Tại sao có nguyệt thực

Nguyệt thực là một trong những hiện tượng thiên văn thú vị diễn ra trong vũ trụ mà con người có thể quan sát từ Trái Đất. Trong bài viết dưới đây, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu kỹ hơn về hiện tượng này.

Nguyệt thực là gì?

Nguyệt thực là hiện tượng thiên văn khi Mặt Trăng đi vào hình chóp bóng của Trái Đất, đối diện với Mặt Trời. Điều này chỉ có thể xảy ra khi Mặt Trời, Trái Đất và Mặt Trăng thẳng hàng hoặc xấp xỉ thẳng hàng với nhau, với Trái Đất ở giữa, ánh sáng của Mặt Trời chiếu đến Mặt Trăng bị Trái Đất chặn lại, tức là Mặt Trăng bị khuất sau bóng Trái Đất nên bị tối đen dần.

Thời điểm và hiện tượng này được gọi là nguyệt thực. Do vậy, nguyệt thực chỉ có thể xảy ra vào những ngày trăng tròn. Kiểu và chiều dài của nguyệt thực phụ thuộc vào vị trí của Mặt trăng so với các điểm nút quỹ đạo của nó.

Tại sao có nguyệt thực
Hình minh họa 3D của hiện tượng nguyệt thực.

Do Trái Đất chỉ chắn được một phần ánh sáng Mặt Trời nên nguyệt thực chỉ có thể xảy ra khi Mặt Trăng đi qua một số vùng của bóng Trái Đất.

Phân loại nguyệt thực

Nguyệt thực toàn phần

Hiện tượng này xảy ra khi Mặt Trăng đi vào vùng bóng tối của Trái Đất. Lúc này ánh trăng sẽ bị mờ đi và Mặt Trăng sẽ có màu đỏ đồng hoặc màu cam sẫm.

Khi hiện tượng nguyệt thực toàn phần diễn ra, chỉ có các tia Mặt Trời có bước sóng dài (đỏ, cam) chiếu tới Mặt Trăng, các tia sáng bước sóng ngắn đã bị bầu khí quyển ở vùng rìa Trái Đất cản lại hết. Mặt Trăng phản xạ lại ánh sáng đỏ, cam này, khi quan sát từ Trái Đất chúng ta sẽ thấy Mặt Trăng có màu đỏ tối. Hiện tượng này được gọi là trăng máu.

Tại sao có nguyệt thực
Nguyệt thực toàn phần.

Thời gian tối đa của nguyệt thực toàn phần: 104 phút (trường hợp thường hay tái diễn); nguyệt thực một phần: 6 giờ.

Nguyệt thực nửa tối

Tại sao có nguyệt thực

Nguyệt thực nửa tối

Hiện tượng này xảy ra khi Mặt Trăng đi qua vùng nửa tối của Trái Đất. Lúc này ánh trăng sẽ mờ và Mặt Trăng sẽ mờ và tối đi.

Chính vì vậy, nó sẽ không tối hẳn lại và sẽ biến thành màu đỏ thẫm giống như nguyệt thực một phần hay nguyệt thực toàn phần. Khi đó, Mặt Trăng sẽ chỉ tối lại một lúc thôi và sẽ xuất hiện màu sắc đỏ nhạt.

Nguyệt thực một phần

Tại sao có nguyệt thực

Nguyệt thực một phần

Hiện tượng thiên văn này xảy ra khi Mặt Trời, Trái Đất và Mặt Trăng nằm trên đường gần thẳng. Lúc này ánh trăng sẽ bị mờ đi và Mặt Trăng bị khuyết đi một phần. Có thể nhìn thấy bóng của Trái Đất màu đen (hoặc màu đỏ sẫm) đang che khuất Mặt Trăng. Trong quá trình nguyệt thực toàn phần, nguyệt thực một phần có thể xuất hiện trước và sau khi nguyệt thực toàn phần.

