Tại sao cần chuyển

IDC ước tình rằng chi tiêu trên toàn thế giới cho công nghệ và chuyển đổi số sẽ đạt gần 2 nghìn tỷ USD vào năm 2022. Điều này đã cho thấy sức “càn quét” của cơn bão chuyển đổi số vào các lĩnh vực kinh doanh và đời sống xã hội trong những năm gần đây. Vì vậy, để duy trì tính cạnh tranh trên thị trường toàn cầu thay đổi liên tục hàng giờ, không còn cách nào khác doanh nghiệp phải chuyển đổi số.

Chuyển đổi số là đích đến của nhiều doanh nghiệp

Gốc rễ của bất kỳ thay đổi nào trong kinh doanh đều bắt đầu từ Khách hàng: Hạnh phúc khách hàng là cách bạn chiến thắng trong kinh doanh 

Khi công nghệ ngày càng phát triển, chất lượng dịch vụ, chăm sóc khách hàng cũng được cải thiện hơn. Do đó khách hàng ngày càng  khó tính. Họ đặt kỳ vọng cao, không thích sự chậm trễ và đề cao tính cá nhân hóa. Khi khách hàng thấy một điều gì đó mới ở nơi khác, họ hy vọng doanh nghiệp bạn cũng cung cấp thứ đó

Nếu doanh nghiệp bạn không thể đáp ứng được những điều này, thật dễ hiểu khi khách hàng lựa chọn rời bỏ bạn để tìm một bên khác. Trong kỷ nguyên công nghệ, nơi mà Internet lên ngôi, khách hàng của bạn có thể dễ dàng so sánh dịch vụ, sản phẩm của nhiều đơn vị khác nhau. Chính điều này đã thúc đẩy các doanh nghiệp đầu tư hơn vào chuyển đổi số để làm mới “mình”, đồng thời mang lại trải nghiệm tốt hơn để níu chân khách hàng và tạo điều kiện khác biệt so với đối thủ cạnh tranh

Ngoài ra, yếu tố về nhân sự cũng là đòn bẩy thúc đẩy doanh nghiệp quan tâm hơn đến chuyển đổi số. Khi nhân viên của bạn đang mất quá nhiều thời gian cho núi công việc chồng chất mà không có bất kỳ sự hỗ trợ nào từ công nghệ, khi các phòng ban liên tục “khẩu chiến” về vấn đề phân công,… Đó là lúc bạn nên thay đổi!

  • Khách hàng không còn quay trở lại: Khách hàng không lựa chọn bạn trong lần mua tiếp theo không phải hoàn toàn do sản phẩm và dịch vụ của bạn không được đánh giá cao. Khách hàng không quay lại có thể là do họ bị hút bởi chương trình khuyến mãi của đối thủ cạnh tranh hoặc do gần đây bạn không còn liên lạc chăm sóc họ thường xuyên như trước. Chuyển đổi số trong chiến lược chăm sóc khách hàng có thể giúp bạn phân tích rõ hơn hành vi của khách hàng và đưa ra các chiến dịch tiếp cận và chăm sóc tốt hơn
  • Tranh cãi giữa các bộ phận ngày càng gia tăng: Quy trình làm việc giữa các phòng ban quá rườm rà, phức tạp là nguyên nhân gây ra những cuộc “nội chiến” trong doanh nghiệp. Công việc không được phân công rõ ràng, trao đổi thông tin không liền mạch, công việc bị phụ thuộc khiến các bộ phận thường xuyên tranh cãi và đổ trách nhiệm cho nhau. Lúc này chuyển đổi số chính là điều cần thiết để các bộ phận làm việc với nhau trơn tru và hiệu quả nhất. Việc liên kết công việc của tất cả phòng ban trong một hệ thống giám sát chung sẽ giúp lãnh đạo biết được công việc cụ thể của từng bộ phận, người đảm nhận, thời gian hoàn thành, tình trạng công việc,.
  • Nhân viên của bạn đang mất quá nhiều thời gian cho một công việc: Thay vì phải tập trung vào những công việc trọng tâm mang lại lợi nhuận cho công ty, nhân viên của bạn lại đang tốn thời gian cho những công việc ngoài lề như tìm kiếm tài liệu, chạy sang phòng khác để trao đổi công việc, xin chữ ký, in giấy tờ,… Nếu đúng như vậy thì đã đến lúc doanh nghiệp bạn nên ứng dụng chuyển đổi số.
Chuyển đổi số là bắt buộc nếu doanh nghiệp không muốn bị thụt lùi phía sau

Chuyển đổi số được thúc đẩy bởi những nhu cầu cơ bản là tạo ra môi trường làm việc tốt hơn cho nhân viên, mang lại dịch vụ vượt trội cho khách hàng và nâng cao lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp trên thị trường.

