Tại sao đầu ngón tay bị vàng

Tại sao đầu ngón tay bị vàng
Tại sao đầu ngón tay bị vàng

Màu sắc hồng hào tự nhiên là vẻ đẹp của móng tay khỏe mạnh. Thế nhưng nhiều khi vết ố vàng cứ lì lợm bám trên móng mãi không hết khiến chúng ta phiền toái vì ảnh hưởng thẩm mĩ. Có những nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng móng tay bị ngả vàng, và do đó cách xử lý sẽ như thế nào? Mời bạn cùng tìm hiểu qua bài viết sau.

Móng tay của bạn được tạo ra từ những protein đã hóa sừng gọi là keratin, được tiết ra từ tế bào móng. Keratin này cũng là thành phần cấu tạo chính của tóc và lớp biểu bì trên cùng của da chúng ta. Đĩa móng (nail plate) là phần móng chúng ta nhìn thấy. Chúng mọc ra từ gốc móng (nail root), nơi những tế bào móng mới hình thành sẽ đẩy tế bào móng cũ lên trên, được định hình khi di chuyển qua chân móng và ôm sát lấy phần da bên dưới. Phần da nhạy cảm bên dưới móng này là nơi chứa nhiều mạch máu li ti, nuôi dưỡng móng tay, đầu ngón tay mà mang lại cho móng màu sắc hồng hào. Nó chính là giường móng (nail bed).

Móng dài ra với tốc độ khá chậm, khoảng 3 mm mỗi tháng. Sẽ cần khoảng 6 tháng để phần móng cũ được thay mới hoàn toàn. Móng tay thường mọc nhanh hơn móng chân và móng của nam giới phát triển nhanh hơn phụ nữ.

Vì sao móng tay bị ngả vàng?

Móng tay bị ngả vàng vì bệnh lý

Ngoài việc màu sắc móng tay bị ngả vàng, bạn còn thấy bề mặt và cấu trúc móng không được bình thường. Trên móng xuất hiện những đường vân, những vết lồi lõm, móng xù xì, quá giòn hoặc quá mềm và dễ xước gãy. Phần da xung quanh móng cũng thô ráp, xù xì và bong ra.

Mặc dù có vẻ như phần móng là những tế bào đã chết nhưng thực ra chúng vẫn nhận sự cung cấp nước và chất dinh dưỡng từ cơ thể. Vì thế, những biểu hiện trên là dấu hiệu của bệnh lý trong cơ thể như vảy nến, rối loạn tuyến giáp, tiểu đường, bệnh gan, hút thuốc và hội chứng vàng móng,…

Nấm móng cũng khiến màu sắc móng tay bị ngả vàng kèm theo móng xù xì dễ gãy. Trị nấm khá dễ dàng nhờ các loại thuốc bôi ngoài hoặc thêm thuốc uống nếu cần.

Móng tay bị ngả vàng vì nhiễm màu từ hóa chất

Sơn móng tay

Những màu sơn đậm như tím, cà rốt, đỏ, cam,… thường dễ để lại màu vàng trên móng sau khi bong tróc hoặc được tẩy đi.

Những công việc thường tiếp xúc với màu nhuộm như thợ làm tóc, thợ thủ công, … không đeo bao tay cũng khiến móng tay bị ngả vàng.

Nước tẩy móng

Bạn có thể ngạc nhiên là nước tẩy lại gây ố vàng móng. Nguyên nhân là bởi vì các chất tẩy mạnh thường làm mòn bề mặt móng và ngấm một phần nhỏ vào móng. Chúng hòa tan màu sơn đã tẩy và mang theo màu này vào trong móng của bạn.

Bí quyết xử lý móng tay bị ngả vàng

Sơn lót giúp bảo vệ móng tay khỏi bị ố vàng

Trước khi vẽ lên móng tay những hình ảnh đẹp mắt và đầy màu sắc, hãy lót lên móng một lớp sơn lót không màu đảm bảo về chất lượng. Sơn lót sẽ tránh cho móng bị nhiễm màu trong suốt thời gian lớp sơn trang trí lưu trên móng. Sơn lót cũng sẽ tránh cho móng tay bị ngả vàng khi tẩy móng. Vì thế, sơn lót có công dụng bảo vệ móng khỏi các tổn hại do làm đẹp và thực ra còn mang lại một bề mặt bóng mịn để việc trang trí móng sẽ đẹp hơn.