Cách quan sát nguyệt thực

Nguyệt thực hoàn toàn vô hại cho mắt nên bạn có thể quan sát bằng mắt thường. Tất nhiên , một chiếc kính thiên văn hoặc ống nhòm nhỏ sẽ hỗ trợ tốt hơn cho việc quan sát của bạn. Và cuối cùng, đừng quên quan sát trước tình hình thời tiết cũng như bảo đảm an toàn cho chính bạn nếu quan sát bên ngoài vào lúc nửa đêm.

Tại sao có nguyệt thực

Hãy chọn một khu vực rộng rãi và có bầu trời trong lành nhất có thể, càng tránh xa khỏi ánh đèn càng tốt. Đây là một hiện tượng quan sát được bằng mắt thường và bạn có thể ghi lại sự kiện nguyệt thực dài nhất thế kỷ bằng chính chiếc máy ảnh của mình.

Trong tự nhiên có rất nhiều hiện tượng lạ và đặc sắc như: cầu vồng,sấm sét , nhật thực, nguyệt thực,.. Mỗi một hiện tượng đều có những đặc điểm. nguyên nhân và thời điểm xuất hiện riêng.Hãy cùng GIAIDAPVIET.COM tìm hiểu tại sao lại xuất hiện Nguyệt Thực nhé.

Trước khi trả lời câu hỏi nguyệt thực là gì, chúng ta phải hiểu rõ rằng Mặt Trăng không tự phát ra ánh sáng như chúng ta thấy mà nó chỉ phản lại ánh sáng của Mặt Trời chiếu vào.

Hiện tượng Mặt Trăng, Mặt Trời và Trái Đất cùng nằm trên một đường thẳng hoặc xấp xỉ thẳng hàng với nhau được gọi là nguyệt thực. Lúc này, Mặt Trăng bị Trái Đất che khuất hay nói cách khác, Mặt Trăng không nhận được ánh sáng từ Mặt Trời và xảy ra hiện tượng nguyệt thực.

Ngoài ra, hiện tượng thiên nhiên này phụ thuộc vào vị trí của Mặt Trăng so với các nút quỹ đạo của nó. Hơn nữa, do Trái Đất chỉ chắn được một phần ánh sáng Mặt Trời bởi kích cỡ chênh lệch nên nguyệt thực chỉ có thể xảy ra khi Mặt Trăng đi qua một số vùng của bóng Trái Đất và những ngày trăng tròn.

Tại sao có nguyệt thực

Các dạng của nguyệt thực.

Khi Mặt Trăng, Trái Đất, Mặt Trời nằm trên một đường gần thẳng hàng thì hiện tượng nguyệt thực một phần xảy ra. Lúc này, Mặt Trăng bị che khuất một phần, ánh trăng bị mờ đi và có thể thấy bóng của Trái Đất màu đen hoặc màu đỏ sẫm đang che Mặt Trăng. Trong quá trình xuất hiện nguyệt thực toàn phần, nguyệt thực một phần thường xảy ra ở trước và sau nguyệt thực toàn phần.

Tại sao có nguyệt thực

Nguyệt thực nửa tối xảy ra khi Mặt Trăng đi qua vùng nửa tối của Trái Đất làm cho ánh trăng sẽ mờ và tối đi. Đây là hiện tượng rất khó để quan sát nếu không có sự hỗ trợ từ các thiết bị quan sát thiên văn.

Tại sao có nguyệt thực

Nguyệt thực toàn phần hay còn gọi với cái tên mặt trăng máu là hiện tượng được mọi người trông đợi bởi vẻ đẹp hoàn hảo của nó. Hiện tượng này xảy ra khi Mặt Trăng đi vào vùng tối (Umbra) của Trái Đất. Lúc này, chúng ta có thể nhìn thấy được khúc xạ của bóng Trái Đất với màu đỏ hồng và cam sẫm, đúng với cái tên được con người ví von là mặt trăng máu.

Bất kỳ năm nào cũng sẽ có tối thiểu là bốn lần nhật, nguyệt thực: Hai lần nhật thực và hai lần là nguyệt thực. Con số này có thể nhiều hơn, tùy vào từng năm, nhưng lại không thể có 8 lần trong một năm. Đây là những hiện tượng tự nhiên của vũ trụ, đang dần được các nhà khoa học khai phá. Ngoài ra, một điều thú vị cho những ai đam mê về thiên văn học đó chính là nếu bạn biết ngày và thời gian của các thiên thực, bạn có thể đoán được sự xuất hiện của các nguyệt thực.

Tại sao có nguyệt thực

Khi sự che khuất của Mặt trăng xảy ra thì Mặt trời, Trái đất và Mặt trăng phải thẳng hàng hoặc gần thẳng hàng vào ngày trăng tròn. Nói cách khác, nguyệt thực xảy ra khi Mặt Trăng đi vào vùng tối của Trái Đất. Chúng ta có thể nhìn thấy từ bất kỳ nơi nào có Mặt Trăng mọc lên trước lúc bị che khuất.

Tại sao có nguyệt thực

Trên đây là lý do tại sao lại xuất hiện Nguyệt Thực mà GIẢI ĐÁP VIỆT muốn chia sẻ cho các bạn. Hy vọng qua bài viết này các bạn sẽ hiểu rõ hơn về hiện tượng Nguyện Thực


1. Nguyệt thực là gì?

Nguyệt thực là tên gọi của một hiện tượng thiên văn hiếm gặp. Hiện tượng này chỉ xảy ra khi Mặt Trời, Mặt Trăng và Trái Đất thẳng hàng với nhau hoặc xấp xỉ thẳng hàng. Khi đó, Mặt Trăng sẽ bị che khuất bởi Trái Đất khỏi ánh sáng của Mặt trời một phần hoặc toàn phần.

Tuy nhiên do Trái Đất chỉ chắn được một phần của ánh sáng Mặt Trời do kích thước chênh lệch nên hiện tượng nguyệt thực chỉ có thể xảy ra vào những ngày trăng tròn và khi Mặt Trăng đi qua một phần hoặc toàn bộ bóng của Trái Đất.

Tại sao có nguyệt thực

Nguyệt thực là hiện tượng thiên văn hiếm gặp mà nhiều người mong chờ. (Ảnh: Pinterest)

2. Hiện tượng nguyệt thực xảy ra khi nào?

Theo số liệu phân tích từ các nhà nghiên cứu thì tính từ năm 2000 TCN cho đến nay đã có hơn 7700 lần xuất hiện nguyệt thực. Theo đó, một năm hiện tượng nguyệt thực có thể diễn ra từ 0 tới 3 lần. Hiện tượng nguyệt thực một phần sẽ xuất hiện nhiều hơn các dạng khác. Năm 1982 là lần cuối cùng có tới 3 lần hiện tượng nguyệt thực toàn phần xảy ra trong 1 năm.

3. Phân loại hiện tượng nguyệt thực

Cũng theo các nhà nghiên cứu thiên văn học, hiện nay có tới 3 dạng hiện tượng nguyệt thực như: Nguyệt thực một phần, nguyệt thực toàn phần và nguyệt thực nửa tối. Cụ thể:

3.1. Nguyệt thực một phần

Hiện tượng nguyệt thực một phần xảy ra khi Mặt Trời, Mặt Trăng và Trái Đất nằm trên một đường gần thẳng hàng. Khi đó, Mặt Trăng bị che khuất đi một phần, ánh trăng bị mờ đi và khi đó chúng ta có thể thấy bóng của Trái Đất có màu đen hoặc đỏ sẫm che Mặt Trăng. Ngoài ra, trước khi xảy ra hiện tượng nguyệt thực toàn phần thì nguyệt thực một phần sẽ xuất hiện.

Tại sao có nguyệt thực

Hiện tượng nguyệt thực được chia thành 3 dạng khác nhau là một phần, toàn phần và nửa tối. (Ảnh: Pinterest)

3.2. Nguyệt thực toàn phần

Nguyệt thực toàn phần là gì? Nguyệt thực toàn phần còn được gọi là mặt trăng máu. Nó là một trong những hiện tượng được mọi người mong chờ nhất bởi sự đặc biệt của nó. Nguyệt thực toàn phần thường diễn ra trong khoảng 104 phút. Vậy hiện tượng nguyệt thực toàn phần xảy ra khi nào?

Nguyệt thực toàn phần xảy ra khi Mặt Trăng đi vào vùng tối (Umbra) của Trái Đất. Khi xảy ra hiện tượng này, chỉ có các tia Mặt Trời có bước sóng đỏ và cam dài chiếu xuống Mặt Trăng còn bầu khí quyển của vùng rìa Trái Đất cản lại hết những tia sáng có bước sóng ngắn. Mặt Trăng phản xạ lại với ánh sáng màu đỏ, cam này nên khi chúng ta quan sát Mặt Trăng từ Trái Đất sẽ thấy nó có màu đỏ.

3.3. Nguyệt thực nửa tối

Hiện tượng nguyệt thực nửa tối là khi Mặt Trăng đi vào vùng nửa tối của Trái Đất khiến cho ánh sáng bị mờ và tối dần đi. Riêng với hiện tượng này rất khó để quan sắt bằng mắt thường mà cần có hỗ trợ từ các thiết bị quan sát thiên văn.

4. Nguyệt thực và Nhật thực khác nhau thế nào?

Nguyệt thực và Nhật thực là 2 hiện tượng thiên văn của vũ trụ, nhưng không phải ai cũng biết phân biệt sự giống và khác nhau giữa chúng. Hãy cùng tìm hiểu nhé!

Sự giống nhau

Hiện tượng nhật thực và nguyệt thực xảy ra khi Mặt Trăng, Mặt Trời và Trái Đất cùng nằm trên một đường thẳng hoặc gần thẳng hàng với nhau. Hiện tượng nhật thực và nguyệt thực đều có 2 dạng là một phần và toàn phần.

Tại sao có nguyệt thực

Nhật thực và nguyệt thực thực xảy ra khi Mặt Trăng, Mặt Trời và Trái Đất cùng nằm trên một đường thẳng. (Ảnh: Pinterest)

Sự khác nhau

Hiện tượng nhật thực xảy ra khi Mặt Trăng ở giữa Trái Đất và Mặt Trời. Vì nằm ở vị trí đó nên Mặt Trăng che phủ một phần hoặc toàn bộ phần ánh sáng của Mặt trời chiếu lên Trái Đất khiến cho trời tối sầm vào giữa ban ngày.

Hiện tượng nhật thực còn có thêm một dạng là nhật thực hình khuyên, là do Mặt Trăng ở xa Trái Đất nên không thể che khuất được hết Mặt Trời nên tạo thành hình tròn với màu đen ở giữa. Ngoài ra, số lần xảy ra nhật thực thường từ 2 đến 5 lần trong 1 năm nhưng chỉ diễn ra ở phạm vi hẹp nên hiếm khi được chứng kiến.

Hiện tượng nguyệt thực xảy ra khi Trái Đất nằm giữa Mặt Trời và Mặt Trăng. Lúc này Trái Đất che hết hoàn toàn ánh sáng của Mặt Trời chiếu lên Mặt Trăng. Nguyệt thực ít khi xuất hiện hơn, thường xảy ra từ 1 đến 2 lần trong 1 năm và trong 5 năm sẽ có 1 năm không diễn ra hiện tượng này. Mỗi khi nguyệt thực xảy ra, có tới một nửa Trái Đất có thể quan sát thấy.

5. Nguyệt thực có ảnh hưởng gì không?

Theo các chuyên gia, xung quanh hiện tượng nguyệt thực có rất nhiều tin đồn, đặc biệt là "Nguyệt thực có ảnh hưởng gì không?". Tuy nhiên, các chuyên gia cho biết, hiện tượng này không hẳn là không ảnh hưởng tới đời sống của con người.

Tại sao có nguyệt thực

Nguyệt thực có thể ảnh hưởng tới Trái Đất và con người. (Ảnh: Pinterest)

Cụ thể, do Trái Đất phải chịu lực hấp dẫn của Mặt Trăng và Mặt Trời nên ở thời điểm bình thường chúng không cùng tác động mà bị lệch một góc nhất định. Tuy nhiên ở những ngày trăng tròn, lực hấp dẫn của chúng lên Trái Đất gần như trùng với nhau nên tổng lực là rất lớn. Cộng thêm xảy ra hiện tượng nguyệt thực, 3 thiên thể nằm thẳng hàng khiến cho lực này chuyển thành cực đại.

