Tại sao con người có thể trồng nấm trên rơm

1. Chọn địa điểm trồng

Nấm rơm có thể trồng nhiều trên nền đất khác nhau như đất ruộng, rẩy, vườn cây,… hoặc trong nhà nhưng phải thoát nước tốt, không bị đọng. Nơi trồng ít chịu ảnh hưởng của gió mạnh.

2. Chọn nguyên liệu trồng

Nguyên liệu tốt không mục nát, không bị nhiễm phèn hoặc bị ngập nước thối đen.

3. Chọn meo giống

Phải chọn meo giống tốt, đạt chất lượng. Meo giống là một trong những yếu tố quan trọng quyết định năng suất và phẩm chất nấm . Meo tốt sẽ có mùi của nấm rơm và các tơ nấm màu trắng, trong mọc đều khắp bịch. Bịch meo kém chất lượng có mùi hôi, chua, đáy bịch bị đọng nước và thường có đốm màu vàng hay xanh đen.

4. Nước tưới

Các nguồn nước sạch như: nước sông, mương, nước giếng khoan,…Tránh tưới bằng nước nhiễm phèn mặn hoặc bị hôi thối.

Tại sao con người có thể trồng nấm trên rơm

5. Ủ rơm

Rơm trước khi chất (giồng) để vô meo cần phải ủ. Cách ủ: rải rơm từng lớp mỏng, vừa tưới vừa dặm cho dẻ đến khi thành đống cao khoảng 1,5 m, rộng 1,5 - 2 m, chiều dài tùy theo lượng rơm muốn làm và mặt bằng cho phép. Có thể đậy đống, ủ bằng nilon. Làm cách này vừa sử dụng hết lượng rơm ủ, không phải bỏ lớp ngoài, vừa ít tốn thời gian ủ. Thời gian ủ tùy độ thấm hước của rơm. Khi thấy cọng rơm mềm nhũn, có màu vàng sậm là đuợc.

6. Làm giống, vô meo

Rơm sau khi ủ, chất giồng như giồng khoai rộng 4 - 5 tấc, cao khoảng 3 tấc, dài tùy ý. Rãi đều hai hàng meo cách rìa giồng 1 tấc. Rồi, phủ lên lớp rơm dày 3 - 5 cm cho kín meo vừa phải. Sau đó, rãi 1 lớp rơm áo dày khoảng 10 cm để giữ ẩm và bảo vệ giồng nấm. Nếu được, trước khi đậy lớp rơm có thể đốt giồng để vừa vệ sinh vừa cung cấp một phần dinh dưỡng cho nấm. Mùa mưa, sau khi vô meo nên làm ngay áo mô.

7. Chăm sóc

- Thường xuyên theo dõi nhiệt độ và ẩm độ của giồng nấm. Nhiệt độ thích hợp ở giữa giồng khoảng 35 - 45oC (hơi nóng tay) là được. Nếu cao hơn hoặc thấp hơn phải can thiệp ngay. Nếu nhiệt độ cao hơn 40oC, bớt lớp áo mô để giảm nhiệt độ.

- Kiểm tra độ ẩm bằng cách rút một nấm rơm từ trong giồng, nắm chặt lại, nếu nước chỉ rịn ra ở kẻ ngón mà không nhỏ giọt là đủ ẩm không cần tưới; nếu nước nhỏ thành giọt là thưà, cần bớt áo mô (lúc trời mát) để nước bốc hơi bớt, nếu không thấy nước rịn ra là thiếu, cần tưới ngay.

- Khi thành mô có tơ giăng (khoảng 6 - 7 ngày sau khi vô meo) thì tiến hành tưới đón nấm. Tưới đều khắp luống bằng thùng vòi có búp sen giọt mịn. Khi nụ nấm phát triển lớn, nên tưới ít lại và tưới lúc chiều mát.

TRUNG TÂM CHẾ PHẨM SINH HỌC

32/83 Bùi Đình Túy, Phường 12, Quận Bình Thạnh, Tp Hồ Chí Minh

0934 521 403 | 0933 293 445 | 0976 543 435

Nấm rơm là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng được dùng để chế biến nhiều món ăn ngon. Món ăn từ các loại nấm rơm luôn được mọi người ưa thích nhưng họ lại lo ngại rằng mua phải nấm rơm không sạch, kém chất lượng gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của gia đình. Vậy, nấm rơm được trồng và chăm sóc thế nào để đảm bảo an toàn cho sức khỏe? Bài viết dưới đây là cách trồng và chăm sóc nấm rơm.

Chọn rơm:

  • Chọn rơm khô, sạch, có màu vàng sáng;
  • Rơm không bị mốc, không bị thấm nước, nhũn nát; không bị dính hóa chất, thuốc trừ sâu để đảm bảo nấm rơm tươi, sạch
  • Nên sử dụng rơm nếp để đảm bảo chất lượng tốt nhất, dùng rơm đã được cất trữ sau một mùa.