Hạn chế nước tẩy móng mạnh, đặc biệt aceton

Như đã nói ở trên, nước tẩy móng bào mòn và đưa màu thấm vào móng bạn dễ dàng hơn, khiến móng tay bị ngả vàng. Aceton, loại nước tẩy móng phổ biến nhất, có tác dụng bào mòn rất mạnh. Bạn có thể chọn những dung dịch tẩy móng có thành phần thay thế.

Sử dụng hydrogen peroxide kết hợp thuốc muối để tẩy đi màu ố vàng trên móng

Trộn 1 muỗng canh hydrogen peroxide với 2 thìa nhỏ thuốc muối đầy. Sử dụng tăm bông phủ bột lên trên các đầu ngón tay. Để trong vòng ba phút, sau đó rửa sạch. Nên lặp đi lặp lại sáu đến tám tuần 1 lần. Bạn cũng có thể hòa hỗn hợp trên vào nửa chén nước để ngâm móng trong 5 phút và lặp lại vài lần trong tuần để có hiệu quả tương tự.

Những cách khác giúp tẩy đi vết ố vàng trên móng

Nước chanh

Ngâm móng tay trong nước chanh cũng giúp cải thiện móng tay bị ngả vàng. Ngâm móng tay trong 10-15 phút mỗi ngày cho đến khi bạn hài lòng với kết quả nhận được.

Để thoát khỏi các vết ố mới vừa bám lên móng tay, hãy thử chà kem đánh răng làm trắng trên móng tay của bạn bằng bàn chải móng. Hãy nhớ rằng, đây không phải là cách đối với các vết ố lâu ngày.

Đánh bóng nhẹ

Lớp trên cùng của móng tay là nơi các vết ố vàng đeo bám. Cách này chỉ nên áp dụng khi vết ố khá nhỏ. Bạn cũng không nên làm việc này thường xuyên để tránh tổn hại bề mặt móng.

Để móng luôn khỏe mạnh, hãy nhớ

– Giữ móng khô ráo và sạch sẽ. Rửa tay định kỳ rất tốt nhưng không được rửa quá thường xuyên.

– Dùng bao tay khi tiếp xúc với các hóa chất tẩy rửa, chất bẩn và các chất dễ lây màu

– Nếu bạn dùng kem dưỡng ẩm cho da tay, hãy thoa lên cả phần da viền và móng.

– Cắt móng tay dài bằng những dụng cụ cắt móng chuyên nghiệp. Không cắn hay tước móng tay để tránh tổn thương cho móng.

Nếu móng bị vàng và dễ tổn thương vì các bệnh lý trong cơ thể, điều hẳn nhiên là bạn cần gặp bác sĩ để chữa các bệnh này vì sức khỏe tổng thể.

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Vàng da ở ngón tay rất dễ nhận thấy và gây lo lắng cho những ai gặp phải tình trạng này. Nguyên nhân gì khiến ngón tay bị vàng, liệu nó có nguy hiểm không và cách xử lý ra sao? Hãy cùng tìm hiểu những thông tin này trong bài viết dưới đây.

Đây là tình trạng màu sắc da ở ngón tay chuyển sang vàng mà có thể dễ dàng quan sát bằng mắt thường. Nó có thể xuất hiện trên một vài ngón tay hoặc tất cả các ngón tay. Có thể là toàn bộ ngón tay chuyển màu hoặc chỉ bị vàng da ở đầu ngón tay.

Tại sao đầu ngón tay bị vàng

Ngón tay bị vàng là bệnh gì gây băn khoăn cho không ít người. Nguyên nhân của tình trạng này tùy thuộc vào việc tình trạng vàng da chỉ xuất hiện trên ngón tay hay cả những vùng khác của cơ thể.

Trường hợp vàng da trên ngón tay mà không xuất hiện trên những khu vực khác của cơ thể có thể do 2 nguyên nhân cơ bản dưới đây.

Do tiếp xúc với chất tạo màu

Đây là lý do rất đơn giản mà nhiều người thường nghĩ tới. Khi dùng tay không tiếp xúc trực tiếp với các chất có thể tạo màu vàng trên da, ngón tay của bạn có thể chuyển vàng. Đó có thể là chất hóa học, mỹ phẩm…hoặc đơn giản là phấn hoa, nghệ. Một số chất có thể lưu lại màu rất lâu trên ngón tay mà chỉ rửa tay đơn giản không thể phai hết màu trong một vài lần.

