lúc mang thai.

Buồn nôn ốm nghén khi mang thai không chỉ khiến mẹ bầu mệt mỏi, chán ăn mà tình trạng này kéo dài còn làm cho mẹ suy nhược cơ thể, thai nhi hấp thu dinh dưỡng kém. Bỏ túi những kinh nghiệm giảm buồn nôn ốm nghén nhanh, an toàn, hiệu quả dưới đây sẽ giúp mẹ an tâm để có thai kỳ khỏe mạnh.

Phụ nữ mang bầu có các biểu hiện ốm nghén như buồn nôn, nôn khan, nôn ói, khó chịu với mùi thức ăn. Tùy vào thể trạng của mỗi thai phụ mà mức độ ốm nghén nặng nhẹ cũng khác nhau. Phụ nữ nghén thường sẽ nôn vừa phải nên thức ăn vẫn giữ được trong dạ dày nhưng không bị sút cân.  Nghén thường biến mất khi thai phát triển sang tuần thai thứ 12 – 14 hoặc có thể kéo dài lâu hơn.

Tuy nhiên ở khoảng 3% phụ nữ mang thai gặp phải tình trạng nghén nặng, gây hiện tượng nôn nặng, nôn liên tục không thể kiểm soát khiến mẹ không thể ăn uống và hấp thu được dinh dưỡng cung cấp. Thai phụ có thể bị giảm từ 2 – 10kg.

Tại sao bị nghén

Phụ nữ mang thai có các biểu hiện ốm nghén như buồn nôn, nôn khan

Tính tới thời điểm hiện tại, vẫn chưa có nghiên cứu cụ thể nào xác định nguyên nhân chính xác gây ra ốm nghén. Theo các chuyên gia phụ sản có thể bị ốm nghén do các yếu tố sau:

Nhiều mẹ bầu khi mang thai thường có thói quen ngủ dậy không ăn sáng. Làm cho cơ thể thiếu chất, thiếu năng lượng gây nên hiện tượng buồn nôn và nghén. Do vậy để giảm buồn nôn ốm nghén, hoa mắt, chóng mặt, nôn nao, mẹ bầu không được bỏ bữa sáng. Tốt nhất nên ăn sáng đủ dưỡng chất, cách ít giờ đồng hồ sau đó ăn tiếp bữa phụ.

Khi mang thai hormone hCG tăng cao. Đồng thời estrogen và progesterone cũng tăng gấp nhiều lần so với bình thường. Nó tác động trực tiếp làm tăng acid dịch vị, gây nguy cơ trào ngược dạ dày, dẫn đến hiện tượng nôn nghén.

Khi mang thai khứu giác phụ nữ đều nhạy cảm hơn rất nhiều so với người bình thường. Đặc biệt dạ dày sẽ thấy khó chịu, cảm giác buồn nôn ngay khi ngửi những mùi như nước hoa, đồ ăn, dầu mỡ, xăng dầu…

Tại sao bị nghén

Buồn nôn ốm nghén ở phụ nữ mang thai có thể do khứu giác nhạy cảm

Trong lần mang thai trước nếu thai phụ bị ốm nghén thì tình trạng ốm nghén ở lần sau mang thai khả năng cao là tiếp tục diễn ra. Hoặc những người phụ nữ thuộc gia đình như mẹ, chị gái có tiền sử ốm nghén khi mang thai có khả năng dễ gặp tình trạng buồn nôn và nôn khi mang bầu. Đây có thể là do yếu tố di truyền.

Một số yếu tố khác ảnh hưởng có thể kể thêm như tâm lý căng thẳng, tiền sử bị say xe…

Có tới 70% bà mẹ tương lai bị buồn nôn tại một số thời điểm trong thời kỳ đầu mang thai. Thông thường bắt đầu vào tuần thứ 9 sau giao hợp. Nó không chỉ được biết đến là một trong những dấu hiệu nhận biết mang thai sớm mà còn là triệu chứng phổ biến trong ba tháng đầu thai kỳ, và đôi khi còn kéo dài lâu hơn.

Trong 3 tháng đầu, thai phụ cần phải thận trọng trước từng bất thường nhỏ vì đây là thời kỳ rất nhạy cảm, có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi. 

Với những trường hợp nghén nặng nếu không được điều trị kịp thời sẽ có nguy cơ dẫn đến ngộ độc thai nghén nguy hiểm cho cả mẹ và bé, thậm chí cần phải nhập viện.

Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, giàu dinh dưỡng

  • Ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày. Ăn bữa phụ vào sáng, chiều.
  • Luôn ăn bữa sáng đủ chất.
  • Mẹ bầu nên bổ sung đa dạng các loại trái cây, rau củ giàu vitamin, calci…
  • Tránh món ăn cay, mặn, có tính nóng, chứa nhiều caffein…Hoặc các món mà khi mang thai khiến mẹ bầu buồn nôn.
  • Giảm cảm giác buồn nôn ốm nghén bằng cách sử dụng gừng, hương chanh, hương thảo, bạc hà giúp cải thiện nhanh.
  • Ăn thêm bánh mì vào bữa phụ giúp cải thiện chứng buồn nôn ốm nghén.
  • Cố gắng tiêu thụ ít nhất 1,5 lít chất lỏng hàng ngày. Bao gồm cả nước, đồ uống, canh rau củ,…Uống nước từng ngụm đúng cách.

Tại sao bị nghén

Bánh mì nướng khô có thể làm giảm buồn nôn ốm nghén thai kỳ tốt hơn

Xây dựng thời gian biểu nghỉ ngơi hợp lý

Nghỉ ngơi nhiều hơn giúp chị em mang thai khỏe mạnh. Mẹ bầu hãy thả lỏng cơ thể, hít thở thật sâu. Bà bầu hãy lắng nghe cơ thể của mình. Khi cảm thấy mệt mỏi, mẹ hãy thử nằm xuống thư giãn. Trong trường hợp xuất hiện các dấu hiệu buồn nôn hoặc nôn ói thì thai phụ nên nằm nghỉ ngơi và chợp mắt một chút sẽ giúp giảm tình trạng này. Tránh làm việc quá sức gây suy nhược và căng thẳng đầu óc.

Phụ nữ mang thai hãy giữ phòng thông thoáng hoặc có quạt ở gần để thở dễ dàng hơn. Ngoài ra, bạn hãy dành thời gian ra ngoài để có được không khí trong lành.

Bấm huyệt tay

Khoa học chứng minh rằng khi ta tác động lực đến cổ tay thì não sẽ giải phóng ra chất hóa học có tác dụng làm dịu đi cơn buồn nôn, nôn hay sự khó chịu về mùi. Đây cũng là một mẹo giảm buồn nôn ốm nghén hiệu quả. Tuy vậy, phương pháp này có nhược điểm là cần sự giúp đỡ của người có kinh nghiệm để bấm chính xác huyệt để đạt kết quả tốt nhất thay vì các mẹ bầu tự làm thực hiện.

Tại sao bị nghén

Bấm huyệt tay là một mẹo giúp giảm buồn nôn ốm nghén hiệu quả

Vận động nhẹ nhàng, vừa sức trong thai kỳ

Mẹ bầu có thể tự tạo cho chính mình thói quen đi bộ 30 phút mỗi ngày. Điều này sẽ giúp mẹ bầu vận động linh hoạt và khỏe mạnh hơn. Đồng thời cũng hỗ trợ giảm buồn nôn ốm nghén trong thai kỳ.

Với phụ nữ mang thai, việc dùng thuốc là lựa chọn điều trị cuối cùng nếu các biện pháp can thiệp an toàn khác không có hiệu quả. Phương pháp này có thể gây hại tới thai nhi. Nếu nghén bầu nặng, nôn ói liên tục không thể kiểm soát. Các sĩ có thể xem xét cho thai phụ sử dụng thuốc an toàn và hiệu quả như:

Thuốc kháng Histamin

Thuốc kháng Histamin là loại thuốc được biết đến thường dùng trong các trường hợp dị ứng, chống nôn do say xe hoặc thai nghén. Dùng thuốc này để ngăn ngừa nghén bầu có thể khiến bạn buồn ngủ. Vì thế lưu ý không dùng trước khi lái xe hoặc vận hành máy móc.

Thuốc chẹn H1

Thuốc chẹn H1 khá hiệu quả trong các trường hợp thai phụ bị nôn nghén kéo dài. Nhưng chỉ được dùng khi có chỉ định của bác sĩ.

Tại sao bị nghén

Dùng thuốc là lựa chọn điều trị cuối cùng để làm giảm buồn nôn ốm nghén

Thuốc Prochlorperazine hoặc Metoclopramide

Hai loại thuốc này được chỉ định nếu thai phụ nghén bầu nặng không giảm sau khi đã dùng thuốc kháng Histamin. Nếu mẹ bầu bị nôn quá mức, cơ thể mất nước, hoa mắt, choáng váng,… thì cần sớm nhập viện để được theo dõi và điều trị. 

Mẹ bầu cần đi khám bác sĩ khi xuất hiện ốm nghén kèm theo các triệu chứng sau:

  • Bà bầu bị sút cân, suy kiệt nghiêm trọng trong thời gian ngắn.
  • Bà bầu nôn nghén kéo dài sau thời kỳ 3 tháng đầu.
  • Bà bầu nôn nghén quá mức, khiến không thể sinh hoạt bình thường được.
  • Bà bầu nôn nghén nặng kèm bụng lớn quá nhanh so với tuổi thai (gợi ý tình trạng chửa trứng).
  • Bà bầu đi tiểu lượng rất ít hoặc nước tiểu có màu đỏ sẫm.
  • Chóng mặt hoặc ngất xỉu khi đứng dậy

Để chủ động bảo vệ sức khỏe tốt nhất, mẹ bầu nên khám thai định kỳ đúng lịch. Hiện tại, Bệnh viện Hồng Ngọc triển khai dịch vụ thai sản trọn gói giúp theo dõi sức khỏe của mẹ và bé ngay từ đầu thai kỳ, phát hiện sớm và can thiệp kịp thời các vấn đề sức khỏe. 

Tại sao bị nghén

Đăng ký thăm khám tại Bệnh viện Hồng Ngọc để được chăm sóc thai kỳ trọn vẹn nhất

Dưới đây là 12 đặc quyền dành cho các mẹ khi đăng ký gói thai sản và sinh con trọn gói tại Hồng Ngọc:

– Được thăm khám với đội ngũ bác sĩ giỏi chuyên môn và tận tâm, từng công tác tại các bệnh viện hàng đầu như Phụ sản Trung ương, Phụ sản Hà Nội…

– Theo dõi thai kỳ với hệ thống trang thiết bị máy móc hiện đại, được nhập khẩu đồng bộ như: máy siêu âm 4D Voluson E8 (GE – Mỹ); Moniter Phillips Avalon với độ chính xác cao giúp theo dõi tim thai và cơn co tử cung…

– Mẹ không cần chuẩn bị đồ đạc đi sinh bởi bệnh viện đã cung cấp đầy đủ các vật dụng thiết yếu cho mẹ và bé như: quần áo sơ sinh, bỉm tã cho bé, chăn ủ, quần áo cho mẹ…

– Thực hiện các xét nghiệm và sàng lọc trước sinh bằng công nghệ tiên tiến cho kết quả nhanh chóng, chính xác.

– Mẹ được tự động nhắc lịch khám thai, được hướng dẫn các thủ tục một cách nhanh gọn và chu đáo.

– Tham gia lớp học tiền sản miễn phí do bệnh viện tổ chức.

– Được tư vấn và hướng dẫn nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn miễn phí với bác sĩ hàng đầu bệnh viện.

– Mẹ được chọn ngày, chọn giờ, chọn bác sĩ khi sinh mổ.

– Trẻ dc da kề da với mẹ liên tục trong 90 phút sau sinh, được kẹp dây rốn chậm và bú mẹ ngay sau sinh.

– Trẻ được tiếp xúc da kề da với mẹ liên tục 90 phút đầu đời và được bú mẹ sớm trong vòng 1 giờ đầu sau sinh

– Hệ thống phòng sau sinh đa dạng giúp mẹ có thêm nhiều lựa chọn như: phòng đơn, đôi, deluxe, phòng tổng thống. Tại mỗi phòng lưu viện được trang bị nhiều tiện ích như: chuông bấm gọi y tá khi mẹ cần hỗ trợ, tủ đồ có mã khóa, tủ lạnh cá nhân được vệ sinh sạch sẽ, màn hình Entertainment Unit kết nối Netflix và nhiều tính năng giải trí…

– Mẹ và bé được chăm sóc từ A-Z sau sinh như: thăm khám hằng ngày với bác sĩ sản và nhi khoa; phục vụ bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng được chế biến từ các đầu bếp chuyên nghiệp…

– Nhiều tiện ích đa dạng phục vụ mẹ và người nhà khi thăm khám cũng như lưu viện sau sinh như: bãi đỗ xe miễn phí, cây ATM, wifi tốc độ cao, nhà hàng sang trọng, quầy café…

Thông tin liên hệ:

KHOA SẢN – BỆNH VIỆN ĐA KHOA HỒNG NGỌC

Tel: 024 39 275 568/ 024 7300 8866

Hotline: 0919 645 271- 0932 232 015 (Trong giờ hành chính)

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/