Tại sao khi nóng lại bị ngứa

Ngứa là một triệu chứng có thể gây ra sự khó chịu đáng kể và là một trong những lý do phổ biến nhất mà bệnh nhân cần tư vấn của bác sĩ da liễu. Ngứa gây gãi, có thể gây các vết gãi, cái mà có thể gây viêm, thoái hóa da, và nhiễm trùng thứ phát có thể xảy ra. Da có thể trở nên bị lichen hóa, bong vảy, và bị cào xước.

Bệnh sử hiện tại nên xác định khởi phát của triệu chứng ngứa, vị trí ban đầu, tiến triển, thời gian, các tính chất của ngứa (ví dụ như ban đêm hoặc ban ngày, ngắt quãng hoặc dai dẳng, sự biến đổi theo mùa) với bất kỳ phát ban nào. Cần thu thập tiền sử thuốc cẩn thận bao gồm cả thuốc kê đơn và thuốc không kê đơn, đặc biệt chú ý đến các loại thuốc mới bắt đầu sử dụng gần đây. Cần xem xét lại việc sử dụng chất dưỡng ẩm và các thuốc tại chỗ khác của bệnh nhân (ví dụ hydrocortisone, diphenhydramine). Tiền sử nên bao gồm bất kỳ yếu tố nào làm cho ngứa trở nên đỡ hoặc nặng hơn

Đánh giá toàn diện tìm kiếm các triệu chứng của các bệnh lý nguyên nhân, bao gồm

  • Khó chịu, đổ mồ hôi, giảm cân và đánh trống ngực (cường giáp Cường giáp )

  • Trầm cảm, da khô, và tăng cân (chứng suy giáp Suy giáp )

  • Triệu chứng chỉ điểm như sút cân, mệt mỏi, và đổ mồ hôi ban đêm (ung thư)

  • Phân chứa mỡ, vàng da Vàng da , và đau hạ sườn phải (tắc mật)

  • Tần số đi tiểu, khát nước và sút cân (Bệnh tiểu đường Đái tháo đường (DM) )

Tiền sử y khoa nên xác định được các bệnh lý căn nguyên (ví dụ như bệnh thận, bệnh lý bài xuất mật, bệnh ung thư được điều trị bằng hóa trị liệu) và trạng thái tình cảm của bệnh nhân. Tiền sử dịch tễ nên tập trung vào các thành viên trong gia đình có các triệu chứng ngứa và tổn thương da tương tự như bệnh ghẻ, chấy rận; mối quan hệ giữa ngứa với nghề nghiệp hoặc tiếp xúc với thực vật, động vật hoặc hoá chất; và lịch sử của chuyến đi gần đây.

Khám lâm sàng bắt đầu bằng việc xem xét lại sự xuất hiện lâm sàng của các triệu chứng vàng da, sút cân hoặc tăng cân, và sự mệt mỏi. Khám da kỹ lưỡng nên được thực hiện để phát hiện sự hiện diện, hình thái học, mức độ và phân bố tổn thương da. Khám ngoài da cũng nên lưu ý các dấu hiệu nhiễm trùng thứ phát (ví dụ, đỏ da, sưng, nóng, màu vàng tươi hoặc vàng mật ong).

Khám da nên lưu ý phát hiện các hạch gợi ý bệnh ung thư. Khám ổ bụng nên tập trung vào các cơ quan, khối u, và các vùng có đau (bệnh lý bài xuất mật hoặc ung thư). Khám thần kinh nên tập trung vào vùng yếu, co cứng, hoặc tê cứng (đa xơ cứng).

Những phát hiện sau đây cần được quan tâm đặc biệt:

  • Triệu chứng chỉ điểm là sút cân, mệt mỏi, và đổ mồ hôi ban đêm

  • Yếu vùng ngọn chi, tê hoặc ngứa ran

  • Tần suất đi tiểu, khát, và sút cân

Ngứa toàn thân xuất hiện ngay sau dùng thuốc gợi ý thuốc đó có thể là nguyên nhân gây ngứa. Ngứa cục bộ (thường có phát ban) xảy ra trong khu vực tiếp xúc với chất có thể do chất đó gây ra. Tuy nhiên, nhiều dị ứng toàn thân có thể khó xác định vì bệnh nhân thường tiêu thụ nhiều loại thực phẩm khác nhau và đã tiếp xúc với nhiều chất trước khi xuất hiện ngứa. Tương tự thế, việc xác định nguyên nhân do thuốc ở bệnh nhân dùng nhiều loại thuốc có thể gặp nhiều khó khăn. Đôi khi bệnh nhân đã dùng thuốc trong nhiều tháng hoặc thậm chí nhiều năm trước khi phát hiện ra phản ứng.