Bị vàng da ở ngón tay do thuốc lá

Ngón tay giữa và ngón trỏ có màu ngả vàng thường xuất hiện ở những người nghiện thuốc lá. Ngón tay không chỉ ngả vàng mà có thể đi kèm nhăn nheo, khô, nứt. Vết ố vàng này do nicotine trong khói thuốc lá gây ra khi tiếp xúc trực tiếp với da. Nó có thể xuất hiện cả ở trên móng tay và cũng khiến đầu ngón tay bị vàng.

Tại sao đầu ngón tay bị vàng

Nicotine trong khói thuốc lá có thể khiến da ngón tay ố vàng

Trường hợp này ngoài da ngón tay, da ở những vùng khác cũng bị vàng. Thực chất hiện tượng chuyển vàng trên da ở nhiều vùng, nhiều bộ phận được quy về vàng da. Thời điểm đầu của bệnh vàng da, người bệnh có thể chỉ nhận thấy vàng ở đầu ngón tay, vàng da tay hoặc bàn chân mà không nhận ra những biến đổi ở vùng khác trên cơ thể. Vì ngón tay, bàn tay, bàn chân chứa nhiều mạch máu, khi lượng bilirubin trong máu tăng thì những vùng này sẽ chuyển vàng rõ hơn, sớm hơn các vùng khác.

Nguyên nhân của vàng da có thể xuất phát từ tác dụng phụ của thuốc, nguy hiểm hơn là các bệnh lý về gan, mật, tụy, máu và gen. Trong đó, nguyên nhân do các bệnh lý về gan là phổ biến. Bởi một trong những chức năng quan trọng của gan là lọc, xử lý bilirubin – chất mang màu vàng đặc trưng. Chức năng này có thể bị suy giảm do các bệnh lý về gan như: Viêm ganxơ gangan nhiễm mỡ không do rượu… Từ đó dẫn tới lượng bilirubin tích tụ quá nhiều trong máu gây vàng da trên lâm sàng.

>>Xem thêm: Nguyên nhân gây vàng da, vàng mắt và cách xử lý

Dưới đây là một số mẹo có thể giúp bạn cải thiện tình trạng vàng trên ngón tay. Đây là các cách đơn giản mà bạn có thể tự thực hiện tại nhà.

Chanh thường được biết đến là chất tẩy trắng tự nhiên lành tính. Bạn có thể tìm thấy nó ngay trong căn bếp nhà mình. Cắt đôi quả chanh rồi chà lên vùng da vàng trong 30 giây để da được phủ nước chanh. Để ngón tay như vậy trong 10 – 15 phút sau đó rửa sạch bằng nước ấm. Nếu tay bị nứt có thể khi thoa chanh bạn sẽ thấy xót.

Tại sao đầu ngón tay bị vàng

Có thể xoa chanh lên ngón tay

Những người có làn da nhạy cảm có thể thử khoai tây. Cắt một miếng khoai tây rồi chà lên ngón tay trong 3 phút. Sau đó rửa sạch bằng nước ấm.

Baking soda vẫn thường được sử dụng như một nguyên liệu làm đẹp khá lành tính đối với da. Nó không chỉ giúp cân bằng độ pH của da, giảm bớt tình trạng khô da mà còn “tẩy trắng” da. Hãy hòa 2 thìa soda với một chút nước để tạo thành hỗn hợp sệt sau đó đắp lên ngón tay trong 15 phút. Rửa lại ngón tay bằng nước ấm.

Tại sao đầu ngón tay bị vàng

Hòa baking soda với nước thể tạo thành hỗ hợp sệt đắp lên da

Một trong những cách đơn giản là dùng kem đánh răng. Bạn có thể sử dụng bất kỳ loại kem đánh răng nào mà bạn có. Tuy nhiên, kem đánh răng với công dụng tẩy trắng răng có vẻ sẽ hữu ích hơn. Lấy một lượng kem vừa đủ lên ngón tay rồi dùng bàn chải đánh răng chải lên vùng này trong 3 phút. Sau đó rửa lại bằng nước ấm.