Trong một môi trường kinh doanh mà việc cạnh tranh và giành lấy khách hàng được coi là sự sống còn của một doanh nghiệp thì việc công ty của bạn phải không ngừng thay đổi và cải tiến là yêu cầu tối thiểu để “sinh tồn”. Nếu đối thủ cạnh tranh đang tận dụng chuyển đổi số để hợp lý hóa công tác kinh doanh, sản xuất, mở rộng phân phối, xây dựng nơi làm việc tốt hơn cho nhân viên và cải thiện trải nghiệm tổng thể cho khách hàng, doanh nghiệp của bạn cũng nên áp dụng chuyển đổi số để tạo ra những thay đổi đó và phát triển tốt hơn.

Chuyển đổi số không chỉ là việc đổi mới, cập nhật các hệ thống và ứng dụng CNTT, đó còn là sự thay đổi về văn hóa, hình dung và thiết lập lại toàn bộ quy trình và cách thức hoạt động của công ty bạn.

Hiện nay, các doanh nghiệp nhỏ hay những doanh nghiệp mới bắt đầu có thể xây dựng chuyển đổi số bắt đầu bằng cách thay đổi văn hóa công ty và tư duy của nhân sự. Còn cách nào tốt hơn việc để chính nhân viên của mình là người sẽ ứng dụng chuyển đổi số vào phương thức làm việc hằng ngày, nhìn thấy lợi ích của nó và nêu ra đề xuất của họ dưới góc độ của người dùng?

Ngoài ra, nếu chưa có kinh nghiệm, doanh nghiệp có thể cân nhắc sử dụng sự trợ giúp từ bên ngoài trong việc vạch ra chiến lược chuyển đổi số. Điều chúng tôi muốn nói đến ở đây là những công ty tư vấn chuyển đổi số.

Dịch vụ tư vấn chuyển đổi số chuyên nghiệp cho mọi tổ chức, đơn vị

Chuyển đổi số không chỉ là việc đổi mới, cập nhật các hệ thống và ứng dụng CNTT, đó còn là sự thay đổi cả quá trình làm việc, cạnh đó 

Là một đơn vị có hơn 13 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực số hóa và chuyển đổi số, FSI cung cấp dịch vụ tư vấn chuyển đổi số chuyên nghiệp cho các đơn vị, tổ chức chưa có kinh nghiệm, mung lung trong việc hoạch định và xây dựng chiến lược chuyển đổi số tổng thể cho doanh nghiệp.

Với kinh nghiệm làm việc với nhiều đối tác, khách hàng trong nhiều lĩnh vực, chúng tôi nhận thấy rằng một doanh nghiệp để chuyển đổi số thành công thì đều phải trải qua những bước cơ bản như:

  • Xây dựng chiến lược lược và văn hóa chuyển đổi số
  • Xây dựng hạ tầng thiết bị kết nối
  • Xây dựng chính sách
  • Xây dựng đội ngũ nhân lực
  • Xây dựng hạ tầng dữ liệu
  • Xây dựng các ứng dụng

Với vai trò là đơn vị tư vấn và đồng hành cùng doanh nghiệp trong hành trình chuyển đổi số của mình, FSI sẽ tư vấn và cung cấp các giải pháp phù hợp đảm bảo đáp ứng 6 bước chuyển đổi số của doanh nghiệp bạn

Quy trình tư vấn của chúng tôi được thực hiện tổng thể qua 7 bước:

Bước 1: Tiếp nhận thông tin khách hàng

Bước 2: Khảo sát sơ bộ và đánh giá tình hình của doanh nghiệp

Bước 3: Lên phương án tổng thể, thuyết trình kế hoạch và báo giá

Bước 4: Ký hợp đồng và tiến hành triển khai các hạng mục đã ký kết

Bước 5: Đào tạo, hướng dẫn và chuyển giao

Bước 6: Nghiệm thu hợp đồng

Bước 7: Hỗ trợ bảo hành

Bên cạnh đó FSI cũng cung cấp một số phần mềm hỗ trợ mà khách hàng có thể cân nhắc áp dụng vào quá trình chuyển đổi số của doanh nghiệp như: Phần mềm quản lý tài liệu DocEye, Phần mềm chuyển giọng nói thành văn bản, Phần mềm tự động hóa doanh nghiệp L-IONE với các phân hệ như: CRM, HRM, quản lý quy trình,…

Chuyển đổi số là nước cờ thông minh của các doanh nghiệp biết nắm bắt thời cơ. Nếu từ chối chuyển đổi số, chẳng khác nào bạn đang từ chối cơ hội giúp doanh nghiệp bứt phá và tăng trưởng. Hãy là người lãnh đạo thông minh để lựa chọn điều tốt nhất cho doanh nghiệp của bạn!

(Baonghean.vn) - Chuyển đổi số mở ra cơ hội chưa từng có cho Việt Nam. Chính phủ số giúp Chính phủ hoạt động hiệu quả, hiệu lực hơn, minh bạch hơn, giảm tham nhũng.