Ở một số ít bệnh nhân không có tổn thương da rõ ràng, nên xem xét đến bệnh lý hệ thống. Một số bệnh lý gây ngứa rõ ràng là dễ được đánh giá (ví dụ, suy thận mạn, vàng da tắc mật). Các bệnh lý hệ thống khác gây ra ngứa được gợi ý bằng các phát hiện (xem Bảng: Một số Nguyên nhân gây ngứa Một số Nguyên nhân gây ngứa ). Hiếm khi, ngứa là biểu hiện đầu tiên của các bệnh lý hệ thống (ví dụ, chứng đa hồng cầu nguyên phát, một số loại ung thư, cường giáp).

Nhiều bệnh da liễu được chẩn đoán dựa vào lâm sàng. Tuy nhiên, khi ngứa đi kèm với tổn thương da đơn lẻ, không rõ nguyên nhân thì cần làm sinh thiết da Khi nghi ngờ có phản ứng dị ứng nhưng không rõ chất gây ra, thì thử nghiệm da (lẩy da hoặc test áp phụ thuộc vào nguyên nhân nghi ngờ) thường được thực hiện. Khi nghi ngờ bệnh lý hệ thống, xét nghiệm phụ thuộc vào nguyên nhân nghi ngờ và thường bao gồm tổng phân tích tế bào máu ngoại vi; chức năng gan, thận, và đánh giá sàng lọc ung thư.

Tình trạng ngứa khắp người có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, chẳng hạn như do thay đổi thời tiết, dị ứng, hoặc cũng có thể là do một số bệnh lý mạn tính về gan, thận gây ra. Vì thế, bạn không nên chủ quan nếu gặp phải tình trạng bị ngứa khắp người không rõ nguyên nhân. Cần tìm ra nguyên nhân chính xác để điều trị bệnh hiệu quả và phòng tránh những biến chứng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

1. Không nên chủ quan khi bị ngứa khắp người không rõ nguyên nhân

Dưới đây là một số nguyên nhân có thể gây ra tình trạng ngứa khắp người:

- Do da khô: Tình trạng da khô chính là nguyên nhân phổ biến khiến bạn bị ngứa. Vào mùa đông, mùa hanh khô, tình trạng này lại càng phổ biến hơn. Một số trường hợp khác cũng có thể bị ngứa do da khô là người cao tuổi, người uống quá ít nước, hay một số người thường xuyên tắm nước quá nóng.

Bị ngứa khắp người có thể do thay đổi thời tiết

- Thời tiết thay đổi đột ngột cũng có thể khiến da của bạn bị kích ứng và gây ngứa. Đây là vấn đề thường gặp ở những người có làn da nhạy cảm.

- Do vệ sinh cơ thể chưa tốt: Vệ sinh cơ thể là việc cần làm mỗi ngày. Nếu bạn vệ sinh cơ thể không tốt khiến cho bụi bẩn, vi khuẩn có cơ hội tích tụ trên da. Từ đó, không chỉ gây ngứa ngáy mà còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

- Do dị ứng: Nếu bạn bị ngứa khắp người không rõ nguyên nhân, thì rất có thể đây chính là nguyên nhân ban đầu của một số loại dị ứng. Chẳng hạn như dị ứng với một số loại thực phẩm, dị ứng với một số loại hóa chất trong các loại mỹ phẩm, sản phẩm có chứa chất tẩy rửa,… Hoặc nguyên nhân khiến bạn bị ngứa khắp người cũng có thể là do bạn mặc quần áo quá chật hay do một số loại đồ trang sức,…

- Do căng thẳng, lo lắng: Tâm lý bạn không được ổn định, bạn đang phải lo lắng về một vấn đề nào đó hoặc gặp phải những áp lực lớn trong công việc,… cũng có thể là nguyên nhân gây ra ra một số vấn đề về sức khỏe, trong đó có tình trạng ngứa da.

Thay đổi nội tiết tố khi mang thai cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng ngứa khắp người

- Do thay đổi nội tiết tố: Với những trường hợp bị thay đổi nội tiết tố như phụ nữ đang mang thai, phụ nữ trong giai đoạn tiền mãn kinh, mãn kinh,… cũng có thể gặp phải tình trạng ngứa toàn thân. Riêng với trường hợp phụ nữ mang thai, tình trạng ngứa da toàn thân còn có thể do rối loạn tuần hoàn hay cũng có thể do thai nhi phát triển khiến tử cung của mẹ bầu ngày càng to lên.

- Do các bệnh về da: Nếu bạn gặp phải tình trạng bị ngứa khắp người không rõ nguyên nhân thì đừng nên chủ quan vì rất có thể bạn đang gặp phải một số bệnh lý về da. Trong đó phổ biến nhất là:

+ Bệnh viêm da dị ứng: Ngoài cảm giác ngứa ngáy khó chịu khắp người, bệnh nhân bị viêm da dị ứng còn có thể bị nổi mẩn đỏ.