Một số sản phẩm tẩy trang cũng có thể giúp giảm bớt sắc vàng trên ngón tay. Bên cạnh đó, sản phẩm chăm sóc da giúp loại bỏ lớp da chết dạng kem, gel hoặc muối tẩy da chết có thể hữu dụng trong trường hợp này. Hãy sử dụng theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Để tăng khả năng tẩy có thể dùng đá bọt, bông tắm để chà nhẹ nhàng lên vùng da vàng.

Tại sao đầu ngón tay bị vàng

Hãy sử dụng các sản phẩm tẩy da chết theo hướng dẫn của nhà sản xuất

Đây có lẽ là một phương pháp khá xa lạ đối với nhiều người. Loại thuốc thông thường này có khả năng giảm bớt màu vàng ở ngón tay của bạn. Hãy nghiền nhỏ một viên aspirin sau đó hòa tan vào một cốc nước nóng. Đợi nước nguội bớt rồi nhúng ngón tay vào ngâm trong 5 phút. Sau đó rửa sạch ngón tay bằng nước và xà phòng.

*Lưu ý: Để đảm bảo an toàn, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi áp dụng bất kỳ biện pháp nào. Không dùng các cách trên khi vùng da ngón tay có vết thương hở. Trong quá trình áp dụng nếu cơ thể xuất hiện bất kỳ triệu chứng bất thường như: Vàng da trở nên tồi tệ hơn, da bị kích ứng gây đau, ngứa, đỏ rát… hãy ngưng ngay và báo cho bác sĩ.

Tình trạng vàng da sẽ dần dần biến mất khi bệnh lý về gan được điều trị và có chuyển biến tốt. Tùy vào từng bệnh lý mà bác sĩ sẽ xây dựng phác đồ điều trị phù hợp.Việc điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt là cần thiết để hỗ trợ tốt cho quá trình điều trị, giúp giảm gánh nặng cho gan và tăng khả năng phục hồi. Đối với người bị bệnh gan do nghiện rượu bia thì cần một liệu trình để cai rượu bia đi cùng với các phương pháp phục hồi chức năng gan.

Một số loại thuốc có thể được chỉ định như:

– Thuốc ức chế virus viêm gan

– Thuốc tác động lên hệ miễn dịch giúp hạn chế sự phát triển của virus và tăng sức đề kháng

– Thuốc bảo vệ tế bào gan, điều hòa chức năng gan

– Truyền dịch trong trường hợp da vàng quá đậm

– Bổ sung một số vitamin như vitamin K, B…

Ngoài ra, trong một số trường hợp nặng bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật.

Để không gặp phải hiện tượng trên, bạn có thể áp dụng một số cách phòng tránh sau:

– Tránh để da ngón tay tiếp xúc trực tiếp với các yếu tố có thể gây ra tình trạng này bằng cách đeo găng tay, thoa kem dưỡng da để tạo lớp màng bảo vệ. Riêng đối với những người nghiện thuốc có thể dùng tẩu kim loại.

– Rửa ngay tay bằng xà phòng và nước ấm ngay sau khi tiếp xúc.

– Có thể thử bỏ thuốc lá để tránh bị ố vàng ở ngón tay. Quá trình này cần sự quyết tâm của bản thân cũng như sự hỗ trợ từ những người xung quanh. Đối với một số trường hợp có thể cần liệu trình từ bác sĩ.

– Phòng tránh các bệnh về gan bằng cách duy trì chế độ dinh dưỡng khoa học, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Ăn đúng giờ, ngủ đủ giấc, tránh căng thẳng, rèn luyện thể dục thể thao đều đặn. Tiêm phòng vắc xin viêm gan A, B. Không dùng chung vật dụng cá nhân như bấm móng tay, dao cạo râu…

Tại sao đầu ngón tay bị vàng

Đeo găng tay giúp tránh tiếp xúc trực tiếp với chất tạo màu

Những thông tin về vàng da ở ngón tay trên đây chỉ mang tính tham khảo. Điều quan trọng là bạn cần xác định liệu sự biến đổi màu sắc có phải chỉ xuất hiện ở ngón tay. Nếu vàng da hiện diện cả ở những vị trí khác hãy thận trọng vì nó có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý cần điều trị kịp thời.

XEM THÊM