Kinh tế số thúc đẩy đổi mới sáng tạo, tạo ra giá trị mới, giúp tăng năng suất lao động, tạo động lực tăng trưởng mới, thoát bẫy thu nhập trung bình. Xã hội số giúp người dân bình đẳng về cơ hội tiếp cận dịch vụ, đào tạo, tri thức, thu hẹp khoảng cách phát triển, giảm bất bình đẳng. Các ngành, lĩnh vực được tối ưu, thông minh hóa hướng đến nâng cao trải nghiệm và chất lượng cuộc sống của người dân.

Ảnh minh họa.

Việt Nam có cơ hội chuyển đổi số không?

Chuyển đổi số mở ra cơ hội cho tất cả các quốc gia. Các nước đang phát triển thậm chí có thể tận dụng cơ hội để chuyển đổi số nhanh hơn. Đây là cơ hội để Việt Nam vươn lên, thay đổi thứ hạng quốc gia. Lợi thế của Việt Nam là dưới sự lãnh đạo của Đảng, Việt Nam có thể có những chủ trương lớn một cách nhanh chóng và tập trung.

Chuyển đổi số là một sự thay đổi mang tính tổng thể và toàn diện, từ Chính phủ, đến từng doanh nghiệp, từng tổ chức, từng người dân, trong mọi lĩnh vực. Văn hóa của người Việt Nam là thích ứng nhanh với cái mới, ham học hỏi cái mới, sáng tạo trong ứng dụng cái mới. Việt Nam là nước có truyền thống lâu đời trong việc triển khai thành công các cuộc cách mạng toàn dân.

Nếu chúng ta cứ đi sau về cái mới thì sẽ mãi mãi là người đi sau, không bao giờ thay đổi được thứ hạng quốc gia. Chỉ có đi đầu về cái mới thì mới có cơ hội bứt phá vươn lên thành nước phát triển.

Chuyển đổi số thì Việt Nam với các nước đều mới như nhau. Cũng không có nhiều kinh nghiệm để học hỏi. Các nước đã phát triển thì thường lại không hăng hái với cái mới vì họ đang ổn định trong cái cũ. Chỉ có những ai đang khó khăn thì mới hăng hái với cái mới.

Ví di động gắn với SIM điện thoại

Năm 2021, Việt Nam mới chấp nhận cho thí điểm mobile money, nghĩa là thuê bao di động được phép mở tài khoản thanh toán nhỏ ngay chính trên điện thoại di động của mình. Điều này có thể giúp đẩy nhanh việc phổ biến thanh toán không dùng tiền mặt, vì hiện nay, mới chỉ có khoảng 30% dân số có tài khoản ngân hàng, nhưng gần như 100% dân số đã có điện thoại di động. Nhưng hình thức thanh toán mobile money đã được một nước châu Phi nghèo là Kenya ứng dụng cách đây 12 năm.

Việt Nam chúng ta không cần đợi ai, thấy hiệu quả là sử dụng, nhanh nhạy với cái mới để giải quyết các vấn đề của mình và vì thế thành người đi đầu. Vì đi đầu mà công nghệ mới sẽ chuyển dịch về Việt Nam, vì đi đầu mà nhân lực công nghệ thế giới sẽ di chuyển đến Việt Nam. Bởi vì những nguồn lực này luôn di chuyển đến nơi đâu có thị trường.

Bằng việc đi đầu về cái mới mà chúng ta tạo ra thị trường về cái mới. Thị trường luôn là thỏi nam châm. Thị trường cũng là nơi tạo ra công nghệ, hoàn thiện công nghệ. Có thị trường là có công nghệ, là phát triển được công nghệ chứ không phải như trước đây, có công nghệ thì mới có thị trường.

Ngoài ra, bằng việc đi đầu mà chúng ta trở thành người giỏi nhất và thế giới sẽ phải đến Việt Nam học hỏi. Việt Nam trở thành trung tâm thế giới thông qua việc cho ứng dụng cái mới, dùng cái mới để giải quyết các bài toán của mình, dùng cái mới để phát triển đột phá.

Vì sao chuyển đổi số là cơ hội lớn?

Chuyển đổi số là cơ hội vô giá của chúng ta. Chuyển đổi số cũng là cơ hội lớn của chúng ta trong vòng một vài thập kỷ tới. Những đột phá về công nghệ số đều thai nghén trong nhiều chục năm mới phổ biến được vài năm và nhiều chục năm mới có một lần.

Chúng ta không tiến khi người khác tiến là chúng ta đã tụt lại. Nếu bỏ lỡ cơ hội này, chúng ta sẽ bị tụt lại sau các quốc gia khác xa hơn nữa, do người đi trước thắng cuộc là người lấy được tất cả.

Video liên quan

Chủ đề