Xử lý rơm: Mục đích diệt nấm tạp, tẩy rửa chất phèn, chất mặn trong rơm rạ đảm bảo nấm rơm sạch, an toàn cho sức khỏe.

Bước 1: Pha nước vôi: Nước vôi dùng để xử lý rơm có pH khoảng 12 – 13 (3,5kg vôi trong 1000 lít nước).

Cách thực hiện:

  • Cân vôi cho vào trong thau sạch (có thể dùng vôi tôi hoặc vôi sống), lượng vôi phụ thuộc vào lượng rơm xử lý.
  • Khuấy đều cho vôi hoà tan hoàn toàn trong nước.
  • Đổ nước vôi vào bể ngâm rơm và thêm nước sạch vào bể, khuấy đều dung dịch nước vôi cho hòa tan hoàn toàn.
  • Kiểm tra pH nước vôi bằng giấy đo pH.

Bước 2: Làm ướt rơm bằng nước vôi

Cân lượng rơm cho 1 lần xử lý (tối thiểu là 300kg)

Cách thực hiện:

  • Cho từ từ từng bó rơm vào bể nước vôi
  • Nhấn ngập rơm trong nước vôi, thời gian 10 - 15 phút để rơm ngấm đủ nước
  • Vớt rơm để rơm róc bớt nước (thời gian 3 - 5 phút)

Kiểm tra rơm trước khi ủ đống: Độ ẩm của rơm đạt 70 – 75%, rơm có màu vàng sáng, có mùi thơm nồng của vôi.

Bước 3: Ủ rơm

Trong thời gian đầu, sau khi chất đống 2-3 ngày, trở rơm một lần. Nếu rơm quá ướt, cần giảm bớt dụng cụ đậy bên ngoài. Nếu rơm bị khô, cần bổ sung thêm nước vôi với tỉ lệ 3kg vôi cho 100 lít nước, tưới vừa đủ.

Đến ngày thứ 5-6 kiểm tra lại đống rơm. Rơm đủ ướt, khi vắt vài cọng thấy có nước nhỏ vài giọt là tốt nhất.

Bước 4: Làm tơi rơm

Sau khi ủ đống rơm lần 2 khoảng 3 – 4 ngày (tùy theo nguyên liệu rơm). Có thể kéo dài 9-12 ngày tùy thuộc vào độ cứng của rơm. Sau đó ta làm tơi rơm, để nguội:

  • Làm tơi rơm từ đống ủ (mục đích giảm nhiệt khoảng < 35 độ C).
  • Kiểm tra độ ẩm rơm (đảm bảo từ 70 – 75%) trước khi đóng mô, cấy giống.

Tại sao con người có thể trồng nấm trên rơm

Nấm rơm sạch được nhiều bà nội trợ sử dụng trong bữa ăn hàng ngày

Là khâu quan trọng có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất trồng nấm. Chọn giống tốt, đúng tuổi, không nhiễm tạp khuẩn sẽ cho năng suất cao và chất lượng nấm rơm tươi, sạch.

2.1 Chọn giống nấm rơm

  • Giống nấm đúng độ tuổi, hệ sợi nấm mọc lan kín đến đáy túi;
  • Túi giống xuất hiện các bào tử lấm tấm trên bề mặt, màu trắng hồng hoặc chuyển sang màu hồng thịt;
  • Không nhiễm nấm mốc như có đốm màu xanh, đen, cam;
  • Có mùi thơm đặc trưng, không có mùi chua.

2.2 Làm tơi giống nấm rơm

  • Dùng cồn khử trùng tay và dụng cụ chứa giống
  • Xé miệng túi nilon bên ngoài và bẻ đôi khối giống bằng tay.
  • Làm tơi rời các hạt giống.

  • Chọn vị trí sạch sẽ để đóng mô.
  • Đặt khuôn lên chính giữa tấm nilon.
  • Cho rơm vào khuôn dùng tay hoặc chân dẫm chặt rơm tạo thành một khối trong khuôn.
  • Nhấc khuôn ra khỏi mô nấm bằng 1 tay, tay kia nén chặt gói mô nấm, tránh làm trầy xước và vỡ gói mô nấm.
  • Giống nấm đã được làm tơi cấy vào 4 góc của mô nấm rơm hoặc rải đều ở 2 đầu bên của mô nấm.
  • Kéo tấm nilon để gói chặt gói mô nấm.
  • Dùng dây nilon buộc gói mô nấm lại.
  • Chuyển các mô gói nấm và xếp vào nhà nuôi sợi.