TIN LIÊN QUAN

  • Tại sao có nguyệt thực

    Chùm tín hiệu vũ trụ bí ẩn từ Dải Ngân hà 'đánh gục' hoàn toàn giới thiên văn quốc tế: Đến nay, không ai biết nguồn gốc kỳ lạ của nó!

  • Tại sao có nguyệt thực

    Tổng hợp những bức ảnh đẹp nhất trong cuộc thi Nhiếp ảnh gia thiên văn học của năm

Điều này khiến cho khi xảy ra nguyệt thực, các đợt thuỷ triều mạnh và cao hơn. Người Nhật xưa còn tin rằng nguyệt thực là dấu hiệu báo trước các trận động đất và sóng thần. Nguyên nhân là do lực hấp dẫn tác động và phát sinh ra các dao động địa chất.

Ảnh hưởng của nguyệt thực đối với con người thường là khiến cho melatonin và hormone liên quan tới chu kì ngủ và thức bị suy giảm. Vì thế vào những ngày trăng tròn kèm nguyệt thực con người sẽ cảm thấy khó ngủ và dễ bị ức chế thần kinh. Ngoài ra cũng có thống kê chỉ ra nguyệt thực có thể khiến tỷ lệ sinh nở ở phụ nữ tăng. Nhưng những ảnh hưởng này không quá nghiêm trọng đối với sức khoẻ của con người.

6. Nguyệt thực tại Việt Nam

Theo thông tin từ NASA, nguyệt thực một phần dài nhất (dự kiến kéo dài tới hơn 3 tiếng đồng hồ) của thế kỷ sắp diễn ra tại nhiều khu vực trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Đây cũng là hiện tượng dài nhất trong 580 năm qua. Hiện tượng này xảy ra trùng với dịp trăng hải ly (dịp trăng tròn của tháng 11) tức là nguyệt thực ngày 19/11.

Tại sao có nguyệt thực

Tại Việt Nam, vào ngày 19/11 sẽ diễn ra hiện tượng nguyệt thực một phần dài nhất. (Ảnh: Pinterest)

Vào ngày 19/11, tại Việt Nam, trạng thái nguyệt thực diễn ra lúc mấy giờ? Theo các tính toán, trạng thái này sẽ bắt đầu khi trăng mọc vào lúc 17 giờ 26 phút 44 giây và đạt cực đại lúc 17 giờ 32 phút 49 giây. Trạng thái nguyệt thực bán phần kết thúc vào lúc 17 giờ 47 phút 4 giây và trạng thái nguyệt thực nửa tối kết thúc vào lúc 19 giờ 3 phút 40 giây.

Trước đó, vào ngày 26 tháng 5 năm 2021, nguyệt thực toàn phần đã diễn ra tại ở khu vực Đông Nam Á (trong đó có Việt Nam), Úc, Châu Đại Dương, Canada, hầu hết Alaska, Hawaii, Mexico, Trung Mỹ và hầu hết Nam Mỹ. Khi đó hiện tượng nguyệt thực cũng diễn ra vào thời điểm trăng tròn nên được gọi là Siêu trăng máu.

Nếu bạn muốn biết rõ hơn về hiện tượng thiên văn thú vị này toàn phần thì hãy tham khảo thêm những hình ảnh nguyệt thực dưới đây nhé!

Tại sao có nguyệt thực
Tại sao có nguyệt thực

Tại sao có nguyệt thực
Tại sao có nguyệt thực

Hình ảnh nguyệt thực toàn phần được ghi lại trước đây. (Ảnh: Pinterest)

Trên đây là những thông tin về nguyệt thực toàn phần mà chúng tôi muốn chia sẻ đến các bạn. Hi vọng chúng sẽ giúp ích cho bạn khi muốn cập nhật những kiến thức về thiên văn học nhé.