+ Nổi mề đay: Biểu hiện của bệnh nổi mề đay là tình trạng da nổi các mảng mẩn đỏ, gây đau rát và ngứa ngáy vô cùng khó chịu.

+Vảy nến: Da của người bệnh bị vảy nến thường bị khô và nứt nẻ, đồng thời xuất hiện những mảng da đỏ phủ vảy bạc khiến cơ thể đau nhức và ngứa rát.

+ Một số bệnh lý về da khác cũng có thể gây ngứa khắp người là bệnh nấm tổ đỉa, viêm nang lông, nấm ngoài da, viêm da tiết bã,…

- Do một số bệnh lý khác: Ngoài những bệnh lý về da, thì những vấn đề sức khỏe tại nhiều cơ quan khác trong cơ thể cũng có thể gây ra tình trạng ngứa ngáy toàn thân. Chẳng hạn như:

+ Các bệnh về gan: Đi kèm với triệu chứng ngứa ngáy, bệnh nhân còn có thể xuất hiện một số triệu chứng khác như vàng da, vàng mắt, nước tiểu có màu đậm hơn bình thường,…

+ Một số bệnh lý về thận: Bệnh nhân có biểu hiện ngứa khắp người, kèm theo đó là dấu hiệu đi tiểu nhiều hơn, thậm chí với một số trường hợp nghiêm trọng còn đi tiểu ra máu.

+ Bệnh tiểu đường: Những người mắc bệnh tiểu đường cũng có thể gặp phải tình trạng ngứa ngáy ở các chi, nhất là những vùng da tối màu, vùng da có nếp gấp.

+ Người mắc bệnh về tuyến giáp cũng có thể gặp phải triệu chứng ngứa da. Bên cạnh đó là tình trạng rối loạn kinh nguyệt, kém tập trung, căng thẳng và hay bị run,…

+ Các trường hợp bị mắc một số bệnh lây truyền qua đường tình dục như bệnh HIV/AIDS, bệnh lậu, giang mai, sùi mào gà,...

+ Người bị thiếu sắt, mắc bệnh đa hồng cầu hay một số bệnh về máu khác.

2. Phải làm sao nếu bị ngứa khắp người không rõ nguyên nhân?

Rất nhiều người lo lắng khi bị ngứa khắp người không rõ nguyên nhân và dưới đây là lời khuyên cho bạn:

Ngứa khắp người có thể là do bệnh lý về gan gây ra

- Khi bị ngứa, bạn cần xem xét về một số vấn đề chẳng hạn như có phải đang là thời điểm giao mùa hay không, trước đó bạn có ăn món ăn lạ nào không hoặc ăn thực phẩm mà bạn đã từng bị dị ứng với nó hay không, bạn có vừa thay đổi sản phẩm dưỡng da hay sữa tắm nào đó không, thời gian gần đây bạn có thường xuyên bị căng thẳng hay không,… Với những trường hợp này, bạn cũng không cần lo lắng quá, chỉ cần giữ ấm cơ thể, loại bỏ thực phẩm, sản phẩm có thể gây dị ứng, giữ tinh thần vui vẻ thì tình trạng ngứa ngáy có thể được cải thiện sớm.

- Tuy nhiên, nếu tình trạng bị ngứa khắp người còn kèm theo một số triệu chứng khác như nổi mụn, nổi mẩn, đau rát,… thì rất có thể đây là dấu hiệu của một số bệnh lý về da. Bạn nên đi khám để được các bác sĩ giúp bạn tìm ra nguyên nhân và đưa ra phương pháp điều trị thích hợp. Các loại bệnh lý về da tuy không gây nguy hiểm nhưng nếu bạn để bệnh lâu ngày có thể gây mất thẩm mỹ và gây nhiều phiền toái trong sinh hoạt hằng ngày.

Không nên gãi nhiều để tránh tổn thương cho da

- Nguy hiểm hơn khi tình trạng ngứa khắp người là biểu hiện của những bệnh lý về gan, thận, bệnh tiểu đường. Những trường hợp này cần được đi khám sớm, việc để lâu, ủ bệnh có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm.

- Lưu ý: Khi bị ngứa khắp người không rõ nguyên nhân, bạn cũng cần tránh gãi để hạn chế gây tổn thương da và khiến cho tình trạng ngứa càng nghiêm trọng hơn, nên mặc đồ rộng rãi, để cơ thể nghỉ ngơi, thư giãn.

Nếu còn thắc mắc, bạn có thể liên hệ với các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC theo đường dây nóng 1900 56 56 56 để được giải đáp chi tiết hơn về vấn đề này.

Video liên quan

Chủ đề