Sau khi cấy 3 – 4 ngày ta tiến hành kiểm tra sự phát triển của sợi nấm bằng cách như sau:

  • Chọn một mô nấm bất kỳ ta tiến hành mở mô nấm ra nếu thấy sợi nấm phủ kín mô nấm thì giống phát triển tốt.
  • Nếu sợ nấm phát triển yếu ta tiến hành kiểm tra độ ẩm và nhiệt độ trong mô nấm đã thích hợp chưa. Sau đó ta tiến hành điều chỉnh.
  • Sau đó tiến hành đảo các gói mô ở trong ra ngoài và các gói ở ngoài chuyển vào trong.
  • Thời gian nuôi sợi khoảng 7 – 9 ngày, ta tiến hành mở bao nilong ra và đưa vào nhà nuôi trồng xếp lên giàn kệ.

  • Mỗi tầng kệ ta xếp 3 lớp mô nấm.
  • Hằng ngày mở cửa thông thoáng cho nhà trồng nấm 2 lần, mỗi lần 30 phút.
  • Duy trì nhiệt độ phòng từ 28-32 độ C. Giữ cho độ ẩm tương đối của không khí trong nhà trồng nấm luôn đạt từ 80-90% bằng cách phun nước lên không khí, lên vách, xả nước dưới nền.
  • Sau 2 ngày ta tiến hành tưới phun sương lên các mô nấm, phải tưới đúng lượng và đúng lúc.

+ Lượng nước quá nhiều sẽ gây tình trạng yếm khí làm chết sợi nấm trong thời kỳ sinh trưởng và chết quả thể trong thời kỳ phát triển. Thiếu nước sợi nấm sẽ ngừng sinh trưởng và không hình thành quả thể, quả thể nấm lớn sẽ bị teo lại hoặc chậm lớn. Tưới nước trong lúc nấm ra rộ làm trôi dinh dưỡng ảnh hưởng đến sinh trưởng của quả thể.

+ Tưới nước đúng lúc nhất là tưới đón quả thể trước 1-2 ngày hoặc tưới sau khi quả thể hình đinh ghim xuất hiện. Tưới như vậy vừa cung cấp đúng lúc độ ẩm cho hình thành và sinh trưởng của quả thể. Lượng nước tưới giảm dần ở những đợt sau vì các chất hữu cơ được phân giải cũng sinh ra nước.

  • Ánh sáng trong nhà trồng nấm được điều chỉnh sao cho đều khắp. Bề mặt mô nấm chỗ nào cũng nhận được ánh sáng. Nếu ánh sáng tự nhiên không đảm bảo thì có thể chiếu sáng nhân tạo bằng đèn. Thời kỳ chiếu sáng thích hợp nhất bắt đầu từ lúc tưới nước đón quả thể đến hết giai đoạn hình cầu.

5.2 Thu hoạch nấm rơm

Từ khi nấm ra đinh ghim đến khi nấm rơm phát triển thành quả nấm trưởng thành khoảng 3-4 ngày. Khi quả nấm đến giai đoạn hình trứng, lúc này là nấm có giá trị dinh dưỡng cao nhất tiến hành thu hái.

  • Chú ý nấm rơm được hái cả cụm, trong một cụm nấm có số lượng nấm trưởng thành hơn một nửa thì ta hái, dùng tay xoay nhẹ cụm nấm, một tay nén nhẹ trên bề mặt gần chỗ cụm nấm được hái để tránh tổn thương cho các cụm nấm khác.
  • Khi cụm nấm rơi ra khỏi mô nấm cần vệ sinh chân nấm cho sạch sẽ để tránh bị bệnh đảm bảo nấm rơm tươi, sạch. Không nên tưới nước ngay khi mới hái nấm. Nấm thu hái nếu di chuyển xa nên hái nấm ở dạng hình cầu.

Tại sao con người có thể trồng nấm trên rơm

Thu hoạch nấm cần có kỹ thuật để đảm bảo nấm rơm tươi, sạch

Nấm rơm là loại nấm giàu dinh dưỡng. Nấm rơm chứa nhiều vitamin A, B1, B2, PP, D, E, C và chứa 7 loại a-xít amin. Trong 100g nấm rơm tươi chứa 90% nước, 3,6% đạm, 0,3% chất béo, 3,2% chất đường, 1,1% chất xơ (cellulose), 0,8% tro, 28mg% Ca, 80mg% P, 1,2% Fe, các vitamine... Cứ 100g nấm rơm tươi cung cấp cho cơ thể 31 calorie.

Nấm rơm tươi là loại thực phẩm thơm ngon, bổ dưỡng, dễ trồng, thu hoạch nhanh. Bài viết trên đây đã hướng dẫn cách nấm rơm được trồng và chăm sóc thế nào để đảm bảo an toàn cho sức khỏe? Cách trồng nấm rơm rất đơn giản, việc chăm sóc nấm rơm cũng không hề khó, bạn cũng có thể tự trồng nấm rơm trong rổ, tại nhà để có nấm rơm sạch dùng cho bữa cơm của gia đình mình.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 (phím 0 để gọi Vinmec) hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

XEM THÊM: